Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Trao đổi về ngành thủy sản và các doanh nghiệp thủy sản niêm yết
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#1 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 09:47:29(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Dear mọi người!
Đây là topic chuyên trao đổi thông tin về ngành thủy sản và các doanh nghiệp thủy sản đã niêm yết. Hi vọng topic này sẽ cung cấp cho quí nhà đầu tư những thông tin hữu ích cho các quyết định đầu tư liên quan đến ngành.
Trân trọng
CUNG THỊ LÂN
#2 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 10:31:15(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Hiện tôi đang quan tâm đến ACL, chủ top có thể cung cấp giúp tôi một vài thông tin về mã này không và có thể mua được cổ phiếu này ở khoảng giá nào?
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#3 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 10:42:16(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Ngành thủy sản hiện nhìn chung đang gặp một số khó khăn do nguồn nguyên liệu cho chế biến đang thiếu hụt. Các ngân hàng hầu như đang thắt chặt hơn cho vay đối các doanh nghiệp thủy sản (và cả bà con nông dân nuôi tôm, cá tra), nên các doanh nghiệp nhìn chung thiếu hụt vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó khả năng thu hồi công nợ cũng khó khăn hơn do các nhà nhập khẩu ở Châu Âu chậm thanh toán cho các đơn hàng hơn khi tình hình kinh tế đang gặp nhiều bất ổn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nhìn chung gặp nhiều khó khăn hơn do không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu (cá, tôm...) cho chế biến và phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn cũng đang gặp một số khó khăn nhưng có thể kháng cự tốt hơn do khả năng tự chủ nguyên liệu cao, qui trình sản xuất kinh doanh khép kín hơn nên chi phí kinh doanh sẽ thấp hơn, và việc tiếp cận vốn ngân hàng cũng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu vượt qua được những khó khăn hiện tại thì cơ hội dài hạn cho các doanh nghiệp có nền tảng tốt sẽ nhiều hơn vì nhu cầu thủy sản trong tương lai được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Do đó, việc lựa chọn các doanh nghiệp thủy sản cần xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro trong đầu tư.

Một vài chia sẻ ngắn, hi vọng có thể được trao đổi thêm với các nhà đầu tư.
ĐINH VIẾT HUY
#5 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 10:50:23(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Em rất thích HVG,AGF, AVF. Bác phân tích giúp em 3 công ty này nhé.
NGUYỄN THỊ BẰNG
#4 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 10:50:30(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết
Originally Posted by: Phan Nguyễn Trung Hưng Go to Quoted Post
Ngành thủy sản hiện nhìn chung đang gặp một số khó khăn do nguồn nguyên liệu cho chế biến đang thiếu hụt. Các ngân hàng hầu như đang thắt chặt hơn cho vay đối các doanh nghiệp thủy sản (và cả bà con nông dân nuôi tôm, cá tra), nên các doanh nghiệp nhìn chung thiếu hụt vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó khả năng thu hồi công nợ cũng khó khăn hơn do các nhà nhập khẩu ở Châu Âu chậm thanh toán cho các đơn hàng hơn khi tình hình kinh tế đang gặp nhiều bất ổn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nhìn chung gặp nhiều khó khăn hơn do không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu (cá, tôm...) cho chế biến và phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn cũng đang gặp một số khó khăn nhưng có thể kháng cự tốt hơn do khả năng tự chủ nguyên liệu cao, qui trình sản xuất kinh doanh khép kín hơn nên chi phí kinh doanh sẽ thấp hơn, và việc tiếp cận vốn ngân hàng cũng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu vượt qua được những khó khăn hiện tại thì cơ hội dài hạn cho các doanh nghiệp có nền tảng tốt sẽ nhiều hơn vì nhu cầu thủy sản trong tương lai được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Do đó, việc lựa chọn các doanh nghiệp thủy sản cần xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro trong đầu tư.

Một vài chia sẻ ngắn, hi vọng có thể được trao đổi thêm với các nhà đầu tư.


Bác làm em hoang mang rồi đấy. Tóm lại giờ này em có tiền dài dài thì có chọn được mã nào trong ngành này ko?
PHẠM VIỆT DŨNG
#8 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 10:55:54(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Thủy sản là ngành mũi nhọn xuất khẩu của kinh tế VN. Hiện tại ngành này đang hết sức khó khăn vì những nguyên nhân cả từ bên ngoài (kinh tế TG giảm, tiêu thụ giảm) lẫn bên trong (nguyên liệu đầu vào, lãi xuất TD cao).
Một điều chắc chắn rằng: dù muốn hay không chính sách vĩ mô cũng không thể “quên” nếu như không “ưu tiên quan tâm” hồi phục ngành này trước tiên. Nếu nền kinh tế (trong, ngoài) phục thủy sản sẽ là ngành cần phải hồi phục sớm nhất và rễ nhất hiện nay.
Theo nhận định chủ quan, tôi cho rằng các gói kích cầu của NN nếu có sẽ được ưu tiên cho ngành này. Hiện tại thì chưa thấy gìbig grin nhưng khi có tin nên chớp cơ hội đầu tư ngay exercise cook exercise

2 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#9 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 11:31:31(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Dạ, chào anh client20170. Hiện em chỉ mới đảm nhận ngành trong một thời gian ngắn nên số doanh nghiệp em tiếp cận được vẫn chưa nhiều.

Nhưng hiện tại, nếu anh có ý định đầu tư dài hạn một vài cổ phiếu trong ngành, em xin đề xuất trước tiên là VHC:

- Đây là doanh nghiệp cá tra, basa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (vượt cả HVG)

- Công ty có qui trình SXKD khá khép kín từ con giống - thức ăn - vùng nuôi cá nguyên liệu - nhà máy chế biến - các kênh phân phối sản phẩm nên tính hiệu quả luôn nằm trong top cao nhất ngành (LNST biên năm 2011 là 9,6%, ROA là 18,6%, ROE là 36,2%, cao thứ tư trong các cty thủy sản niêm yết năm 2011 qua)

- Công ty vẫn đang tiếp tục hưởng thuế chống bán phá giá 0% vào thị trường Mỹ, đây là lợi thế rất lớn vì thị trường Mỹ vẫn là thị trường tiềm năng trong tương lai với giá bán thường cao hơn khoảng 30-40% so với thị trường EU và các thị trường khác.

- Công ty đang triển khai tích cực để đưa vào vận hành nhà máy chiết suất Collagen, là nguyên liệu đầu vào cho các công ty sản xuất dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm...Đây sẽ là một trong những sản phẩm mang lại nguồn thu lớn của VHC trong tương lai.

- Công ty cũng đang triển khai trồng lúa theo công nghệ của Đài Loan và gạo cũng được định hướng sẽ trở thành một trong những nguồn thu chính của VHC trong tương lai.

Phân tích doanh nghiệp thì khá dài. Em chỉ xin nêu ra một số ý ngắn. Anh có thể xem thêm Báo cáo cập nhật ĐHCĐ của VHC mà em post lên.

Xin lưu ý thêm rằng, VHC là cổ phiếu có tính thanh khoản khá kém do cổ phiếu đã được nắm giữ rất "đậm đặc" bởi các tổ chức và cổ đông nội bộ, nên cơ hội lướt sóng cổ phiếu này là không nhiều. VHC chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có ý định mua và nắm giữ lâu dài (1 năm, 2 năm và lâu hơn thế nữa) với kỳ vọng vào sự tăng trưởng tốt trong tương lai của doanh nghiệp.

Một vài ý kiến của em. Chúc anh luôn có những quyết định chính xác và đầu tư thành công.
1 người cảm ơn PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG cho bài viết.
NGUYỄN THỊ BẰNG
#10 Đã gửi : 08/06/2012 lúc 08:41:52(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết
Bác cho hỏi TS4 có được không? Ngành hàng chính của thằng này là gì? Triển vọng?
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#6 Đã gửi : 21/06/2012 lúc 11:27:24(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Em rất thích HVG,AGF, AVF. Bác phân tích giúp em 3 công ty này nhé.


Chào bác “3 điều”, trước tiên em xin cáo lỗi bác vì đã trả lời bác hơi trễ. 3 doanh nghiệp bác hỏi đều thuộc qui mô lớn trong ngành. Tuy nhiên, tình hình hiện tại thì có một chút khác biệt giữa 3 công ty này. Để tìm hiểu, phân tích một doanh nghiệp nhìn chung mất khá nhiều thời gian. Trong phạm vi những gì em tìm hiểu được về các doanh nghiệp này đến hiện tại, xin trả lời trước bác về AVF.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm đang khá khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế ở Châu Âu, hiện xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường này đang giảm khá mạnh không chỉ riêng AVF mà còn nhiều doanh nghiệp khác trong ngành. Theo thống kê từ Vasep, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU từ 01/01/2012 đến 15/05/2012 chỉ đạt hơn 169 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường Mỹ chỉ tăng nhẹ về sản lượng so với cùng kỳ, nhưng giá xuất khẩu đã giảm bình quân 10%. Các thị trường khác cũng chỉ đang cố giữ cầm chừng trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

- Tình hình tài chính không thật sự lành mạnh với tỉ lệ vay nợ rất cao (nằm trong nhóm 3 doanh nghiệp thủy sản niêm yết có hệ số nợ/tổng tài sản cao nhất với tỉ lệ 79,4%), mà trong đó hơn 99% là nợ ngắn hạn (hiện công ty vay ngắn hạn hơn 1.250 tỉ đồng trong khi VCSH chỉ 390 tỉ đồng).

- Trong các năm qua và Q1/2012, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều âm (năm 2011 âm tới 338,21 tỉ đồng) chủ yếu do gia tăng mạnh các khoản phải thu (do các năm qua công ty thực hiện chính sách mở rộng thị trường và chấp nhận bán trả chậm cho nhiều nhà nhập khẩu), gia tăng hàng tồn kho và trả lãi ngân hàng. Và để trang trải cho hoạt động, công ty liên tục vay nợ ngắn hạn ngân hàng bằng cách thế chấp các tài sản cố định, hàng tồn kho.

- LNST đang giảm dần trong năm 2011 và Q1/2012, các chỉ số tài chính đều dưới mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành thủy sản và đang giảm dần so với chính công ty trong các năm gần đây.

 Vấn đề hiện tại là công ty đang thiếu hụt tiền mặt trong hoạt động, gánh nặng nợ cao, nhưng liệu sẽ thu hồi được các khoản phải thu bị chiếm dụng như thế nào để trang trải hoạt động. Khả năng tiếp tục vay vốn từ ngân hàng cũng khá thấp, các ngân hàng đang rất e ngại không dám cho AVF vay vốn. Hiện AVF đang đối mặt với rất nhiều khó khăn với đầu ra bị hạn chế trong khi các chi phí hoạt động vẫn rất cao (đặc biệt là chi phí lãi vay).

- Về cơ cấu cổ đông: Cơ cấu cổ đông khá loãng so với nhiều công ty thủy sản khác với Ông Lưu Bách Thảo và Ông Diệp Vĩnh Xuân nắm khoảng 24%, còn lại là lẻ tẻ một số thành viên khác trong nội. Tổ chức duy nhất tham gia công ty là BSC, nhưng hiện BSC đã thoái gần hết vốn mới đây (hiện BSC chỉ còn nắm giữ khoảng 197 nghìn – 0,9% VĐL, từ mức sở hữu ban đầu gần 1,9 triệu cổ phiếu). Có thể BSC đã bán phần lớn cổ phiếu trong cơn sóng mạnh của AVF trong tháng 3 - 4 vừa qua (do chính BSC tạo ra).

Tóm lại, việc tham gia đầu tư hay đầu cơ AVF thời điểm này là khá rủi ro. Chỉ nên xem xét tham gia nếu thực trạng khó khăn hiện tại của công ty có những chuyển biến tích cực thực sự.

Thanks bác!
1 người cảm ơn PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG cho bài viết.
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#11 Đã gửi : 21/06/2012 lúc 02:14:31(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
https://ezdiscuss.fpts.com.vn/Uploads/2012/06/152/Tin%20tuan%20nganh%20thuy%20san%20(11-06%20-%2015-06)_V2.pdf

Chào các nhà đầu tư!

Em xin gửi quí nhà đầu tư báo cáo ngắn về ngành tôm hiện tại. Quí nhà đầu tư có thắc mắc có thể trao đổi tại đây.

Thanks all!
1 người cảm ơn PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG cho bài viết.
ĐINH VIẾT HUY
#7 Đã gửi : 23/06/2012 lúc 09:07:10(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Originally Posted by: Phan Nguyễn Trung Hưng Go to Quoted Post
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Em rất thích HVG,AGF, AVF. Bác phân tích giúp em 3 công ty này nhé.


Chào bác “3 điều”, trước tiên em xin cáo lỗi bác vì đã trả lời bác hơi trễ. 3 doanh nghiệp bác hỏi đều thuộc qui mô lớn trong ngành. Tuy nhiên, tình hình hiện tại thì có một chút khác biệt giữa 3 công ty này. Để tìm hiểu, phân tích một doanh nghiệp nhìn chung mất khá nhiều thời gian. Trong phạm vi những gì em tìm hiểu được về các doanh nghiệp này đến hiện tại, xin trả lời trước bác về AVF.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm đang khá khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế ở Châu Âu, hiện xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường này đang giảm khá mạnh không chỉ riêng AVF mà còn nhiều doanh nghiệp khác trong ngành. Theo thống kê từ Vasep, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU từ 01/01/2012 đến 15/05/2012 chỉ đạt hơn 169 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường Mỹ chỉ tăng nhẹ về sản lượng so với cùng kỳ, nhưng giá xuất khẩu đã giảm bình quân 10%. Các thị trường khác cũng chỉ đang cố giữ cầm chừng trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

- Tình hình tài chính không thật sự lành mạnh với tỉ lệ vay nợ rất cao (nằm trong nhóm 3 doanh nghiệp thủy sản niêm yết có hệ số nợ/tổng tài sản cao nhất với tỉ lệ 79,4%), mà trong đó hơn 99% là nợ ngắn hạn (hiện công ty vay ngắn hạn hơn 1.250 tỉ đồng trong khi VCSH chỉ 390 tỉ đồng).

- Trong các năm qua và Q1/2012, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều âm (năm 2011 âm tới 338,21 tỉ đồng) chủ yếu do gia tăng mạnh các khoản phải thu (do các năm qua công ty thực hiện chính sách mở rộng thị trường và chấp nhận bán trả chậm cho nhiều nhà nhập khẩu), gia tăng hàng tồn kho và trả lãi ngân hàng. Và để trang trải cho hoạt động, công ty liên tục vay nợ ngắn hạn ngân hàng bằng cách thế chấp các tài sản cố định, hàng tồn kho.

- LNST đang giảm dần trong năm 2011 và Q1/2012, các chỉ số tài chính đều dưới mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành thủy sản và đang giảm dần so với chính công ty trong các năm gần đây.

 Vấn đề hiện tại là công ty đang thiếu hụt tiền mặt trong hoạt động, gánh nặng nợ cao, nhưng liệu sẽ thu hồi được các khoản phải thu bị chiếm dụng như thế nào để trang trải hoạt động. Khả năng tiếp tục vay vốn từ ngân hàng cũng khá thấp, các ngân hàng đang rất e ngại không dám cho AVF vay vốn. Hiện AVF đang đối mặt với rất nhiều khó khăn với đầu ra bị hạn chế trong khi các chi phí hoạt động vẫn rất cao (đặc biệt là chi phí lãi vay).

- Về cơ cấu cổ đông: Cơ cấu cổ đông khá loãng so với nhiều công ty thủy sản khác với Ông Lưu Bách Thảo và Ông Diệp Vĩnh Xuân nắm khoảng 24%, còn lại là lẻ tẻ một số thành viên khác trong nội. Tổ chức duy nhất tham gia công ty là BSC, nhưng hiện BSC đã thoái gần hết vốn mới đây (hiện BSC chỉ còn nắm giữ khoảng 197 nghìn – 0,9% VĐL, từ mức sở hữu ban đầu gần 1,9 triệu cổ phiếu). Có thể BSC đã bán phần lớn cổ phiếu trong cơn sóng mạnh của AVF trong tháng 3 - 4 vừa qua (do chính BSC tạo ra).

Tóm lại, việc tham gia đầu tư hay đầu cơ AVF thời điểm này là khá rủi ro. Chỉ nên xem xét tham gia nếu thực trạng khó khăn hiện tại của công ty có những chuyển biến tích cực thực sự.

Thanks bác!

Thanks bác Phan Nguyễn Trung Hưng !
Em xin đính chính về nhận định em đánh dấu màu xanh của bác như sau:
- Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) sẵn sàng cho AVF vay nếu có đề nghị từ phía công ty( tin này là 1 người trong đội lái nói với em cách đây 1 tháng ).
- Ngày 22/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB Bank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ giảm lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản.
- Mặc dù suất khẩu gặp khó khăn nhưng chưa ảnh hưởng nhiều tới AVF vì khâu phát triển thị trường AVF làm rất tốt và sắp tới có hội trợ gì đó của ngành thủy sản đây là cơ hội để ký thêm hợp đồng với đối tác mới (thông tin của 1 người làm trong công ty nói với em).
Em xin lỗi bác Phan Nguyễn Trung Hưng trước. Em rất sợ mất lòng những người giỏi hơn mình, em là người chơi nhiều lúc cũng gặp sai lầm mà mất lòng bác rồi thì sẽ có lần sau bác giúp em phân tích hay nhận định nữa.
2 người cảm ơn ĐINH VIẾT HUY cho bài viết.
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#12 Đã gửi : 25/06/2012 lúc 10:28:37(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Chào bác!

Trước tiên thanks bác nhiều lắm vì những trao đổi cùng em!

Về một số nhận định của bác em có một số ý kiến sau:

- Về việc VDB sẵn sàng cho AVF để hỗ trợ (theo như bác nói là tin từ đội lái cho biết). Trước tiên bác có thể tham khảo bài báo này:

“VDB hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

(Ngày đăng: 28/05/2012 )

(vasep.com.vn) Ngày 24/5/2012, VDB đã gửi VASEP công văn số 1664/NHPT- TTKH thông báo, Ngân hàng sẵn sàng tham gia giải quyết khó khăn về vốn theo quy định hiện hành để các doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm, cân đối được tài chính, ổn định công việc và đời sống cho người lao động.

Sau buổi tọa đàm về các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ngày 15/5/2012 tại Cần Thơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã yêu cầu các chi nhánh VDB tại khu vực ĐBSCL thực hiện việc rà soát các doanh nghiệp chế biến XK thủy sản đã và đang vay vốn của VDB để cùng doanh nghiệp có biện pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

Theo đó, ngày 24/5/2012, VDB đã gửi VASEP công văn số 1664/NHPT- TTKH thông báo, Ngân hàng sẵn sàng tham gia giải quyết khó khăn về vốn theo quy định hiện hành để các doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm, cân đối được tài chính, ổn định công việc và đời sống cho người lao động.

Cụ thể:

- Ngân hàng hỗ trợ trước hết đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuát, xuất khẩu bình thường, có khả năng lan tỏa cho vùng sản xuất và các doanh nghiệp khác.

- Trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính bình thường nhưng tạm thời khó khăn về vốn lưu động, ngân hàng có thể xem xét cho vay dòng tiền mới, phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo dòng tiền luân chuyển cho hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang vay vốn của VDB, thì ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ theo quy định và tiếp tục cho vay để phục hồi sản xuất kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm.

- Mức cho vay được xem xét theo quy định của nhà nước trên cơ sở doanh nghiệp cần phải có vốn đối ứng, vốn tự có trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh.

- Thời hạn cho vay phù hợp với chu trình sản xuất – xuất khẩu sản phẩm trên nguyên tắc rút ngắn tối đa để luân chuyển vốn cho vay các doanh nghiệp khác. Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi theo quy định của Bộ Tài chính.”

Đây có thể là cam kết của VDB với VASEP sau buổi tọa đàm tìm giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp nào chính thức được nhận hỗ trợ cho vay từ VDB trước tiên cần qua bộ lọc một số điều kiện từ ngân hàng này. Và liệu AVF có thể chính thức được vay vốn thêm từ VDB thì vẫn chưa thể kết luận được. Đối với những ngân hàng hiện tại đang cho AVF vay (Rất tiếc không được doanh nghiệp thuyết minh rõ ràng cho nhà đầu tư), liệu sẽ bao nhiêu ngân hàng sẵn sàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn khi tỉ lệ nợ đang quá cao hiện tại?

- Về thông tư 22/2012/TT-NHNN vừa được ban hành, xin lưu ý bác đây là thông tư hướng dẫn cho Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 02/12/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Cái này đã được ban hành từ lâu và thông tư chỉ là hướng dẫn cụ thể hơn cho quyết định cũ. Ngoài ra, đây cũng là chính sách để hỗ trợ cho việc mua máy móc, thiết bị, xây kho lạnh phục vụ thu hoạch nông sản và phục vụ việc nuôi trồng, thu hoạch, lưu kho thủy sản để giảm thất thoát, tổn thất cho bà con nông dân và doanh nghiệp. Chính sách này dù sao cũng hỗ trợ phần nào cho ngành nông thủy sản nhưng theo em tác động tích cực cụ thể tới từng doanh nghiệp là không nhiều khi khó khăn chính hiện tại của doanh nghiệp thủy sản là thiếu vốn lưu động để thực hiện nuôi trồng, thu mua nguyên liệu cho hoạt động sản xuất (Hiện VASEP và Bộ NNPTNN đang kiến nghị lên chính phủ để ban hành gói hỗ trợ mạnh và cụ thể hơn cho các doanh nghiệp thủy sản).

- Về ý thứ 3 của bác, hiện thị trường EU của AVF đang chiếm hơn 20% doanh thu (theo số liệu năm 2011), và AVF khó có thể đứng ngoài khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này. Hiện có một điều tích cực hơn cho công ty là thị trường Châu Mỹ (có lẻ chủ yếu là từ Mỹ) vẫn giữ được đà tăng trưởng trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu bác xem kỹ BCTC trong các năm qua thì sẽ thấy khoản phải thu của công ty tăng khá mạnh do phải bán chịu cho khách hàng (có lẻ đây là hệ quả của việc mở rộng thị trường nhanh của công ty), hệ số vòng quay các khoản phải thu đang giảm mạnh (năm 2008 là 5,43 nhưng 2011 chỉ còn 2,44 và Q1/2012 là 0,62). Đây là điều không mấy tích cực, nó khiến công ty thiếu hụt vốn hoạt động và buộc phải tăng vay nợ ngắn hạn trong các năm qua, làm tỉ lệ nợ hiện tại vọt lên khá cao. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dòng tiền thực thu được luôn quan trọng hơn doanh thu và lợi nhuận.

Về hội chợ Vietfish sắp tới, đây là hội chợ thủy sản lớn được tổ chức hằng năm, và không chỉ AVF, mà cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác tìm kiếm thêm khách hàng, thị trường mới, nhưng cụ thể doanh nghiệp có thu hút thêm được nhiều khách hàng mới hay không cần phải chờ thời gian để thấy rõ hơn điều đó.

Tóm lại, dưới góc độ chi phí cơ hội, em nghĩ trên sàn hiện tại và ngay cả trong ngành thủy sản vẫn còn nhiều cổ phiếu có tình hình tài chính ổn định và tiềm năng phát triển hơn AVF, không nhất thiết phải để tham gia cổ phiếu đang có nhiều rủi ro. AVF vẫn sẽ được xem xét nếu công ty cải thiện tốt hơn tình hình tài chính khó khăn hiện tại.

Một lần nữa em cảm ơn những ý kiến trao đổi của bác nhiều lắm, bác luôn là một trong những thành viên rất tích cực trên diễn đàn của FPTS. Hi vọng sẽ luôn nhận được những trao đổi của bác để diễn đàn ngày càng lớn mạnh.

Chúc bác nhiều sức khỏe và luôn đầu tư thành công.











Chào quí nhà đầu tư!

Em xin gửi mọi người báo cáo cập nhật ngắn về AGF. Quí nhà đầu tư có gì thắc mắc, có thể trao đổi thêm tại đây

Thanks all !

https://ezdiscuss.fpts.com.vn/Uploads/2012/06/152/Cap%20nhat%20AGF.pdf
2 người cảm ơn PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG cho bài viết.
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#13 Đã gửi : 28/06/2012 lúc 04:16:30(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Chào quí nhà đầu tư!

Em xin gửi mọi người báo cáo cập nhật ngắn về AGF. Quí nhà đầu tư có gì thắc mắc, có thể trao đổi thêm tại đây.

Thanks all !

https://ezdiscuss.fpts.c...152/Cap%20nhat%20AGF.pdf
MAI TIẾN DŨNG
#14 Đã gửi : 20/05/2013 lúc 04:26:11(UTC)


Thanks: 9 times
Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết
thông tin dang cách đây gần một năm, không có tính thời sự
NGUYỄN VĂN DŨNG
#15 Đã gửi : 23/05/2013 lúc 11:36:32(UTC)


Thanks: 90 times
Được cảm ơn: 263 lần trong 158 bài viết
Bộ Thương Mại Mỹ vừa điều chỉnh tăng thuế chống bán phá giá cá tra cho kỳ POR 8. Theo đó thì AVF bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thuế bị tăng lên mức 2.39 USD/kg (từ 1.34 USD/kg).

Mấy doanh nghiệp chịu mức thuế rất thấp là ACL, IDI (ko chịu thuế), AGF (0.02 USD/kg), VHC (0.19 USD/kg).

Mấy thông tin có từ Phan Nguyễn Trung Hưng, các cụ tham khảo nhá.
1 người cảm ơn NGUYỄN VĂN DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN VĂN DŨNG
#16 Đã gửi : 23/05/2013 lúc 05:30:53(UTC)


Thanks: 90 times
Được cảm ơn: 263 lần trong 158 bài viết
Ngành thủy sản nước ta đã và đang có một vấn đề là chất lượng nguồn nguyên liệu. Các nước nhập khẩu thủy sản thường yêu cầu và quy định chặt chẽ về chất lượng (trong đó có hàm lượng kháng sinh). Khách hàng khó tính nhất thường là các nước Châu Âu và Mỹ.

Nếu thu mua tôm, cá của nhiều hộ nuôi thì doanh nghiệp không kiểm soát được về chất lượng nguyên liệu; dẫn đến hàng bị bên nhập khẩu trả lại. Hậu quả là uy tín của doanh nghiệp và của cả ngành xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng.

Để giải quyết bài toán về chất lượng nguyên liệu thì nhiều doanh nghiệp tính đến việc tự làm từ A đến Z (sản xuất thức ăn cho cá, tự nuôi cá, rồi chế biến, xuất khẩu). Tuy nhiên việc này đòi hỏi đầu tư rất lớn. Chính vì thế, khá nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ rất cao và chi phí tài chính cao. Khi mặt bằng lãi suất cao thì khả năng thua lỗ là rất cao.
NGUYỄN VĂN DŨNG
#17 Đã gửi : 24/05/2013 lúc 04:41:34(UTC)


Thanks: 90 times
Được cảm ơn: 263 lần trong 158 bài viết
Hôm nay, cafef có bài viết này về vấn đề chất lượng của Thủy sản Việt xuất khẩu:
http://cafef.vn/nong-thu...305240950314735ca52.chn
Các bác đọc tham khảo nhé.

Em còn nghe có chuyện có hộ nuôi trồng thủy sản khi bán cá cho doanh nghiệp lại còn xiên cả đinh sắt vào cá để tăng trọng lượng. Thật là bó tay!
NGUYỄN THANH HÒA
#18 Đã gửi : 30/05/2013 lúc 01:56:19(UTC)

Cảm ơn: 17 lần
Được cảm ơn: 108 lần trong 69 bài viết
24 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Nhật bị kiểm soát đặc biệt do vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh tính đến ngày 13/5/2013 Xem chi tiet
Thế này chẳng trách tại sao Việt Nam không tạo được uy tín cao trên TT thế giới.
PHAN NGUYỄN TRUNG HƯNG
#19 Đã gửi : 10/01/2014 lúc 09:11:12(UTC)


Cảm ơn: 15 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 8 bài viết
Kính gửi quý nhà đầu tư thông tin về dự thảo chương trình "Giám sát cá da trơn của Mỹ". Quý nhà đầu tư xem qua để nắm bắt thêm nhé!

Thanks all!

Hiện chương trình “Giám sát cá da trơn (trong đó có cá tra nhập khẩu từ Việt Nam)”, nằm trong dự luật Nông Trại Mỹ 2013, đã được Mỹ soạn thành dự thảo và đang lấy ý kiến từ các quốc gia thành viên WTO (trong đó có Việt Nam).

Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng, có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá và chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam đều phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra nhập khẩu vào thị trường này.

Nếu dự thảo này được thông qua, thì các doanh nghiệp cá tra Việt Nam phải nâng cấp toàn bộ quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản Mỹ, nếu muốn được xuất khẩu vào thị trường này. Trong khi theo đánh giá của các chuyên gia, việc nâng cấp toàn bộ quy trình để đạt tương đương với Mỹ sẽ phải mất từ 5-7 năm. Đồng nghĩa, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu cá tra vào Mỹ trong 5-7 năm tới.

Hiện dự thảo đã được thông báo rộng rãi đến các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam. Thời gian để Việt Nam và các nước khác góp ý sửa đổi những bất hợp lý trong nội dung dự thảo là trước ngày 27/01/2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng có thể đóng góp ý kiến để tổng hợp thành các ý kiến từ Việt Nam góp ý vào dự thảo. Hiện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng đã vận động nhiều bên từ Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ, các nghị sĩ, học giả, báo chí và đặc biệt là đại sứ hai nước Thái Lan, Indonesia (hai nước cũng sẽ chịu tác động như Việt Nam) viết thư phản đối việc áp dụng chương trình giám sát này.

Có thể thấy, trên sàn hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp cá tra xuất khẩu vào Mỹ: Vĩnh Hoàn – VHC (Mỹ chiếm khoảng 48% kim ngạch xuất khẩu năm 2013), Việt An - AVF (Mỹ chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu 2012, năm 2013 đã không còn XK vào Mỹ do thuế CBPG POR 8 quá cao), Agifish – AGF (Mỹ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu 2013), Nam Việt – ANV (Mỹ chiếm 16,82% kim ngạch xuất khẩu năm 2013), Đầu tư đa Quốc Gia – IDI (Mỹ chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2013), Cửu Long An Giang – ACL (Mỹ chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu năm 2013). Nếu dự thảo hiện tại chính thức được Mỹ thông qua thì sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp này, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ sụt giảm mạnh vì chưa thể thay thế ngay lập tức từ các thị trường khác, qua đó lợi nhuận cũng sẽ suy giảm mạnh (Mỹ thường là thị trường có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất của các doanh nghiệp do giá bán cao trên 3 USD/kg) do bị giảm mạnh doanh thu từ thị trường Mỹ (mức độ tác động còn tùy thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu vào Mỹ của mỗi doanh nghiệp).

Như vậy, hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đang chịu hai rủi ro phía trước từ thị trường Mỹ: (1) là mức thuế CBPG POR 9 sẽ được công bố chính thức vào cuối tháng 3/2014, (2) là rủi ro từ việc không thể xuất khẩu vào Mỹ do chưa kịp nâng cấp quy trình nuôi trồng, sản xuất theo đúng điều kiện của Mỹ trong 5-7 năm tới, nếu dự thảo “Giám sát cá da trơn (trong đó quan trọng nhất là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng)” này chính thức được thông qua.

Dù sao, kết quả từ hai sự việc này vẫn chưa được kết luận chính thức. Các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và các bên liên quan vẫn đang nỗ lực vận động để có thể giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực từ hai rủi ro này.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.