Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đã gửi: 30/07/2012 lúc 05:55:18(UTC)
 
Em lại không nghĩ như vậy. Hiện tại chúng ta đang không phải đối mặt với lạm phát mà là kinh tế suy thoái. Theo Dự báo của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thì lạm phát năm nay của VN sẽ chỉ vào khoảng 6% thôi, đó là UBGSTCQG đã tính toán dựa trên cơ sở CP sẽ kích cầu cho nền kinh tế trong các tháng cuối năm rồi.
Như đã nói trong topic này, việc CP sử dụng công cụ tài khoá khi khẳng định sẽ bơm 100.000 tỷ vào nền kinh tế cho đến cuối năm là biện pháp chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp tiền tệ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Dòng tiền này về bản chất sẽ không thể chảy vào thị trường chứng khoán ngay được, vì các dự án được đầu tư đều là các dự án được phê duyệt, không dễ để sử dụng trái phép nguồn vốn này để đổ vào CK. Tương lai thì nhờ các dự án này làm cho các DN liên quan khơi thông nguồn hàng tồn kho, tăng trưởng sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế và từ đó mới làm tăng vốn đầu tư vào TTCK được. Tất nhiên em vẫn đặt 1 dấu hỏi rât to về tính minh bạch của các khoản đầu tư này, vì thực tế tiền đầu tư công của VN đã bị thất thoát rất nhiều. Điều này thì chúng ta chỉ biết hy vọng vào cơ chế giám sát của CP thôi.

CT TNHH ĐẦU TƯ TIẾN LỰC Đã gửi: 27/07/2012 lúc 02:10:21(UTC)
 
Originally Posted by: Nguyễn Văn Dũng Go to Quoted Post
Gần đây Chính sách tài khóa cũng đã có sự thay đổi: Chính phủ sẽ chi tiêu một cách mạnh tay hơn để phục hồi kinh tế (tất nhiên, có thể sự đánh đổi là việc tăng lên của lạm phát).

Mời bác Tiến Lực xem ở topic sau: https://ezdiscuss.fpts.c...de-giai-ngan-nhanh.aspx


Thật sự mà nói thì cho đến tận bây giờ, Chính phủ cũng không dám mạnh tay chi tiêu đâu bác. Bởi vì mục tiêu lạm phát về 1 con số vẫn chưa thực hiện được. Tính đến tháng 7/2012 thì CPI dù có giảm nhưng vẫn còn 11,12%. Với tốc độ này thì ít nhất sang Quý 4/2012 lạm phát về khoảng 9% thì Chính phủ mới dám nghĩ đến việc tăng chi tiêu công được, khi đó lạm phát quay lại 2 con số có thể được đẩy sang đầu năm 2013. Bên cạnh đó, để tăng chi tiêu thì cần phải tích luỹ dự trữ quốc giá để đáp ứng.
Gần đây có phát biểu mỗi tháng bơm 21.000 tỷ vào kinh tế và đến cuối năm là 100.000 tỷ là không có căn cứ. Bởi với lượng tiền lớn như thế sẽ làm tăng lạm phát. Và theo khảo sát của tôi thì luồng tiền này (nếu có) sẽ không chảy vào nền kinh tế (quan sát thị trường chứng khoán, chúng ta vẫn thấy thanh khoản giảm đáng kể) mà chảy vào... tử huyệt như đã nói ở phần trả lời trước. Hay nói cách khác đây chỉ là bút toán xoá nợ của ngân hàng dành cho các con nợ đặc biệt. Bằng chứng là lợi nhuận ngân hàng giảm 19.000 tỷ đồng, đồng thời trích lập dự phòng tăng....
Nhà phân tích độc lập.
Cool Edward Michael.
NGUYỄN VĂN DŨNG Đã gửi: 27/07/2012 lúc 01:52:31(UTC)
 
Gần đây Chính sách tài khóa cũng đã có sự thay đổi: Chính phủ sẽ chi tiêu một cách mạnh tay hơn để phục hồi kinh tế (tất nhiên, có thể sự đánh đổi là việc tăng lên của lạm phát).

Mời bác Tiến Lực xem ở topic sau: https://ezdiscuss.fpts.c...de-giai-ngan-nhanh.aspx
CT TNHH ĐẦU TƯ TIẾN LỰC Đã gửi: 27/07/2012 lúc 01:32:29(UTC)
 
Originally Posted by: Client26751 Go to Quoted Post
Em nghe nói các chuyên gia đang bàn về việc hạ lãi suất huy động về 7%. Các bác có ý kiến gì không ạ?


Việc hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước hiện tại chỉ còn mang tính chất danh nghĩa, người dân và doanh nghiệp trở nên vô cảm với điều này vì họ chẳng được lợi gì từ lãi suất này, thậm chí người dân còn bị thiệt (gửi tiền lãi suất thực âm). Chúng ta dễ dàng nhận thấy:
1.- Về huy động, thực tế các Ngân hàng thương mại hiện nay đã bắt đầu lách trần lãi suất 9%.
2.- Về cho vay, việc hạ lãi suất thời gian qua cũng không tác động nhiều đến lãi suất cho vay. Thực tế cho thấy doanh nghiệp thông thường (không thuộc khối đặc quyền như: Vina..., EV..., TK..., SD...) thì vẫn phải vay với cái giá "cắt cổ". Nếu phân tích kỹ, chúng ta dễ dàng thấy rằng chỉ số CPI giảm liên tục, sự đình đốn sản xuất và thất nghiệp lộ rõ đã thể hiện: vốn rẻ không hề được bơm vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng mà đã chạy vào chỗ nào đó và không lối thoát (nợ xấu ngân hàng tăng mạnh).
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy rằng:
1.- Chính sách tài khoá hiện nay đang đi đúng hướng khi thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Do đó, chính sách tài khoá không thể dùng để kích thích kinh tế được. Và bây giờ, việc tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.
2.- Nhưng chính sách tiền tệ hiện tại lại góp phần làm cho nền kinh tế bệnh càng thêm nặng. Tiền thuế của người dân không được dùng để kích thích tăng trưởng mà chỉ được dùng để giải quyết một số vấn đề cục bộ thuộc về nhóm lợi ích.
Trên đây là nguyên nhân, còn đây là tác động của chính sách này:
1.- Tỷ giá USD trong những ngày gần đây sau khi giảm mạnh giờ đã tăng trở lại. Cho thấy, trong ngắn hạn, một nhóm lợi ích đã biết trước điều này nên đã trục lợi, thao túng giá USD tự do.
2.- Như đã trình bày ở trên, việc hạ lãi suất này chỉ đem lại lợi ích cho 1 nhóm các con nợ đặc biệt của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng vẫn cứ tăng vì thực chất những con nợ này đã phá sản, ngân hàng càng cho đáo hạn, vay mới hay giảm lãi suất thì vẫn cứ tiếp tục bị mất vốn. Trong dài hạn thì nợ xấu của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng vì lãi suất không còn là liều thuốc cứu sinh cho những con nợ phá sản này.
3.- Niềm tin của người dân đang bị bào mòn vì lãi suất tiền gửi giờ chỉ còn 9% (có thể giảm còn 7%) trong khi CPI dù có giảm nhưng vẫn còn ở mức 2 con số 12,2%. Do đó, làn sóng đầu tư tránh bão an toàn lại xuất hiện.
4.- Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đình đốn sản xuất và phá sản vì không dám vay với lãi suất cao, tồn kho vẫn tiếp tục tăng không tiêu thụ được.
5.- Thị trường chứng khoán lại tiếp tục u ám không khởi sắc được vì kết quả kinh doanh Q2/2012 đã phản ánh rõ thực trạng của doanh nghiệp. Dòng tiền từ chính sách cũng không hỗ trợ thanh khoản.
Do đó, tôi nghĩ chính sách giảm lãi suất lần này cũng chỉ là 1 gáo nước lạnh tát thẳng vào mặt nền kinh tế đang bị cảm cúm. Giải pháp căn cơ chính là hướng dòng tiền vào đúng nơi, đúng chỗ. Khi đó mới kích thích tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và không gây áp lực mạnh về lạm phát.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, phân tích dựa trên các thông tin số liệu công bố và khảo sát thực tế. Còn bác nào muốn hiểu rõ hơn thì có thể gặp 1 người, đó là Mr.SJC với phát biểu: "Vàng trong nước cao hơn thể giới từ 400 nghìn đồng/lượng trở lên là đầu cơ".
Nhà phân tích độc lập.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đã gửi: 26/07/2012 lúc 11:02:13(UTC)
 
<tin đồn> Ngày mai ra tin chính thức lãi suất giảm 1%
NGUYỄN VĂN DŨNG Đã gửi: 25/07/2012 lúc 10:45:06(UTC)
 
Đây rõ ràng là một bài toán mà NHNN phải lựa chọn giữa 2 đáp án: Giảm hay không giảm. Và trong trường hợp có giảm trần lãi suất huy động thì giảm bao nhiêu.

Một mặt NHNN muốn giảm lãi suất huy động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay, cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về chi phí lãi vay hiện nay. Lý do cho việc giảm trần lãi suất huy động đó là CPI đã giảm rõ rệt trong mấy tháng gần đây.

Mặt khác, NHNN lo ngại việc giảm lãi suất huy động về 7% sẽ làm cho tiền VND kém hấp dẫn hơn so với USD, từ đó dân chúng và các tổ chức sẽ có làn sóng chuyển từ tiền VND sang ngoại tệ (mà chủ yếu là USD). Hệ quả là tỷ giá có nguy cơ tăng cao.

Có vẻ như các ngân hàng thương mại đã nhìn thấy xu hướng giảm lãi suất nên họ đã có động thái tăng tỷ giá USD/VND.

Cá nhân tôi cho rằng NHNN có thể sẽ giảm tiếp trần lãi suất VND nhưng có thể chỉ giảm khoảng 1%/năm so với hiện nay (tức là trần còn 8%/năm đối với tiền gửi dưới 12 tháng) để còn đánh giá tác động.
TRỊNH THỊ MINH HẰNG Đã gửi: 25/07/2012 lúc 09:22:44(UTC)
 
Em nghe nói các chuyên gia đang bàn về việc hạ lãi suất huy động về 7%. Các bác có ý kiến gì không ạ?

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.