Thông báo

Icon
Error

3 Trang<123>
Gửi chủ đề Trả lời
Thảo luận Ngành Xây dựng - Bất động sản
TRẦN THẾ ANH
#21 Đã gửi : 07/08/2012 lúc 01:45:37(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Nới lỏng tín dụng bất động sản - Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thời gian gần đây, các chủ đầu tư đã “bắt tay” với ngân hàng để kích cầu bất động sản (BĐS), thu hút khách hàng thông qua việc hỗ trợ cho vay đối với người mua nhà tại các dự án.
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/8/295732/
Việc ngân hàng "bắt tay" với các DN BĐS là điều đáng mừng nhằm góp phần làm tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, dưới góc độ là người vay vốn ngân hàng để mua nhà cũng cần phải chú ý đến vấn đề lãi suất và kỳ hạn thanh toán.
- Kỳ hạn khoản vay là rất dài, 10 đến 15 năm, tuy nhiên, lãi suất có thể chỉ "cố định" trong năm đầu tiên. Giả sử năm nay lãi suất cho vay chỉ...12%/năm nhưng nếu năm sau lãi suất tăng vọt lên trên 20%/năm thì khách hàng "ăn" đủ.
- Giả sử lúc đó lãi suất tăng thật, khách hàng không muốn vay nữa mà cố xoay sở đâu đó để thanh toán hết "cục nợ" cho ngân hàng thì chưa chắc ngân hàng đã chịu. Có thể NH căn cứ vào hợp đồng để phạt khách hàng "cái tội"...thanh toán trước hạn.
Thiết nghĩ, người có nhu cầu vay nên tìm hiểu kỹ, hỏi kỹ nhân viên tín dụng trước khi chấp nhận vay. Cần đọc kỹ HĐ và thật lưu ý 2 điểm: lãi suất và phương thức thanh toán nếu không muốn tự chuốc lấy rắc rối cho mình.
TRẦN THẾ ANH
#22 Đã gửi : 07/08/2012 lúc 04:15:34(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai An Giang:
- Đánh giá thực trạng hoạt động hiện nay và triển vọng trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng tình hình kinh doanh của công ty hiện nay khá ổn định. Nếu so với các doanh nghiệp bất động sản khác thì tình hình kinh doanh của công ty Sao Mai vẫn khả quan hơn. Một số nguyên nhân chính gồm: (1) Công ty Sao Mai được xem là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn nhất ở khu vực tỉnh An Giang và địa bàn các tỉnh lân cận. (2) Địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. (3) Công ty có quỹ đất sạch, hầu hết đã được cấp sổ đỏ. (4) Phân khúc và phương thức kinh doanh hiện nay của công ty khá an toàn và khả năng luân chuyển vốn cao.
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số dự án dự kiến sắp triển khai của công ty. Hầu hết đó là những dự án có nhu cầu vốn lớn, thời gian xây dựng lâu và thời gian hoàn vốn dự kiến sẽ dài hơn rất nhiều so với phân khúc đất nền mà công ty đang kinh doanh hiện nay. Điều này có thể phá vỡ cấu trúc tài chính hiện tại của công ty và gây ra một số rủi ro như làm yếu khả năng tài trợ dự án cũng như thanh khoản của công ty trong thời gian tới.
- Mặc dù kết quả lợi nhuận thực hiện của công ty trong năm 2012 dự kiến chỉ đạt được gần 50% kế hoạch. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay và thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành thì kết quả kinh doanh của Sao Mai An Giang vẫn được xem là khá tốt. EPS tính đến quý 2/2012 của công ty ở mức 1.116 đồng/cổ phiếu. Nếu lợi nhuận sau thuế năm 2012 của công ty đạt khoảng 60 tỷ đồng thì EPS dự phóng đến cuối năm 2012 của công ty là 1.509 đồng/cổ phiếu. Với mức giá giao dịch ngày 01/08 là 11.500 đồng/cổ phiếu thì P/E tính đến quý 2/2012 của công ty ở khoảng 10,3 lần. P/E dự phóng đến cuối năm 2012 của công ty sẽ ở khoảng 7 – 8 lần. Đây được xem là mức giá khá tốt để đầu tư.

Link
3 người cảm ơn TRẦN THẾ ANH cho bài viết.
TRẦN THẾ ANH
#23 Đã gửi : 09/08/2012 lúc 09:04:23(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Người Singapore đầu tư vào bất động sản VN thế nào?
Link
Căn hộ dịch vụ coi chừng vết xe đổ
Link
TRẦN THẾ ANH
#25 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 10:00:57(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP Vạn Phát Hưng (VPH):
...
- Hiện tại, do cổ đông nhóm liên quan đến Ban lãnh đạo công ty nắm tới 47,45% vốn cổ phần nên áp lực phải giữ giá cổ phiếu (tránh bị thâu tóm) là không lớn. Nếu so sánh giữa việc ghi nhận doanh thu bằng mọi giá để làm đẹp bảng báo cáo tài chính với việc chấp nhận trì hoãn việc ghi nhận doanh thu để chờ thị trường hồi phục thì công ty đang có xu hướng lựa chọn phương án 2. Do đó, doanh thu – lợi nhuận của công ty có xu hướng tạo nên sự đột biến. Với mức giá hiện tại ở khoảng 4.600 đồng/CP, cổ phiếu này phù hợp với nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm.
Link
PHẠM VIỆT DŨNG
#26 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 03:12:49(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Mình theo trường phái GD "bắt đáy sớm!" (Mua vào khi giá đang vào đáy).

Hiện tại NH và BĐS chưa vào đáy nên bắt đáy sớm vẫn chưa đúng thời điểm.

Bởi vì nợ xấu có nguyên nhân từ tồn kho BĐS. Khi giá BĐS giảm các NĐT "đầu cơ" BĐS sẽ mua vào trước. Nhưng nếu người tiêu dùng BĐS chưa thực sự mua thì thực chất hàng hóa BĐS chỉ chuyển từ kho này sang kho khác thôi, khối lượng hàng tồn kho không hề giảm. Trường hợp này NĐT "đầu cơ" BĐS sẽ lỗ vì giá lại giảm tiếp để tiếp tục dò đáy.
(Tháng trước hàng 14 triệu đ/m bán chạy được mấy hôm nhiều nhà bình luận cho rằng đáy BĐS đã hình thành. Nhưng thực tế vẫn không hồi phục - dù ngành BĐS kết hợp với các NHTM có rất nhiều "sáng kiến" hỗ trợ vốn cho người tiêu dùng BĐS. Chứng tỏ BĐS còn phải giảm tiếp!)

Khi nào người tiêu dùng bắt đầu thực sự mua BĐS và tốc độ thanh khoản tăng trở lại rõ ràng. Khi đó các khoản lỗ của BĐS mới thực sự được "hiện thực hóa". Khả năng "giải quyết nợ xấu" của các NHTM cho vay BĐS mới rõ ràng dần - khi đó đầu tư vào BĐS và NH mới thực sự an toàn. Động thái này làm cho các DN BĐS cắt lỗ sớm thì giảm sớm. Nhưng chính DN nào cắt lỗ sớm lại là DN BĐS khỏe nhất vì nó chứng tỏ tuy lỗ nhưng khả năng không vỡ nợ là chắc chắn. Các DN còn lại, có thể đã rơi vào tình trạng cắt lỗ là đồng nghĩa với phá sản nên không thể!

Thời điểm các DN BĐS bắt đầu tiến hành cắt lỗ sẽ là đáy của TT BĐS. Lúc đó mới nên mua vào vì giá đang bị đao mạnh nhưng ngay sau đó (các DN đã thu hồi được vốn dù lỗ) sẽ hồi phục vì tiền đã thoát khỏi chu kỳ xuy thoái, tất nhiên vào chu kỳ SXKD sau, các nhà quản lý sẽ có những bước đi phù hợp và đi trước các DN BĐS còn lại...
TRẦN THẾ ANH
#27 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 04:27:04(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP XNK Khánh Hội (KHA):
...
-EPS trượt (4 quý gần nhất) đến quý 2/2012 của công ty ở khoảng 1.833 đồng/CP. Với mức giá đóng cửa hiện tại (ngày 25/8/2012) là 9.500 đồng/CP, P/E của công ty ở khoảng 5,18x, thấp hơn P/E của thị trường (hiện ở khoảng 10 – 11x). Nếu lợi nhuận thực tế đạt kế hoạch 2012 thì EPS và P/E lần lượt là 2.277 đồng/CP và 4,17x.
-Thị trường bất động sản cả nước đang trong thời kỳ “ngủ đông” và nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang gặp khó khăn nhưng Khahomex vẫn hoạt động khá an toàn và đảm bảo nguồn thu tương đối ổn định. Trong 2 – 3 năm tới, công ty sẽ triển khai nhiều dự án bất động sản mới (tập trung tại Quận 4). Đây cũng là thời điểm được cho là sẽ đón nhận xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản. Do đó, đây là cổ phiếu có thể xem xét đầu tư.Link
TRẦN THẾ ANH
#28 Đã gửi : 06/09/2012 lúc 02:54:13(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC)
Dựa trên những đánh giá tổng hợp thì đây là công ty có triển vọng tăng trưởng tốt. Phân khúc hoạt động chủ yếu của công ty là bất động sản đất nền và chung cư. Đây là phân khúc đáp ứng được nhu cầu ở thiết yếu của người dân nên phần nào không bị ảnh hưởng nhiều như phân khúc căn hộ cao cấp hay trung tâm thương mại. Nếu tình hình kinh tế trong thời gian tới diễn biến tích cực và thị trường bất động sản ấm trở lại thì công ty sẽ có khả năng đón đầu tốt kéo theo doanh thu bán hàng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên theo dự đoán thì từ đây đến cuối năm 2012, thị trường bất động sản cả nước hầu như không cho thấy tín hiệu hồi phục. Do đó khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi mã cổ phiếu này.
Link
PHẠM VIỆT DŨNG
#29 Đã gửi : 06/09/2012 lúc 03:07:08(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Kính chào Quý nhà đầu tư, forum này được lập ra để cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng - BĐS. Đây cũng là nơi trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành này. All are welcome! big hug


Về vĩ mô. Tội quan tâm nhất là tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Bao giờ BĐS thanh khoản chở lại?". Vì theo quan điểm cá nhân khi BĐS thanh khoản trở lại là lúc TTCK đã qua đáy.
TRẦN THẾ ANH
#30 Đã gửi : 07/09/2012 lúc 09:51:20(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Kính chào Quý nhà đầu tư, forum này được lập ra để cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng - BĐS. Đây cũng là nơi trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành này. All are welcome! big hug


Về vĩ mô. Tội quan tâm nhất là tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Bao giờ BĐS thanh khoản chở lại?". Vì theo quan điểm cá nhân khi BĐS thanh khoản trở lại là lúc TTCK đã qua đáy.


Theo tôi, muốn thị trường BĐS khởi sắc, ngoài những yếu tố nội tại như mặt bằng giá, chất lượng công trình, dịch vụ thì nền kinh tế phải có sự phục hồi chắc chắn. Muốn kinh tế phục hồi thì thị trường, xã hội phải có niềm tin. Một khi có niềm tin thì lúc đó mới kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, vay nợ. Muốn tạo được niềm tin cho thị trường thì chính trị phải ổn định. VN vẫn đang loay hoay giải bài toán này. Chừng nào chưa giải quyết được gốc rễ chính trị thì kinh tế Vn vẫn mãi bất ổn.
Ở các nước phát triển, TTCK không phải là cái định hướng thị trường mà là tấm gương phản chiếu của nền kinh tế. Kinh tế phát triển thì lúc đó thị trường mới lạc quan, chứng khoán mới thực sự đi lên. Ngược lại, kinh tế bất ổn thì chứng khoán cũng không thể tăng trưởng bền vững được.
1 người cảm ơn TRẦN THẾ ANH cho bài viết.
TRẦN THẾ ANH
#33 Đã gửi : 12/09/2012 lúc 10:39:44(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi anh/chị một số thông tin cập nhật tại buổi trao đổi với CTCP Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII):
Cập nhật tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012
Cơ sở hạ tầng
- Tính đến giữa tháng 9/2012, công ty đã hoàn tất các dự án: Cầu Rạch Chiếc, liên tỉnh lộ 25B, tuyến tránh Phan Rang Tháp Chàm.
- CII đã thực hiện được hơn 30% khối lượng xây dựng tại dự án cầu Sài Gòn. Công ty đã gần hoàn thiện việc khoan cọc nhồi cho cầu (giai đoạn khó thực hiện nhất) và đã thi công sớm hơn kế hoạch 4 tháng.
- Về dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội. Công ty đã hoàn tất mở rộng 48m đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức và bắt đầu triển khai vành đai song hành 2 bên đường Xa lộ HN. Dự kiến trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục triển khai mở rộng đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến ngã tư Tây Hòa.
Bất động sản
- Hiện tại công ty còn dự án 155 Nguyễn Chí Thanh, Q5. Công ty đã bán hết các căn hộ thương mại tại dự án này, còn lại 70 căn phục vụ tái định cư của UBND Quận 5. Do đó, về cơ bản, công ty đã bán hết các căn hộ tại dự án này.
Thoái vốn tại các công ty liên kết
- Tính đến tháng 9/2012, công ty đã hoàn tất giai đoạn 1 hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư vào Cty liên kết của CII cho nhà đầu tư nước ngoài (khoảng 50 tỷ). Cơ bản hoàn tất thoái vốn giai đoạn 2 (trị giá khoảng 200 tỷ đồng). Theo ông Bình, tổng giám đốc CII, trong năm 2012 công ty chắc chắn sẽ ghi nhận 250 tỷ đồng lợi nhuận từ việc thoái vốn đầu tư (giai đoạn 1 và 2) của CII.
Doanh thu từ phí chủ yếu của năm 2012
- Trong năm 2012, công ty đã hoàn thành và đi vào khai thác (thu phí) một số dự án như: Thu phí cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Triệu 2 (dự kiến bắt đầu thu phí từ 16/9/2012), tuyến tránh Phan Rang Tháp Chàm, trạm thu phí Xa lộ Hà Nội…
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2012
- Tính đến tháng 9/2012, lợi nhuận (trước thuế) của công ty dự kiến vượt 10 – 15% kế hoạch năm 2012, tương đương 321 – 336 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận này không bao gồm 200 tỷ đồng lợi nhuận thu được từ việc thoái vốn giai đoạn 2 (dự kiến ghi nhận vào quý 4/2012).
- Dự kiến EPS cuối năm của công ty khoảng 4.000 – 4.200 đồng/CP. Với mức giá ngày 11/9/2012 (26.000 đồng/CP), P/E cuối năm của công ty ở khoảng 6,2 – 6,4 lần. Đây là mức giá khá thấp để đầu tư. Theo kế hoạch đầu năm, CII dự kiến chia cổ tức 16% bằng tiền mặt.

Kế hoạch hợp tác thành lập doanh nghiệp cơ sở hạ tầng
Theo ban lãnh đạo công ty, CII sẽ cùng với tập đoàn Ayala của Philipines (*) thành lập một công ty mới để đầu tư cơ sở hạ tầng. Vốn điều lệ ban đầu của công ty này lên tới 1.200 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty này là đầu tư vào các dự án cở sở hạ tầng như cầu đường và nước sạch.
- Nguyên nhân của việc thành lập công ty này là do nhu cầu về đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn rất lớn. Trong khi đó năng lực về vốn hiện nay của CII chưa thể tài trợ hết được các công trình/dự án tiềm năng. Hiện tại, room khối ngoại tại CII chỉ còn khoảng 10% (tính đến ngày 11/9/2012, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại CII là 39,91%) trong khi khả năng huy động vốn trong nước hiện nay bị hạn chế do kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang gặp khó khăn. Do đó, việc thành lập công ty cơ sở hạ tầng này sẽ giúp CII tăng khả năng huy động vốn, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài mà không phải vướng quy định về tỷ lệ sở hữu.
- Dự kiến khi thành lập, Ayala Corp sẽ góp 49% vốn cổ phần bằng tiền mặt, CII góp 40% và kêu gọi nhà đầu tư trong nước (cá nhân – tổ chức) góp 11%.
- Sau khi thành lập, công ty này sẽ tham gia góp 49% vốn đầu tư vào dự án Cầu Chiếc và 49% vào dự án mở rộng xa lộ Hà Nội. Ngoài ra, công ty này cũng sẽ tham gia mua 15% vốn cổ phần của CII, tương đương gần 17 triệu cổ phiếu (gần 440 tỷ đồng). Đây được xem là hình thức sở hữu chéo giữa 2 công ty và giúp CII huy động được nguồn vốn và tránh được quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo trong thời gian tới giá cổ phiếu CII có thể có một đợt tăng giá nhờ hiệu ứng mua vào để nắm giữ 15% cổ phần CII của công ty mới thành lập này.

Nhận định
Nói tóm lại, kết quả kinh doanh năm 2012 của CII rất tốt nhờ dòng thu ổn định từ hoạt động thu phí và lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn đầu tư vào các công ty liên kết. Với mức giá hiện tại là 26.000 đồng/CP thì dự kiến P/E cuối năm của công ty chỉ ở khoảng 6. Ngoài ra, việc tập đoàn Ayala đầu tư mạnh vào CII cho thấy tiềm năng tăng trưởng của CII trong tương lai rất khả quan. Dự kiến khi công ty mới được thành lập mua vào 15% vốn cổ phần của CII sẽ tạo hiệu ứng giúp cổ phiếu CII tăng giá. Do đó, đây là mức giá khá tốt để mua vào.
Điều đáng lưu ý là do lợi nhuận 2012 tăng đột biến nên áp lực lợi nhuận kế hoạch 2013 của CII là rất lớn. Khi công ty mới thành lập đi vào hoạt động, CII sẽ chưa có nguồn thu từ việc góp vốn đầu tư. Do đó, dự báo khả năng lợi nhuận năm 2013 của công ty sẽ không được khả quan như năm 2012. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

Khuyến nghị nhà đầu tư nên đầu tư ngắn hạn cổ phiếu CII.

(*) Ayala Corp là tập đoàn đa ngành của Philipines chuyên đầu tư vào các lĩnh vực như; Bán lẻ, bất động sản, ngân hàng, viễn thông, hạ tầng cung cấp nước, điện, công nghệ thông tin với thời gian tồn tại trên 300 năm….Doanh thu năm 2011 của tập đoàn này khoảng 94 tỷ peso (tương đương 2,2 tỷ đô la Mỹ) và lợi nhuận ròng đạt 15,7 tỷ peso (tương đương 370 triệu đô la Mỹ). Ayala có công ty con là Manila Water, công ty đã mua 49% cổ phần của CII tại CTCP BOO Thủ Đức (trong đó HFIC nắm 16% và CII nắm 33%) vào tháng 11/2011 và hiện đã mua 47% cổ phần tại công ty cấp nước Kênh Đông.
PHẠM VIỆT DŨNG
#31 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 09:11:55(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Kính chào Quý nhà đầu tư, forum này được lập ra để cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng - BĐS. Đây cũng là nơi trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành này. All are welcome! big hug


Về vĩ mô. Tội quan tâm nhất là tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Bao giờ BĐS thanh khoản chở lại?". Vì theo quan điểm cá nhân khi BĐS thanh khoản trở lại là lúc TTCK đã qua đáy.


Theo tôi, muốn thị trường BĐS khởi sắc, ngoài những yếu tố nội tại như mặt bằng giá, chất lượng công trình, dịch vụ thì nền kinh tế phải có sự phục hồi chắc chắn. Muốn kinh tế phục hồi thì thị trường, xã hội phải có niềm tin. Một khi có niềm tin thì lúc đó mới kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, vay nợ. Muốn tạo được niềm tin cho thị trường thì chính trị phải ổn định. VN vẫn đang loay hoay giải bài toán này. Chừng nào chưa giải quyết được gốc rễ chính trị thì kinh tế Vn vẫn mãi bất ổn.
Ở các nước phát triển, TTCK không phải là cái định hướng thị trường mà là tấm gương phản chiếu của nền kinh tế. Kinh tế phát triển thì lúc đó thị trường mới lạc quan, chứng khoán mới thực sự đi lên. Ngược lại, kinh tế bất ổn thì chứng khoán cũng không thể tăng trưởng bền vững được.


Vấn đề là ở chỗ đó (chữ đỏ!).

Thực tại là KTVN đang thiếu tiền để phục hồi và tái đầu tư SX. Nhưng tiền đang tắc ở hàng tồn kho và chủ yếu là trong BDS.
Đi đâu cũng thấy dự án đắp chiếu, cao ốc không người, biệt thụ bỏ hoang... đấy chính là đống tiền đang tồn kho.

Bây giờ các NĐT BĐS mà bán hàng thì "hiện thực hóa" món ĐT lỗ ngay tắp lự. Và hành động này với nhiều chủ ĐT chắc chắn đồng nghĩa với "công bố phá sản". Cho nên họ kệ, may ra TT còn lên - thì sống - bằng không, đằng nào cũng chết.

Chính cũng vì điều này mà nợ xấu của NH cao. Không thu hồi được nợ mà thanh lý tài sản thế chấp đã khó (phải qua nhiều khâu thủ tục phức tạp) nhưng thanh lý được cũng chưa chắc đã huề vốn...

Thành thử quá trình này cứ dây dưa kéo dài, mà càng kéo dài thì càng còn lâu tiền mới thoát ra khỏi tồn kho BĐS và như vậy nền kinh tế còn chưa thể giải quyết vấn đề đầu tiên - tiền đâu!


Chính vì vậy mình mình phải "chờ đợi" thời điểm BĐS bắt đầu bán tháo... Sẽ nhiều đại gia BĐS tiêu đấy, nhưng chỉ sau đó KT mới bắt đầu phục hồi. smug
TRẦN THẾ ANH
#35 Đã gửi : 19/09/2012 lúc 10:44:40(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP Xây dựng Cotec_Coteccons(CTD):
CTD là công ty có quy mô lớn và uy tín trong lĩnh vực thi công công trình. Mặc dù tình hình thị trường bất động sản trầm lắng đang ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, tuy nhiên, nhờ lợi thế về quy mô và hoạt động khá an toàn (đòn bẩy tài chính thấp, đánh giá kỹ năng lực của chủ đầu tư trước khi ký kết hợp đồng thi công) nên công ty vẫn có thể đảm bảo được hoạt động kinh doanh ổn định.
Dự báo cả năm 2012, công ty có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Lãi suất giảm và tác dụng của các gói kích cầu của chính phủ sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn trong 6 tháng cuối năm. Điều này sẽ giúp công ty cải thiện được khả năng thu hồi công nợ và đảm bảo dòng tiền để tiếp tục tài trợ cho các công trình tiếp theo.
Ngày 16/05/2012, CTD đã thực hiện chi trả cổ tức 2011 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu). Với khả năng hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận 2012, dự kiến công ty có thế đảm bảo được kế hoạch chi trả cổ tức 2012, tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu) bằng tiền mặt.
EPS dự phóng đến cuối năm của CTD sẽ đạt 5.848 đồng/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch ngày 13/09/2012 là 30.000 đồng/cổ phiếu, P/E dự phóng đến cuối năm của công ty là 5,13 lần. Đây được xem là mức giá khá hấp dẫn để đầu tư.
Link
TRẦN THẾ ANH
#36 Đã gửi : 05/11/2012 lúc 02:49:23(UTC)

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 17 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư báo cáo cập nhật của CTCP Cơ Điện Lạnh (HSX: REE)Tóm lược thông tin nổi bật:
 Tổng doanh thu 9 tháng 2012 từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của REE đạt khoảng 1.829 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch 2012. Dự kiến, doanh thu thực hiện cả năm 2012 của REE có thể đạt gần 2.400 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch năm.
 Trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: Hoạt động M&E khá tốt, doanh thu cả năm dự kiến vượt kế hoạch; Hoạt động Reetech gặp khó khăn do nhu cầu tiêu dùng của thị trường sụt giảm và ảnh hưởng của thị trường BĐS; Doanh thu từ hoạt động cho thuê VP khá ổn định, công ty đã bắt đầu đi vào khai thác (cho thuê) tòa nhà Ree Tower ở Quận 4 kể từ Quý 1/2012. Tuy nhiên, do thị trường BĐS trầm lắng nên doanh thu ghi nhận có thấp hơn so với kỳ vọng của công ty.
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 9 tháng đầu năm đạt 248 tỷ đồng, giảm 77 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính là trong quý 3/2012, REE đã phải trích lập thêm 46,7 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB. Trong tháng 10/2012, REE đã bán 4,6 triệu cổ phiếu ACB với giá 16.400 đồng/cp và bị lỗ khoảng 46,7 tỷ đồng.
 Trong Quý 4/2012, REE sẽ phát hành 557,84 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho NĐT nước ngoài. Mục đích sử dụng nguồn vốn huy động là: (1) đầu tư (dưới dạng góp vốn liên doanh – liên kết) vào các công ty thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện, nước và (2) phát triển các dự án BĐS. Với thành công trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, REE chủ trương trong thời gian tới (kể từ năm 2013) sẽ phát triển bình quân khoảng 20.000m2 diện tích văn phòng cho thuê/năm.
 Dự kiến doanh thu và lợi nhuận thực hiện năm 2012 có thể hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tương ứng với số tiền là 2.284 tỷ và 594 tỷ đồng. Cổ tức tiền mặt 2012 của công ty dự kiến được chia theo tỷ lệ 16%/mệnh giá.

Khuyến nghị
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn được duy trì khá ổn định. Trong tháng 10/2012 công ty đã thanh lý trên 4,6 triệu cổ phiếu ACB. Do đã tiến hành trích lập qua các thời kỳ nên sau khi thanh lý, khoản lỗ là không lớn (khoảng 46,7 tỷ đồng trích lập dự phòng trong Quý 3/2012). Dự kiến doanh thu tài chính 2012 có thể đạt kế hoạch nhờ tình hình kinh doanh khá tốt của các công ty điện, nước (chiếm phần lớn danh mục đầu tư tài chính của REE). EPS cuối năm của công ty dự kiến đạt 2.463 đồng/cổ phiếu, tăng 17% so với năm 2011. Với mức giá giao dịch hiện tại, P/E cuối năm của công ty dự kiến khoảng 6 lần.
Click here
PHẠM VIỆT DŨNG
#32 Đã gửi : 08/11/2012 lúc 10:56:47(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Trần Thế Anh Go to Quoted Post
Kính chào Quý nhà đầu tư, forum này được lập ra để cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng - BĐS. Đây cũng là nơi trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành này. All are welcome! big hug


Về vĩ mô. Tội quan tâm nhất là tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Bao giờ BĐS thanh khoản chở lại?". Vì theo quan điểm cá nhân khi BĐS thanh khoản trở lại là lúc TTCK đã qua đáy.


Theo tôi, muốn thị trường BĐS khởi sắc, ngoài những yếu tố nội tại như mặt bằng giá, chất lượng công trình, dịch vụ thì nền kinh tế phải có sự phục hồi chắc chắn. Muốn kinh tế phục hồi thì thị trường, xã hội phải có niềm tin. Một khi có niềm tin thì lúc đó mới kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, vay nợ. Muốn tạo được niềm tin cho thị trường thì chính trị phải ổn định. VN vẫn đang loay hoay giải bài toán này. Chừng nào chưa giải quyết được gốc rễ chính trị thì kinh tế Vn vẫn mãi bất ổn.
Ở các nước phát triển, TTCK không phải là cái định hướng thị trường mà là tấm gương phản chiếu của nền kinh tế. Kinh tế phát triển thì lúc đó thị trường mới lạc quan, chứng khoán mới thực sự đi lên. Ngược lại, kinh tế bất ổn thì chứng khoán cũng không thể tăng trưởng bền vững được.


Vấn đề là ở chỗ đó (chữ đỏ!).

Thực tại là KTVN đang thiếu tiền để phục hồi và tái đầu tư SX. Nhưng tiền đang tắc ở hàng tồn kho và chủ yếu là trong BDS.
Đi đâu cũng thấy dự án đắp chiếu, cao ốc không người, biệt thụ bỏ hoang... đấy chính là đống tiền đang tồn kho.

Bây giờ các NĐT BĐS mà bán hàng thì "hiện thực hóa" món ĐT lỗ ngay tắp lự. Và hành động này với nhiều chủ ĐT chắc chắn đồng nghĩa với "công bố phá sản". Cho nên họ kệ, may ra TT còn lên - thì sống - bằng không, đằng nào cũng chết.

Chính cũng vì điều này mà nợ xấu của NH cao. Không thu hồi được nợ mà thanh lý tài sản thế chấp đã khó (phải qua nhiều khâu thủ tục phức tạp) nhưng thanh lý được cũng chưa chắc đã huề vốn...

Thành thử quá trình này cứ dây dưa kéo dài, mà càng kéo dài thì càng còn lâu tiền mới thoát ra khỏi tồn kho BĐS và như vậy nền kinh tế còn chưa thể giải quyết vấn đề đầu tiên - tiền đâu!


Chính vì vậy mình mình phải "chờ đợi" thời điểm BĐS bắt đầu bán tháo... Sẽ nhiều đại gia BĐS tiêu đấy, nhưng chỉ sau đó KT mới bắt đầu phục hồi. smug


Vẫn phải đợi!

Nợ xấu NH chưa được giải quyết. BĐS vẫn được giữ lại làm tài sản thế chấp. Hàng chưa được bán ra - tiền tích lũy của nền kinh tế chưa được tung ra thị trường (trong dân là chính, còn ngân khố thì "chịu rồi"!) - tái đầu tư còn tắc huống chi là tăng trưởng mở rộng (!?).

Vẫn phải đợi!

Khi nào người tiêu dùng và người "ôm giữ" hàng hóa BĐS cùng chấp nhận giá mới (giá đáy) của BĐS thì thanh khoản BĐS mới bắt đầu hồi phục. Đó chính là "giờ G", thời điểm mà sự sống chết của nhiều DN BĐS được khẳng định, dự phòng nợ xấu của các NHTM cho vay BĐS là đủ hay thiếu được xác lập. Đó cũng là thời điểm TTCK bắt đầu phi mã - nhưng cũng cần phải biết rằng - nhiều con Mã sẽ bị TT đo ván, xuống sàn rồi trước đó rồi.

Trong khi chờ đợi giỏi hẵng buôn, bằng không - tham gia CK - chỉ nên là NĐT tài chính thực sự (dù nhỏ nhưng đúng là "đàu tư") - hãy chỉ chọn các DN làm ăn tốt.
LƯƠNG ĐỨC TRÍ
#37 Đã gửi : 08/11/2012 lúc 01:35:50(UTC)

FPTS vui lòng cho xin một số ý kiến về DIG : về dự án đang triển khai, về dòng tiền ưu tiên, các kế hoạch rút vốn khỏi các công ty con và hướng kinh doanh tiếp theo có chuyển sang một số ngành mới như một số cty khác cùng ngành đang thực hiện khi 2013 trước mắt chả sáng sủa gì cho nền kinh tế, đương nhiên BĐS là "lính tiên phong" chết trước.

Còn về BĐS khi nào thanh khoản trở lại, trở lại chỉ khi người bán là người có năng lực và người mua là người có nhu cầu thật, yếu tố "ảo" chưa xử lý được và chiếm tỷ lệ quá cao thì muôn đời BĐS chỉ là những quả "bong bóng". Không quan tâm là "đáy" hay là "đã qua đáy" như thế nào.

Thank you
NGUYỄN TRỌNG HỮU
#38 Đã gửi : 15/11/2012 lúc 08:10:20(UTC)

Có bác nào có bài phân tích về thằng TDC bình dương và thằng PPC không cho em xin với ạ.
love struck
HỒNG THỊ THU THỦY
#39 Đã gửi : 30/10/2013 lúc 07:07:24(UTC)

Cảm ơn: 36 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 51 bài viết
Thông tin tích cực cho phân khúc nhà ở vừa và nhỏ cuối năm 2013 và trong 2014:
- Nhà ở dưới 2 tỷ tăng mạnh cả cung và cầu: Số lượng dự án đã và sắp hoàn thiện, đi vào hoạt động khá nhiều: dự án CT1B Tân Tây Đô, Nam Xa La; CT12 Văn Phú; CT2 Trung Văn; CT3 Cổ Nhuế; CT2 Cổ Nhuế; Golden Palace Mễ Trì...Theo CBRE, trong 9 tháng đầu năm 2013 nguồn cung căn hộ hoàn thiện mới tăng gấp 2 lần so với năm ngoái, riêng quý 3 tăng 150% so với quý trước. Đồng thời với đó, nhu cầu nhà ở thực, tập trung vào phân khúc nhà ở quanh mức giá 1- 2tỷ và nhà ở hoàn thành, đưa vào sử dụng ngày tăng lên mạnh.
-Hàng tồn kho BĐS giảm đáng kể:tháng 9/2013 giá trị hàng tồn BĐS giảm 4.206 tỷ đồng còn gần 102.000 tỷ đồng, trong khi tháng 8/2013 giá trị hàng tồn BĐS giảm khoảng 1400 tỷ. Tổng giá trị hàng tồn kho quý 3/2013 giảm được hơn 26.600 tỷ đồng, trong khi so với thời điểm tháng 3/2013 giá trị hàng tồn vẫn ở mức 128.549 tỷ đồng--> hàng tồn ở các dự án đang và sắp hoàn thiện được tiêu thụ khá tốt.

* Những thông tin tích cực này cũng là những dấu hiệu khả quan cho thị trường BĐS cuối năm 2013 và đặc biệt sang 2014.

VŨ MINH THÙY
#40 Đã gửi : 31/10/2013 lúc 11:07:44(UTC)

Thanks: 24 times
Được cảm ơn: 54 lần trong 30 bài viết
Em xin cập nhật tình hình KQKD quý 3 của FCN

- Doanh thu Q3/2013 ước đạt khoảng 100 – 110 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng 2013, doanh thu của FCN đạt 714 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước và hoàn thành được 60% so với kế hoạch. Nguyên nhân khiến doanh thu Q3/2013 của Công ty đạt thấp là do nhiều Công trình dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu trong Q4. Ngoài ra, một số công trình tạm thời chưa quyết toán doanh thu do chậm trễ trong khâu nghiệm thu công trình. Cụ thể, gói thầu cung cấp 1,2 triệu mét cọc cho dự án Formosa trị giá 700 tỷ đồng còn ghi nợ khoảng 150 tỷ đồng (chậm do phải chờ quy trình phê duyệt của thầu chính cũng là chủ đầu tư dự án Formosa). Dự kiến phía Foroma sẽ thanh toán cho FCN bình quân mỗi tháng khoảng 2 triệu USD (khoảng 40 – 43 tỷ đồng). Như vậy, Công ty có thể ghi nhận được khoảng gần 130 tỷ đồng doanh thu từ dự án này trong Q4/2013. Ngoài ra, dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 dự kiến sẽ thu khoảng 135 – 140 tỷ đồng trong Q4/2013 do PVN vừa thay đổi tổng thầu là PTSC (Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) sang đơn vị mới là liên danh nhà thầu PM-BTG-PTSC nên chậm quyết toán cho nhà thầu phụ.
- Ước tính lợi nhuận sau thuế Q3/2013 đạt 13 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng 2013, LNST của FCN đạt khoảng 77 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng năm trước và hoàn thành 64% kế hoạch cả năm.
- Mặc dù doanh thu – lợi nhuận 9T2013 mới hoàn thành được khoảng 60% kế hoạch nhưng khả năng Công ty hoàn thành kế hoạch là khá cao do khối lượng các công trình đã ký kết vào cuối năm 2012 và năm 2013 đủ khả năng tạo ra 1.200 tỷ đồng doanh thu 2013 cho Công ty. Ngoài ra, do yếu tố mùa vụ trong ngành xây dựng nên các công trình chủ yếu được nghiệm thu và ghi nhận doanh thu trong Quý 4. Với kế hoạch 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS năm 2013 của FCN đạt 5.367 đồng/cp, giảm 7% so với EPS năm 2012. Với mức giá hiện tại, P/E của công ty khoảng 2.98 lần.

- Kế hoạch năm 2014 của FCN, doanh thu có thể đạt 1.480 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 132 tỷ đồng. Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh 2014 và các năm sau, Công ty có chủ trương tiếp tục tăng vốn để củng cố năng lực tài chính triển khai các dự án mới (năm 2014 Công ty sẽ triển khai công trình nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và làm nhà thầu phụ cho các công trình ngầm và cung ứng VLXD cho dự án Cảng Nghi Sơn, Formosa Hà Tĩnh..). Dự kiến trong Q1/2014 Công ty sẽ trình Đại hội cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gấp 1,5 hoặc gấp 2 lần so với quy mô vốn điều lệ hiện tại. Phương án FCN đưa ra có thể là phát hành cho cổ đông hiện hữu (1) hoặc cổ đông chiến lược bên ngoài (2). Phương án 1 khó khả thi do năm 2013 Công ty đã phát hành 23 triệu Cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 165 tỷ đồng lên 397 tỷ đồng (trong đó nhiều cổ đông đã phải vay tiền để thực hiện quyền mua). Do đó, khả năng tăng vốn của Công ty nghiêng về phương án 2.

So sánh một số chỉ tiêu tài chính của các công ty xây dựng như HBC. CTD, SDT, FCN có EPS forward 2013 cao nhất (5,367 VND). Mức giá 16,000 VND như hiện nay, P/E là 2.98 là khá hấp dẫn.
NGUYỄN THANH HÒA
#41 Đã gửi : 31/10/2013 lúc 04:09:02(UTC)

Cảm ơn: 17 lần
Được cảm ơn: 108 lần trong 69 bài viết
Các bác có thể theo dõi thêm FCN để mua được mức giá rẻ hơn. Vì với hơn 23 triệu cổ phiếu phát hành thêm mới được giao dịch (lượng cổ phiếu này đều có lãi vì giá sau khi chốt của FCN vào khoảng 13.400 đ/cp) thì áp lực cung đối với FCN đang rất lớn ạ.
NGÔ ANH TUẤN
#42 Đã gửi : 31/10/2013 lúc 04:57:42(UTC)


Thanks: 116 times
Được cảm ơn: 243 lần trong 171 bài viết
Theo mình FCN mới tăng vốn khủng lên gấp đôi nên tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chưa thể theo kịp được. Khả năng trong ngắn hạn cũng chưa có đột biến gì, nhưng quý IV có thể sẽ có gì đó tích cực hơn do yếu tố mùa vụ.
Còn EPS có lẽ nên tính trên vốn mới sẽ dễ hình dung hơn.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (9)
3 Trang<123>
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.