Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Những thông tin nổi bật trong tuần qua
CAO VĂN CƯỜNG
#1 Đã gửi : 24/03/2013 lúc 05:25:33(UTC)


Được cảm ơn: 25 lần trong 20 bài viết
Fitch dự báo, GDP của Việt Nam năm 2013 và 2014 tăng trưởng khoảng từ 5,5% đến 6%, cải thiện nhẹ so với năm 2012, nhưng vẫn thấp so với thời kỳ tăng trưởng trước đây.

CPI cả nước tháng 3 giảm 0,19%

Sau kết quả CPI giảm mạnh ở hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM tháng 3 năm 2013, với mức giảm lần lượt là 0,21% và 0,29% so với tháng 2, đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm mạnh nhất trong các tháng 3 của Hà Nội và TP.HCM kể từ năm 2008.

Tổng cục Thống kê (GSO) vừa ra báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 3 với mức giảm 0,19% so với tháng trước.

Tháng 3 năm nay, hầu hết giá các mặt hàng đều tăng ở mức nhẹ. Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh nhất với mức tăng 0,87%. Tuy nhiên, giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh giúp nhóm giá Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,53%.

Tỷ trọng trong rổ hàng hóa cao nên nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã hỗ trợ CPI cả nước tháng 3 năm 2013.

GDP quý I của 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM đều tăng trên 7%

Theo Cục thống kê Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 3 và 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đều tăng trên 7% cụ thể:

Thành Phố HCM : Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) quý I/2013 đạt 112.772 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 7,6% so với quý I/2012 (quý I/ 2012 tăng 7,4%). Khu vực dịch vụ tăng 8,3%, đóng góp 4,84 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,8% (công nghiệp tăng 7,2%, xây dựng 4%), đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực nông lâm thủy tăng 4,8% và đóng góp 0,05 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung.

Thành phố Hà Nội: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn thành phố quý 1 năm 2013 đạt gần 23.180 tỷ đồng tương đương tăng 7,5% so với quý 1 năm 2012.

Giống như Thành phố Hồ Chí Minh, GDP thành phố Hà Nội có mức tăng mạnh nhất ở nhóm ngành dịch vụ với mức tăng 7,9%. Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,3% và ngành Nông-lâm, thuỷ sản tăng 5,6% so với quý 1 năm 2012.

Nhập siêu tháng 3 ước khoảng 300 triệu USD

Theo số liệu của cơ quan thống kê, trong tháng 3/2013, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 11 tỷ USD, tăng gần 54% so với thực hiện tháng 2/2013.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng 56% so với tháng trước.

Như vậy, nhập siêu trong tháng 3 ước khoảng 300 triệu USD, từ mức nhập siêu 94 triệu USD trong tháng 2. Điều này cho thấy, nhiều khả năng đây là tháng thứ hai liên tiếp nhập siêu, sau khi xuất siêu liên tục kể từ tháng 5/2012.

Lũy kế 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước gần 29,7 tỷ USD, nhập khẩu ước hơn 29,2 tỷ USD, đưa mức xuất siêu trong quý 1 năm nay đạt hơn 481 triệu USD, từ mức xuất siêu 224 triệu USD trong quý 1/2012.

Thu hút FDI tháng 3 tại Hà Nội và Tp HCM đều tăng

Theo Cục thống kê Tp HCM: từ đầu năm đến ngày 15/3 đã có 61 dự án có vốn nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn thành phố với tổng vốn đăng ký 58,9 triệu USD (vốn điều lệ 38,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 65,4% tổng vốn).

Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn tính đến ngày 15/3 đạt 134,8 triệu USD (tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2012).

Còn ở địa bàn Hà Nội: thu hút vốn đầu tư nước ngoài quí I năm 2013 của Hà Nội đạt được kết quả khá so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quí I năm 2013, trên địa bàn Hà Nội có 61 dự án đầu tư nước nước được cấp mới và tăng vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 149 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, tăng 1,6 lần về số dự án và tăng 25,2% về vốn đầu tư đăng ký.

Fitch dự báo GDP Việt Nam năm 2013 tăng từ 5,5% đến 6%

Theo ông Ambreesh Srivastava, Giám đốc cấp cao chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Fitch dự báo, GDP của Việt Nam năm 2013 và 2014 tăng trưởng khoảng từ 5,5% đến 6%, cải thiện nhẹ so với năm 2012, nhưng vẫn thấp so với thời kỳ tăng trưởng trước đây. Với bối cảnh vĩ mô như vậy, môi trường hoạt động của các ngân hàng bớt khó khăn hơn so với 2 năm qua.

Tuy nhiên để giải quyết được vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, cần phải giải quyết triệt để vấn đề trong nhóm các doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, củng cố tiềm lực vốn cho ngân hàng.

Lệ phí trước bạ ô tô sẽ còn tối đa 15%

Ngày 18/3, Bộ Tài chính công bố dự thảo Thông tư liên quan đến lệ phí trước bạ, trong đó có nhiều thay đổi cách tính lệ phí trước bạ.

Theo dự thảo, lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi ô tô là 2%. Riêng ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức 10%.

Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, HĐND tỉnh, thành được tăng lệ phí nhưng không quá 50% mức quy định chung (tức là 15%). Lệ phí trước bạ lần thứ hai trở đi là 2%.

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm từ 25% xuống 23%

Trong Tờ trình về dự án Luật, Chính phủ kiến nghị giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%. Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Mức thuế suất này được Chính phủ cho là đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia: 25%; Philippin: 30%).

Theo tính toán của Chính phủ về tác động ngân sách, giả định năm 2014 chính sách thuế TNDN không có sự thay đổi thì dự kiến thu ngân sách nhà nước từ thuế TNDN khoảng 150.800 tỷ đồng.

Nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 23%, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 12.064 tỷ đồng, nếu áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì dự kiến giảm thu ngân sách năm 2014 thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng.

Đề xuất của Chính phủ đã nhận được sự đồng tình của đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách.

Vinalines cổ phần hóa 3 doanh nghiệp trong 2013

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines đã phê duyệt danh sách các đơn vị thành viên phải thực hiện sắp xếp, đổi mới năm 2013.

Theo đó, có 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) phải cổ phần hóa trong năm nay gồm công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng; công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn; công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang.

Cảng Quy Nhơn được lựa chọn là đơn vị đầu tiên để thực hiện cổ phần hóa trong hệ thống cảng biển của Vinalines. Sau khi cổ phần hóa, Vinalines sẽ nắm 75% cổ phần tại 3 công ty này.

Hồng Vân

Theo TTVN
1 người cảm ơn CAO VĂN CƯỜNG cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.