Thông báo

Icon
Error

9 Trang«<6789>
Gửi chủ đề Trả lời
6 tháng tới sẽ ra sao ???
NGUYỄN THÀNH DANH
#143 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 10:52:21(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Giao dịch "buồn ngủ" đang diễn ra. Thị trường như đang lần mò từng bước. Trong khi nhóm ngoại đã giảm giao dịch mạnh so với trong đợt review nhưng hành động bán ra đều đều vẫn khiến nhà đầu tư lo ngại. Chúng ta đều biết NN luôn đi ngược thị trường và chỉ thấy họ hoạt động mạnh khi thị trường giảm, đây cũng có thể là một nguyên nhân lý giải những phiên VN-Index muốn tăng nhưng NN cũng chẳng nhường, đặc biệt tại nhóm bluechips.

Xét về diễn biến nhiều phương án cho rằng nó đang đi theo con đường của Tháng 3 và 5 vừa qua, NN không cho thị trường giảm cũng không cho tăng liên tục trong 3-4 tuần. Cần chú ý là trong T5 khi sóng tăng trở lại thì hầu như nhà đầu tư không thể bắt kịp nhịp tăng từ 470 mà hầu như chỉ lao mạnh vào khi bứt qua 500 điểm với KLGD tăng đột biến trở lại. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy sóng T5 rất ngắn.

Chưa thể khẳng định kịch bản ru ngủ nhà đầu tư của NN có tiếp diễn trong T7 không, trước mắt cần chú ý ngưỡng hỗ trợ 465 vừa qua có duy trì đủ lâu để sự nghi ngờ được chuyển biến thành kỳ vọng không. Nếu 465 vỡ có lẽ VN-Index sẽ còn đi xa hơn chúng ta tưởng.
1 người cảm ơn NGUYỄN THÀNH DANH cho bài viết.
PHẠM THỊ VIỆT LIÊN
#144 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 05:17:15(UTC)


Thanks: 102 times
Được cảm ơn: 101 lần trong 59 bài viết
hôm ni đóng cửa khá xấu, đóng dưới cả 2 cây D1 trước đó, dự rằng tuần sau sẽ rõ nét hơn,nhưng tôi vẫn thiên về xu hướng giảm là chính big grin

2 người cảm ơn PHẠM THỊ VIỆT LIÊN cho bài viết.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#145 Đã gửi : 10/07/2013 lúc 10:16:55(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Liệu thị trường tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp như thế này trong bao lâu nữa? Câu hỏi này ngày càng được quan tâm. Xét về diễn biến thì nó khá giống tháng 3 và 5 vừa qua khi mà Index giảm rồi bắt đầu đi ngang thanh khoản thấp đến mức nhiều người nhìn vào bảng giá và tự hiểu không nên vào.

Ở thời điểm hiện tại, tứ trụ "msn, vnm, bvh, gas" tiếp tục làm mưa gió để index không thể bứt phá được, cũng chẳng giảm được. Các ETF thì đang dập dình nửa mua, nửa bán theo các bất ổn tại các thị trường mới nổi và gần đây nhất là thị trường Trung Quốc. Thông tin đáng kể nhất và có lẽ sẽ là yếu tố chi phối nhiều nhất trong tháng 7 là KQKD Quý II cũng từng mã. Do đó sự phân hóa sẽ khó tạo được động lực tăng cho toàn bộ thị trường do yếu tố nhóm ngành, sự đơn lẻ và thời điểm công bố thông tin khác nhau của DN niêm yết.

Vậy Tháng 7 này có như T3 và T5 nữa không? Nếu tiếp tục trụ được trên 480 thì kịch bản này vẫn có xác suất xảy ra. Tuy nhiên ở mức thanh khoản như hiện nay thì không thể có lực nảy lên mạnh được. Hơn nữa nếu cứ giao dịch ở mức hiện nay qua lâu sẽ khiên lòng tin của nhóm bắt đáy bị "mai một" và sự đề phòng rất dễ đẩy thị trường rơi tiếp khi có bất kỳ biến động nhạy cảm nào. Lúc đó xu hướng sắp tới của index sẽ phải nhìn xuống thêm một lần nữa vào 450-460 và xấu nhất là 430. Tốt nhất vẫn là duy trì tỷ lể tiền cổ phiếu ở mức an toàn nhất có thể để chờ thanh khoản toàn thị trường. Đẩy mạnh mua vào thời điểm này nếu đúng mã thì cũng chỉ nên theo đủ T+ để hạn chế rủi ro.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#146 Đã gửi : 18/07/2013 lúc 04:01:00(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Market Updates 18/07/2013, 2.30 pm

Như vậy VN-Index đã chính thức chạm vào ngưỡng tâm lý 500 điểm. Sau khi có một giai đoạn tích lũy "từ từ" với thanh khoản được đầy mạnh dần qua các phiên, nhà đầu tư đã bắt đầu có sự chú ý trở lại với thị trường. Mặc dù sự tích cực chưa bộc lộ rõ nhưng dòng tiền đã cho thấy họ sẽ quay lại nếu như mức 505 điểm sắp tới được phá vỡ và kiểm tra với thanh khoản tiếp tục cao như hiện nay. Nguyên nhân chính rõ ràng là kỳ vọng diễn biến của VN-Index sẽ lập lại những gì đã có trong tháng 3 và tháng 5 vừa qua.

So sánh bối cảnh hiện nay với diễn biến tháng 3 và 5 có thể thấy có những sự khác biệt. Nếu như giai đoạn nửa đầu năm VN-Index chạy một mạch lên 533 điểm với các thông tin tích cực ở dạng "kỳ vọng" như VAMC, các chính sách tài khóa, tiền tệ tích cực...sẽ đem lại những nét mới cho nền kinh tế. Nhưng thực tế nửa cuối năm nay sẽ không có nhiều sự hỗ trợ như vậy nữa mà nhà đầu tư chủ yếu yêu cầu được thấy sự hiệu quả đó trong các tháng nửa cuối năm nay.

Nếu so sánh rộng hơn nữa sẽ thấy nửa đầu năm 2012, VN-Index cũng đã rất tích cực và đảo chiều giảm vào tháng 6 do một sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật là chủ yếu. Thực tế nó đã trở thành đợt điểm đảo chiều giảm mạnh sau sự kiện "bầu Kiên" bị bắt. Cụ thể, vào thời điểm tháng 6/2012, VN-Index đã giảm khá từ đỉnh 500 xuống cham Fibonacci 50% quanh 410 điểm và tăng trở lại. Chính tại thời điểm hồi phục này tâm lý thị trường lúc đó có sự lạc quan rất mạnh vì diễn biến kinh tế được đánh giá là đang chạm đáy và chính sách vĩ mô cũng đang hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế. Sự kiện bầu Kiên và sau đó là liên tục các thông tin về các đợt thanh tra lớn chính là điểm mấu chốt xóa sạch nhưng gì có được trong nửa đầu năm của VN-Index.

Quay lại thời điểm hiện nay sẽ thấy tâm lý thị trường không khác mấy so với thời điểm tháng 7/2012 và kỳ vọng thị trường tăng điểm vẫn là rất lớn sau khi đã rơi từ 533 xuống 465. Nếu diễn biến này không có sự đột biến gây sốc như năm 2012 thì ít nhất VN-Index vẫn có cơ hội phục hồi trong thang 7 từ đáy 465 lên mức đầu tiên là Fibonacci 38,2% tương đương 495-500 điểm và cao nhất tại mức 505 điểm cho nhịp nảy lên đầu tiên. Tuy nhiên sau đó sẽ là một đợt giảm để kiểm nghiệm khả năng "đáy sau cao hơn đáy trước" với kỳ vọng tại mức 480-485 sẽ tăng trở lại tạo mô hình hai đáy trong tháng 8. Nếu kịch bản này xảy ra, chỉ cần dấu hiệu thanh khoản tăng mạnh trở lại sẽ là điểm xuất phát tôt để giải ngân với mục tiêu quay lại đỉnh cũ 533 điểm. Ở kịch bản khác, nếu như VN-Index tăng một mạch mà không có điểm dừng điều chỉnh từ 470 lên 533 điểm là khó xảy ra do sự tích cực của thị trường cần đòi hỏi nhiều yếu tố về thông tin vĩ mỗ tuy nhiên thực tế không ủng hộ điều này. Hơn nữa do không được kiểm nghiệm độ bền của sóng nên khi giảm trở lại ngưỡng hỗ trợ sẽ rất dễ bị phá vỡ. Ngoài ra Tháng 7 thị trường chủ yếu chi phối bởi diễn biến KQKD Quý II/2013, và chỉ với yếu tố này sẽ là không đủ cho một đợt tăng mạnh.

Diễn biến thị trường quốc tế

Gần đây các thông tin về vĩ mô quốc tế có nhiều sự đan xen phức tạp nhưng nói chung vẫn tích cực nếu như đứng ở góc độ nhà đầu tư của kênh chứng khoán. Kinh tế Mỹ rõ ràng là đang hồi phục và càng ngày càng rõ nét khiến áp lực cắt giảm kích thích của FED ngày càng lớn. Sau gần 5 năm dựa vào các gói kích thích kinh tế (QE), giới đầu tư thấy rằng chứng khoản đã hưởng lợi rất lớn vào các đợt công bố có thêm các đợt QE mới. Chính vì vậy mà dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ dường như lại có tác dụng ngược với kênh chứng khoán vì đã sống nhờ quá nhiều vào hỗ trợ của QE. FED rõ ràng sẽ không thể mãi hỗ trợ nhưng việc cắt giảm là điều sẽ phải làm. Chắc chắn thời điểm công bố cắt giảm QE sẽ khiến các chỉ số chứng khoán có những biến động giảm nhất định tuy nhiên vẫn như cách làm của FED là đưa ra quan điểm trước để thăm dò phản ứng thị trường rồi điều chỉnh, tiếp theo là triển khai thành từng bước để tránh sốc cho thị trường. Ở góc độ dài hạn, khi thị trường đủ sức hồi phục thì QE sẽ cần giảm bớt để thị trường có sự độc lập và tự cân bằng, doanh nghiệp tự vận động để tăng sức cạnh trạnh và sự lành mạnh của nền kinh tế. Tóm lại đánh giá chung về thông tin thị trường Mỹ là tích cực trong năm nay.

Ở góc độ không tích cực đó là các diễn biến khá xấu tại Trung Quốc. Có nhiều quan điểm cho rằng TQ đang có gắng 'hạ cánh' cho nền kinh tế trong năm nay kể cả phải mạnh tay. Với tốc độ GDP trên 10% mỗi năm trong hơn chục năm qua và tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì việc giảm tốc đột ngột là tối kỵ. Trong khi việc chủ động giảm tốc là đã khó thì những phát sinh trong quá trình này đang bộc lộ ra nhiều bất cập như nợ công cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản hệ thống ngân hàng, hiệu quả của đầu tư công... Trong năm nay, thông tin về Trung Quốc sẽ gây nhiều trở ngại và sẽ đối lập với diễn biến tại Mỹ và Nhật. Hiên TQ đã dần bình ổn được các thông tin về hệ thống NH tuy nhiên vẫn không tranh khỏi các số liệu không thực sự lạc quan về vĩ mô trong nửa cuối năm nay. Việc các quỹ đầu cơ và ETF đang liên tục rút tiền tại các thị trường mới nổi (emerging market) cũng sẽ là điểm bất lợi cho chứng khoán của khu vực Châu Á trong đó có VN. Hơn thế nữa chứng khoán VN mới chỉ thực sự sôi động khi VN-Index giao dịch trên mức cản tâm lý là 500 điểm và thực tế khoảng giao động này khá hẹp tính đến đỉnh 533.

Đánh giá

Với các thông tin và diễn biến hiện nay một kịch bản đẹp có lẽ phải rơi vào thời điểm VN-Index bứt phá qua mức 533 điểm. Nếu vẫn ở dưới mức đỉnh này thì biến động của VN-Index trong 6 tháng tới có lẽ sẽ chỉ là sideway đi ngang tích lũy. Và như vậy tỷ trọng nhà đầu tư dài hạn sẽ vẫn là con số ít do diễn biến đó chỉ phù hợp cho các con sóng ngắn với sự tham gia của nhà đầu tư lướt sóng là chủ yếu.
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM THỊ VIỆT LIÊN
#149 Đã gửi : 18/07/2013 lúc 06:02:44(UTC)


Thanks: 102 times
Được cảm ơn: 101 lần trong 59 bài viết
Hiện tại Vni đang gặp kháng cự 500 và hỗ trợ 470. Mức hỗ trợ này có giá trị đến 3/8/2013.
Nếu mở cửa của ngày 5/8 nằm ở vùng 470 thì Vni xu hướng về 450 - 430 càng cao hơn.
winking smug
2 người cảm ơn PHẠM THỊ VIỆT LIÊN cho bài viết.
PHẠM HỒNG HIẾU
#150 Đã gửi : 19/07/2013 lúc 10:32:16(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Đầu tháng 9 tụi ETF lại đảo hàng
vậy thì lần này tháng 8 mình sẽ xả hàng trước tụi nóbig grin
1 người cảm ơn PHẠM HỒNG HIẾU cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#151 Đã gửi : 19/07/2013 lúc 11:26:08(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Đầu tháng 9 tụi ETF lại đảo hàng
vậy thì lần này tháng 8 mình sẽ xả hàng trước tụi nóbig grin


Ok!
Nguyễn văn Quý và Phạm Nguyên có lý.
Giảm tỷ lệ hàng xuống tối thiểu trước 01/08 blushing
PHẠM HỒNG HIẾU
#152 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 09:40:42(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Hiện VNI đã khá vững trên mức 500
theo các bác đỉnh mới sẽ dừng tại bi nhiu 520 hay 530?
khi mọi người bắt đầu tham lam thì ta phải chuẩn bị sợ hãi vậybig grin
NGUYỄN THÀNH DANH
#153 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 10:50:04(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Sáng này nhùng nhằng 505 có vẻ chưa muốn vượt, không biết thị trường đang đợi gì nhỉ? Khối lượng? Khối ngoại? Hay tin tức gì? Chưa qua 505 điểm thì vẫn chưa ngã ngũ cho sóng tăng mạnh tới 533 được. Còn nếu qua được 505 hôm nay vẫn còn 520 nữa các bác ạ. Cứ ngắn hạn mà theo trend thôi.
1 người cảm ơn NGUYỄN THÀNH DANH cho bài viết.
PHẠM HỒNG HIẾU
#154 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 01:50:35(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Originally Posted by: Client28923 Go to Quoted Post
Sáng này nhùng nhằng 505 có vẻ chưa muốn vượt, không biết thị trường đang đợi gì nhỉ? Khối lượng? Khối ngoại? Hay tin tức gì? Chưa qua 505 điểm thì vẫn chưa ngã ngũ cho sóng tăng mạnh tới 533 được. Còn nếu qua được 505 hôm nay vẫn còn 520 nữa các bác ạ. Cứ ngắn hạn mà theo trend thôi.

đang điều chỉnh muk bác
chưa thể tăng mạnh được phải có thời gian cho mọi người quen với mặt bằng giá mới
cứ thấy em nào điều chỉnh mà chưa tăng nóng, tình hình sản xuất tốt thì múc thoai
ko thì cứ đánh sidewayhappy
1 người cảm ơn PHẠM HỒNG HIẾU cho bài viết.
NGUYỄN THÀNH DANH
#155 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 02:03:18(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
Đang test khoảng hẹp 500-505 , cả thị trường trông chờ các anh bluechips, hy vọng là mức giá hiện tại vẫn còn hấp dẫn để kéo index nếu không thì giữ giá thì đã là tốt lắm rồi . Lại xem tiếp các bác nhỉ?
PHẠM THỊ VIỆT LIÊN
#156 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 08:17:36(UTC)


Thanks: 102 times
Được cảm ơn: 101 lần trong 59 bài viết
Dự là trong tuần này có 510 - 512 (chạm R1 của Tháng), đi từng chặn cho chắc ăn big grin thời điểm này thử tài chọn cổ cánh của NDT.
Nhìn D1 muốn hình thành V-D-V chăng big grin
1 người cảm ơn PHẠM THỊ VIỆT LIÊN cho bài viết.
PHẠM THỊ VIỆT LIÊN
#157 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 09:12:53(UTC)


Thanks: 102 times
Được cảm ơn: 101 lần trong 59 bài viết
nếu trụ đỡ của Vni tiếp tục là MSN và BVH thì Vni chạm 510-512 và quay đầu giảm là khả năng có thể xảy ra vì MSN có 1 cản khá mạnh 104.5 và BVH có cản 47 smug

Wait & see tongue
1 người cảm ơn PHẠM THỊ VIỆT LIÊN cho bài viết.
NGUYỄN THÀNH DANH
#158 Đã gửi : 23/07/2013 lúc 11:23:03(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 10 lần trong 8 bài viết
May mà vẫn còn VNM xanh chứ không thì đỏ đẹp rồi. Mấy hôm rồi blue làm mưa làm gió khiến Index chạy theo hướng đi lên nhưng đa phần các mã đều giảm kể cả Hot stocks, để xem sự lệch pha nền có tạo nên các nhịp luân phiên đỡ index theo từng nhóm hay không ?!
1 người cảm ơn NGUYỄN THÀNH DANH cho bài viết.
PHẠM HỒNG HIẾU
#159 Đã gửi : 23/07/2013 lúc 12:35:54(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Trụ đỡ thì cũng được vài phiên thoai
Trụ mà đến điểm chốt lời bị gãy mà các CP khác ko đỡ thế trụ thì các bác nên tính đến chuyện rút bớt lửa là vừabig grin
PHẠM VIỆT DŨNG
#160 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 08:44:07(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Trụ đỡ thì cũng được vài phiên thoai
Trụ mà đến điểm chốt lời bị gãy mà các CP khác ko đỡ thế trụ thì các bác nên tính đến chuyện rút bớt lửa là vừabig grin


Chiều nay rẽ qua sàn gặp một tay hao hao giống Lửa, định rủ đi uống nước nhưng hắn lại phắn mất rùi worried
PHẠM HỒNG HIẾU
#161 Đã gửi : 25/07/2013 lúc 08:42:47(UTC)


Thanks: 480 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 155 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Trụ đỡ thì cũng được vài phiên thoai
Trụ mà đến điểm chốt lời bị gãy mà các CP khác ko đỡ thế trụ thì các bác nên tính đến chuyện rút bớt lửa là vừabig grin


Chiều nay rẽ qua sàn gặp một tay hao hao giống Lửa, định rủ đi uống nước nhưng hắn lại phắn mất rùi worried

Wái, kiếm đâu ra người đẹp lão giống mình nhảy?big grin
nói chứ tớ ngồi ở nhà hay lên cơ quan ra lệnh qua laptop thui chứ có lên sàn bao h đâu?
bác nhận lầm người coi chừng mất tiền..cafe đừng đổ oan cho tớ nhabatting eyelashes
PHẠM VIỆT DŨNG
#162 Đã gửi : 25/07/2013 lúc 10:00:29(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: phuonghoanglua Go to Quoted Post
Trụ đỡ thì cũng được vài phiên thoai
Trụ mà đến điểm chốt lời bị gãy mà các CP khác ko đỡ thế trụ thì các bác nên tính đến chuyện rút bớt lửa là vừabig grin


Chiều nay rẽ qua sàn gặp một tay hao hao giống Lửa, định rủ đi uống nước nhưng hắn lại phắn mất rùi worried

Wái, kiếm đâu ra người đẹp lão giống mình nhảy?big grin
nói chứ tớ ngồi ở nhà hay lên cơ quan ra lệnh qua laptop thui chứ có lên sàn bao h đâu?
bác nhận lầm người coi chừng mất tiền..cafe đừng đổ oan cho tớ nhabatting eyelashes


Là đi trà đá chém gió thui!
Miềng "trên răng, dưới rún" làm quái có gì mà mất laughing laughing laughing
Hắn cũng không đẹp lão cho lắm, trông hiền, giống một anh giáo bất mãn ...lương big grin
NGUYỄN VĂN QUÝ
#147 Đã gửi : 26/07/2013 lúc 11:23:18(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Market Updates 18/07/2013, 2.30 pm

Như vậy VN-Index đã chính thức chạm vào ngưỡng tâm lý 500 điểm. Sau khi có một giai đoạn tích lũy "từ từ" với thanh khoản được đầy mạnh dần qua các phiên, nhà đầu tư đã bắt đầu có sự chú ý trở lại với thị trường. Mặc dù sự tích cực chưa bộc lộ rõ nhưng dòng tiền đã cho thấy họ sẽ quay lại nếu như mức 505 điểm sắp tới được phá vỡ và kiểm tra với thanh khoản tiếp tục cao như hiện nay. Nguyên nhân chính rõ ràng là kỳ vọng diễn biến của VN-Index sẽ lập lại những gì đã có trong tháng 3 và tháng 5 vừa qua.

So sánh bối cảnh hiện nay với diễn biến tháng 3 và 5 có thể thấy có những sự khác biệt. Nếu như giai đoạn nửa đầu năm VN-Index chạy một mạch lên 533 điểm với các thông tin tích cực ở dạng "kỳ vọng" như VAMC, các chính sách tài khóa, tiền tệ tích cực...sẽ đem lại những nét mới cho nền kinh tế. Nhưng thực tế nửa cuối năm nay sẽ không có nhiều sự hỗ trợ như vậy nữa mà nhà đầu tư chủ yếu yêu cầu được thấy sự hiệu quả đó trong các tháng nửa cuối năm nay.

Nếu so sánh rộng hơn nữa sẽ thấy nửa đầu năm 2012, VN-Index cũng đã rất tích cực và đảo chiều giảm vào tháng 6 do một sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật là chủ yếu. Thực tế nó đã trở thành đợt điểm đảo chiều giảm mạnh sau sự kiện "bầu Kiên" bị bắt. Cụ thể, vào thời điểm tháng 6/2012, VN-Index đã giảm khá từ đỉnh 500 xuống cham Fibonacci 50% quanh 410 điểm và tăng trở lại. Chính tại thời điểm hồi phục này tâm lý thị trường lúc đó có sự lạc quan rất mạnh vì diễn biến kinh tế được đánh giá là đang chạm đáy và chính sách vĩ mô cũng đang hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế. Sự kiện bầu Kiên và sau đó là liên tục các thông tin về các đợt thanh tra lớn chính là điểm mấu chốt xóa sạch nhưng gì có được trong nửa đầu năm của VN-Index.

Quay lại thời điểm hiện nay sẽ thấy tâm lý thị trường không khác mấy so với thời điểm tháng 7/2012 và kỳ vọng thị trường tăng điểm vẫn là rất lớn sau khi đã rơi từ 533 xuống 465. Nếu diễn biến này không có sự đột biến gây sốc như năm 2012 thì ít nhất VN-Index vẫn có cơ hội phục hồi trong thang 7 từ đáy 465 lên mức đầu tiên là Fibonacci 38,2% tương đương 495-500 điểm và cao nhất tại mức 505 điểm cho nhịp nảy lên đầu tiên. Tuy nhiên sau đó sẽ là một đợt giảm để kiểm nghiệm khả năng "đáy sau cao hơn đáy trước" với kỳ vọng tại mức 480-485 sẽ tăng trở lại tạo mô hình hai đáy trong tháng 8. Nếu kịch bản này xảy ra, chỉ cần dấu hiệu thanh khoản tăng mạnh trở lại sẽ là điểm xuất phát tôt để giải ngân với mục tiêu quay lại đỉnh cũ 533 điểm. Ở kịch bản khác, nếu như VN-Index tăng một mạch mà không có điểm dừng điều chỉnh từ 470 lên 533 điểm là khó xảy ra do sự tích cực của thị trường cần đòi hỏi nhiều yếu tố về thông tin vĩ mỗ tuy nhiên thực tế không ủng hộ điều này. Hơn nữa do không được kiểm nghiệm độ bền của sóng nên khi giảm trở lại ngưỡng hỗ trợ sẽ rất dễ bị phá vỡ. Ngoài ra Tháng 7 thị trường chủ yếu chi phối bởi diễn biến KQKD Quý II/2013, và chỉ với yếu tố này sẽ là không đủ cho một đợt tăng mạnh.

Diễn biến thị trường quốc tế

Gần đây các thông tin về vĩ mô quốc tế có nhiều sự đan xen phức tạp nhưng nói chung vẫn tích cực nếu như đứng ở góc độ nhà đầu tư của kênh chứng khoán. Kinh tế Mỹ rõ ràng là đang hồi phục và càng ngày càng rõ nét khiến áp lực cắt giảm kích thích của FED ngày càng lớn. Sau gần 5 năm dựa vào các gói kích thích kinh tế (QE), giới đầu tư thấy rằng chứng khoản đã hưởng lợi rất lớn vào các đợt công bố có thêm các đợt QE mới. Chính vì vậy mà dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ dường như lại có tác dụng ngược với kênh chứng khoán vì đã sống nhờ quá nhiều vào hỗ trợ của QE. FED rõ ràng sẽ không thể mãi hỗ trợ nhưng việc cắt giảm là điều sẽ phải làm. Chắc chắn thời điểm công bố cắt giảm QE sẽ khiến các chỉ số chứng khoán có những biến động giảm nhất định tuy nhiên vẫn như cách làm của FED là đưa ra quan điểm trước để thăm dò phản ứng thị trường rồi điều chỉnh, tiếp theo là triển khai thành từng bước để tránh sốc cho thị trường. Ở góc độ dài hạn, khi thị trường đủ sức hồi phục thì QE sẽ cần giảm bớt để thị trường có sự độc lập và tự cân bằng, doanh nghiệp tự vận động để tăng sức cạnh trạnh và sự lành mạnh của nền kinh tế. Tóm lại đánh giá chung về thông tin thị trường Mỹ là tích cực trong năm nay.

Ở góc độ không tích cực đó là các diễn biến khá xấu tại Trung Quốc. Có nhiều quan điểm cho rằng TQ đang có gắng 'hạ cánh' cho nền kinh tế trong năm nay kể cả phải mạnh tay. Với tốc độ GDP trên 10% mỗi năm trong hơn chục năm qua và tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì việc giảm tốc đột ngột là tối kỵ. Trong khi việc chủ động giảm tốc là đã khó thì những phát sinh trong quá trình này đang bộc lộ ra nhiều bất cập như nợ công cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản hệ thống ngân hàng, hiệu quả của đầu tư công... Trong năm nay, thông tin về Trung Quốc sẽ gây nhiều trở ngại và sẽ đối lập với diễn biến tại Mỹ và Nhật. Hiên TQ đã dần bình ổn được các thông tin về hệ thống NH tuy nhiên vẫn không tranh khỏi các số liệu không thực sự lạc quan về vĩ mô trong nửa cuối năm nay. Việc các quỹ đầu cơ và ETF đang liên tục rút tiền tại các thị trường mới nổi (emerging market) cũng sẽ là điểm bất lợi cho chứng khoán của khu vực Châu Á trong đó có VN. Hơn thế nữa chứng khoán VN mới chỉ thực sự sôi động khi VN-Index giao dịch trên mức cản tâm lý là 500 điểm và thực tế khoảng giao động này khá hẹp tính đến đỉnh 533.

Đánh giá

Với các thông tin và diễn biến hiện nay một kịch bản đẹp có lẽ phải rơi vào thời điểm VN-Index bứt phá qua mức 533 điểm. Nếu vẫn ở dưới mức đỉnh này thì biến động của VN-Index trong 6 tháng tới có lẽ sẽ chỉ là sideway đi ngang tích lũy. Và như vậy tỷ trọng nhà đầu tư dài hạn sẽ vẫn là con số ít do diễn biến đó chỉ phù hợp cho các con sóng ngắn với sự tham gia của nhà đầu tư lướt sóng là chủ yếu.


Market Update 11.15 am (26/07/2013)

Như vậy thị trường đang đi theo kịch bản đã dự báo với mục tiêu là 480-485 và sâu hơn là 465 điểm sau khi chính thức phá vỡ hỗ trợ 490 trong phiên hôm nay. Cần chú ý là nếu chạm 480-485 bật lên thì index vẫn tiềm ẩn rủi ro rất cao vì xu hướng trung hạn đã bị gãy do thủng 490 điểm và như vậy trạng thái sẽ khá xấu, tâm lý thận trọng sẽ quay lại. Cũng chính vì vậy dù có sự nảy lên từ mức điểm 480-485 cũng sẽ khó kéo dài đặc biệt là nếu thanh khoản không đẩy tăng trở lại.

Có lẽ nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ hướng đến 465 điểm là điểm xem xét giải ngân tùy thuộc vào diễn biến của index có tích cực trở lại hay không. Với diễn biến hiện tại, nhóm lướt sóng cũng cần bình tĩnh tránh bắt đáy quá sớm khi thấy giá giảm nhanh nhưng chưa được kiểm chứng.
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#148 Đã gửi : 26/07/2013 lúc 12:05:18(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Market Updates 18/07/2013, 2.30 pm

Như vậy VN-Index đã chính thức chạm vào ngưỡng tâm lý 500 điểm. Sau khi có một giai đoạn tích lũy "từ từ" với thanh khoản được đầy mạnh dần qua các phiên, nhà đầu tư đã bắt đầu có sự chú ý trở lại với thị trường. Mặc dù sự tích cực chưa bộc lộ rõ nhưng dòng tiền đã cho thấy họ sẽ quay lại nếu như mức 505 điểm sắp tới được phá vỡ và kiểm tra với thanh khoản tiếp tục cao như hiện nay. Nguyên nhân chính rõ ràng là kỳ vọng diễn biến của VN-Index sẽ lập lại những gì đã có trong tháng 3 và tháng 5 vừa qua.

So sánh bối cảnh hiện nay với diễn biến tháng 3 và 5 có thể thấy có những sự khác biệt. Nếu như giai đoạn nửa đầu năm VN-Index chạy một mạch lên 533 điểm với các thông tin tích cực ở dạng "kỳ vọng" như VAMC, các chính sách tài khóa, tiền tệ tích cực...sẽ đem lại những nét mới cho nền kinh tế. Nhưng thực tế nửa cuối năm nay sẽ không có nhiều sự hỗ trợ như vậy nữa mà nhà đầu tư chủ yếu yêu cầu được thấy sự hiệu quả đó trong các tháng nửa cuối năm nay.

Nếu so sánh rộng hơn nữa sẽ thấy nửa đầu năm 2012, VN-Index cũng đã rất tích cực và đảo chiều giảm vào tháng 6 do một sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật là chủ yếu. Thực tế nó đã trở thành đợt điểm đảo chiều giảm mạnh sau sự kiện "bầu Kiên" bị bắt. Cụ thể, vào thời điểm tháng 6/2012, VN-Index đã giảm khá từ đỉnh 500 xuống cham Fibonacci 50% quanh 410 điểm và tăng trở lại. Chính tại thời điểm hồi phục này tâm lý thị trường lúc đó có sự lạc quan rất mạnh vì diễn biến kinh tế được đánh giá là đang chạm đáy và chính sách vĩ mô cũng đang hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế. Sự kiện bầu Kiên và sau đó là liên tục các thông tin về các đợt thanh tra lớn chính là điểm mấu chốt xóa sạch nhưng gì có được trong nửa đầu năm của VN-Index.

Quay lại thời điểm hiện nay sẽ thấy tâm lý thị trường không khác mấy so với thời điểm tháng 7/2012 và kỳ vọng thị trường tăng điểm vẫn là rất lớn sau khi đã rơi từ 533 xuống 465. Nếu diễn biến này không có sự đột biến gây sốc như năm 2012 thì ít nhất VN-Index vẫn có cơ hội phục hồi trong thang 7 từ đáy 465 lên mức đầu tiên là Fibonacci 38,2% tương đương 495-500 điểm và cao nhất tại mức 505 điểm cho nhịp nảy lên đầu tiên. Tuy nhiên sau đó sẽ là một đợt giảm để kiểm nghiệm khả năng "đáy sau cao hơn đáy trước" với kỳ vọng tại mức 480-485 sẽ tăng trở lại tạo mô hình hai đáy trong tháng 8. Nếu kịch bản này xảy ra, chỉ cần dấu hiệu thanh khoản tăng mạnh trở lại sẽ là điểm xuất phát tôt để giải ngân với mục tiêu quay lại đỉnh cũ 533 điểm. Ở kịch bản khác, nếu như VN-Index tăng một mạch mà không có điểm dừng điều chỉnh từ 470 lên 533 điểm là khó xảy ra do sự tích cực của thị trường cần đòi hỏi nhiều yếu tố về thông tin vĩ mỗ tuy nhiên thực tế không ủng hộ điều này. Hơn nữa do không được kiểm nghiệm độ bền của sóng nên khi giảm trở lại ngưỡng hỗ trợ sẽ rất dễ bị phá vỡ. Ngoài ra Tháng 7 thị trường chủ yếu chi phối bởi diễn biến KQKD Quý II/2013, và chỉ với yếu tố này sẽ là không đủ cho một đợt tăng mạnh.

Diễn biến thị trường quốc tế

Gần đây các thông tin về vĩ mô quốc tế có nhiều sự đan xen phức tạp nhưng nói chung vẫn tích cực nếu như đứng ở góc độ nhà đầu tư của kênh chứng khoán. Kinh tế Mỹ rõ ràng là đang hồi phục và càng ngày càng rõ nét khiến áp lực cắt giảm kích thích của FED ngày càng lớn. Sau gần 5 năm dựa vào các gói kích thích kinh tế (QE), giới đầu tư thấy rằng chứng khoản đã hưởng lợi rất lớn vào các đợt công bố có thêm các đợt QE mới. Chính vì vậy mà dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ dường như lại có tác dụng ngược với kênh chứng khoán vì đã sống nhờ quá nhiều vào hỗ trợ của QE. FED rõ ràng sẽ không thể mãi hỗ trợ nhưng việc cắt giảm là điều sẽ phải làm. Chắc chắn thời điểm công bố cắt giảm QE sẽ khiến các chỉ số chứng khoán có những biến động giảm nhất định tuy nhiên vẫn như cách làm của FED là đưa ra quan điểm trước để thăm dò phản ứng thị trường rồi điều chỉnh, tiếp theo là triển khai thành từng bước để tránh sốc cho thị trường. Ở góc độ dài hạn, khi thị trường đủ sức hồi phục thì QE sẽ cần giảm bớt để thị trường có sự độc lập và tự cân bằng, doanh nghiệp tự vận động để tăng sức cạnh trạnh và sự lành mạnh của nền kinh tế. Tóm lại đánh giá chung về thông tin thị trường Mỹ là tích cực trong năm nay.

Ở góc độ không tích cực đó là các diễn biến khá xấu tại Trung Quốc. Có nhiều quan điểm cho rằng TQ đang có gắng 'hạ cánh' cho nền kinh tế trong năm nay kể cả phải mạnh tay. Với tốc độ GDP trên 10% mỗi năm trong hơn chục năm qua và tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì việc giảm tốc đột ngột là tối kỵ. Trong khi việc chủ động giảm tốc là đã khó thì những phát sinh trong quá trình này đang bộc lộ ra nhiều bất cập như nợ công cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản hệ thống ngân hàng, hiệu quả của đầu tư công... Trong năm nay, thông tin về Trung Quốc sẽ gây nhiều trở ngại và sẽ đối lập với diễn biến tại Mỹ và Nhật. Hiên TQ đã dần bình ổn được các thông tin về hệ thống NH tuy nhiên vẫn không tranh khỏi các số liệu không thực sự lạc quan về vĩ mô trong nửa cuối năm nay. Việc các quỹ đầu cơ và ETF đang liên tục rút tiền tại các thị trường mới nổi (emerging market) cũng sẽ là điểm bất lợi cho chứng khoán của khu vực Châu Á trong đó có VN. Hơn thế nữa chứng khoán VN mới chỉ thực sự sôi động khi VN-Index giao dịch trên mức cản tâm lý là 500 điểm và thực tế khoảng giao động này khá hẹp tính đến đỉnh 533.

Đánh giá

Với các thông tin và diễn biến hiện nay một kịch bản đẹp có lẽ phải rơi vào thời điểm VN-Index bứt phá qua mức 533 điểm. Nếu vẫn ở dưới mức đỉnh này thì biến động của VN-Index trong 6 tháng tới có lẽ sẽ chỉ là sideway đi ngang tích lũy. Và như vậy tỷ trọng nhà đầu tư dài hạn sẽ vẫn là con số ít do diễn biến đó chỉ phù hợp cho các con sóng ngắn với sự tham gia của nhà đầu tư lướt sóng là chủ yếu.


Market Update 11.15 am (26/07/2013)

Như vậy thị trường đang đi theo kịch bản đã dự báo với mục tiêu là 480-485 và sâu hơn là 465 điểm sau khi chính thức phá vỡ hỗ trợ 490 trong phiên hôm nay. Cần chú ý là nếu chạm 480-485 bật lên thì index vẫn tiềm ẩn rủi ro rất cao vì xu hướng trung hạn đã bị gãy do thủng 490 điểm và như vậy trạng thái sẽ khá xấu, tâm lý thận trọng sẽ quay lại. Cũng chính vì vậy dù có sự nảy lên từ mức điểm 480-485 cũng sẽ khó kéo dài đặc biệt là nếu thanh khoản không đẩy tăng trở lại.

Có lẽ nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ hướng đến 465 điểm là điểm xem xét giải ngân tùy thuộc vào diễn biến của index có tích cực trở lại hay không. Với diễn biến hiện tại, nhóm lướt sóng cũng cần bình tĩnh tránh bắt đáy quá sớm khi thấy giá giảm nhanh nhưng chưa được kiểm chứng.


Xem qua các diễn đàn CK thì các NĐT rất giống tâm lý 2012 và nếu như New không có New thì kịch bản 2012 rất rễ lặp lại crying
Tình hình KTCT trong và ngoài nước cũng không có gì sáng sủa crying
Tuy nhiên theo mình sự hoạt động thực tiễn của CT MBN nhiều khả năng có những tác động mạnh đến TTCK, nhưng theo hướng nào thì rất khó xác định. laughing
Ngoài ra việc rút vốn của các TCT, TĐ NN cũng sẽ đi dần tới thời điểm "không muốn cũng phải làm", nợ xấu (chủ yếu là BĐS) "không thể dấu mãi" và sẽ "tòi ra"... Thoáng qua thì hai yếu tố này "rõ là" sẽ làm CK giảm; Nhưng sự thực lượng tiền Bất Động đang đứng ngoài KDSX không phải ít (hiện vẫn đang đi vào Vàng để tạm thời "trú ẩn"!), nó có thể được bung ra TT và kết hợp với dòng tiền ngoại - nếu như - các đối tượng trên đánh giá về dài hạn yếu tố "tôn trọng cơ chế KTTT" là quan trọng hơn sự "mất mát ngắn hạn" trong việc "cắt bỏ các khối u" của nền KT angel
Và diễn biến của TTCK sẽ rất phức tạp, khó đoán, khó lường hơn bao giờ hết! day dreaming
An toàn nhất là tạm thời đứng ngoài và chờ đợi. Nhưng nếu ai còn lướt sóng thì nên quan tân đến các diễn biến riêng các con sóng lẻ của mỗi CP - phải nắm được thông tin nhanh và chính xác - Các NĐT nhiều thông tin (thạo tin tức như Ba Điều) chắc chắn vẫn sẽ kiếm được trong thời gian tới! happy
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (63)
9 Trang«<6789>
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.