Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Hỏi về ETF.
PHẠM VIỆT DŨNG
#1 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 11:23:00(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Giả sử sau 2 tuần (đã hết thời gian gia hạn) mà quỹ ETF chưa mua (bán) đủ Cp theo công bố thì là, hay:
- Quỹ buộc phải thay đổi lại cơ cấu tỷ lệ Cp/CCQ?
- Quỹ phải tạm dừng hoạt động?
- Vẫn tiếp tục hoạt động và cơ cấu tỷ lệ Cp/CCQ giữ nguyên nếu như Nap của CCQ không vượt quá sai số theo chỉ số áp quỹ?

Nếu không phải một trong các tình huống trên thì quy định thực tế của luật là như thế nào?

happy Sư phụ nào biết xin cho câu trả lời - trân thành cảm ơn!
PHẠM VIỆT DŨNG
#2 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 02:45:02(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Pvd;8816 đã viết:
Giả sử sau 2 tuần (đã hết thời gian gia hạn) mà quỹ ETF chưa mua (bán) đủ Cp theo công bố thì là, hay:
- Quỹ buộc phải thay đổi lại cơ cấu tỷ lệ Cp/CCQ?
- Quỹ phải tạm dừng hoạt động?
- Vẫn tiếp tục hoạt động và cơ cấu tỷ lệ Cp/CCQ giữ nguyên nếu như Nap của CCQ không vượt quá sai số theo chỉ số áp quỹ?

Nếu không phải một trong các tình huống trên thì quy định thực tế của luật là như thế nào?

happy Sư phụ nào biết xin cho câu trả lời - trân thành cảm ơn!


Xem lệnh ATC hoành tráng của Vnm trong phiên hôm nay thì thấy nó cố hoàn thành việc mua bán trong thời hạn, không muốn kéo sang tuần thứ 2. Rõ ràng có nhưng quy định nào đó tác động thúc ép hành vi này happy
NGUYỄN THẾ ĐỊNH
#3 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 04:02:03(UTC)

Cảm ơn: 32 lần
Được cảm ơn: 73 lần trong 58 bài viết
theo em tìm đọc thì mấy nội dung sau, ko biết ứng ý bác không?
1. Trường hợp 1: Cổ phiếu bị LOẠI.

Trong trường hợp này không quan tâm đến tỷ trọng, mà quan tâm đến số lượng cổ phiếu nắm giữ. Họ sẽ bán ra toàn bộ số lượng các cp này

theo rule (tôi đã viết cách đây 3 tháng). Nếu trong trường hợp không bán thành công, cổ phiếu bị hủy niêm yết thì số cp này được khoanh tỷ

trọng lại. Trong bảng cân đối Danh mục họ sẽ cho cho vào khoản Other. Còn nếu vẫn còn khả năng bán như trường hợp của SJS thì họ sẽ

bán cho bằng hết, kể cả về sát 0.

2. Trường hợp 2: Cổ phiếu bị GIẢM TỶ TRỌNG.

Tỷ trọng cổ phiếu luôn thay đổi hàng ngày. Trong điều kiện Total Net Assets không thay đổi, giá càng giảm thì tỷ trọng tự nhiên giảm theo.

Có thể hiểu là "không chiến được thành". Nếu VCG giảm đến một mức nào đó, có thể ETF sẽ chỉ phải bán rất ít.

3. Trường hợp 3: Cổ phiếu THÊM VÀO.

Đây là trường hợp phải quan tâm đến tỷ trọng. Như DRC và SHB nếu lên giá thì họ sẽ mua ít lại.
NGUYỄN THẾ ĐỊNH
#5 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 04:02:44(UTC)

Cảm ơn: 32 lần
Được cảm ơn: 73 lần trong 58 bài viết
4. Trường hợp 4: Cổ phiếu giảm tỷ trọng so với kỳ review trước nhưng vẫn được mua vào.

Do quá trình trading cp của Quĩ diễn ra hàng ngày, sẽ xuất hiện tracking error, khi đó mặc dù công bố giảm tỷ trọng, nhưng thực tế là sẽ tăng lên. Đây là trường

hợp của BVH. BVH sẽ được mua vào tầm 400k cp.

5. Trường hợp 5: Cổ phiếu TĂNG TỶ TRỌNG.

Trường hợp này tương tự với khi giảm tỷ trọng. Giá càng cao, họ sẽ mua ít lại. Đây là trường hợp của VCB.

6. ETF có cần bán để có tiền rồi mới mua hay không?

Đây là một lỗi rất hay gặp của anh em nghiên cứu về ETF. Khi thành lập quĩ ETF, chủ quĩ theo luật pháp Mỹ phải bỏ số tiền ban đầu là 7 tr

USD. Đây chính là cơ chế "vay" tiền để mua cp đồng thời với bán. Họ luôn có một số lượng tiền tầm 2-3% để mua cp. Số tiền "vay" này không

phải chịu lãi.

7. Ngày chốt DM là chốt cái gì?

Ngày 30/8 vừa qua là ngày chốt DM. Họ chốt Free Float và giá cp với mục đích sắp xếp thứ tự, tạo ra tỷ trọng mới. Không bao giờ có khái

niệm chốt tiền bạc ở đây.

Hy vọng nội dung này có thể giúp gì đó cho bác
1 người cảm ơn NGUYỄN THẾ ĐỊNH cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#4 Đã gửi : 17/10/2013 lúc 10:25:55(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Nguyễn Thế Định;8994 đã viết:
theo em tìm đọc thì mấy nội dung sau, ko biết ứng ý bác không?
1. Trường hợp 1: Cổ phiếu bị LOẠI.

Trong trường hợp này không quan tâm đến tỷ trọng, mà quan tâm đến số lượng cổ phiếu nắm giữ. Họ sẽ bán ra toàn bộ số lượng các cp này

theo rule (tôi đã viết cách đây 3 tháng). Nếu trong trường hợp không bán thành công, cổ phiếu bị hủy niêm yết thì số cp này được khoanh tỷ

trọng lại. Trong bảng cân đối Danh mục họ sẽ cho cho vào khoản Other. Còn nếu vẫn còn khả năng bán như trường hợp của SJS thì họ sẽ

bán cho bằng hết, kể cả về sát 0.

2. Trường hợp 2: Cổ phiếu bị GIẢM TỶ TRỌNG.

Tỷ trọng cổ phiếu luôn thay đổi hàng ngày. Trong điều kiện Total Net Assets không thay đổi, giá càng giảm thì tỷ trọng tự nhiên giảm theo.

Có thể hiểu là "không chiến được thành". Nếu VCG giảm đến một mức nào đó, có thể ETF sẽ chỉ phải bán rất ít.

3. Trường hợp 3: Cổ phiếu THÊM VÀO.

Đây là trường hợp phải quan tâm đến tỷ trọng. Như DRC và SHB nếu lên giá thì họ sẽ mua ít lại.


Thực tế theo dõi mình thấy các quỹ ETF không bắt buộc duy trì tỷ lệ cơ cấu theo kỳ công bố. Sau hai tuần thực hiện cơ cấu lại tỷ lệ trong CCQ - Nhiều mã tỷ lệ cao thấp hơn tỷ lệ đã công bố kéo dài - mà không thấy bị thưởng phạt gì cả ?!

Theo Logic mình cho rằng chỉ số "bám theo" của CCQ cách nào đó bắt buộc phải theo Nap của nó; Đồng thời Nap của CCQ buộc phải chấp hành theo tỷ lệ đã công bố (định kỳ) - ngay sau thời điểm hoàn thành việc cơ cấu tỷ lệ mới (chậm nhất là 2 tuần sau công bố).
Vì thực tế thì việc giữ đúng tỷ lệ đó (tuyệt đối!) trong khi giá các mã CP luôn biến động trái chiều là không thể. Như vậy tỷ lệ các CP trong mỗi CCQ trong mỗi kỳ công bố là không thay đổi, nhưng tỷ lệ đó lại hoàn toàn có thể thay đổi trong tài sản của quỹ. Như vậy khi một NĐT mua một CCQ thì đồng nghĩa (cam kết) mua một rỏ CP theo đúng tỷ lệ mà quỹ công bố. Nap và giá cả của CCQ luôn tuân thủ tỷ lệ này của các CP trong CCQ; Nhưng tài sản CSH của quỹ không tuân theo "tỷ lệ công bố" mà rõ ràng phụ thuộc giá cả thị trường, số lượng và "tỷ lệ thực, hiên hữu" cúa các mã CP mà quỹ nắm giữ (?!).
Như vậy việc "quy định" chỉ số "giá trị tài sản/CP nắm giữ thực tế" của quỹ "phải bám theo" chỉ số "gắn với Náp của CCQ" sẽ có tác dụng buộc Quỹ phải chủ động duy trì "tỷ lệ hiện hữu" giữa các CP nắm giữ sát với "tỷ lệ công bố" và do vậy Quỹ duy trì mua bán để hiện thực hóa lợi nhuận luôn là cho mình, cũng đòng thời là cho các NĐT nắm giữ CCQ luôn (!!!), không có chuyện ông (quỹ) mua bừa bãi rồi giúi các mã xấu vào CCQ, mã tốt giữ lại làm tài sản riêng big grin

Nếu những "phán đoán" trên là chính sác thì mình nghĩ, thông thường khi mua bán CCQ người ta dùng tiền mặt là chủ yếu. Chỉ khi cần thiết - quan điểm định giá giữa nhà quản lý quỹ với NĐT nắm giữ CCQ khác nhau - thì khi đó việc mua bán mới dũng CP (được bảo hộ bằng luật!) thay vì tiền mặt; Và tỷ lệ cơ cấu CP trong CCQ lúc đó sẽ được ấn định theo tỷ lệ mà khi NĐT mua CCQ. Nghĩa là mỗi CCQ trong kỹ công bố khác nhau thì khác nhau (ví dụ năm 2011 tôi mua một CCQ trong đó có 6% la DPM thì năm nay CCQ của tôi vẫn bao gồm 6% DPM - mặc dù tỷ lệ hiện trong tại mỗi CCQ thì DPM là 8%). smug

Và nếu là như thế thì việc Quỹ đánh giá chất lượng mỗi CP sẽ chỉ diễn ra trước kỳ công bố cơ cấu mới, còn giữa 2 kỳ công bố họ tập chung vào việc mua bán kỹ thuật và duy trì tỷ lệ hợp lý là chính, chất lượng mỗi mã CP không quyết định nhiều đến hành vi của họ ?! smug

1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.