Sau 1 năm tập trung thực hiện những biện pháp tiền tệ thắt chặt để kìm hãm lạm phát, đặc biệt là siết chặt dòng vốn chảy vào bất động sản và chứng khoán, thì đến nay, chỉ số CPI đã hạ nhiệt.
Tuy nhiên, qua số liệu thống kê quý I/2012 vừa qua:
1. tăng trưởng tín dụng âm 2,3%. Điều này là đáng báo động, vì như mọi năm, để GDP tăng trưởng được 1%, thì tín dụng phải tăng khoản 2% - 4%. Việc tăng trưởng tín dụng âm như vậy báo hiệu khả năng tăng trưởng GDP thấp, doanh nghiệp ko tiếp cận được vốn vay, do lãi vay cao cũng như do không có đầu ra nên cũng không vay vốn.
2. GDP chỉ đạt 4%. Điều này rất nghiêm trọng, vì nếu GDP không đạt trên 6%, thì sẽ ảnh hưởng đến việc làm, an sinh xã hội, đổ vỡ hàng loạt các doanh nghiệp.
3. Chỉ số hàng tồn kho gia tăng mạnh: cho thấy doanh nghiệp bị ứ đọng tồn kho, minh họa rõ nét cho việc GDP tăng trưởng chậm quý I.
4. tăng trưởng BĐS và các ngành liên quan BĐS giảm 3,8%. Mà BĐS chiếm 35% trong tổng GDP của nền kinh tế.
Vì những số liệu quý I bên trên, nên trọng tâm sắp tới là cần phải cố gắng thúc đẩy tăng trưởng GDP trở lại, đây là mục tiêu tối ưu với 1 nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, mà vừa rồi, NHNN đã:
· giảm nhanh lãi suất huy động xuống 12%, giảm tái cấp vốn xuống 13%, giảm tái chiết khấu xuống 11%: việc giảm này góp phần làm giảm giá vốn cho các bank, tạo thêm thuận lợi trong việc giảm lãi suất cho vay của các bank. Đồng thời, gia tăng sức ép với các bank nhỏ (áp trần huy động thấp) để đẩy nhanh tiến độ thanh lọc hệ thống ngân hàng đang diễn ra.
· Loại bỏ nhiều loại dư nợ bất động sản ra khỏi danh sách hạn chế cho vay trong thông tư 13: việc này giúp tăng thanh khoản ở thị trường bất động sản, cải thiện đầu ra của doanh nghiệp bất động sản, góp phần tiêu thụ lượng hàng tồn kho ứ đọng của nền kinh tế.
· Lãi suất cho vay giảm: góp phần giảm chi phí đầu vào cho cả nền kinh tế.
Với tất cả yếu tố trên, nhận định sắp tới TTCK sẽ có yếu tố để khởi sắc trung hạn, và ngành bất động sản (nhưng phải là bđs trung tâm, có nhu cầu thực) và vật liệu xây dựng, xây lắp sẽ là trung tâm của đợt hưởng lợi chính sách hiện nay và sắp tới.