Phân tích tài chính:Xét một cách tổng thế tình hình tài chính của VSC vẫn đang tiến triển theo hướng khá tích cực. Công ty vẫn duy trì được tăng trưởng, các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tài sản cổ định, lợi nhuận chưa phân phối tiếp tục tăng.
a.Doanh thu, lợi nhuận: phải thẳng thắn nhìn nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của năm 2013 đã chậm lại đáng kể so với giai đoạn trước đó. Cụ thể, doanh thu năm 2013 chỉ tăng trưởng 1,6% so với 2012 trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 14,7%. Tương tự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2013 so với 2012 chỉ đạt 5,18%, thấp hơn tăng trưởng lợi nhuận trung bình giai đoạn 2009 -2013 là 11,59%.
Có hai nguyên nhân khiến VSC không duy trì được tốc độ tăng trưởng như các năm trước. Đầu tiên, hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành gặp cạnh tranh gay gắt khiến cho các công ty phải đưa ra mức phí dịch vụ thấp hơn. Thứ hai, với đặc điểm lượng tiền mặt thặng dư lớn, mặt bằng lãi suất tiền gửi năm 2013 thấp hơn 2012 khiến doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2013 sụt giảm từ 45,2 tỷ năm 2012 xuông 15,6 tỷ trong năm 2013. Hệ quả chung của các yếu tố trên dẫn tới tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận chậm lại.
b.Tài sản cổ định: công ty tiếp tục có hoạt động đầu tư chiều sâu để mở rộng hoạt động kinh doanh, nắm bắt các cơ hội thị trường khi nền kinh tế phục hồi trong các năm tới. Tổng nguyên giá tài sản cổ định trong năm tăng 112,14 tỷ, khấu hao trong năm đạt 54,34 tỷ. Như vậy giá trị tài sản cố định hữu hình tăng trong năm đạt 57,8 tỷ đồng. Quan trọng hơn, tài sản cố định mua trong năm được doanh nghiệp mua bằng vốn chủ sở hữu, không phải vay ngân hàng.
Bao gồm trong tài sản cố định ngày 31/12/2013 có các tài sản với nguyên giá 89,09 tỷ đồng đã khấu hao hết nhưng vẫn đang được sử dụng (giá trị khoản mục này ngày 31/12/2012 là 91,40 tỷ đồng.
c.Vay nợ: tại thời điểm cuối năm 2013 VSC chỉ có khoản vay dài hạn ngân hàng 8,9 tỷ đồng, giảm đáng kể so với 31,3 tỷ đồng cuối năm 2012. Cơ cấu nợ vẫn khá tốt khi tổng món nợ của nhà cung cấp và nợ thuế lên đến hơn 100 tỷ đồng, bản chất của việc này là VSC đang lợi dụng vốn của bên ngoài cho hoạt động kinh doanh.
Các hệ số khả năng thanh toán vẫn đẹp như mơ khi các chỉ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tức thời cuối năm 2013 lần lượt đạt 2,06, 2,02 và 1,43.
d.Hệ số sinh lời: Phải thẳng thắn nhìn nhận các chỉ số sinh lời tại VSC năm 2013 không đẹp như 2012. Cụ thể: ROE năm 2013 đạt 29,31%, giảm nhẹ so với con số 32,65% của năm 2012. Tương tự ROA giảm từ 23, 92% năm 2012 xuống 21,99% trong năm 2013. Dù các chỉ số này vẫn ở mức rất cao nhưng trên quan điểm thận trọng chúng ta nên theo dõi các năm tiếp theo vì các chỉ tiêu này đang trong xu hướng biến động đi xuống từ năm 2009 đến nay.
Sau nhiều lần chia tách cổ phiếu (2011 và 2013) chỉ tiêu EPS của VSC vẫn ở top những doanh nghiệp đang niêm yết có EPS cao nhất. Con số này ở năm 2013 là 8.394 đ/cp, tăng khá so với EPS 2012 (đã được hồi tố) ở mức 8.022 đ/cp.
f.Hoàn nhập dự phòng: năm 2013 VSC nâng số lượng sở hữu cổ phiếu PSP: tăng từ 4,8668 triệu cp lên 5,3856 triệu cổ phiếu. Do 2013 giá PSP tăng nên được hoàn nhập dự phòng giảm giá 6,375 tỷ đồng
g.Vốn chủ sở hữu: Có sự nhất quán chung trong các chỉ số tài chính của VSC đó là sự gia tăng về quy mô doanh nghiệp qua thời gian. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ khi xem biểu đồ vốn chủ sở hữu trong các năm vừa qua.
Điều đáng ghi nhận ở chỗ VSC vẫn đều đặn chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông từ 20-40%/năm. Tỷ lệ cổ tức cao nhưng đó chỉ chiếm một phần trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này, phần còn lại VSC đang đầu tư khá hiệu quả, mang lại khả năng tăng trưởng bền vững.
(còn nữa)