Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Dẫn dắt thị trường: Chứng khoán hay Tín dụng?
PHẠM VIỆT DŨNG
#1 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 12:02:46(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Khi xã hội còn tồn tại thì dẫu có lúc thịnh lúc xuy nhưng nền kinh tế không thể chết!

Hiện tại nguy cơ giảm phát, tài chính cho đầu tư tái sản xuất đang bế tắc nhưng bằng cách nào đó, sớm muộn cánh cửa cung ứng tài chính cho KDSX cũng sẽ phải mở ra.

Vậy bằng cách nào?

Kênh cung ứng vốn dĩ luôn là quan trọng và cơ bản nhất trong các kênh cung tiền là TD. Nhưng nợ xấu, nợ bẩn của TD đang quá cao. Nghĩa là an toàn vốn cho tiền đầu tư thông qua kênh này đang vượt ngưỡng giới hạn. Vì thế phải cơ cấu lại hệ thống NHTM, quá trình này chắc chắn không thể một sớm một chiều. Và trong thời gian đó TD không thể giữ vai trò chủ chốt được.

Khác với TD, chủ nguồn cung tiền không thể tự quản lý an toàn tài chính cho vốn của mình mà bắt buộc phải trông cậy vào sự cẩn trọng của các NHTM. Qua kênh CK thì khác, chính NĐT quản lý và tự chịu trách nhiệm trực tiếp an toàn tài chính cho mình. Cho nên thông qua kênh CK là cách tốt nhất để có thể huy động các nguồn tiền (trong dân, NĐT NN) đổ vào nền kinh tế mà không ngại gia tăng nợ xấu, nợ bẩn trong quá trình cơ cấu lại hệ thống cung ứng tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Và sớm muộn - bằng cách nào - đó kênh CK sẽ thay thế cho kênh TD đảm nhiệm vai trò chủ chốt cung tiền cho KDSX trong thời gian TD đang cơ cấu lại để sử lý nợ xấu.

Dù TTCK không cần thì chính sách vẫn phải tìm mọi cách vực nó dậy, để qua đó cứu các DN KDSX, cứu nền kinh tế. Mà nếu chính sách không làm được điều này thì chính cơ chế thị trường sẽ tự làm điều đó. Tôi tin tưởng là như vậy.

Chấp nhận quan điểm trên, chúng ta có thể lý giải được tại sao trước đây CK luôn chạy theo TD, lãi xuất giảm thì CK lên và ngược lại, bây giờ thì không. Là vì trước đây TD giữ vai trò kênh dẫn vốn chủ chốt còn bây giờ thì không. Rồi đây TTCK sẽ là kênh chủ chốt dẫn vốn cho KDSX và nương theo CK mà TD sẽ hồi phục dần. Chính TTCK sẽ cứu các DN KDSX; Các DN KDSX hồi phục, các NHTM mới có chỗ để cho vay (mà không sợ nợ xấu gia tăng) và sau đó tăng trưởng tín dụng, nền KT mới thực sự hồi phục...

Tóm lại khi phân tích TT của chúng ta nên chú ý đến điều này: Tình thế thực tại chính sức khỏe mỗi các DN mới là yếu tố quyết định dòng tiền đầu tư vào hay ra. Tổng dòng tiền ra hay vào ấy là yếu tố để TTCK tự quyết định xu thế. Nghĩa là TD và nền kinh tế phải phụ thuộc vào CK, điều ngược lại không đúng.


1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#2 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 09:31:55(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Cám ơn bài viết rất hữu ích của bác PVD.

Đồng ý với bác là các DN Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay Ngân hàng. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân:
- TTCK của VN quá non trẻ, mới ra đời được hơn 10 năm. Không phải DN nào cũng tận dụng được vai trò của TTCK để huy động vốn KD
- Thói quen vay vốn NH. Khi thiếu vốn thì các DN vẫn nghĩ đến vốn vay NH đầu tiên, vì thủ tục đơn giản, thậm chí là có thể lách được bằng nhiều cách. Thời gian để được giải ngân cũng nhanh hơn là huy động qua TTCK...

Tuy nhiên, theo quan điểm của em thì kênh huy động vốn từ TTCK và kênh huy động vốn từ tín dụng là 2 nguồn vốn vẫn tồn tại song song, nó có thể thay thế 1 phần chứ không phải là TTCK có thể cung cấp hết được. Vì:
- Các NĐT của VN vẫn chưa có đủ kiến thức cũng như sự hỗ trợ từ cquan quản lý NN trong việc kiểm soát hoạt động của DN. Các CTCP có vẻ là Công bằng khi các quyền lợi được tính theo tỷ lệ sở hữu, tuy nhiên thực tế lại cho thấy Đa số quyền lợi thuộc về Thiểu số người sở hữu (CĐ lớn) và những CĐ lớn này có thể chi phối toàn bộ hoạt động của DN. Ngoài ra thì sự hỗ trợ từ các cquan quản lý NN cũng chưa đủ, tiêu biểu là vụ cổ phiếu DVD: làm giả hồ sơ, thổi phồng doanh thu, quyền mua đã thu tiền saibị UBCK Nước bắt hủy bỏ nhưng không trả lại cho CĐ...
- Nguồn vốn vay của NH là nguồn vốn nợ, là đòn bẩy tài chính để có thể tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Với các DN có khả năng tạo ra lợi nhuận từ 1 đồng đầu tư lớn hơn chi phí vay ngân hàng thì việc đi vay sẽ tạo ra lợi nhuận cho cổ đông nhiều hơn là phát hành thêm cp để huy động vốn.
- Nguồn vốn từ TTCK bị hạn chế bởi khả năng đầu tư trong dân chúng. Còn nguồn vốn ngân hàng có thể được bẩy lên bởi Hệ số nhân tiền cũng như sự điều tiết (bơm thêm hoặc rút bớt) từ Ngân hàng Nhà nước.
- Nguồn vốn từ TTCK là nguồn vốn dài hạn (thậm chí là không có thời hạn vì NĐT cuối cùng chỉ lấy lại được vốn đầu tư khi DN phá sản, giải thể), nếu không thỏa mãn nhu cầu vốn như vậy thì DN không nên huy động từ TTCK

Regards,
1 người cảm ơn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#3 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 10:58:40(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Tại sao nói TD phải tạm thời không giữ vai trò dẫn dắt TT trong thời gian nó chưa cơ cấu lại xong:

Đúng như bạn phân tích. Tiền cung ứng vốn vẫn qua TD. Nhưng trong giai đoạn này dòng tiền đó èo uột, bế tắc. Bởi vì NHTM không cho DN vay, DN chết thì NHTM cũng chết; Mà cho vay thì không dám.
Trong hoàn cảnh khó khăn này. Nếu NHTM cho vay lãi xuất cao mà có DN chấp nhận, thì DN đó phần nhiều là vay để đảo nợ hoặc “cố đấm ăn sôi” trước khi giãy chết, phá sản mà thôi. Nên còn nhiều DN vẫn chấp nhận lãi xuất cao nhưng NH có dám cho vay đâu.
Vay lãi xuất cao còn nhiều, vay lãi xuất thấp càng nhiều DN muốn vay. NHTM cũng muốn cho DN “tốt” vay với lãi xuất thấp nhưng vướng rào cản “thế chấp” (các DN “tốt” đấy nhưng “thế chấp” hết tài sản rồi cũng phổ biến!) nên không thể cho vay được.
Đầu vào là “tín dụng” nên đầu ra không thể là “mạo hiểm dụng” được. big grin
Thành thử nhiều NHTM thừa tiền mà không dám cho vay. Tuy tăng trưởng tín dụng không đảm bảo nhưng thế còn tốt. NHTM nào vẫn phải huy động cao (tất nhiên là để cho vay cao hơn nữa!) thì mới đáng ngại, họ cần tiền để cứu nợ xấu, nợ bẩn (50% đến từ BĐS) - đáng lo đấy.

Tín dụng chỉ có ý nghĩa khi nó đến được với DN KDSX. Nhưng các DN KDSX thiếu vốn đang kêu trời. at wits' end
Chưa biết cách “bơm” tiền vào nền KT xắp tới của CP như thế nào. Nghe nói mỗi tháng 20 ngàn tỷ, như vậy đến cuối năm là khoảng 120 ngàn tỷ. Trong khi đó nợ xấu TD đang là khoảng 100 ngàn tỷ. Lãi xuất sẽ giảm đấy nhưng tiền có đến đúng địa chỉ “khu vực sản xuất” hay không đang còn là câu hỏi ngỏ. Và chắc chắn sự “thông thương” dòng vốn TD đến với các DN không thể nhanh tróng – Phải cần một khoảng thời gian.

trong khoảng thời gian đó TD không thể giữ vai trò dẫn dắt TT. Thực tế là hiện tại lãi xuất tăng hay giảm vài % chẳng có ảnh hưởng gì đến CK cả. Bởi vì tiền không đến DN thì lãi xuất cao hay thấp đâu có ý nghĩa gì!

Sự “thông thương” dòng vốn TD đến với các DN không thể nhanh tróng – Phải cần một khoảng thời gian. Các DN có đợi được không và sẽ xoay sở thế nào trong khoảng thời gian đó?
Không thể ngồi mà chờ chết. Các DN phải tự cứu mình thôi, sự thực là các chủ sở hữu sẽ phải tự cứu mình thôi!
Chủ sở hữu là ai, Chính bạn đã trả lời rồi. Đó các NĐT nắm giữ CP, các NĐT dài hạn, vĩnh viễn vào DN. Họ buộc phải hành động để các CP của mình không biến thành “giấy lộn”.

happy Thế cho nên ở đâu đó tôi mới nói rằng, lúc này cẩn trọng thì đừng nên tham đầu tư vào CP có nguy cơ thành ...giấy lộn.

1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#4 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 11:22:34(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Tại sao nói TD phải tạm thời không giữ vai trò dẫn dắt TT trong thời gian nó chưa cơ cấu lại xong:

Đúng như bạn phân tích. Tiền cung ứng vốn vẫn qua TD. Nhưng trong giai đoạn này dòng tiền đó èo uột, bế tắc. Bởi vì NHTM không cho DN vay, DN chết thì NHTM cũng chết; Mà cho vay thì không dám.
Trong hoàn cảnh khó khăn này. Nếu NHTM cho vay lãi xuất cao mà có DN chấp nhận, thì DN đó phần nhiều là vay để đảo nợ hoặc “cố đấm ăn sôi” trước khi giãy chết, phá sản mà thôi. Nên còn nhiều DN vẫn chấp nhận lãi xuất cao nhưng NH có dám cho vay đâu.
Vay lãi xuất cao còn nhiều, vay lãi xuất thấp càng nhiều DN muốn vay. NHTM cũng muốn cho DN “tốt” vay với lãi xuất thấp nhưng vướng rào cản “thế chấp” (các DN “tốt” đấy nhưng “thế chấp” hết tài sản rồi cũng phổ biến!) nên không thể cho vay được.
Đầu vào là “tín dụng” nên đầu ra không thể là “mạo hiểm dụng” được. big grin
Thành thử nhiều NHTM thừa tiền mà không dám cho vay. Tuy tăng trưởng tín dụng không đảm bảo nhưng thế còn tốt. NHTM nào vẫn phải huy động cao (tất nhiên là để cho vay cao hơn nữa!) thì mới đáng ngại, họ cần tiền để cứu nợ xấu, nợ bẩn (50% đến từ BĐS) - đáng lo đấy.

Tín dụng chỉ có ý nghĩa khi nó đến được với DN KDSX. Nhưng các DN KDSX thiếu vốn đang kêu trời. at wits' end
Chưa biết cách “bơm” tiền vào nền KT xắp tới của CP như thế nào. Nghe nói mỗi tháng 20 ngàn tỷ, như vậy đến cuối năm là khoảng 120 ngàn tỷ. Trong khi đó nợ xấu TD đang là khoảng 100 ngàn tỷ. Lãi xuất sẽ giảm đấy nhưng tiền có đến đúng địa chỉ “khu vực sản xuất” hay không đang còn là câu hỏi ngỏ. Và chắc chắn sự “thông thương” dòng vốn TD đến với các DN không thể nhanh tróng – Phải cần một khoảng thời gian.

trong khoảng thời gian đó TD không thể giữ vai trò dẫn dắt TT. Thực tế là hiện tại lãi xuất tăng hay giảm vài % chẳng có ảnh hưởng gì đến CK cả. Bởi vì tiền không đến DN thì lãi xuất cao hay thấp đâu có ý nghĩa gì!

Sự “thông thương” dòng vốn TD đến với các DN không thể nhanh tróng – Phải cần một khoảng thời gian. Các DN có đợi được không và sẽ xoay sở thế nào trong khoảng thời gian đó?
Không thể ngồi mà chờ chết. Các DN phải tự cứu mình thôi, sự thực là các chủ sở hữu sẽ phải tự cứu mình thôi!
Chủ sở hữu là ai, Chính bạn đã trả lời rồi. Đó các NĐT nắm giữ CP, các NĐT dài hạn, vĩnh viễn vào DN. Họ buộc phải hành động để các CP của mình không biến thành “giấy lộn”.

happy Thế cho nên ở đâu đó tôi mới nói rằng, lúc này cẩn trọng thì đừng nên tham đầu tư vào CP có nguy cơ thành ...giấy lộn.



Vâng, em đồng ý hoàn toàn với bác ở quan điểm này trong giai đoạn hiện nay ạ :)
PHẠM VIỆT DŨNG
#5 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 07:38:13(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Xin gửi ae tham khảo.

Tín dụng nghẽn mạch và nợ xấu gia tăng


Theo các chuyên gia, với tình hình hiện nay, không gì hơn là phải tìm đầu ra cho DN. Chính phủ cần tập trung các giải pháp giúp tăng tổng cầu bằng cách sửa quy định của NHNN về hạn chế cho vay tiêu dùng.
Sau khi điểm lại bức tranh ảm đạm của kinh tế 6 tháng đầu năm, tiến sỹ Đào Văn Hùng, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo “Thách thức kinh tế vĩ mô, khó khăn thanh khoản của nền kinh tế và giải pháp cho doanh nghiệp” đã nêu bật hai mối lo của nền kinh tế trong các tháng còn lại của năm. Cuộc hội thảo do học viện Chính sách và phát triển và cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng 28.6 tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu.

Sáp nhập ngân hàng mới chỉ là hình thức
Theo ông Đào Văn Hùng, nghẽn mạch tín dụng đang được xem như là một trong các nút thắt mới của nền kinh tế. Trong 5 tháng đầu năm vừa qua, mức tăng trưởng tín dụng ở mức âm 1,3%. Khả năng tiếp cận và hấp thu vốn vay ngân hàng thương mại (NHTM) của doanh nghiệp và cá nhân rất thấp. Thị trường tín dụng đóng băng, kênh dẫn vốn tín dụng với nền kinh tế bị tắc nghẽn.
Hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, do nợ quá hạn, nợ xấu cao, phương án kinh doanh không hiệu quả, tồn kho cao, sản phẩm không tiêu thụ được…Về phía các ngân hàng, lãi suất cho vay cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng vay càng lỗ. Lãi suất cho vay lớn hơn chỉ số ROIC, chi phí quản lý của ngân hàng quá cao (lương, chi phí trích lập dự phòng rủi ro… Thêm nữa, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra cao do chính sách lãi suất cho vay không khống chế trần mà do ngân hàng quyết định.
Ông Đào Văn Hùng còn cảnh báo việc gia tăng nhanh chóng nợ xấu của doanh nghiệp và NHTM. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của NHTM đến tháng 6.2012 đạt tỷ lệ 10%, bằng 4,5 tổng tài sản có của hệ thống NHTM và chiếm hơn 92% tổng nguồn vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM. Điều này cho thấy, một số NHTM cổ phần có thể đã bị “phá sản về kỹ thuật”. Xu hướng nợ xấu còn phát sinh tăng từ nay đến cuối năm, làm tăng tỷ lệ nợ xấu thực tế của NHTM.
Ông Hùng cho rằng, tái cơ cấu ngân hàng vừa qua mới chỉ bắt đầu sáp nhập về mặt hình thức pháp lý, mô hình tổ chức chưa tái cơ cấu về thể chế, tái cơ cấu về quản trị, tài chính. Đặc biệt là nợ xấu chưa giải quyết được. Nếu không giải quyết được nợ xấu, thì chi phí vốn của NHTM rất cao, hiệu quả kém, khiến chúng không thể hoạt động được. Xử lý nợ xấu là điều kiện tiên quyết để tái cơ cấu ngân hàng.

Tiền đang chạy ngược về đầu tư công?
Đến từ dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế (Star Plus) do USAID tài trợ, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Đỗ Chí đặt vấn đề, trong khi tín dụng cho khu vực tư nhân cạn kiệt thì nguồn vốn của nền kinh tế đang chảy vào đầu tư công. Dân gửi tiền tăng, dù lãi suất giảm mạnh, ngân hàng thừa tiền nhưng không cho doanh nghiệp tư vay, tiền vào trái phiếu Chính phủ do ngân sách huy động để tăng chi tiêu công của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, vấn đề bội chi ngân sách nhảy vọt và tăng nợ công sẽ xảy ra vào nửa còn lại của năm 2012 này. “Liệu đây có phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, hay thật sự đang đi ngược lại nghị quyết 13 vừa ban hành?”, ông Chí nêu câu hỏi.
Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhấn mạnh đến “hình dạng kỳ cục” của lượng tiền trong nền kinh tế. Khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bơm một lượng tiền khổng lồ là 300.000 tỉ đồng hồi cuối năm 2011 cho các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, nhưng các tháng đầu năm 2012, tín dụng cho kinh tế vẫn âm, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm âm 0,89% so với đầu năm.
Theo ông Chí, kể cả các ngân hàng mang tiền đi mua trái phiếu Chính phủ, thì khoản dành cho trái phiếu theo Quốc hội cũng ở mức 40.000 – 50.000 tỉ/năm. Vậy thì tiền đã đi đâu? “Chúng ta cần làm rõ xem có phải các ngân hàng mua qua bán lại mà chúng ta không biết”, ông Chí đề nghị.
Đáng chú ý, theo ông Chí, trong 5 tháng đầu năm, tiền gửi vẫn tăng 5,42%, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,47%, nhưng tín dụng vẫn âm (-0,8%). Tín dụng đã âm lớn 2% trong tháng 5 sau khi đã tăng được gần 1,3% trong tháng 4. Đây là hiện tượng đảo nợ cho doanh nghiệp: luồng vốn mới của các ngân hàng là dùng thay nợ cũ, không phải cho nợ mới của doanh nghiệp để sản xuất. Độ thẩm thấu tín dụng của các doanh nghiệp rất thấp, bên cạnh chính sách “khôn ngoan” của ngân hàng tránh rủi ro bằng cách tránh cho doanh nghiệp vay mới và dồn tiền mua trái phiếu Chính phủ (đã bán 7000 tỉ trái phiếu trong phiên ngày 11.5 mặc dù lãi suất 2 năm xuống dưới 9%) hay tín phiếu ngân hàng Nhà nước (đã vượt con số 70.000 tỉ vào giữa tháng 5).
Nhiều chuyên gia có uy tín tham dự hội thảo đều đồng tình, với tình hình hiện nay, thì không gì hơn là phải tìm đầu ra cho doanh nghiệp. Chính phủ cần tập trung các giải pháp giúp tăng tổng cầu. Cụ thể, cần sửa đổi quy định của ngân hàng Nhà nước về hạn chế cho vay tiêu dùng. Bởi lẽ sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của quá trình luân chuyển hàng hoá dịch vụ. Nếu chỉ khuyến khích cho vay sản xuất nhưng lại “khoá chặt” cho vay tiêu dùng, chặn đầu ra của sản xuất, thì không kích thích tiêu thụ sản phẩm, không thể giải quyết được nút thắt tồn kho và thanh khoản của nền kinh tế. Bên cạnh đó, kích thích sức mua bằng giảm thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp an sinh xã hội, hỗ trợ người có thu nhập thấp như nông dân.
Theo Việt Anh
SGTT


Bình luận:

Đầu tư vào ngành NH tương đối an toàn vì các NHTM đã cổ phần đều cơ bản là tốt.

Tuy nhiên khi ĐT cần chú ý đến tỷ lệ nợ xấu và nên quan tâm đến chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phải tốt hơn các NH khác.

Lưu ý rằng khi một ngành trong tình trạng khó khăn thì DN nào mạnh hơn sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh...


2 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#6 Đã gửi : 02/07/2012 lúc 09:47:09(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Không thấy ai phản biện cả! happy

Hay là chúng ta cùng bàn về chủ đề "CK tự cứu mình - như thế nào, bằng cách nào?"

Nếu CK tiếp tục suy giảm thì bao giờ các NĐT bắt đầu quay lại mua. Tại sao? Họ sẽ chọn các CP như thế nào?

smug
PHẠM VIỆT DŨNG
#7 Đã gửi : 03/07/2012 lúc 04:21:25(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Không thấy ai phản biện cả! happy

Hay là chúng ta cùng bàn về chủ đề "CK tự cứu mình - như thế nào, bằng cách nào?"

Nếu CK tiếp tục suy giảm thì bao giờ các NĐT bắt đầu quay lại mua. Tại sao? Họ sẽ chọn các CP như thế nào?

smug


Hôm nay CK lại xuống rối, xuống mạnh!
Ban đang cầm cổ, bạn sẽ làm gì?
Có năm trường phái tâm lý hiện hữu trên TTCK:


1)Trường phái Mua:
Quan điểm: Giá rẻ quá rồi Mua thôi!
Chiến thuật: Chọn CP và làm nó nóng lên bằng mọi giá.
Khẩu hiệu: “Mua, mua và ...mua!”

2) Trường phái Thị trường đi trước:

Quan điểm: Thị trường CK quyết định dòng tiền đầu tư!
Chiến thuật: Chọn DN đang có lãi và sẽ có lãi cao nhất bất kể nó sẽ lên hay xuống.
Khẩu hiệu: “sẵn sàng đầu tư dài hạn!”

3)Trường phái Bảo toàn:
Quan điểm: Kinh tế khó khăn, CK chẳng có vị gì đâu.
Hành động: Thoái vốn khỏi TTCK, gửi tiết kiệm.
Khẩu hiệu “Làm nhỏ nhưng chắc!”

4)Trường phái Sợ hãi:
Quan điểm: Nền kinh tế khủng hoảng đến nơi rồi chạy thôi!
Hành động: Thoái vốn khỏi TTCK, mua vàng.
Khẩu hiệu “An toàn là bạn!”

5) Trường phái trung lập:
Quan điểm: Đồng tiền không để chết!
Hành động: Lên mua, xuống bán.
Khẩu hiệu “Thị trường luôn đúng!”

Bạn chọn trường phái nào, tại sao?
Mời các bạn cùng thảo luận đi. Càng nhiều ý tưởng thì hướng "mở" càng rõ. Nhất là trong lúc đầy gian nan thử thách này! big grin
happy Cảm ơn!

PHẠM VIỆT DŨNG
#8 Đã gửi : 09/07/2012 lúc 03:23:47(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Tình trạng TTCK như thế này người cầm cổ lo lắng là hợp lý rồi.
Nhất là cầm CP của DN đang làm ăn thua lỗ, nợ cao, vay vốn khó, phát hành thêm lại không được... Các DN như thế dù được vay, được cứu thì cũng còn lâu mới hồi phục hoàn toàn.

Nhưng nếu cầm cổ có cơ bản tốt. Doanh nghiệp vẫn lãi đều trên 15% trong thời gian qua, ít phụ thuộc tín dụng thì chẳng có gì phải lo.
(Giá vốn đảm bảo P/E nhỏ hơn 4 là lợi nhuận thu về cao hơn gửi tiết kiệm rồi.)

Người cầm tiền thì yên tâm rồi. Nhưng cứ đứng ngoài nhìn mãi e cũng rở. Gửi tiết kiệm xong, TT lên lại ...xoắn.
Tốt nhất cứ từ từ, để bên cung hoảng hốt đến cực độ, "hót" một thể, đầu tư dài hạn, khỏi phải xuy nghĩ. Vả lại với giá hiện tại, đầu tư vào đâu kỳ vọng lợi nhuận hơn CK?

Mình dự đoán tới đây không còn là “miễn cưỡng” nữa. Nhiều NĐT CK, bắt đầu là các NĐT lớn, kéo theo là Nhỏ lẻ sẽ “chủ động” đầu tư dài hạn vào các CP có thu nhập cộng tăng trưởng cao hơn lãi xuất tín dụng. Động thái này sẽ trở thành xu hướng mới trên TTCK trong nửa cuối năm 2012.

Với các NĐT dài hạn, chỉ số Idex không quá quan trọng mà tăng trưởng và lợi nhuận DN làm ra mới là quan trọng nhất.
Trong thời gian CP mất giá, NĐT yên tâm hưởng cổ tức hoặc tăng trưởng cổ phần . Chỉ khi nào TT hồi phục chở lại, giá CP đã cao trở lại, có lãi họ mới từ từ bán ra để quay lại làm NĐT lướt sóng.


1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#9 Đã gửi : 18/07/2012 lúc 06:26:04(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Dẫu sao kênh CK hiện vẫn đang và sẽ rất quan trọng với nền kinh tế!

- Nó buộc phải hỗ trợ nhanh cho các DNĐC thoát khỏi bế tắc về vốn khi kênh TD đăng "tắc", chưa được khơi thông.
- Cách nhanh nhất có thể tăng trưởng vốn đầu tư và tái SX mà không sợ nợ xấu gia tăng.
- Muốn bán vốn NN và thu hồi tài chính ĐT trái ngành thì TTCK phải hồi phục các DNNN mới dám thực hiện.

Gửi các bạn đường dẫn viết về quan điểm của ông bộ trưởng bộ tài chính nói về TTCK

http://cafef.vn/20120718...ng-khoan-se-khoi-sac.chn
1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.