Thông tin tổng quanTổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP (DPM) là thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Cơ cấu cổ đông:Danh sách công ty con:Ngành nghề kinh doanh chính:-Sản xuất đạm urê, kinh doanh các loại phân bón, amoniắc lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hoá chất khác; các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh phân bón và các sản phẩm hoá chất dầu khí;
-Sản xuất và kinh doanh điện.
-Kinh doanh các dịch vụ vận tải, kho bãi, đào tạo, đầu tư tài chính.
-Kinh doanh bất động sản, nông lâm sản.
-Đầu tư chế biến, vận chuyển, phân phối các sản phẩm dầu khí và khoáng sản khác.
Sản phẩm chính:-Đạm URE Phú Mỹ
-Phân phối đạm URE(nhập khẩu, ure Cà Mau)
-Amoniac lỏng …
-Nguồn điện dư được hòa điện lưới quốc gia
Cơ cấu doanh thu:Cơ cấu chi phí:Năng lực sản xuất kinh doanh:-Công suất của nhà máy DPM đạt 800.000 tấn/năm.
-Hệ thống kinh doanh phân phối trải rộng trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam. Hệ thống phân phối bao gồm 10 cửa hàng, 57 đại lý, 28 cửa hàng (cấp 1) và 2.793 cửa hàng (cấp 2).
-Nếu không tính đến việc phân phối Ure Cà Mau thì DPM đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước.
Định hướng phát triển:-Trong 2-3 năm tới, DPM sẽ tập trung mọi nguồn lực vào sản phẩm chính là đạm Ure:
*Đầu tư vào đạm Cà Mau, tiến tới đưa thị phần cả nước lên 80-90% vào năm 2015.
*DMP đã bước đầu mở rộng, thăm dò thị trường xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan , Myanmar…
*Hợp tác với các nhà kinh doanh phân bón quốc tế lớn, thông qua đó xuất khẩu tới các nước có nhu cầu.-Tạm dừng dự án NPK do cung > cầu và sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào (quặng apatit)
-Tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định, phục vụ cho hoạt động SXKD như hệ thống kho cảng, hệ thống phân phối.
Thuận lợi:-Sản phẩm DPM đã có chỗ đứng trên thị trường gần 10 năm, tạo được thương hiệu uy tín và được nông dân tin dùng nên vẫn giữ vững thị phần urê trong nước, chiếm khoảng 50% thị phần cả nước.
-Công nghệ sản xuất hiện đại nhất Việt Nam.
-Nhà máy đạm Phú Mỹ đã khấu hao hết từ cuối năm 2010 vì vậy chi phí khấu hao đã giảm đáng kể từ năm 2011. Hiện PVFCCo chỉ khấu hao dây chuyền thu hồi khí CO2 và một số tài sản cố định khác.
-Hệ thống phân phối trải rộng cả nước.
Khó Khăn: Giá Ure thế giới và trong nước đang có xu hướng giảm dần do sự tăng trưởng của nguồn cung lớn hơn cầu.
Kể từ 2013, DPM không còn bao tiêu cho DPM trong khi sản lượng sản xuất không tăng do nhà máy Phú Mỹ bảo trì 1 tháng sản lượng tiêu thụ giảm.
Giá khí đầu vào tiếp tục tăng theo kế hoạch. (2%/năm)
Áp lực cạnh tranh tăng do thị trường xuất hiện thêm sản phẩm đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và Hà Bắc.
DPM không dự chi đầu tư thêm tài sản, nhà máy hay thiết bị nào, các dự án đầu tư lớn như dự án NPK đã bị hủy trong khi 2 dự án NH3 và H2O2 còn phải chờ chính phủ phê duyệt nên động lực tăng trưởng trong dài hạn của DPM khá thấp.