Nguyễn Thế Định;8994 đã viết:theo em tìm đọc thì mấy nội dung sau, ko biết ứng ý bác không?
1. Trường hợp 1: Cổ phiếu bị LOẠI.
Trong trường hợp này không quan tâm đến tỷ trọng, mà quan tâm đến số lượng cổ phiếu nắm giữ. Họ sẽ bán ra toàn bộ số lượng các cp này
theo rule (tôi đã viết cách đây 3 tháng). Nếu trong trường hợp không bán thành công, cổ phiếu bị hủy niêm yết thì số cp này được khoanh tỷ
trọng lại. Trong bảng cân đối Danh mục họ sẽ cho cho vào khoản Other. Còn nếu vẫn còn khả năng bán như trường hợp của SJS thì họ sẽ
bán cho bằng hết, kể cả về sát 0.
2. Trường hợp 2: Cổ phiếu bị GIẢM TỶ TRỌNG.
Tỷ trọng cổ phiếu luôn thay đổi hàng ngày. Trong điều kiện Total Net Assets không thay đổi, giá càng giảm thì tỷ trọng tự nhiên giảm theo.
Có thể hiểu là "không chiến được thành". Nếu VCG giảm đến một mức nào đó, có thể ETF sẽ chỉ phải bán rất ít.
3. Trường hợp 3: Cổ phiếu THÊM VÀO.
Đây là trường hợp phải quan tâm đến tỷ trọng. Như DRC và SHB nếu lên giá thì họ sẽ mua ít lại.
Thực tế theo dõi mình thấy các quỹ ETF không bắt buộc duy trì tỷ lệ cơ cấu theo kỳ công bố. Sau hai tuần thực hiện cơ cấu lại tỷ lệ trong CCQ - Nhiều mã tỷ lệ cao thấp hơn tỷ lệ đã công bố kéo dài - mà không thấy bị thưởng phạt gì cả ?!
Theo Logic mình cho rằng chỉ số "bám theo" của CCQ cách nào đó bắt buộc phải theo Nap của nó; Đồng thời Nap của CCQ buộc phải chấp hành theo tỷ lệ đã công bố (định kỳ) - ngay sau thời điểm hoàn thành việc cơ cấu tỷ lệ mới (chậm nhất là 2 tuần sau công bố).
Vì thực tế thì việc giữ đúng tỷ lệ đó (tuyệt đối!) trong khi giá các mã CP luôn biến động trái chiều là không thể. Như vậy tỷ lệ các CP trong mỗi CCQ trong mỗi kỳ công bố là không thay đổi, nhưng tỷ lệ đó lại hoàn toàn có thể thay đổi trong tài sản của quỹ. Như vậy khi một NĐT mua một CCQ thì đồng nghĩa (cam kết) mua một rỏ CP theo đúng tỷ lệ mà quỹ công bố. Nap và giá cả của CCQ luôn tuân thủ tỷ lệ này của các CP trong CCQ; Nhưng tài sản CSH của quỹ không tuân theo "tỷ lệ công bố" mà rõ ràng phụ thuộc giá cả thị trường, số lượng và "tỷ lệ thực, hiên hữu" cúa các mã CP mà quỹ nắm giữ (?!).
Như vậy việc "quy định" chỉ số "giá trị tài sản/CP nắm giữ thực tế" của quỹ "phải bám theo" chỉ số "gắn với Náp của CCQ" sẽ có tác dụng buộc Quỹ phải chủ động duy trì "tỷ lệ hiện hữu" giữa các CP nắm giữ sát với "tỷ lệ công bố" và do vậy Quỹ duy trì mua bán để hiện thực hóa lợi nhuận luôn là cho mình, cũng đòng thời là cho các NĐT nắm giữ CCQ luôn (!!!), không có chuyện ông (quỹ) mua bừa bãi rồi giúi các mã xấu vào CCQ, mã tốt giữ lại làm tài sản riêng
Nếu những "phán đoán" trên là chính sác thì mình nghĩ, thông thường khi mua bán CCQ người ta dùng tiền mặt là chủ yếu. Chỉ khi cần thiết - quan điểm định giá giữa nhà quản lý quỹ với NĐT nắm giữ CCQ khác nhau - thì khi đó việc mua bán mới dũng CP (được bảo hộ bằng luật!) thay vì tiền mặt; Và tỷ lệ cơ cấu CP trong CCQ lúc đó sẽ được ấn định theo tỷ lệ mà khi NĐT mua CCQ. Nghĩa là mỗi CCQ trong kỹ công bố khác nhau thì khác nhau
(ví dụ năm 2011 tôi mua một CCQ trong đó có 6% la DPM thì năm nay CCQ của tôi vẫn bao gồm 6% DPM - mặc dù tỷ lệ hiện trong tại mỗi CCQ thì DPM là 8%). Và nếu là như thế thì việc Quỹ đánh giá chất lượng mỗi CP sẽ chỉ diễn ra trước kỳ công bố cơ cấu mới, còn giữa 2 kỳ công bố họ tập chung vào việc mua bán kỹ thuật và duy trì tỷ lệ hợp lý là chính, chất lượng mỗi mã CP không quyết định nhiều đến hành vi của họ ?!