Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Tiết lộ 3 phương cách đầu tư của Warren Buffett
TRẦN QUANG VINH
#1 Đã gửi : 16/08/2012 lúc 02:36:23(UTC)


Cảm ơn: 246 lần
Được cảm ơn: 778 lần trong 389 bài viết
Bài viết khá hay đăng trên Cafef các bác nên đọc (nguồn TTVN nhé)


Không ai xa lạ gì với cái tên Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới với triết lý đầu tư giá trị đã đưa ông trở thành tỷ phú có tài sản lớn thứ 3 hiện nay.

Tuy nhiên, ít ai biết trường phái giá trị đã được ông sử dụng với 3 biến thể khác nhau và các chiến lược đầu tư cũng khác nhau ở 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đầu tư giá trị cổ điển

Trong giai đoạn đầu quản lý quỹ đầu tư (quỹ phòng hộ) từ 1957-1969, Buffett có 13 năm liên tiếp không thua lỗ và hiệu quả đầu tư luôn vượt trội so với mức tăng trưởng của chỉ số Dow Jones. Trong giai đoạn này chỉ số Dow Jones tăng trưởng trung bình là 7,4%, nhưng Buffett đã đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung suất sinh lời là 23,8%.


Những năm mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, Buffett tuân thủ triệt để phương pháp đầu tư giá trị của Graham & Benjamin, phương pháp này như sau:

- Tập trung chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của 1 công ty để cố gắng mua những cổ phiếu được định giá dưới 30-50% giá trị thực của nó.

- Bán cổ phiếu đó khi nó tăng gần đến giá trị thực, phân bổ tài sản theo nguyên tắc không bỏ chung trứng vào 1 giỏ.

Những công ty chất lượng thường ít khi được giao dịch dưới giá trị thực, nên giai đoạn này ông thường mua những cổ phiếu “dỏm”, cổ phiếu vốn hóa không cao và bị thị trường định giá quá xa dưới giá trị thực.

Ông áp dụng sách lược này khoảng 20 năm đầu tiên, chọn cổ phiếu bị thị trường bán “ khuyến mãi” thấp 50% so với giá trị thực, giữ khoảng 5 năm rồi bán ra. Chiến lược này đem đến cho ông lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm, bất chấp thị trường chung tốt hay xấu.

Giai đoạn 2: Thời hoàng kim của Buffett

Giai đoạn 1 đã biến Buffett trở thành triệu phú, nhưng giai đoạn 2 mới là giai đoạn thăng hoa của Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn thế giới.

Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 khi Buffett bắt đầu chuyển sang mua các cổ phiếu có vốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico. Ông đã có 1 bước tiến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp dụng tư tưởng đầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài của công ty cũng như những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chất lượng ban quản trị của công ty…

Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực đã được thay bằng chiến lược mua 1 công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận được và giữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó. 1 trong những thương vụ thành công nhất theo phương cách này đó là vụ mua Washington Post. Dưới đây là đồ thị giá của Washington Post từ lúc Buffett mua nó đến nay:



Trong khoảng hơn 35 năm, CP này đã tăng giá 160 lần chưa tính cổ tức nhận được, minh chứng cho kĩ năng đầu tư siêu phàm của ông.

Giai đoạn 3: Triết lý đầu tư hiện đại của Buffett

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1990 và kéo dài đến nay. Thời gian này, Buffet đối mặt với 1 vấn đề mà các nhà đầu tư thành công đều gặp phải, đó là danh mục đầu tư của ông đã trở nên quá lớn. Vì vậy chỉ cần sự thay đổi 1% cũng có thể tạo nên những khoản lãi hoặc lỗ khổng lồ.

Vấn đề của Buffett lúc này là ông cần phải đầu tư với một lượng vốn quá lớn, vì vậy chỉ được cân nhắc những công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD, làm ăn ổn định đồng thời phải hiểu về việc kinh doanh của công ty mục tiêu và giá mua phải được tính toán hợp lý. Nếu không có nhiều công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này, Buffett phải mở rộng đầu tư sang các công ty ở bên ngoài nước Mỹ.

Vì những lí do trên, Buffett điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của ông, chấp nhuận suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn và chiến lược này chỉ dùng cho tổ chức lớn chứ không phải chiến lược lựa chọn cổ phiếu “khuyến mãi” giống giai đoạn đầu.

Vì Berkshire Hathaway luôn có sẵn nguồn tiền phải đầu tư để sinh lãi, Buffett có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn, ví dụ như thương vụ mua công ty đường sắt Burlington Northern năm 2009 trị giá 26 tỉ USD hay bỏ 10,7 tỉ USD mua cổ phần IBM năm 2011.

Bảng thống kê giá trị sổ sách của tập đoàn Berkshire Hathaway dưới đây cho thấy ở giai đoạn 3 suất sinh lời của BH đã giảm đáng kể so với 2 giai đoạn trên.



Thực tế ở TTCK Việt Nam gần đây, sự tung hoành của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thua lỗ, dễ làm giá cùng với xu hướng hiện tại ứng dụng phân tích kĩ thuật nhiều hơn khiến cho trường phái cơ bản và đầu tư giá trị không còn hợp thời với nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sự tăng giá ổn định của cổ phiếu vẫn chịu rất nhiều tác động từ mặt cơ bản và giá trị cốt lõi của công ty đó. Vì vậy phương pháp đầu tư giá trị vẫn rất đáng để các nhà đầu tư nghiên cứu, luyện tập để có thể kiếm được lợi nhuận lâu dài, ổn định và thành công trên TTCK Việt Nam.

Nguồn CafeF
9 người cảm ơn TRẦN QUANG VINH cho bài viết.
ĐINH VIẾT HUY
#2 Đã gửi : 17/08/2012 lúc 09:24:12(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Đây cũng là cách đầu tư em đang thực hiện các bác ạ.
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
#5 Đã gửi : 17/08/2012 lúc 09:33:09(UTC)


Thanks: 6 times
Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Đây cũng là cách đầu tư em đang thực hiện các bác ạ.

bác 3 điều đang đầu tư giá trị mã nào đấy ạ? em cũng đang loanh quanh tìm mãi mà chưa thấy.
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
#3 Đã gửi : 17/08/2012 lúc 10:03:46(UTC)


Cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 47 lần trong 35 bài viết
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Đây cũng là cách đầu tư em đang thực hiện các bác ạ.


Tưởng bác lái tầusurprise
ĐINH VIẾT HUY
#4 Đã gửi : 18/08/2012 lúc 07:57:22(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Originally Posted by: Audi Q7 Go to Quoted Post
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Đây cũng là cách đầu tư em đang thực hiện các bác ạ.


Tưởng bác lái tầusurprise

2 Điều này như nhau bác ạ. Lái tầu vẫn phải xem thị trường, phải xem cổ phiếu định lái, ví dụ: xác định 1 cp nó tăng được 30% có thêm sức mạnh của mình vào nó lên 50% phải vậy chứ ko phải mã nào cũng lái được. Đó là cách đầu tư thông minh nhất mà em được biết
ĐINH VIẾT HUY
#6 Đã gửi : 18/08/2012 lúc 08:07:20(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Originally Posted by: Thanh Vân Go to Quoted Post
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Đây cũng là cách đầu tư em đang thực hiện các bác ạ.

bác 3 điều đang đầu tư giá trị mã nào đấy ạ? em cũng đang loanh quanh tìm mãi mà chưa thấy.

Em có mấy mã sau mời cả nhà tham khảo: KTB, BKC,KSA, AVF, ATA, BTP,TPP, TIC,AAA, TC6, PVS, PVC, PGS, PTL.
lưu ý: TC6 than tồn kho nhiều, nếu công ty giải quyết được lượng than tồn kho lợi nhuận công ty khá cao.
ĐINH VIẾT HUY
#7 Đã gửi : 18/08/2012 lúc 08:16:55(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
LSS em thấy rất hay
PHẠM VIỆT DŨNG
#9 Đã gửi : 19/08/2012 lúc 12:27:07(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Trần Quang Vinh Go to Quoted Post
Bài viết khá hay đăng trên Cafef các bác nên đọc (nguồn TTVN nhé)


Không ai xa lạ gì với cái tên Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới với triết lý đầu tư giá trị đã đưa ông trở thành tỷ phú có tài sản lớn thứ 3 hiện nay.

Tuy nhiên, ít ai biết trường phái giá trị đã được ông sử dụng với 3 biến thể khác nhau và các chiến lược đầu tư cũng khác nhau ở 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đầu tư giá trị cổ điển

Trong giai đoạn đầu quản lý quỹ đầu tư (quỹ phòng hộ) từ 1957-1969, Buffett có 13 năm liên tiếp không thua lỗ và hiệu quả đầu tư luôn vượt trội so với mức tăng trưởng của chỉ số Dow Jones. Trong giai đoạn này chỉ số Dow Jones tăng trưởng trung bình là 7,4%, nhưng Buffett đã đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung suất sinh lời là 23,8%.


Những năm mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, Buffett tuân thủ triệt để phương pháp đầu tư giá trị của Graham & Benjamin, phương pháp này như sau:

- Tập trung chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của 1 công ty để cố gắng mua những cổ phiếu được định giá dưới 30-50% giá trị thực của nó.

- Bán cổ phiếu đó khi nó tăng gần đến giá trị thực, phân bổ tài sản theo nguyên tắc không bỏ chung trứng vào 1 giỏ.

Những công ty chất lượng thường ít khi được giao dịch dưới giá trị thực, nên giai đoạn này ông thường mua những cổ phiếu “dỏm”, cổ phiếu vốn hóa không cao và bị thị trường định giá quá xa dưới giá trị thực.

Ông áp dụng sách lược này khoảng 20 năm đầu tiên, chọn cổ phiếu bị thị trường bán “ khuyến mãi” thấp 50% so với giá trị thực, giữ khoảng 5 năm rồi bán ra. Chiến lược này đem đến cho ông lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm, bất chấp thị trường chung tốt hay xấu.

Giai đoạn 2: Thời hoàng kim của Buffett

Giai đoạn 1 đã biến Buffett trở thành triệu phú, nhưng giai đoạn 2 mới là giai đoạn thăng hoa của Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn thế giới.

Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 khi Buffett bắt đầu chuyển sang mua các cổ phiếu có vốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico. Ông đã có 1 bước tiến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp dụng tư tưởng đầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài của công ty cũng như những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chất lượng ban quản trị của công ty…

Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực đã được thay bằng chiến lược mua 1 công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận được và giữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó. 1 trong những thương vụ thành công nhất theo phương cách này đó là vụ mua Washington Post. Dưới đây là đồ thị giá của Washington Post từ lúc Buffett mua nó đến nay:



Trong khoảng hơn 35 năm, CP này đã tăng giá 160 lần chưa tính cổ tức nhận được, minh chứng cho kĩ năng đầu tư siêu phàm của ông.

Giai đoạn 3: Triết lý đầu tư hiện đại của Buffett

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1990 và kéo dài đến nay. Thời gian này, Buffet đối mặt với 1 vấn đề mà các nhà đầu tư thành công đều gặp phải, đó là danh mục đầu tư của ông đã trở nên quá lớn. Vì vậy chỉ cần sự thay đổi 1% cũng có thể tạo nên những khoản lãi hoặc lỗ khổng lồ.

Vấn đề của Buffett lúc này là ông cần phải đầu tư với một lượng vốn quá lớn, vì vậy chỉ được cân nhắc những công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD, làm ăn ổn định đồng thời phải hiểu về việc kinh doanh của công ty mục tiêu và giá mua phải được tính toán hợp lý. Nếu không có nhiều công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này, Buffett phải mở rộng đầu tư sang các công ty ở bên ngoài nước Mỹ.

Vì những lí do trên, Buffett điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của ông, chấp nhuận suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn và chiến lược này chỉ dùng cho tổ chức lớn chứ không phải chiến lược lựa chọn cổ phiếu “khuyến mãi” giống giai đoạn đầu.

Vì Berkshire Hathaway luôn có sẵn nguồn tiền phải đầu tư để sinh lãi, Buffett có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn, ví dụ như thương vụ mua công ty đường sắt Burlington Northern năm 2009 trị giá 26 tỉ USD hay bỏ 10,7 tỉ USD mua cổ phần IBM năm 2011.

Bảng thống kê giá trị sổ sách của tập đoàn Berkshire Hathaway dưới đây cho thấy ở giai đoạn 3 suất sinh lời của BH đã giảm đáng kể so với 2 giai đoạn trên.



Thực tế ở TTCK Việt Nam gần đây, sự tung hoành của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thua lỗ, dễ làm giá cùng với xu hướng hiện tại ứng dụng phân tích kĩ thuật nhiều hơn khiến cho trường phái cơ bản và đầu tư giá trị không còn hợp thời với nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sự tăng giá ổn định của cổ phiếu vẫn chịu rất nhiều tác động từ mặt cơ bản và giá trị cốt lõi của công ty đó. Vì vậy phương pháp đầu tư giá trị vẫn rất đáng để các nhà đầu tư nghiên cứu, luyện tập để có thể kiếm được lợi nhuận lâu dài, ổn định và thành công trên TTCK Việt Nam.

Nguồn CafeF


Theo mình nên đọc và suy ngẫm. Hiện tượng Buffett vẫn thời sự với CKVN lắm.

Cụ thể để trở thành NĐT thành đạt:

- Vốn tất nhiên là cần. Nhưng bắt đầu không nhất thiết phải lớn.
- Vấn đề là: bạn có thể trở thành NĐT thắng thị trường hay không - lãi xuất của bạn có luôn cao hơn chỉ số Index hay không?!
- Khi bạn đã thắng thị trường với tỷ số cao - lợi nhuận của bạn luôn cao hơn (ổn định và đáng kể) chỉ số Indexs thì bạn có trở thành nhà tư bản lớn hay không chỉ còn là vấn đề thời gian thôi.

Ví dụ: Nếu TT giảm 30% mà bạn không lỗ thì khi TT đi ngang bạn có thể kiếm 30%/năm là không khó, còn khi TT tăng 30%/năm bạn có thể lợi nhuận 100%/năm là có thể (!?). Và nếu như bạn chứng minh được rằng khả năng đó là ổn định thì không có lý do gì mà các NĐT tài chính không đề cử bạn làm Buffett Việt nam, ủy thác vốn đầu tư cho bạn. Vốn sẽ không còn là vấn đề của bạn nữa mà là việc của những người đang tin cậy bạn... Nghĩa là nếu bạn còn trẻ thì tương lai, bạn là nhà tài chính lớn là chắc chắn!

.........
Hy vọng toàn thể Ae ta sẽ vượt qua được cái khoảng thời gian lình bình này. Chúng ta sẽ tồn tại và biết đâu đó, có một người trở thành ...Buffett VN! big grin



2 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
ĐINH VIẾT HUY
#10 Đã gửi : 19/08/2012 lúc 08:32:13(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Bác Pvd nói rất đúng. Em nghĩ bác cũng là nhà đầu tư rất thành công.
Trong đầu tư người ta chỉ học thời điểm hiện tại của nhà đầu tư giỏi nhất, họ không nghĩ xem quá khứ họ đầu tư như thế nào để đạt được mức như vậy.
Em nghĩ thành công chỉ đế với những ai biết cả quá trình. Biết 1 phần thôi không sai nhưng nó là chưa đủ.
Chúc cả nhà thành công trên thị trường chứng khoán.
TRẦN QUANG VINH
#8 Đã gửi : 20/08/2012 lúc 01:36:48(UTC)


Cảm ơn: 246 lần
Được cảm ơn: 778 lần trong 389 bài viết
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
LSS em thấy rất hay

LSS là một trong những doanh nghiệp đầu ngành mía đường với kết quả kinh doanh rất tốt trong năm 2011 nhưng 6 tháng đầu năm 2012 lại có kết quả không mấy khả quan. Xét trên quan điểm của Warren Buffet thì đây không phải cổ phiếu có tính nhất quán về lợi nhuận --> không nên đầu tư theo trường phái nàywave
1 người cảm ơn TRẦN QUANG VINH cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (14)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.