Thanks: 12 times Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
|
Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú (HOSE : DPR)Mối Liên Hệ EPS và Giá Trị Sổ Sách
Hiệu suất sinh lời trung bình trên tổng vốn kinh doanh
Chỉ số tài chính này cho thấy mối liên hệ giữa một bên là khả năng mang lại lợi nhuận (từ sức mạnh nguồn thu), và phần còn lại là tổng vốn kinh doanh (từ hiệu quả tài chính) được đầu tư trên một cổ phiếu.
DPR có chỉ số này đạt xấp xỉ 35% vào 2006, tăng cao nhất vào 2011 (42%), và tiếp theo giảm “không phanh” xuống dưới 7% vào cuối năm 2015.
Khi so sánh nhóm cổ phiếu tăng trưởng (nhóm A) gồm WCS (Bến Xe Miền Tây), GDT (Gỗ Đức Thành), và nhóm cổ phiếu “Undervalue” (nhóm B) có DAP (Công ty Đông Á), DPR (Cao Su Đồng Phú), tác giả nhận thấy những điểm nổi bật:
Hiệu suất sinh lời trên tổng vốn kinh doanh cao thường đi kèm với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dành phân bổ EPS cao cho nhóm A, và ngược lại đối với nhóm B.
Nhóm A có khả năng tăng trưởng doanh thu, và đạt hiệu quả đầu tư tài chính tốt trong thời gian dài. Nhóm B có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, thông qua mở rộng nhanh hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, cao hơn khả năng mang lại lợi nhuận trên cùng một cổ phiếu.
Xu hướng hiệu suất nhóm A thường ổn định theo chiều hướng đi lên, so với nhóm B thì biến động có chiếu hướng đi xuống “đối chiếu giá trị trung bình trong năm (5) năm”. Ví dụ giá trị trung bình 2011-2015 vs. 2006-2010
So Găng “Thị Giá và Giá Trị”, 2008-2015
Thị Giá Luôn Thay Đổi
Tác giả không dự đoán về thị giá cổ phiếu này, và không có bình luận gì về xu hướng tăng lên hay giảm xuống-mã chứng khoán DPR- trong tương lai.
Số liệu so sánh thị giá cao nhất và thấp nhất hằng năm với giá trị sổ sách “DPR” giai đoạn 2007-2015
Giá trị sổ sách cổ phiếu thay đổi chậm, mang nhiều yếu tố phụ thuộc vào tăng trưởng hiệu suất sinh lời trung bình trên tổng vốn kinh doanh trong thời gian dài.
Quan Sát
Vậy “cân nặng” giá trị cổ phiếu DPR như thế nào?
Sức nặng giá trị phụ thuộc vào khả năng sinh lợi trên nguồn doanh thu. Công ty dựa vào nhóm tài sản ngắn hạn và dài hạn để tạo ra Lợi nhuận thuần sau thuế (LNTST) (ý tác giả là hiệu quả “giá trị tài sản”). Tiếp theo giá trị này được chia đều theo lãi cơ bản và cổ tức trên mỗi cổ phiếu, phần còn lại được phân bổ cho nhóm tài khoản thuộc vốn chủ sở hữu.
Theo kinh nghiệm riêng, tác giả giới hạn “sức nặng” thông qua dùng chỉ số giá trị một cổ phiếu theo vốn kinh doanh lưu động (Net-Current-Asset Value per share), và theo lượng tiền mặt sau khi đã trừ đi toàn bộ nợ phải trả (Net-Cash-Asset Value per share) để so sánh.
Các lợi nhuận tăng thêm, nếu có, từ nhóm tài sản dài hạn trong tương lai là phần “thưởng” bổ sung thêm dành cho nhà đầu tư thận trọng.
Bài viết chỉ mang tính trao đổi học thuật, đọc giả tự chịu trách nhiệm và rủi ro trong ứng dụng. Vui lòng đọc kỹ phần “Miễn Trừ Trách Nhiệm” và “Công Bố Rủi Ro” là một phần không tách rời với thông tin trong bài viết này.
Tác giả chỉ giới hạn bài viết trong phạm vi khái niệm “Margin of Safety” khi so sánh thị giá và giá trị sổ sách.
Ghi chú:
Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh có thể tìm thấy bằng cách lấy lợi nhuận thuần sau thuế (LNTST) dùng phân bổ cho EPS chia cho tổng giá trị sổ sách. Một cách tính khác dùng Lãi cơ bản (Earning per share, EPS) chia cho giá trị sổ sách (Book value per share, BV) trên cùng một cổ phiếu.
Benjamin Graham viết về khái niệm và ứng dụng “Net-Current-Asset Value”, và “Net-Cash-Asset Value” trong quyển sách “Security Analysis: Principles and Technique” xuất bản năm 1934.
====================================================================== Tam Tư (Hán Việt: Nghĩ Đi Nghĩ Lại Nhiều Lần)"Margin of Safety" as the Central Concept of Investment Blog Tác Giả ======================================================================
|