Nhận định chỉ số giá hàng hóa (Commodity Price Index) tháng 12 năm 2015.
Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg tiếp tục giảm về dưới ngưỡng 80 hiện đang ở mức 79.3, giảm thêm 2.7% so với thời điểm chúng tôi nhận định cách đây 3 tuần. Đóng góp đáng kể bởi suy yếu của chỉ số giá hàng hóa đến từ sự sụt giảm của giá dầu (giá dầu đã giảm thêm 10.4% kể từ ngày cập nhật của chúng tôi), giá một số nguyên liệu khác đi ngang và vận động quanh mức giá cũ. Chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn giá các loại hàng hóa có thể phục hồi nhẹ về yếu tố kĩ thuật lẫn yếu tố cung - cầu, nhu cầu hàng hóa thường tăng cao hơn một chút dịp cuối năm, các công ty thường có xu hướng mua nguyên liệu tích trữ phục vụ cho năm mới, (thống kê 7 năm trong 10 năm từ 2005 đến 2014, chỉ số giá hàng hóa tăng trong giai đoạn cuối năm). Tuy nhiên, trong trung dài hạn giá hàng hóa sẽ tiếp tục diễn biến khó khăn khi khả năng FED tăng lãi suất đang rõ hơn. Gần đây, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), bà Jannet Yallen đã cho rằng các điều kiện kinh tế ổn định và tin tưởng vào kì vọng tăng trưởng trong vài năm tới sẽ thúc đẩy việc FED tăng lãi suất và đây là điều mà bà đang chờ đợi. Chúng tôi bảo lưu quan điểm nhu cầu thế của thế giới đang giảm dần, tốc độ tăng trưởng thế giới chậm lại (IMF hạ dự báo tang trưởng toàn cầu năm 2015 từ 3.7% xuống 3.1%, ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP của châu Á từ 6.1% xuống 5.8%, Trung Quốc từ 7.2% xuống 6.8%) và việc khả năng FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến xu hướng giá hàng hóa khi (1) Khi lãi suất tăng, việc khai thác các nguyên liệu đầu vào sẽ được khuyến khích sớm hơn, qua đó thúc đẩy việc khai thác và nguồn cung về hang hóa sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. (2) Việc tăng lãi suất cao làm các doanh nghiệp công ty giảm mong muốn tích trữ hang hóa, giảm chí phí tích trữ, điều này làm cầu về hang hóa sẽ bị tác động không tích cực trong ngắn hạn. (3) Khi lãi suất tăng, dòng vốn trên thị trường sẽ dịch chuyển dần từ hợp đồng hàng hóa cơ bản sang trái phiếu chính phủ, giá hàng hóa sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. (4) Lãi suất FED tăng sẽ tác động làm đồng USD mạnh lên, điều này sẽ làm giảm nhập khẩu hàng hóa cơ bản vào thị trường Mỹ, giảm thương mại hàng hóa cơ bản trên thị trường quốc tế.
Tại thị trường Việt Nam, giá hàng hóa thế giới có mối liên hệ mật thiết với tình hình kinh doanh các doanh nghiệp, và những thông tin này là một trong những thông tin tác động, phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường, theo đó nhóm dầu khí vẫn đang trong xu hướng giảm, nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá hàng hóa vẫn ở trong xu hướng kháng lại xu hướng thị trường thời gian qua, phù hợp như nhận định của chúng tôi, đáng chú ý là BMP, NTP, PLC, RDP (giá hạt nhựa, giá dầu thô), PAC (giá chì), và CAV (giá đồng), LIX, NET (giá hàng gia dụng), TTC (giá vật liệu xây dựng dùng khí để nung).