Cơ cấu lại nền kinh tế sẽ khiến TTCK dù có thể không tăng giảm nhiều nhưng sẽ sớm sôi động trở lại vì sự phân hóa mạnh giữa các DNĐC và vì sự gia tăng các hoạt động thâu tóm trong thời gian tới. Thậm trí TT sẽ rất sôi động; Sôi động không phải vì dòng tiền vào hoặc ra khỏi TTCK mà do sự dịch chuyển hướng đầu tư của dòng tiền từ nhóm này sang nhóm khác, từ DN này sang DN khác một cách hết sức linh hoạt và mạnh mẽ.Tại sao TTCK khó tăng:Nhiều người cho rằng hiện nay CP quá rẻ nên không thể rẻ hơn nữa. Tuy nhiên do Cơ cấu lại yêu cầu các NĐT khối QD thoái vốn trái ngành trái lĩnh vực và tiếp tục CPH và bán bớt vốn QD ra TT thông qua TTCK.
Lượng hàng đổ vào TTCK sẽ gia tăng rất nhiều khiến cho giá CP trên TTCK dẫu không thể rẻ hơn nữa nhưng vẫn rất khó tăng trong giai đoạn xắp tới.
(Ngoại trừ trường hợp CS cơ cấu lại tạo sức hấp dẫn đặc biệt, đủ sức thu hút dòng vốn ngoại tương ứng, hấp thụ hết khối lượng hàng sẽ gia tăng nói trên).
Tại sao có sự phân hóa và sự gia tăng hoạt động M&A:Lãi xuất cao mà người vay không thể trả là nợ xấu. Nợ xấu này đang quá cao nên các NHTM chẳng dại gì cho DN yếu kém vay. Thà cho các DN tốt, có khả năng trả nợ với lãi xuất thấp còn hơn. Điều này đồng nghĩa với DN đã tàn càng sớm tàn hơn, đã hưng lại càng sớm hưng hơn.
Các gói tín dụng hỗ trợ DN tái cơ cấu không thể “cứu” tất cả, chỉ đủ sức “cứu” các DN có thể hồi phục. Điều này sẽ ngày càng rõ ràng, đừng có ai dại mà đâm vào ôm CP của DN mà sớm muộn cũng phá sản hoặc buộc phải loại khỏi sàn GDCK.
Chọn phương án đầu tư nào:Khi cơ cấu lại sẽ có những DN bị loại ra khỏi nền KT theo nhiều cách khác nhau. Với các DN này chỉ nên mua nó với giá rẻ một khi nó còn có cơ may trở thành “món hàng của thị trường M&A”, bằng không nên tránh.
Sẽ có các DN sẽ được hưởng lợi từ của các gói hỗ trợ tài chính. Nhưng nếu sự hỗ trợ chỉ đảm bảo cho DN không bị tiêu diệt, còn hồi phục phải dần theo thời gian. Với loại này chỉ nên đầu tư dài hạn khi kỳ vọng vào tiềm năng lĩnh vực đầu tư của nó.
Các DN vốn dĩ vẫn SXKD ổn định trước khi có các gói kích cầu thì đương nhiên sẽ tăng trưởng khá hơn khi nền kinh tế có các gói kích cầu đó hỗ trợ. Nên chọn đầu tư trong trung và dài hạn; Khi có tin tốt đột biến có thể đầu cơ ngắn hạn (Với loại DN này việc PHT cho mục đích huy động gia tăng vốn chủ sở hữu mà thành công luôn hứa hẹn lợi nhuận kỳ vọng sẽ tăng do chi phí tài chính vốn vay giảm đi bao nhiêu, lợi nhuận sẽ tăng tương ứng bấy nhiêu trong kỳ tái đầu tư kế tiếp).
Trong cơ cấu lại, các hoạt động thôn tính và sát nhập DN sẽ gia tăng, nhất là trong các lĩnh vực ngành nghề đang gặp khó khăn như TD, BĐS v.v.. chẳng hạn. Tuy nhiên điều kiện để chủ động tiến hành các hoạt động này không đơn giản cứ mạnh về tài lực là đủ. Chính các tổ chức, DN mạnh nhất trong ngành nào sẽ nắm thế chủ động nhất trong các hoạt động M&A trong ngành, lĩnh vực đó. Yếu tố ngành đảm bảo dù đang rất khó khăn nhưng nếu đủ sức vượt qua khó khăn tạm thời và huy động được vốn để thực hiện các thương vụ M&A một cách hợp lý và khoa học thì lợi nhuận trong ngắn hạn có thể không có ngay nhưng tiềm năng trong dài hạn sẽ rất khả quan... Loại này cũng nên mua, ngay khi năng lực nó được bộc lộ (khả năng trong BĐS và tập đoàn sẽ có nhiều đại gia kiểu này!).
Xin đưa ra vài nhận xét để
ae cùng phân tích và phản hồi.