Thông báo

Icon
Error

9 Trang«<23456>»
Gửi chủ đề Trả lời
6 tháng tới sẽ ra sao ???
PHẠM HỒNG HIẾU
#62 Đã gửi : 12/04/2013 lúc 05:53:38(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
11.30am 11Apr2013

Phiên sáng cả thị trường có dấu hiệu hồi phục, nhích giá nhẹ so với mức đóng cửa hôm qua. Hai mã bị nhóm ngoại bán nhiều gồm BVH, GAS sáng nay cũng có tín hiệu mua vào tỷ trọng mua của nhóm NN cũng không đột biến và có phần giảm tại GAS trong khi 50% lượng khớp BVH hôm nay là phần của NN. Mặc dù chỉ trong phiên sáng sẽ chưa thể nói nhiều được về xu hướng tuy nhiên tín hiệu tích cực đó là NN chưa muốn đánh thị trường xuống mạnh vì họ hoàn toàn có thể làm được sau đợt bán ATC mạnh ngày hôm qua.

Như đã chú ý, thị trường sẽ còn rất thận trọng cho đến hết phiên ATC đề dò tiếp động thái "khó lường" của NN. Thực tế trạng thái này có lợi cho NN nhiều hơn vì họ có thể "điều tiết" tâm lý thị trường theo hướng có lợi cho họ.


Động thái chung của khối ngoại vẫn là mua vào. Như vậy lực chốt lời vẫn chủ yếu từ khối nội. Có thể "thông cảm" với khối nội vì thực tế họ không nhiều tiền để chạy theo khối ngoại được crying
Khả năng TT chưa tạo đỉnh và trong ngắn hạn, Cá mập sẽ còn làm thêm quả "đánh xuống" lần cuối nữa smug

lubacachia
mấy con cá mập đánh xuống oài
mệt mỏi ghê
rùi sẽ có ngày...có món vi cá mậpcook pirate eat
NGUYỄN VĂN QUÝ
#63 Đã gửi : 15/04/2013 lúc 01:27:12(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Updated,1.30pm,15 Apr 2013

GAS vừa có tin lợi nhuận 5100 tỷ QI/2013 khiến giá cổ phiếu phục hồi nhẹ trong phiên chiều, tuy nhiên một mình GAS chỉ gánh được một phần cho sự giảm điểm đang diễn ra và cũng khó tạo được hiệu ứng hồi phục sang các bluechips khác.

Tuần vừa qua, NN đã bán ròng khoảng 128 tỷ trong khi đó tuần trước họ mua ròng tới hơn 400 tỷ. Nếu thực sự NN muốn bán thì con số 400 tỷ kia vẫn đang là lương cung lớn cho thị trường. Trong phiên hôm nay dường như họ hạn chế cả hai chiều, đặc biệt là chiều mua hầu như không thấy động tĩnh đỡ giá cho 2 trụ là GAS và BVH và còn giảm mạnh mua tại HNX. Như vậy cơ hội tăng điểm vẫn chưa xuất hiện. Rủi ro kéo theo lượng giải chấp margin có thể bán mạnh đang tăng lên.

Trong khi đó VN-Index đang trông chờ vào mức 480-485 điểm nhưng với điễn biến bluechips cho đến thời điểm này thì nó thật sự khiến mức hỗ trợ này trở nên mong manh. Tín hiệu giảm của khối lượng giao dịch trong phiên giảm có lẽ chưa thể xuất hiện trong phiên hôm nay. Tâm lý tiêu cực đang lan tỏa, tiền đang là thế mạnh và là trạng thái ưu tiên vào thời điểm này.
PHẠM VIỆT DŨNG
#64 Đã gửi : 15/04/2013 lúc 03:04:31(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Tại sao khối ngoại giảm giải ngân thì câu chuyện Triều Tiên lăm le bắn hai quả tên lửa (kỷ niệm ngày sinh KNT) có thể là một lý do.
Liệu việc hôm nay hai quả đạn đó có rời bệ phóng hay không có ảnh hưởng đến GD của họ?!
PHẠM THỊ LÂM
#65 Đã gửi : 15/04/2013 lúc 05:03:11(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Đã chạm đến ngưỡng margin call chưa nhỉ?!
NGUYỄN THÀNH DANH
#66 Đã gửi : 16/04/2013 lúc 09:30:40(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Mỹ dính vụ bom tại Boston cũng làm tâm lý hoang mang, có thể sẽ ảnh hưởng làm cho mạch giảm lần này dài hơn tuy nhiên chắc cũng sẽ phản ánh hết trong phiên hôm nay thôi vì tin ở tận Mỹ cơ mà :)
NGUYỄN MAI HỒNG
#67 Đã gửi : 17/04/2013 lúc 10:05:22(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: Client28923 Go to Quoted Post
Mỹ dính vụ bom tại Boston cũng làm tâm lý hoang mang, có thể sẽ ảnh hưởng làm cho mạch giảm lần này dài hơn tuy nhiên chắc cũng sẽ phản ánh hết trong phiên hôm nay thôi vì tin ở tận Mỹ cơ mà :)


crying Nhưng nếu mai nó mới bắt đầu ...phản ảnh tới VN thì sao?
Tin từ tận Mỹ, biết bao giờ mới hấp thụ hết được at wits&#39; end
NGUYỄN THÀNH DANH
#68 Đã gửi : 22/04/2013 lúc 10:14:26(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Hiện VN-Index đang tự tìm đường đi cho mình rồi,chắc tin ở bên Mỹ cũng chỉ tác động tuần qua thôi. Nếu người người nhà nhà đều nghĩ là 450-460 thì VN-Index sẽ vẫn phải rơi, tính từ đỉnh 518 đến 450 may ra mới tạo lòng tham được. Nhìn dòng tiền hiện nay mà nản, chắc ngồi chơi chờ nghỉ lễ 30/5 - 1/5 rồi làm ván mới quá!
PHẠM THỊ LÂM
#69 Đã gửi : 22/04/2013 lúc 10:27:20(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
450 thôi ah? tôi nghĩ chưa đủ đâu, tuần này có thể chạm ngưỡng đấy, nhưng rồi sao nữa? tự nhiên dòng tiền tìm đến sao?
Ngó thử kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp trong quý 1 so với cùng kì, tôi nghĩ nhìn chung kết quả kd còn kém hơn cùng kì. Vậy thì ngưỡng 450 vẫn còn là quá cao, nếu không có thông tin nào đủ tốt để kéo cả thị trường lên.
NGUYỄN THÀNH DANH
#70 Đã gửi : 22/04/2013 lúc 11:19:18(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Originally Posted by: Client21734 Go to Quoted Post
450 thôi ah? tôi nghĩ chưa đủ đâu, tuần này có thể chạm ngưỡng đấy, nhưng rồi sao nữa? tự nhiên dòng tiền tìm đến sao?
Ngó thử kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp trong quý 1 so với cùng kì, tôi nghĩ nhìn chung kết quả kd còn kém hơn cùng kì. Vậy thì ngưỡng 450 vẫn còn là quá cao, nếu không có thông tin nào đủ tốt để kéo cả thị trường lên.


Đồng ý với bạn là thị trường vẫn đang trong kênh giảm. Tuy nhiên giảm hay tăng bao giờ cũng chạm vào một số điểm "nhạy cảm" và 450-460 cũng chỉ là một trong những điểm đó. Đương nhiên không thể khẳng định nó sẽ là đáy vì đáy bao giờ cũng phải test, nếu không test thành công mình cũng sẽ không vào. Thời điểm này thật sự thấy mơ hồ về thì trường vì sắp tới là kỳ nghỉ dài và "Tháng 5 dương - Tháng 4 âm lịch" tháng mà chẳng mấy ai ưa thích cả. Xét cho cùng yếu tố để tăng thì chẳng thấy mà tâm lý e ngại thì đang tăng.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#71 Đã gửi : 22/04/2013 lúc 03:46:50(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Bám sát diễn biến thị trường trong suốt gần 4 tháng đầu năm. Tôi xin được đưa ra ý kiến cá nhân về tổng quát diễn biến vĩ mô vừa qua và xu thế vận động sắp tới của nó.

Tổng kết & đánh giá vĩ mô Quý I/2013

Tỷ giá và biến động của giá vàng

Tỷ giá và biến động của giá vàng trong Quý I có phần mờ nhạt so với kênh đầu tư chứng khoán. Về cơ bản hai kênh đầu tư này ngày càng co hẹp khi các biện pháp kiểm soát của Chính phủ. Các dự báo đối với tỷ giá đều nhận định xu hướng năm nay tiếp tục ổn định, biến động chỉ trong khoảng dưới 3% tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu (hiện hết Quý I đang xuất siêu 270 triệu USD) và cán cân thương mại.

Những ngày gần đây giá vàng đang dần lộ rõ dấu hiệu rơi vào kênh mất giá mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân để khiến giá vàng rơi nhưng yếu tố chính phải kể đến đó là sự tích lũy tăng giá trong suốt 12 năm qua, đặc biệt là dấu hiệu cải thiện của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Eurozone sau giai đoạn suy thoái từ 2009. Do đó giá vàng năm 2013 không được kỳ vọng có biến động mạnh như năm trước đặc biệt sau khi ngưỡng 1.500 usd/ounce đang ngày càng tỏ ra khó phá vỡ. Trong giai đoạn tới diễn biến giá vàng có thể sẽ tiếp tục xuống và đan xen với các đợt hồi kỹ thuật nhưng sẽ khó có thể quay lại mức đính 1.500 usd/ounce.

Một tín hiệu khác cũng cần được theo dõi chặt chẽ đó là giá dầu mỏ thế giới và chỉ số BID (chỉ số giá vận tại biển Baltic hiện đã tăng lên mức 900 sau khi lập đáy tại 650). Khi giá dầu tăng trở lại cùng chiều với giá vận tải biển quốc tế đó chính là bằng chứng rõ ràng về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Với độ mở của nền kinh tế lên hơn 90% , nền kinh tế thế giới là động lực lớn để nền kinh tế trong nước hồi phục, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất.

Đầu năm 2013 sự quyết liệt của các chính sách có thể thấy rõ qua các quyết định kịp thời như hỗ trợ lại suất, cắt, giảm, miễn thuế trong đó tâm điểm chính đó là kế hoạch thành lập và đưa vào hoạt động của công ty mua bán tài sản quốc gia (VAMC) nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu. Cũng nhờ đó mà tâm lý của giới đầu tư trong và ngoài nước đã cải thiện đáng kể, sóng tăng của chứng khoán cũng có cơ hội để hình thành và có thể nói là mạnh không thua kém sóng tăng nửa đầu năm 2012. Dòng tiền đầu tư từ nước ngoài trong năm 2013 cũng tăng lên rất ấn tượng qua sự góp mặt của các quỹ đầu tư mạo hiểm ETF khi nhận thấy những cơ hội đầu tư mới.

Mặc dù vậy nền kinh tế đã trải qua Quý I đầu năm mà chưa để lại được điểm nhấn rõ rệt. Những kỳ vọng sau Quý I một lần nữa có nguy cơ rơi vào “lối mòn” của năm trước khi dữ liệu vĩ mô phản ánh hiện trạng nền kinh tế không mấy khác biệt so với cùng kỳ năm ngoài và có thể nói là đang rất chậm chạp. Thị trường chuyển sang trạng thái thận trọng kể từ sau Quý I là điều tất yếu, giống như đã từng xảy ra vào nửa cuối năm 2012.

GDP


Trong khi GDP quý I chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (4,89% so với 4,75%) nhưng dưới mức 5%, mức được cho là có dấu hiệu phục hồi thì CPI vẫn chưa đi vào quỹ đạo ổn định khi tăng giảm một cách thất thường, khó kiểm soát làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách điều hành lãi suất và tín dụng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đặc điểm của Quý I đó là trong giai đoạn 3 tháng đầu năm các yếu tố chu kỳ vẫn còn chi phối mạnh điển hình như lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, lao động thiếu hoặc giá cá tăng do trong dịp lễ tết cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các kết quả vĩ mô chưa thực sự thuyết phục.

VAMC – Công ty mua bán nợ quốc gia

Về VAMC, hiệu ứng tâm lý này đang ngày càng giảm sút và bị bào mòn khi các quy định và chế tài hoạt động còn chưa rõ ràng và bản thân các chính sách này chưa được đánh giá hiệu quả cũng như rủi ro liên quan khi đưa vào triển khai. Việc công khai các khoản nợ xấu để đổi lại cơ hội được VAMC mua lại và chuyển đổi thành trái phiếu có vẻ không được nhiều NH ủng hộ. Bởi lẽ sau khoảng thời gian bị siết chặt tỷ lệ nợ xấu và buộc phải tự tái cơ cấu hoặc sáp nhật thì đến thời điểm này không có nhiều NH vượt mức 3% để buộc phải công bố nợ xấu. Hơn thể nữa, khi thực hiện hoán đổi trái phiếu của VAMC thì mỗi khi NH bán các tài sản đều phải trích lập rủi ro 20% giá trị tài sản, chi phí này không phải là ít và là áp lực lớn trong hoàn cảnh các NH đang khó cho vay ra hiện nay. Có thể thấy VAMC vẫn còn nhiều bất cập và ngay cả khi chính thức đi vào hoạt động cũng sẽ chưa thể tạo ra nhưng đột biến mạnh mẽ do quy mô và cơ chế hoạt động tự tạo ra một độ chễ về hiệu quả do đó có thể chỉ có tác động tâm lý tạm thời chủ yếu đến giới đầu tư trong đó có kênh chứng khoán.

Tăng trưởng tín dụng, lãi suất, lạm phát

Trong khi đó, quyết định hạ trần lãi suất trong Quý I được đánh giá như một động thái quá thận trọng khi không trực tiếp tác động đến chiều hướng của lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Con số thống kê về tăng trưởng tín dụng đến hết 21/3 vừa qua chỉ nhích nhẹ 0,03% so với cuối tháng 12/2012. Mức tăng trưởng như vậy là quá thấp, phản ánh rõ sự khó khăn của hoạt động cho vay của các NH. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng và nhu cầu tiếp cận vốn rất hạn chế của các DN khi cả đầu ra đầu vào đang bế tắc. Cũng trong Quý I, NHNN đã gần như “cào bằng” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng khi cho phép mức lớn nhất cũng chỉ 12% trong năm nay bằng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2013.

Trong khi đó, lượng giao dịch liên NH cũng có chiều hướng giảm dần do nhu cầu về nguồn vốn hiện nay không quá cao, hoạt động cho vay ra cũng hạn chế vì nhiều rủi ro do đó nhiều NH có thể đang ở trạng thái dư thừa vốn. Ngoài ra, với chi phí hoạt động khoảng 3% cộng với lãi phải trả cho người gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng là 7,5% cho thấy chi phí vốn của NH khoảng hơn 10%, do đó NH cũng không thể cho vay với lãi suất quá thấp được.

Sau khi giá xăng tăng cuối tháng 3 rồi giảm nhẹ rất có thể sẽ làm cho CPI tháng 4 này cũng có chịu ảnh hưởng đôi chút tuy nhiên xu hướng sẽ không có nhiều đột biến. Dự báo CPI T4/2013 chỉ có thể đi ngang và thậm chí có thể tiếp tục âm như tháng truớc và sẽ tăng dần kể từ Quý III. Với kịch bản này, trần lãi suất huy động và sau đó là lãi suất cho vay có thể sẽ dần được hạ xuống. Cụ thể, về lâu dài nhờ lợi thế về nguồn huy động có giá vốn rẻ thì các NH mới có thể dần hạ thấp lãi suất cho vay, còn trước mắt lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng có thể sẽ vẫn ở mức cao và chủ yếu rơi vào nhóm đối tượng được hỗ trợ lãi suất như DN xuất khẩu, DN nông nghiệp, DN SME… Điều quan trọng khác là các nhóm DN sau khi tiếp cận được nguồn vốn rẻ có giúp cải thiện được hiệu quả HĐSX và dần phục hồi hay không. Đây cũng là mảng tối mà chỉ có các chinh sách tầm vĩ mô có thể tác động.

Đánh giá

Rõ ràng xu hướng lãi suất hiện tại chưa thực sự tạo đột biến và các chính sách điều tiết vẫn còn chưa mạnh rạn để tạo ra những đột biến vì còn lo ngại các biến số về lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác. Bài toán lạm phát, tín dụng, tăng trưởng hiện còn rất rối do đó ưu tiên hiện nay đó là khoanh dần và xử lý sớm khối lượng tài sản dưới mác nợ xấu đang mắc trong hệ thống NH hiện nay mà chủ yếu liên quan đên BĐS.

Tuy nhiên gần đây nhất, ngày 16/4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất được 2 điểm khá quan trọng đó là giảm thuế DN từ 25% về mức 22% và giảm thuế VAT đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Như vậy nền kinh tế tiếp tục đón nhận thêm các biện pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan điều hành chính sách. Việc giảm thuế có lợi cho DN hoạt động có lãi tuy nhiên mức giảm 3% thực tế vẫn chưa thể hài lòng DN nếu như lãi suất vay NH không giảm cùng chiều.

Trong khi đó quyết định giảm VAT có tính cụ thể cao hơn khi nhắm đến nhóm ngành bất động sản. Gần đây bắt đầu có nhiều dự án xin chuyển từ căn hộ chung cư thương mại chuyển sang diện nhà ở xã hội. Đây là những diễn biến mới của thị trường BĐS và rất cần có các chính sách xét duyệt nhanh và tích cực hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển đối. Vì hiện nay lượng tồn kho nhà ở đang dở dang và sắp hoàn thành đang là một lượng cung không hề nhỏ trong khi nhu cầu là có nhưng lại tập chung chủ yếu vào nhà ở xã hội và đối tượng mua là người có thu nhập thấp. Sự đồng bộ khi kết hợp giữa hỗ trợ người mua thông qua lãi suất cho vay thấp và hỗ trợ đầu ra của các DN BĐS được kỳ vọng sẽ cải thiện được thanh khoản và là lối thoát cho các DN BĐS từ đó gián tiếp làm sạch các khoản nợ xấu tồn tại trong ngành này.

Cả hai động thái trên đang khẳng định nỗ lực hỗ trợ từ chính phủ đối với DN sẽ còn tiếp tục trong nửa sau của năm nay. Điều này là hết sức quan trọng vì 6 tháng tới sẽ là thời gian thực sự phản ánh nội lực của DN và những hiệu quả của các chính sách đã và đang được triển khai. Những doanh nghiệp niêm yết thuộc diện được hưởng các ưu đãi này sẽ có thêm điều kiện để cải thiện và hồi phục. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, có khá nhiều DN niêm yết sẽ tận dụng lợi thế nhờ quỹ đất sạch và hướng các dự án của họ sang nhóm nhà ở xã hội. Có thể thấy các chính sách điều tiết vĩ mô hiện tại vẫn còn thận trọng và tác động trong tầm từ trung đến dài hạn do đó độ trễ cùng khá dài. Mặc dù vậy, khi niềm tin của giới đầu tư được duy trì sẽ là động lực cho thị trường chứng khoán có thêm nhưng đợt sóng.

Theo quan điểm cá nhân diễn biến vĩ mô Quý II tới sẽ không có nhiều đột biến nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng khi kết quả 6 tháng đầu năm sẽ là bằng chứng về sự hiệu quả của các chính sách vĩ mô và là nền tảng để đưa ra các chiến lược cho nửa cuối năm.

Cũng cần chú ý đặc điểm của thị trường chứng khoán đó là luôn tồn tại dòng tiền đầu cơ trong nó mặc dù diễn biến thị trường chìm trong “khoảng lặng” về thông tin vĩ mô. Do đó sau giai đoạn thị trường giảm điểm để điều chỉnh lại giá trị của cổ phiếu và tạo mặt bằng giá mới thì dòng tiền đầu cơ chính là dòng tiền quay lại sớm nhất. Thanh khoản thị trường lúc này không có nhiều đột biến để nhận ra và thậm chí ở mức thấp nhưng do sự điều chỉnh của thị trường thì những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt sẽ là mục tiêu mua vào của dòng tiền đầu cơ và tạo sóng ở một số nhóm cổ phiếu.

Hiện thị trường chứng khoán đang phải đối diện với tâm lý “bán trong Tháng 5” đã từng xảy ra trong năm 2012. Trong khi đó sóng tăng từ đầu năm đến nay hiện nay vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh giảm đáng kể. Cụ thể, từ trung tuần tháng 4 dấu hiệu điều chỉnh của VN-Index đã lộ diện nhưng mức giảm từ 515 xuống quanh mức 470 điểm chưa thực sự là mức điều chỉnh lớn trong khi khối lượng giao dịch gần đây lại giảm dần đặc biệt là trong các phiên thị trường hồi phục. Rõ ràng diễn biến này đang gợi ý về những đợt hồi “kỹ thuật” hơn là cơ hội đầu tư tiềm năng. Tín hiệu tạo đáy và kiểm tra đáy với thanh khoản phục hồi sẽ là những gợi ý mới về cơ hội đầu tư. Như vậy thời điểm hiện tại không thực sự hấp dẫn mà còn tiềm ẩn rủi ro đối với nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro thấp.


1 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#72 Đã gửi : 23/04/2013 lúc 12:43:59(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Bám sát diễn biến thị trường trong suốt gần 4 tháng đầu năm. Tôi xin được đưa ra ý kiến cá nhân về tổng quát diễn biến vĩ mô vừa qua và xu thế vận động sắp tới của nó.

Tổng kết & đánh giá vĩ mô Quý I/2013

Tỷ giá và biến động của giá vàng

Tỷ giá và biến động của giá vàng trong Quý I có phần mờ nhạt so với kênh đầu tư chứng khoán. Về cơ bản hai kênh đầu tư này ngày càng co hẹp khi các biện pháp kiểm soát của Chính phủ. Các dự báo đối với tỷ giá đều nhận định xu hướng năm nay tiếp tục ổn định, biến động chỉ trong khoảng dưới 3% tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu (hiện hết Quý I đang xuất siêu 270 triệu USD) và cán cân thương mại.

Những ngày gần đây giá vàng đang dần lộ rõ dấu hiệu rơi vào kênh mất giá mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân để khiến giá vàng rơi nhưng yếu tố chính phải kể đến đó là sự tích lũy tăng giá trong suốt 12 năm qua, đặc biệt là dấu hiệu cải thiện của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Eurozone sau giai đoạn suy thoái từ 2009. Do đó giá vàng năm 2013 không được kỳ vọng có biến động mạnh như năm trước đặc biệt sau khi ngưỡng 1.500 usd/ounce đang ngày càng tỏ ra khó phá vỡ. Trong giai đoạn tới diễn biến giá vàng có thể sẽ tiếp tục xuống và đan xen với các đợt hồi kỹ thuật nhưng sẽ khó có thể quay lại mức đính 1.500 usd/ounce.

Một tín hiệu khác cũng cần được theo dõi chặt chẽ đó là giá dầu mỏ thế giới và chỉ số BID (chỉ số giá vận tại biển Baltic hiện đã tăng lên mức 900 sau khi lập đáy tại 650). Khi giá dầu tăng trở lại cùng chiều với giá vận tải biển quốc tế đó chính là bằng chứng rõ ràng về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Với độ mở của nền kinh tế lên hơn 90% , nền kinh tế thế giới là động lực lớn để nền kinh tế trong nước hồi phục, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất.

Đầu năm 2013 sự quyết liệt của các chính sách có thể thấy rõ qua các quyết định kịp thời như hỗ trợ lại suất, cắt, giảm, miễn thuế trong đó tâm điểm chính đó là kế hoạch thành lập và đưa vào hoạt động của công ty mua bán tài sản quốc gia (VAMC) nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu. Cũng nhờ đó mà tâm lý của giới đầu tư trong và ngoài nước đã cải thiện đáng kể, sóng tăng của chứng khoán cũng có cơ hội để hình thành và có thể nói là mạnh không thua kém sóng tăng nửa đầu năm 2012. Dòng tiền đầu tư từ nước ngoài trong năm 2013 cũng tăng lên rất ấn tượng qua sự góp mặt của các quỹ đầu tư mạo hiểm ETF khi nhận thấy những cơ hội đầu tư mới.

Mặc dù vậy nền kinh tế đã trải qua Quý I đầu năm mà chưa để lại được điểm nhấn rõ rệt. Những kỳ vọng sau Quý I một lần nữa có nguy cơ rơi vào “lối mòn” của năm trước khi dữ liệu vĩ mô phản ánh hiện trạng nền kinh tế không mấy khác biệt so với cùng kỳ năm ngoài và có thể nói là đang rất chậm chạp. Thị trường chuyển sang trạng thái thận trọng kể từ sau Quý I là điều tất yếu, giống như đã từng xảy ra vào nửa cuối năm 2012.

GDP


Trong khi GDP quý I chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (4,89% so với 4,75%) nhưng dưới mức 5%, mức được cho là có dấu hiệu phục hồi thì CPI vẫn chưa đi vào quỹ đạo ổn định khi tăng giảm một cách thất thường, khó kiểm soát làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách điều hành lãi suất và tín dụng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đặc điểm của Quý I đó là trong giai đoạn 3 tháng đầu năm các yếu tố chu kỳ vẫn còn chi phối mạnh điển hình như lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, lao động thiếu hoặc giá cá tăng do trong dịp lễ tết cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các kết quả vĩ mô chưa thực sự thuyết phục.

VAMC – Công ty mua bán nợ quốc gia

Về VAMC, hiệu ứng tâm lý này đang ngày càng giảm sút và bị bào mòn khi các quy định và chế tài hoạt động còn chưa rõ ràng và bản thân các chính sách này chưa được đánh giá hiệu quả cũng như rủi ro liên quan khi đưa vào triển khai. Việc công khai các khoản nợ xấu để đổi lại cơ hội được VAMC mua lại và chuyển đổi thành trái phiếu có vẻ không được nhiều NH ủng hộ. Bởi lẽ sau khoảng thời gian bị siết chặt tỷ lệ nợ xấu và buộc phải tự tái cơ cấu hoặc sáp nhật thì đến thời điểm này không có nhiều NH vượt mức 3% để buộc phải công bố nợ xấu. Hơn thể nữa, khi thực hiện hoán đổi trái phiếu của VAMC thì mỗi khi NH bán các tài sản đều phải trích lập rủi ro 20% giá trị tài sản, chi phí này không phải là ít và là áp lực lớn trong hoàn cảnh các NH đang khó cho vay ra hiện nay. Có thể thấy VAMC vẫn còn nhiều bất cập và ngay cả khi chính thức đi vào hoạt động cũng sẽ chưa thể tạo ra nhưng đột biến mạnh mẽ do quy mô và cơ chế hoạt động tự tạo ra một độ chễ về hiệu quả do đó có thể chỉ có tác động tâm lý tạm thời chủ yếu đến giới đầu tư trong đó có kênh chứng khoán.

Tăng trưởng tín dụng, lãi suất, lạm phát

Trong khi đó, quyết định hạ trần lãi suất trong Quý I được đánh giá như một động thái quá thận trọng khi không trực tiếp tác động đến chiều hướng của lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Con số thống kê về tăng trưởng tín dụng đến hết 21/3 vừa qua chỉ nhích nhẹ 0,03% so với cuối tháng 12/2012. Mức tăng trưởng như vậy là quá thấp, phản ánh rõ sự khó khăn của hoạt động cho vay của các NH. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng và nhu cầu tiếp cận vốn rất hạn chế của các DN khi cả đầu ra đầu vào đang bế tắc. Cũng trong Quý I, NHNN đã gần như “cào bằng” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng khi cho phép mức lớn nhất cũng chỉ 12% trong năm nay bằng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2013.

Trong khi đó, lượng giao dịch liên NH cũng có chiều hướng giảm dần do nhu cầu về nguồn vốn hiện nay không quá cao, hoạt động cho vay ra cũng hạn chế vì nhiều rủi ro do đó nhiều NH có thể đang ở trạng thái dư thừa vốn. Ngoài ra, với chi phí hoạt động khoảng 3% cộng với lãi phải trả cho người gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng là 7,5% cho thấy chi phí vốn của NH khoảng hơn 10%, do đó NH cũng không thể cho vay với lãi suất quá thấp được.

Sau khi giá xăng tăng cuối tháng 3 rồi giảm nhẹ rất có thể sẽ làm cho CPI tháng 4 này cũng có chịu ảnh hưởng đôi chút tuy nhiên xu hướng sẽ không có nhiều đột biến. Dự báo CPI T4/2013 chỉ có thể đi ngang và thậm chí có thể tiếp tục âm như tháng truớc và sẽ tăng dần kể từ Quý III. Với kịch bản này, trần lãi suất huy động và sau đó là lãi suất cho vay có thể sẽ dần được hạ xuống. Cụ thể, về lâu dài nhờ lợi thế về nguồn huy động có giá vốn rẻ thì các NH mới có thể dần hạ thấp lãi suất cho vay, còn trước mắt lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng có thể sẽ vẫn ở mức cao và chủ yếu rơi vào nhóm đối tượng được hỗ trợ lãi suất như DN xuất khẩu, DN nông nghiệp, DN SME… Điều quan trọng khác là các nhóm DN sau khi tiếp cận được nguồn vốn rẻ có giúp cải thiện được hiệu quả HĐSX và dần phục hồi hay không. Đây cũng là mảng tối mà chỉ có các chinh sách tầm vĩ mô có thể tác động.

Đánh giá

Rõ ràng xu hướng lãi suất hiện tại chưa thực sự tạo đột biến và các chính sách điều tiết vẫn còn chưa mạnh rạn để tạo ra những đột biến vì còn lo ngại các biến số về lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác. Bài toán lạm phát, tín dụng, tăng trưởng hiện còn rất rối do đó ưu tiên hiện nay đó là khoanh dần và xử lý sớm khối lượng tài sản dưới mác nợ xấu đang mắc trong hệ thống NH hiện nay mà chủ yếu liên quan đên BĐS.

Tuy nhiên gần đây nhất, ngày 16/4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất được 2 điểm khá quan trọng đó là giảm thuế DN từ 25% về mức 22% và giảm thuế VAT đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Như vậy nền kinh tế tiếp tục đón nhận thêm các biện pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan điều hành chính sách. Việc giảm thuế có lợi cho DN hoạt động có lãi tuy nhiên mức giảm 3% thực tế vẫn chưa thể hài lòng DN nếu như lãi suất vay NH không giảm cùng chiều.

Trong khi đó quyết định giảm VAT có tính cụ thể cao hơn khi nhắm đến nhóm ngành bất động sản. Gần đây bắt đầu có nhiều dự án xin chuyển từ căn hộ chung cư thương mại chuyển sang diện nhà ở xã hội. Đây là những diễn biến mới của thị trường BĐS và rất cần có các chính sách xét duyệt nhanh và tích cực hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển đối. Vì hiện nay lượng tồn kho nhà ở đang dở dang và sắp hoàn thành đang là một lượng cung không hề nhỏ trong khi nhu cầu là có nhưng lại tập chung chủ yếu vào nhà ở xã hội và đối tượng mua là người có thu nhập thấp. Sự đồng bộ khi kết hợp giữa hỗ trợ người mua thông qua lãi suất cho vay thấp và hỗ trợ đầu ra của các DN BĐS được kỳ vọng sẽ cải thiện được thanh khoản và là lối thoát cho các DN BĐS từ đó gián tiếp làm sạch các khoản nợ xấu tồn tại trong ngành này.

Cả hai động thái trên đang khẳng định nỗ lực hỗ trợ từ chính phủ đối với DN sẽ còn tiếp tục trong nửa sau của năm nay. Điều này là hết sức quan trọng vì 6 tháng tới sẽ là thời gian thực sự phản ánh nội lực của DN và những hiệu quả của các chính sách đã và đang được triển khai. Những doanh nghiệp niêm yết thuộc diện được hưởng các ưu đãi này sẽ có thêm điều kiện để cải thiện và hồi phục. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, có khá nhiều DN niêm yết sẽ tận dụng lợi thế nhờ quỹ đất sạch và hướng các dự án của họ sang nhóm nhà ở xã hội. Có thể thấy các chính sách điều tiết vĩ mô hiện tại vẫn còn thận trọng và tác động trong tầm từ trung đến dài hạn do đó độ trễ cùng khá dài. Mặc dù vậy, khi niềm tin của giới đầu tư được duy trì sẽ là động lực cho thị trường chứng khoán có thêm nhưng đợt sóng.

Theo quan điểm cá nhân diễn biến vĩ mô Quý II tới sẽ không có nhiều đột biến nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng khi kết quả 6 tháng đầu năm sẽ là bằng chứng về sự hiệu quả của các chính sách vĩ mô và là nền tảng để đưa ra các chiến lược cho nửa cuối năm.

Cũng cần chú ý đặc điểm của thị trường chứng khoán đó là luôn tồn tại dòng tiền đầu cơ trong nó mặc dù diễn biến thị trường chìm trong “khoảng lặng” về thông tin vĩ mô. Do đó sau giai đoạn thị trường giảm điểm để điều chỉnh lại giá trị của cổ phiếu và tạo mặt bằng giá mới thì dòng tiền đầu cơ chính là dòng tiền quay lại sớm nhất. Thanh khoản thị trường lúc này không có nhiều đột biến để nhận ra và thậm chí ở mức thấp nhưng do sự điều chỉnh của thị trường thì những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt sẽ là mục tiêu mua vào của dòng tiền đầu cơ và tạo sóng ở một số nhóm cổ phiếu.

Hiện thị trường chứng khoán đang phải đối diện với tâm lý “bán trong Tháng 5” đã từng xảy ra trong năm 2012. Trong khi đó sóng tăng từ đầu năm đến nay hiện nay vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh giảm đáng kể. Cụ thể, từ trung tuần tháng 4 dấu hiệu điều chỉnh của VN-Index đã lộ diện nhưng mức giảm từ 515 xuống quanh mức 470 điểm chưa thực sự là mức điều chỉnh lớn trong khi khối lượng giao dịch gần đây lại giảm dần đặc biệt là trong các phiên thị trường hồi phục. Rõ ràng diễn biến này đang gợi ý về những đợt hồi “kỹ thuật” hơn là cơ hội đầu tư tiềm năng. Tín hiệu tạo đáy và kiểm tra đáy với thanh khoản phục hồi sẽ là những gợi ý mới về cơ hội đầu tư. Như vậy thời điểm hiện tại không thực sự hấp dẫn mà còn tiềm ẩn rủi ro đối với nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro thấp.




Nhất trí với bạn về khẳng định (xanh) - CP mới mạnh dạn ở các CS trung và dài hạn. Đó là các CS không cần dùng ngay dự trữ ngân khố. Thực chất đó là chuyển lạm phát trong ngắn hạn về trung và dài hạn. Chính vì vậy nó có màu sắc "tình thế" cao. Nó cho thấy việc sử dụng các biện pháp CS cần sử dụng vốn nóng từ ngân quỹ là hết sức khó khăn và kém khả thi khi nợ công đang cao. Điều này cho thấy nợ công đang cao thì các biện pháp CS phải dùng tiền ngân sách sẽ kém hiệu quả, chỉ có lợi cục bộ một bộ phận (được hỗ trợ) còn toàn cục (đa số các bộ phận khác) của nền kinh tế lại thiệt hại.

Tuy nhiên các biện pháp CS không sử dụng ngân sách lại đang gặp nhiều khó khăn bởi vì lý do: "được cái này thì mất cái kia". Muốn được toàn cục phải hy sinh cục bộ và tất nhiên chẳng có "cục bộ" nào muốn mình phải hy sinh cả. Do đó có người cho rằng một trong những lực cản của cơ cấu lại đến từ "nhóm quyền lợi" là có cơ sở. Câu chuyện về VAMC chẳng hạn - nó không chỉ bị riêng nhóm "nợ xấu" sợ hãi mà ngay chính cả nhóm các NHTM e dè... VAMC mà ra, bao nhiêu nợ xấu sẽ "tòi" ra hết và khả năng lượng nợ xấu sẽ nhiều hơn các thống kê hiện tại với xác xuất cao.

Quy luật KT cũng giống mọi quy luật khác - điều gì đáng phải xảy ra thì không sớm thì muộn cũng ắt sẽ xảy ra thôi.

Những khối u của thị trường người ta không muốn cắt - cuối cùng - vì sự sống còn của nền kinh tế, cũng vẫn buộc phải cắt thôi.

Tình hình này kỳ vọng "đột biến" TTCK - chắc còn phải chờ, đến khi nào cơ cấu lại thực sự diễn ra bằng các CS cụ thể mời là - có thể!

... "Nước đến chân" chưa nhảy thì "lửa đến đít" sẽ nhảy thôi smug
1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#73 Đã gửi : 23/04/2013 lúc 09:01:47(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post

Quy luật KT cũng giống mọi quy luật khác - điều gì đáng phải xảy ra thì không sớm thì muộn cũng ắt sẽ xảy ra thôi.

Những khối u của thị trường người ta không muốn cắt - cuối cùng - vì sự sống còn của nền kinh tế, cũng vẫn buộc phải cắt thôi.


Em rất thích câu này của bác ạ applause applause applause

Có thể vì quyền lợi của các "nhóm lợi ích" đang cản trở các chính sách vĩ mô đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, tuy nhiên nó không thể bóp méo mãi được :)
2 người cảm ơn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#74 Đã gửi : 03/05/2013 lúc 12:25:03(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Hoàng Hiệp Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post

Quy luật KT cũng giống mọi quy luật khác - điều gì đáng phải xảy ra thì không sớm thì muộn cũng ắt sẽ xảy ra thôi.

Những khối u của thị trường người ta không muốn cắt - cuối cùng - vì sự sống còn của nền kinh tế, cũng vẫn buộc phải cắt thôi.


Em rất thích câu này của bác ạ applause applause applause

Có thể vì quyền lợi của các "nhóm lợi ích" đang cản trở các chính sách vĩ mô đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, tuy nhiên nó không thể bóp méo mãi được :)


Mình cũng nghĩ "nó không thể bóp méo mãi được!".
Ngoài ra, mình cho rằng nhiều khả năng chính các "nhóm lợi ích" sẽ là tác nhân chính quyết định thời điểm và là chủ lực buộc TTKT phải "tròn lại" - sau khi chờ mà chẳng ai cứu (mà ai có thể cứu họ ?!) - hết chịu nổi, phải tự giải quyết với nhau thôi, còn hơn ...cùng chìm.
Vấn đề là còn phải chờ thôi big grin
NGUYỄN VĂN QUÝ
#75 Đã gửi : 06/05/2013 lúc 10:46:12(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Market Update, 10.30 am, 6 May 2013

Hiện VN-Index đang tăng vượt 480 điểm, thanh khoản nếu tính trung bình 1 tháng có vẻ như không đột biến lắm nhưng nếu nhìn vào thời điểm hiện tại là 10.30 am và GTGD khoảng hơn 300 tỷ (5 tỷ thỏa thuận) thì có thể coi là một sự cải thiện.

Có thể không khó để mọi người tìm ra nguyên nhân cho mức tăng hơn 7 điểm của VN-Index trong sáng hôm nay. Thông tin VCB chủ động tự hạ trần lãi suất huy động từ 7,5% xuống 6% được cho là nguyên nhân chính. Hôm qua Thông đốc cũng có lên VTV để trấn an nhà đầu tư đối với diễn biến thị trường vàng vừa qua.

Đánh giá của cá nhân thì trước đó VCB cũng đã tự điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 8% xướng 7,5% mà không cần tới khi thông báo chính thức của NHNN. Và lần này mức hạ của VCB lên tới 1,5% xuống 6% là khá lớn khiên nhiều người hình dung ra quyết định mới của NHNN cũng sẽ có mức giảm tương ứng.

Tuy nhiên nếu nhìn hiệu ứng giảm lần trước có thể thấy tác động của nó đối với thị trường CK không thực sự lớn, nếu tôi nhớ không nhầm thì chỉ trong một phiên rồi hôm sau lại trở lại với tâm lý thận trọng. Có thể nói giảm lãi suất huy động chỉ là hành động gián tiếp tác động đến lãi suất cho vay. Vì lâu dài NH có nguồn vốn với chi phí thấp sau đó sẽ từ từ cho giảm lãi suất cho vay ở các hạn mức xuống được. Và sự "từ từ" đó sẽ có độ chễ nhất định.

Tôi kỳ vọng rằng nếu như đúng theo "lịch sử" thì NHNN sẽ có thông báo hạ lãi suất trần huy động trong ngày mai hoặc ngày kia như giới đầu tư đang kỳ vọng nhưng sẽ là rất tốt nếu như có đi kèm thông tin có sự điều chỉnh hoặc biến pháp nào đó tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay thì sẽ là nguồn năng lượng mới cho thị trường CK trong tháng 5 ảm đạm hiện nay.

Nếu điều trên không xảy ra thì việc hạ trần lãi suất huy động cũng chỉ có tác động nhất định trong 1 đến 2 phiên và rủi ro T+ là hoàn toàn hiện hữu, đặc biệt là với thanh khoản vẫn ở mức thấp như hiện nay.
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM THỊ LÂM
#76 Đã gửi : 09/05/2013 lúc 02:25:51(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Thêm vài ngân hàng lớn giảm lãi suất huy động, thị trường tăng điểm nhẹ với khối lượng giao dịch lớn hơn. Có lẽ nhà đầu tư phản ứng tích cực với yếu tố lãi suất với thái độ dò xét!
1 người cảm ơn PHẠM THỊ LÂM cho bài viết.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#78 Đã gửi : 09/05/2013 lúc 03:08:24(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Tính tới thời điểm ngày hôm nay 9/5 gần như các NHTM lớn nhất đã có phản ứng với xu hướng hạ trần lãi suất đang diễn ra. Điều lạ lần này là chưa thấy công bố chính sách hạ trần huy động chính thức từ phía NHNN. Đặc biệt hơn khi mức hạ lần này tại mỗi NH lại khác nhau. Có thể lần hạ này sẽ không cần đến chính sách nào cụ thể từ phía NHNN nếu như dựa trên hiện trạng hoạt động tại các NH (thừa vốn nhưng ngại cho vay). Một thử nghiệm mới đối với hệ thống đó là những NH có vị trị và ảnh hướng lớn sẽ "ra tay" trước để định hướng và tạo mặt bằng mới cho lãi suất hiện nay.

Nếu nói là nhà đầu tư đang phản ánh tích cực với thông tin hạ trần huy động theo cá nhân tôi chưa thực sự rõ ràng. So sánh với đợt giảm trần LS huy động từ 8% xướng 7,5% thì lần này tâm lý thị trường vẫn ở mức thận trọng cao. Điểm số hiện tại không còn quan trọng nữa khi mà thanh khoản không đưa ra tín hiệu cải thiện. Diễn biến hiện tại theo tôi là phù hợp và phản ánh đúng kỳ vọng yếu vào cải thiện hiện trạng vĩ mô.

Nhắc quá nhiều về gói 30 nghìn tỷ, VAMC, hạ lãi suất huy động, hoãn phân định nợ... nhưng vẫn cần cảnh giác với thực trạng "mua tin đồn, bán tin thât" tại thị trường CK Việt Nam. Dòng tiền vẫn là "huyết mạch" nuôi sống thị trường. Thống kê 4 phiên của tuần này, sideway là chủ đạo, thanh khoản có tăng nhưng góp phần chính là GD thỏa thuận và như đã chú ý trong bài viết trước đó tôi vẫn cho rằng trạng thái sideway sẽ tạo ra các đợt tăng nhỏ lẻ, cục bộ tại một số mã và nhóm ngành, do đó cơ hội lướt sóng dù có nhưng sẽ không giành cho nhóm ngại rủi ro.

Mô hình head & shoulders (Vai -đầu - Vai) vẫn còn hiện hữu, vai phải vẫn còn khả năng hình thành. Xét về tâm lý và sự duy tâm của một số nhóm đầu tư Châu Á thì tháng 4 Âm lịch không thực sự thuận lợi cho các hoạt động đầu tư...

Dù có những yếu tố đan xen nhưng sẽ được phản ánh đầy đủ vào diễn biến và thanh khoản của thị trường. Mức 500-515 điểm vẫn còn là ngưỡng cản lớn và sự tích lũy vẫn cần thêm thời gian.
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM HỒNG HIẾU
#80 Đã gửi : 09/05/2013 lúc 05:11:37(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
do đó cơ hội lướt sóng dù có nhưng sẽ không giành cho nhóm ngại rủi ro.


Cá nhân tớ cho rằng nhà đầu cơ ở VN đa phần ko thuộc nhóm này vì bằng chứng là xổ số rủi ro cao hơn nhiều mà vẫn đắt hàngbig grin
Chỉ có nhà đầu cơ tìm ra cơ hội lướt sóng hay chưa tìm thấy cơ hội gì nên thủ thế thuiwinking
Thanh khoản đã tăng trở lại có vẻ nhóm cầm tiền khó ngồi yên nhất là khi thị trường vàng xem chừng nhiều rủi ro hơn còn bất động sản vẫn chưa có nhiều cơ hội
1 người cảm ơn PHẠM HỒNG HIẾU cho bài viết.
ĐINH VIẾT HUY
#81 Đã gửi : 09/05/2013 lúc 10:57:54(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
do đó cơ hội lướt sóng dù có nhưng sẽ không giành cho nhóm ngại rủi ro.


Cá nhân tớ cho rằng nhà đầu cơ ở VN đa phần ko thuộc nhóm này vì bằng chứng là xổ số rủi ro cao hơn nhiều mà vẫn đắt hàngbig grin
Chỉ có nhà đầu cơ tìm ra cơ hội lướt sóng hay chưa tìm thấy cơ hội gì nên thủ thế thuiwinking
Thanh khoản đã tăng trở lại có vẻ nhóm cầm tiền khó ngồi yên nhất là khi thị trường vàng xem chừng nhiều rủi ro hơn còn bất động sản vẫn chưa có nhiều cơ hội

bác nhìn vào khối lượng khớp lệnh cuối phiên thì biết tương lai của thị trường trong 1, 2 tháng tới luôn big grin
1 người cảm ơn ĐINH VIẾT HUY cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#79 Đã gửi : 10/05/2013 lúc 12:05:07(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Tính tới thời điểm ngày hôm nay 9/5 gần như các NHTM lớn nhất đã có phản ứng với xu hướng hạ trần lãi suất đang diễn ra. Điều lạ lần này là chưa thấy công bố chính sách hạ trần huy động chính thức từ phía NHNN. Đặc biệt hơn khi mức hạ lần này tại mỗi NH lại khác nhau. Có thể lần hạ này sẽ không cần đến chính sách nào cụ thể từ phía NHNN nếu như dựa trên hiện trạng hoạt động tại các NH (thừa vốn nhưng ngại cho vay). Một thử nghiệm mới đối với hệ thống đó là những NH có vị trị và ảnh hướng lớn sẽ "ra tay" trước để định hướng và tạo mặt bằng mới cho lãi suất hiện nay.

Nếu nói là nhà đầu tư đang phản ánh tích cực với thông tin hạ trần huy động theo cá nhân tôi chưa thực sự rõ ràng. So sánh với đợt giảm trần LS huy động từ 8% xướng 7,5% thì lần này tâm lý thị trường vẫn ở mức thận trọng cao. Điểm số hiện tại không còn quan trọng nữa khi mà thanh khoản không đưa ra tín hiệu cải thiện. Diễn biến hiện tại theo tôi là phù hợp và phản ánh đúng kỳ vọng yếu vào cải thiện hiện trạng vĩ mô.

Nhắc quá nhiều về gói 30 nghìn tỷ, VAMC, hạ lãi suất huy động, hoãn phân định nợ... nhưng vẫn cần cảnh giác với thực trạng "mua tin đồn, bán tin thât" tại thị trường CK Việt Nam. Dòng tiền vẫn là "huyết mạch" nuôi sống thị trường. Thống kê 4 phiên của tuần này, sideway là chủ đạo, thanh khoản có tăng nhưng góp phần chính là GD thỏa thuận và như đã chú ý trong bài viết trước đó tôi vẫn cho rằng trạng thái sideway sẽ tạo ra các đợt tăng nhỏ lẻ, cục bộ tại một số mã và nhóm ngành, do đó cơ hội lướt sóng dù có nhưng sẽ không giành cho nhóm ngại rủi ro.

Mô hình head & shoulders (Vai -đầu - Vai) vẫn còn hiện hữu, vai phải vẫn còn khả năng hình thành. Xét về tâm lý và sự duy tâm của một số nhóm đầu tư Châu Á thì tháng 4 Âm lịch không thực sự thuận lợi cho các hoạt động đầu tư...

Dù có những yếu tố đan xen nhưng sẽ được phản ánh đầy đủ vào diễn biến và thanh khoản của thị trường. Mức 500-515 điểm vẫn còn là ngưỡng cản lớn và sự tích lũy vẫn cần thêm thời gian.


NHTM "không dám" cho vay - chứ không phải "ngại!". Do đó vốn thừa => nhu cầu huy động tất giảm => lãi xuất đầu vào không "bắt" vẫn giảm, giảm ổn rồi thì lãi xuất ra mới có cơ giảm và phải giảm:
- chẳng lẽ ôm đóng tiền huy động để trả lãi suông à ;)))

Đấy mới chỉ là bắt đầu. Là dấu hiệu:
- Nếu các nhà điều hành cứ "bàn mãi" mà không làm gì sẽ đến lúc thị trường phải tự thân vận động thôi.
Cái VAMC là ví dụ: Hôm trước đã thấy nói "trong vài ngày tới..." mà bây giờ vẫn chưa ra. Gói 30 tí tẹo thì quyết lâu rồi đấy nhưng bây giờ vẫn loay hoay chuẩn bị "có hướng dẫn"...

Cho nên lần giảm (LX tín dụng) này nó khác các lần giảm khác ở chỗ nó báo hiệu một thời kỳ giảm. Một rồi vài và tất cả các NHTM sẽ giảm và còn giảm nữa. Thằng nào giảm trước, sẽ cho vay được trước và sẽ có lợi thế vay tiếp sau đó. Tín hiệu này lần này không chỉ đơn giản là "lãi xuất giảm" thuần túy mà nó báo hiệu các DN KDSX chuẩn bị "bắt đầu vay được" tín dụng hoặc nói là tín dụng chuẩn bị quay lại đúng vai trò "kênh dẫn vốn" vốn dĩ là của nó...

Còn VAMC tôi chắc rằng nó sẽ được tiến hành thực hiện sau khi được "giữ chậm" một thời gian đủ để các NHTM và nhốm các DN vướng nợ xấu chuẩn bị ứng phó mà thôi.

Chủ quan. Hiện tại tôi cho rằng xác xuất xuất hiện cơ hội mới khá cao so với nguy cơ mạo hiểm.
Tuy nhiên đây chỉ là đánh giá cá nhân và mạo hiểm cũng rất cao nên mặc dù đến mai hàng tôi về là 200% (đã có thể cắt lỗ 100% bất cứ lúc nào!) nhưng không không giám khuyên ai mua hoặc bán cả - nếu có - chỉ là lúc nào mua, lúc nào bán thôi tongue blushing smug


1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
PHẠM HỒNG HIẾU
#82 Đã gửi : 10/05/2013 lúc 07:11:03(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Tớ phục bác Pvd ở chỗ rất thật lòng
đúng là ko nên khuyên ai mua và bán vì quyết định là của từng cá nhân
thị trường đang tăng mà mua phải cổ lỡm thì cũng ôm hận như tớ từng ôm con KHB vào tháng 4
ngược lại thị trường giảm mà ôm cổ tốt như VNM thì cũng chẳng sợ gì
chỉ có điều mọi cổ phiếu đều là đầu cơ, mua khi nào bán khi nào tùy từng cổ nữa
nói đến là nhắc đến sai lầm cơ bản của tớ: chọn điểm mua tương đối tốt mà ko có chiến lược bán hợp lýworried
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (58)
9 Trang«<23456>»
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.