Originally Posted by: Client23030 Số liệu thất vọng với việc mua vào hay tăng giá cũng ko hẳn là mâu thuẫn với nhau PVD nhỉ
Mình không học về kinh tế. Nhưng theo mình TC, NH, CK và BH có điểm giống nhau là "kinh doanh vốn". Cứ theo tên ngành mà luận thì trong điều kiện nền kinh té ổn định:
- CK là thị trường mạo hiểm nhất nhưng lãi xuất cao nhất. Lỗ lãi người bỏ vốn chịu.
- TC là thị trường song hành cùng nền SXKD. Lỗ lãi chủ đầu tư, người góp vốn chịu
- NH là tín dụng, chia đều lợi ích cho SXKD, trung gian tín dụng và người tiết kiệm. Bên vay phá sản không trả được, nguyên tắc NH phải chịu. Nhưng thực tế vốn CSH của NH rất ít so với vốn huy động nên thực tế khi NH phá sản người gửi tiết kiệm phải chịu. Vì thế an toàn vốn là đạo đức nghiệp vụ của ngành NH.
- BH là ngành buộc phải đảm bảo an toàn nhất, vốn to nhưng lãi lỗ đều thấp hơn các ngành nói trên rất nhiều.
Việt Nam là nước đang phát triển. Tập quán đầu tư của các nước đang phát triển bao giờ cũng nóng hơn các nước đã phát triển. Ở các nước phát triển nhà đầu tư chỉ cần "ăn chắc" lợi nhuận hàng năm vài phần trăm là tốt lắm rồi cho nên khi "đem chuông đi đánh sứ người" họ chọn BH không có gì là bất thường cả.
Thế nên mình nghĩ ở trong nước thì chỉ những nhà tài chính rất lớn mới đầu tư vốn vào BH. Vốn lớn, điều hành không phải rễ, phần vốn này gần như là dự trữ chiến lược của họ, họ "để đấy" không lo mất mà thực té ít nhiều vẫn có lãi. Khi cần vốn này có thể dùng để thế chấp vẫn được.
Ngoài ra ở ta còn có chuyện thế này. Nếu bạn có người nhà quan to ở ngành BH, bạn mua bảo hiểm bao giờ bạn cũng có lợi, ngược lại thì ...thà gửi tiết kiệm còn hơn. Nếu ngành vận tải mà có chân trong nhóm CĐL, tất các chính sách BH với vận tải sẽ được đảm bảo tốt hơn trong trường hợp ngược lại...
Theo mình, chỉ khi nào lượng vốn quá lớn, nặng nề khó quản mới nên đầu tư cho các mã "lợi nhuận thấp nhưng an toàn". Còn mình vẫn quản được, thậm trí vốn vẫn thiếu để lướt sóng, đang còn háo hức vay Magin để đánh thì tội gì vào những mã đó!