FPST đã mở margin lại cho KSA chưa?
Nếu chưa thật đáng tiếc.
KSA chưa có mỏ titan
(ĐTCK) Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT CTCP Khoáng sản Bình Thuận (KSA), khi trao đổi với ĐTCK.
Theo ông Dũng, do KSA chưa có mỏ, nên trước mắt, Công ty đang hợp tác với một số DN có mỏ để triển khai việc khai thác.
KSA đang làm chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Thắng Hải với diện tích 50 héc-ta (giai đoạn 1). Đây là cụm công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Thuận được quy hoạch ngành nghề chế biến sâu titan và đã hoàn thành xong các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và đang xây dựng hạ tầng. Công ty đã chủ động xây dựng các dự án chế biến sâu titan, tìm kiếm đối tác đầu tư có kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị chế biến và tiêu thụ sản phẩm titan từ nước ngoài.
Ông Dũng cho biết thêm, sau khi hoàn tất việc xây dựng và đi vào hoạt động 3 nhà máy (Nhà máy chế biến xỉ titan Bình Thuận, Nhà máy chế biến xỉ Titan Hòa Thắng và Nhà máy chế biến Zircon Bình Thuận, với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng), KSA sẽ xin cấp mỏ riêng, vì theo quy định, sau khi có nhà máy chế biến sâu mới được phép xin cấp mỏ. Khi đó, Công ty sẽ tiết kiệm được hơn 30% chi phí nguyên liệu đầu vào so với việc liên kết mỏ và mua nguyên liệu từ các nguồn trên thị trường.
“Việc xin cấp mỏ phải mất 1,5 - 2 năm mới xong, nên Công ty lựa chọn con đường đi ngắn nhất mà không kém phần hiệu quả là hợp tác với các DN có mỏ trước. Vì theo quy định mới nhất của Luật Khoáng sản, các mỏ titan đã hoàn thành các thủ tục thăm dò và đánh giá trữ lượng đang chờ cấp phép khai thác thì phải có dự án chế biến sâu titan trước khi được cấp phép khai thác từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc hợp tác này sẽ giúp các bên bao gồm chủ đầu tư khai thác mỏ quặng titan và chủ đầu tư nhà máy chế biến sâu đều có lợi”, ông Dũng nói.
Hiện KSA cũng có định hướng xây dựng mạng lưới thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến Titan tại Việt Nam (trên cơ sở liên kết với các mỏ khoáng sản Titan đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam). Đồng thời, xây dựng phương án nhập khẩu quặng Titan từ Ấn Độ, Campuchia và Nam Phi để phục vụ cho các nhà máy của Công ty (Hiện nay, các nhà máy chế biến xỉ Titan của Trung Quốc đã kết hợp pha chế nguyên liệu Ilmenite nhập từ Việt Nam và các nước nói trên để hạ giá thành sản phẩm. Quặng Ilmenite của Việt Nam tốt hơn, nhưng giá thành cũng cao hơn). Đồng thời, xây dựng mạng lưới thị trường xuất khẩu sản phẩm Titan đã qua chế biến sâu.
Theo ông Dũng, dự kiến trong tuần này, KSA sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà máy xỉ Titan Bình Thuận và khởi công vào tháng 8/2012 (đối tác của KSA trong nhà máy này là nhà đầu tư Trung Quốc, nắm 49% cổ phần trong nhà máy). Với diện tích 17,5 héc-ta, nhà máy có công suất thiết kế là 60.000 tấn xỉ Titan/năm và 30.000 tấn gang/năm. Còn với Nhà máy chế biến xỉ Titan Hòa Thắng (diện tích 10 héc-ta) có công suất thiết kế 48.000 tấn xỉ Titan/năm và 24.000 tấn gang/năm đang trong giai đoạn đàm phán với đối tác nước ngoài. Việc cấm xuất khẩu thô Titan từ ngày 1/7/2012 cũng sẽ tạo cơ hội cho Công ty gia tăng nguồn nguyên liệu đầu vào.