Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Tpp
PHẠM VIỆT DŨNG
#1 Đã gửi : 13/09/2013 lúc 10:35:01(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Bao giờ cái hiệp định này bắt đầu có hiệu lực nhỉ ?!
Các DN nào sẽ hưởng lợi từ Tpp (?) Và DN nào hết hơi vì nó (?).
...???
NGUYỄN THẾ ĐỊNH
#2 Đã gửi : 18/09/2013 lúc 04:01:31(UTC)

Cảm ơn: 32 lần
Được cảm ơn: 73 lần trong 58 bài viết
Về cơ bản thì hội nào xuất khẩu sẽ được lợi trong cái tpp này, còn cụ thể còn tùy vào sự đàm phán giữa các bên trong các điều khoản thỏa thuận.
Dạo này mọi người hay nhắc nhiều nhất về TCM trong cái vụ TPP này. TCM hiện đang xuất khẩu khá nhiều sang Mỹ với thuế xuất là 18%, nếu miễn thuế khi vào TPP thì lợi nhuận sẽ tăng rất khá.
1 người cảm ơn NGUYỄN THẾ ĐỊNH cho bài viết.
VŨ MINH THÙY
#3 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 11:02:33(UTC)

Thanks: 24 times
Được cảm ơn: 54 lần trong 30 bài viết
Khi gia nhập TPP, tác động của TPP lên các ngành nghề kinh doanh là khá lớn do luồng hàng hoá ra-vào Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ. Thật khó để có thể xác định chính xác ngành nào, mã nào sẽ chịu tác động ngay lúc này. Nhưng theo quan điểm của em, dù là ngành nào bị ảnh hưởng, tốt hay xấu, thì ngành đầu tiên được hưởng sẽ là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế. Bởi lẽ, dù là xuất siêu hay nhập siêu, thì kim ngạch xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng lên đáng kể, là điều kiện tốt để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế hưởng lợi từ việc này. Các bác cùng tìm hiểu thêm về những mã ngành vận tải nhé :)
1 người cảm ơn VŨ MINH THÙY cho bài viết.
LÊ HỒNG PHÚC
#4 Đã gửi : 22/01/2014 lúc 10:59:09(UTC)

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 35 lần trong 23 bài viết
Theo nguồn tin của VTV: Trong năm 2013, Việt Nam đã lần đầu tiên xuất khẩu được nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành dệt may. Trước ngưỡng cửa của TPP, đây thực sự là một bước đi tích cực của toàn ngành dệt may Việt Nam khi bước đầu tự chủ được những vật liệu tưởng chừng rất đơn giản như chiếc cúc áo, nhãn mác trước đây phải nhập siêu từ những nước không nằm trong TPP, đặc biệt là Trung Quốc.
Đây là thành quả của một quá trình tăng trưởng mạnh của ngành dệt may Việt Nam, bởi lẽ chỉ với một quy mô nhỏ, đầu tư vào công nghiệp phụ trợ là rất tốn kém và lâu thu hồi vốn.
Với định hướng tiếp tục tăng tỉ lệ nội địa hóa này, hứa hẹn ngành dệt may sẽ thực sự phát triển, thoát ra khỏi tiếng chỉ dựa vào các hợp đồng gia công của nước ngoài và hưởng lợi thực sự từ việc giảm thuế mà TPP mang lại.
Anh chị vui lòng tham khảo thêm vấn đề công nghiệp phụ trợ này tại đây.
1 người cảm ơn LÊ HỒNG PHÚC cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.