Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Khi vĩ mô đã "an bài", thời điểm mua sẽ đến ?!
NGUYỄN VĂN QUÝ
#1 Đã gửi : 16/10/2012 lúc 02:57:42(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Tình hình vĩ mô hiện nay nên tiếp tục chờ ?

Khi cập nhật những con số vĩ mô, nhiều nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi liệu bắt đầu giải ngân được chưa? Có nên đầu tư vào thời điểm mà hầu như các chỉ báo vĩ mô đều không đạt chỉ tiêu, thậm chí là xấu hơn năm trước? Liệu khi những tin xấu đã ra hết thì chắc hẳn tình hình sắp tới sẽ cải thiện ?

GDP mặc dù có cải thiện trong Quý 2 tuy nhiên tính tổng 3 quý đầu năm chỉ đạt 4,73% tức là dưới mức 5%, mức cần có để tăng trưởng kinh tế không rơi quá mạnh. Như vậy chỉ còn một quý cuối năm để thực hiện chỉ tiêu 7-8% mà Chính phủ đề ra. Với tính toán đơn giản về số học, GDP tăng trưởng thêm 2-3% trong Quý 4 là quá áp lực quá lớn. Trong khi đó phương án bơm tiền vào nền kinh tế là không khả thi trước áp lực lạm phát có dấu hiệu quay trở lại kể từ tháng 8 vừa qua.

Thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến 20/9 chỉ đạt 2,35% một con số chênh lệch lớn với chỉ tiêu vốn đã điều chỉnh giảm mạnh từ mức 17-18% xuống 8% trong năm 2012. Rõ ràng dư địa cho tăng trưởng tín dụng vẫn còn, NH thương mại thì tiếp tục xin thêm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng lạm phát hiện không dễ dàng kiểm soát đặc biệt là sau mức tăng gây sốc 2,2% chỉ trong tháng 9. Nhiều người lo ngại rằng chỉ cần trong 3 tháng cuối năm, mỗi tháng CPI tăng 1% là đã “phá sản” kế hoạch kiềm chế lạm phát dưới 8%.

Quan sát kỹ có thể thấy CPI những tháng gần đây đến từ hai nguyên nhân chính: chủ chương tăng giá theo định hướng thị trường và thứ hai là yếu tố chu kỳ. Ở nguyên nhân thứ nhất, đó là hiệu ứng tăng giá của một số nhóm những hàng hóa nhạy cảm như điện, nước, gas, xăng dầu; đặc biết có sự đột biến của nhóm dich vụ y tế. Ở vế thứ hai yếu tố mùa vụ “khai giảng” đây chính là cú huých mạnh vào CPI gây sốc trong tháng 9.

Tuy nhiên dưới góc độ cá nhân quan sát thì yếu tố thứ nhất (chủ định tăng giá) đã có những tác động và được phản ánh vào CPI những tháng quý 2, đặc biệt là từ tháng 8 vừa qua. Tác động lan tỏa của nó phần nào đã bớt dần trong tháng 10 và sẽ tiếp tục trong các tháng tới. Ngoài ra, rất may mắn khi tác động của đợt tăng giá này không kích thích nhóm hàng lương thực thực phẩm, dịch vụ ăn uống (chiếm tỷ trọng gần 40% trong rổ tinh toán CPI) tăng theo và nhờ đó CPI kỳ vọng cũng không có điều kiện để gây đột biết quá lớn. Đối với nhóm hàng hóa giáo dục tác động từ yếu tố “chu kỳ mùa vụ” sẽ giảm bớt sau tháng khai giải, nguy cơ kéo dài ảnh hưởng như vậy cũng sẽ giảm.

Mặc dù vậy, vẫn không nên chủ quan khi chủ chương thực hiện tăng giá bán than, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong đó có nhiệt điện. Ngoài ra, chu kỳ tiêu dùng nội địa sẽ nhích dần trong Quý IV và thực trạng lạm phát tăng tại các quốc gia nơi thị trường nhập khẩu chính nguyên liệu vào Việt Nam có thể sẽ khiến hàng hóa bị đội giá. Nói cách khác Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu lạm phát từ các quốc gia này. Các diễn biến này sẽ càng làm vấn đề lạm phát khó kiểm soát và đương nhiên sẽ khó dự báo. Lạm phát cao sẽ cản trở khả năng hỗ trợ thêm cung tiền, vốn cho nền kinh tế giảm GPD liệu có tăng trưởng chứ chưa nói đến bền vững ?!

Cá nhân tôi cho rằng CPI năm nay ở dưới mức 2 con số cho xác suất cao nhưng để giữ dưới mức 8% là rất khó (hiện 9 tháng đã đạt 5,13%) và gần như không có cơ hội cho tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay và có thể cả đầu năm 2013. Dòng tiền trong nền kinh tế ở mức thấp và tiếp tục luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng thì triển vọng của chứng khoán hay các kênh đầu tư khác chắc chắn khó cải thiện.

Ở góc độ tiếp cận như trên rõ ràng kinh tế hiện nay đang bộc lộ những điểm yếu so với năm 2011 thông qua các con số và kết quả vĩ mô yếu kém, đặc biệt là so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.

Chứng khoán là tấm gương phản chiếu nền kinh tế và được cho rằng luôn phản ứng trước từ 3 đến 6 tháng đối với những sự vận động của nền kinh tế. Như vậy nhà đầu tư cũng nên tự xây dựng các kịch bản dự báo kinh tế để từ đó triển khai chiến lược đầu tư sao cho phù hợp.

Dựa trên những nhận định không mấy khả quan về nền kinh tế vĩ mô vậy trong 3 đến 6 tháng tới có yếu tố nào để tạo sóng cho chứng khoán hay không ?

Chúng ta thử điểm qua những yếu tố nào có thể tác động đến quyết định đầu tư trong thời gian tới:

QE3 của FED

Vàng và chứng khoán đều tăng mạnh sau quyết định tung ra QE3. Vàng chạm mức 1.700 USD/ ounce rồi mới chịu điều chỉnh, khiến giá vàng trong nước cũng đột ngột bật tăng và trở thành kênh đầu tư hút tiền khá phổ biến trong Quý 3 vừa qua. QE3 với thời gian kéo dại vô thời hạn có thể sẽ tạo thêm nhưng tác động hỗ trợ đến thị trường chứng khoán quốc tế, ít nhất là không làm cho nó giảm sâu hơn. Khi nào thị trường chứng khoán quốc tế còn tích cực thì các quỹ đầu tư có thêm sự hỗ trợ giảm bớt áp lực thoái vốn tại các thị trường trong đó có các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Là một nên kinh tế có độ mở cao đối với thế giới, khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục sẽ là điểm tựa cho Việt Nam có điều kiện tăng trưởng, chứng khoán nhờ đó cũng được hưởng lợi. Trong ngắn hạn, năm 2012 không phải là năm đột biến mà sẽ là từng bước ổn định do đó chỉ có thể là những dấu hiệu tạo đáy và đi ngang của chứng khoán trong năm 2012.

Mùa công bố KQKD Quý 3, Quý 4 và cả năm

Sự phân hóa cổ phiếu sẽ xảy ra mạnh dần kể từ đợt công bố KQKD quý 3 và đặc biệt khi công bố kêt quả cuối năm 2012. Trước mắt KQKD Quý 3 sắp tới được đánh giá là sẽ không có nhiều đột biến so với Quý trước. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là sự thận trọng cao của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh vẫn còn khó khăn hiện nay. Dù KQKD tăng mạnh đột biến trong quý 3 nhưng có lẽ doanh nghiệp sẽ coi đó như “của đề giành” và thay vào đó là công bố duy trì lợi nhuận ổn định sẽ là điều nên làm.

Nhóm ngành xây dựng và bất động sản tiếp tục được cho là nhóm ngành có mức rủi ro cao khi đầu tư tại thời điểm này. Nhóm khoảng sản, ngân hàng sẽ có doanh thu và lợi nhuận ổn định so với quý trước nhờ lợi thế và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh.

BID sẽ niêm yết tại HSX

Một điểm chú ý đó là trong Quý 4 này, một đại gia ngành Ngân hàng đó là BIDV với mã BID sẽ được niêm yết trên sàn. Sau nhiều lần trì hoãn thì có vẻ BIDV thực sự mong muốn lên sàn. Vậy tại sao BIDV lại cố gắng tối đa thời điểm trong năm nay để lên sàn khi mà kinh tế vĩ mô yếu kém và thị trường chứng khoán kẹt thanh khoản ?!

Sự kiện này khiến nhiều người liên tưởng đến các con sóng tăng của thị trường chứng khoán khi các đại gia đưa cổ phiếu của mình lên giao dịch. Đương nhiên đó là kịch bản của tất cả các thành viên tham gia thị trường đều mong muốn. Nhưng chúng ta cũng không quên những đợt niêm yết của các đại gia vừa qua lại là những “trái đắng” của nhà đầu tư khi đã quá lạc quan với sự kiện “khủng” này. MBB hay gần đây nhất là đại gia GAS khi niêm yết trên sàn lại chính là thời điểm thị trường bắt đầu rơi vào chu kỳ điều chỉnh không phanh từ cuối tháng 5 cho đến nay.

Lãnh đạo BIDV đã từng tuyên bố với mức giá trúng thầu bình quân là 18.500 Đ/cp và khi niêm yết BID sẽ chắc chắn đạt mức giá 28.700Đ/cp (tăng 150%). Liệu lời nói này có quá lạc quan không? Theo tôi là có. Thời điểm ý kiến này được đưa ra là khoảng tháng 3/2012 khi đó VN-Index đang có bược lội ngược dòng ngoạn mục suốt từ cuối tháng 12/2011.

Tuy nhiên thời điểm niêm yết hiện nay lại hoàn toàn ngược lại. Thanh khoản yếu, thông tin vĩ mô không hỗ trợ, tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng, mua nhanh bán gọn thậm chí là mua bán trong tuần… Chỉ có một số ít nhà đầu tư, đa phần là nhà đầu tư có mức độ chịu rủi ro cào hoặc mới tham gia thị trường là có chút lạc quan khi cho rằng các thông tin xấu đã ra hết thì thị trường sẽ chạm tới đáy và vấn đề ở chỗ đáy này có đủ bền để đưa chỉ số từ đây tăng trở lại mạnh mẽ hay chưa?!

Một điểm chú ý khác đó là tỷ lệ nợ xấu hiện của BIDV có dấu hiệu tăng nhanh và đây cũng được cho là một trong những nguyên chính khiến ngân hàng này muốn đẩy nhanh quá trình niêm yết nếu như không muốn chạm phải các quy định ngày càng chặt có thể được ban hành trong năm 2013! Động thái này cũng là tín hiệu để nhà đầu tư nghĩ đến các tác động có thể tiếp tục gây ra biến động trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới.

Theo quan điểm cá nhân thì rủi ro là khá lớn nếu giải ngân “dựa hơi” vào sóng niêm yết của BID và nó cũng sẽ khó có thể tạo nên sóng ngành ngân hàng. Điều này càng rõ ràng khi so sánh mặt bằng giá ngành ngân hàng hiện nay đã sụt giảm đáng kể và cách quá xa so với mức kỳ vọng 28.700 đ/cp đã được nhắc đến.

Các quỹ đầu tư chốt NAV

Thời điểm cuối năm 2012 một lần nữa sẽ không giống như các kỳ vọng có sóng nhờ các Quỹ ngoại sẽ đẩy giá cổ phiếu để chốt NAV cuối năm. Hoạt động của các quỹ này trong năm 2012 có khả quan hơn nếu xét về mức độ thua lỗ so với năm trước. Chưa kể các quỹ cũng đã có thực hiện chốt hoặc thoái vốn khá lớn tại mức giá cao trong sóng tăng nửa đầu năm 2012 do đó gánh nặng rủi ro đã giảm bớt.

Cá nhân tôi cho rằng các Quỹ sẽ không thực hiện mua vào mạnh nữa mà sẽ chọn phương án thanh lọc cổ phiếu kém và hạn chế mở rộng danh mục đầu tư hiện có. Thực tế cho thấy gần đây vai trò dần dắt của của nhóm nước ngoài không còn là điểm nhấn của thị trường như trong năm 2011, và nó đặc biệt rõ thấp khi thanh khoản thị trường thấp như hiện nay.

Dòng tiền đầu cơ vẫn có “đất diễn”


Mặc dù sau tất cả diễn biến ảm đạm trong 3 quý đầu năm, nhưng vẫn có những thời điểm thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái “thờ ơ” với các thông tin vĩ mô đặc biệt khi nó đã gần như “an bài” như thời điểm cuối năm. Những thời điểm như thế, dòng tiền đầu cơ sẽ vẫn có điều kiên để “chảy” vào chứng khoán và tập trung vào các mã có thanh khoản cao với mức beta lớn (thị trường tăng thì mã chứng khoán đó cũng tăng mạnh) để tạo ra các con sóng nhỏ tại từng mã hoặc từng nhóm ngành đơn lẻ. Trong vài ngày đầu tuần thứ 2 của tháng 10 vừa qua đã cho thấy dấu hiệu đó.

Mặc dù vậy, cần chú ý là dòng tiền đầu cơ vào và rút khỏi thị trường rất nhanh. Khi thị trường rơi vào trạng thái hưng phấn thì đã muộn. Do đó chỉ có những nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao mới có thể tham gia thời điểm hiện nay.

Với nhận định này, VN-Index nhiều khả năng cơ hội hồi phục sẽ rơi vào giao điểm giữa cuối năm nay và đầu năm 2013 khi mà các thông tin vĩ mô không còn bất kỳ tác động nào đến tâm lý thị trường. Bối cảnh này khá giống sóng “kỳ vọng hồi phục” trong năm 2012 vừa qua, với sự hoạt động tích cực của các “nhà tạo lập thị trường”, sở hữu những dòng tiền đầu cơ họ sẽ kích thích thị trường nóng dần lên.
4 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
NGUYỄN VĂN DŨNG
#2 Đã gửi : 07/11/2012 lúc 11:48:52(UTC)


Thanks: 90 times
Được cảm ơn: 263 lần trong 158 bài viết
Mặc dù tình hình chung chưa thật khả quan cho TTCK trong vài tháng tới, các con sóng nhỏ vẫn tạo cơ hội cho các trader nhạy bén.
Với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu mà với mức giá cổ phiếu hiện nay "bán thấy tiếc" thì có thể áp dụng chiến thuật lướt ngắn hạn (thậm chí lướt T+0, T+1 tận dụng chứng khoán có sẵn trên tài khoản). Với tỷ lệ phí giao dịch qua internet là 0.15% của FPTS thì chỉ cần chênh lệch giá mua - giá bán lớn hơn 0.35% là nhà đầu tư có lãi rồi.

Nếu áp dụng thành công thì đây là biện pháp tốt để nhà đầu tư giảm giá vốn dần xuống.
1 người cảm ơn NGUYỄN VĂN DŨNG cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.