Theo Tổng cục Thống kê, thu hút vốn FDI tháng 1/2013 đạt 281,5 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, vốn đăng ký của 37 dự án được cấp phép mới đạt 257,1 triệu USD, giảm 9,8%
Được miễn thuế 6 tháng cuối năm
Theo Công văn 187 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán Thuế (TNCN) năm 2012, những cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng được miễn thuế 6 tháng cuối năm 2012.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân.
Trường hợp tiền lương, tiền công phát sinh trước tháng 12-2012, tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế vào tháng 1-2013 thì tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2013 để quyết toán thuế trong năm 2013.
PMI ngành sản xuất tháng 1 tăng lên 50,1 điểm
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC - Việt Nam phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 1/2013. Theo đó,
Với kết quả tháng 1 đạt 50,1 điểm tăng hơn so với mức mức 49,3 điểm trong tháng 12, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của HSBC đã vượt lên trên ngưỡng không thay đổi 50 điểm.
Mặc dù chỉ số PMI toàn phần tương ứng với tình trạng đình trệ nói chung của lĩnh vực sản xuất, nhưng chỉ số tháng 1 vẫn ở trên mức trung bình 48,9 điểm của chuỗi khảo sát.
Sản lượng sản xuất trong tháng 1 đã tăng ba tháng liên tục, khi các công ty được hưởng lợi nhờ vào số lượng đơn đặt hàng mới từ thị trường trong nước tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhu cầu từ nước ngoài còn yếu làm cho số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm mạnh.
Không dễ kiềm chế lạm phát dưới 6%
Theo TS Nguyễn Đức Thành, thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra tại hội thảo “Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013” do VEPR tổ chức hôm qua (30.1) tại Hà Nội.
Theo nhóm nghiên cứu của VEPR, triển vọng kinh tế trong 2013 sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2012. Theo đó, có thể có những dấu hiệu cải thiện vào nửa sau của năm giúp tăng trưởng cả năm đạt cao hơn 2012 nhưng không đáng kể (5,2-5,3%).
Về tình hình lạm phát, TS Thành cho rằng sẽ phụ thuộc nhiều vào những diễn biến khó dự báo của giá lương thực, thực phẩm, lạm phát lõi và ảnh hưởng trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2012, nhưng sẽ cao hơn năm 2012.
Vốn ngoại tăng 74% trong tháng 1/2013
Theo Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tháng 1/2013 đạt 281,5 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, vốn đăng ký của 37 dự án được cấp phép mới đạt 257,1 triệu USD, giảm 9,8% số dự án nhưng tăng 293,6% số vốn so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bổ sung của 9 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 24,3 triệu USD. Vốn FDI thực hiện tháng 1/2013 ước tính đạt 420 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Trong tháng 1, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút FDI với số vốn đăng ký đạt 203 triệu USD, chiếm 72,1%. Ngành kinh doanh bất động sản đạt 50 triệu USD, chiếm 17,8%; các ngành còn lại đạt 28,5 triệu USD, chiếm 10,1%.
Tháng 1, xuất siêu 200 triệu đô la
Liên bộ Tài chính - Công Thương ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 1 giảm 2,5% so với tháng 12-2012 nhưng tăng 43,2 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhóm có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,6 tỉ đô, tăng 47,3% so với cùng kỳ.
Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao trong tháng 1 gồm điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,5 tỉ đô la. Máy vi tính và sản phẩm điện tử, kim loại thường khác đều tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng 0,4 % so với cùng tháng 12-2012 và tăng 42,3% so với cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng hơn 20% so cùng kỳ 2012
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 ước tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tháng 01/2012 là tháng Tết Nguyên đán, có số ngày nghỉ nhiều.
Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 26,3% so cùng kỳ 2012, đóng góp 18,6 điểm phần trăm.
Các ngành khác như công nghiệp khai khoáng đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện đóng góp 1,4 điểm phần trăm và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải đóng góp 1 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là tháng 1/2013 là tháng áp Tết Nguyên đán nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp lại giảm 3,2% so với tháng trước và giảm ở tất cả các ngành công nghiệp cấp I.
Mỗi người Việt Nam gánh 800 USD nợ công
Nợ công không chỉ làm đau đầu lãnh đạo các quốc gia,mà còn là gánh nặng với từng người dân trên toàn thế giới.Nhật Bản đang dẫn đầu với con số 100.000 USD mỗi người, gấp hàng trăm lần so với người dân Việt Nam.
Theo đồng hồ nợ công của tạp chí kinh tế The Economist, nợ công toàn cầu hiện đã chạm mốc 49.848 tỷ USD và vẫn tăng lên theo từng giây. Dự kiến hết năm 2014, con số này sẽ tăng 5,4% lên 52.545 tỷ USD. Nợ công tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, Nhật Bản, và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới cả về tổng nợ, nợ trên đầu người và trên GDP. Khối nợ công của nước này hiện đã trên 12.573 tỷ USD, chiếm 224,7% GDP. Tính bình quân, khoản nợ mỗi người dân Nhật phải gánh là 99.731 USD.