Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI 2016 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
LÊ THẾ TÀI
#1 Đã gửi : 29/12/2015 lúc 01:09:55(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
- Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo phục hồi trở lại trong năm 2016 nhưng vẫn ở mức thấp, đạt mức 3,6% (sau khi giảm từ 3,4% năm 2014 xuống 3,1% năm 2015); trong đó, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển là 2,3% (so với 2,0% năm 2015), của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là 4,8% (so với 4,0% năm 2015).

- Tuy nhiên, phục hồi kinh tế thế giới trong năm 2016 sẽ không ít bất trắc xuất phát từ:

+ Rủi ro địa chính trị do xung đột vũ trang ở Ukraine và Trung Đông.

+ Tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó có Trung Quốc. Năm 2015 là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển suy giảm. Trung Quốc, tăng trưởng giảm từ 7% năm 2014 xuống 6,8% năm 2015 (là mức thấp nhất kể từ năm 2009) và dự báo tiếp tục giảm xuống 6,3% trong năm 2016. Kinh tế Trung Quốc trong những năm qua được coi là động lực tăng trưởng khá quan trọng của kinh tế toàn cầu, do vậy việc kinh tế nước này giảm sút sẽ ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dựa nhiều vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cho Trung Quốc.

+ Giá dầu mặc dù được dự báo trung bình trong khoảng 40-60 $/thùng, nhưng vẫn có rủi ro giảm xuống còn 20-40 $/thùng trong năm 2016. Rủi ro trên khiến tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu (chủ yếu là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển) càng thêm bất trắc. Giá dầu thấp cũng tác động đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh: thu NSNN bị ảnh hưởng; giá tiêu dùng có điều kiện duy trì ở mức thấp; cầu tiêu dùng có điều kiện gia tăng.

+ Trong khi đó, phục hồi tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển thiếu chắc chắn. Mỹ sau khi đạt mức tăng trưởng 3,9% trong Q2 đã giảm xuống còn 2,1% trong Q3 năm 2015. Châu Âu cũng liên tục giảm tăng trưởng, từ 0,5% trong Q1 xuống 0,4% trong Q2 và 0,3% trong Q3. Nhật Bản sau khi đạt mức tăng trưởng 1,1% trong Q1 đã giảm xuống còn -0,1% và 0,3% trong hai quý tiếp theo.
Do những yếu tố bất trắc trên mà vào cuối năm 2015, một số tổ chức tài chính quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2015. OECD (vào tháng 9/2015) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2015 từ 3,1% (vào tháng 1/2015) xuống 3%. Ngân hàng thế giới cũng đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế giới 2015 từ 3% xuống 2,8%.
LÊ THẾ TÀI
#2 Đã gửi : 29/12/2015 lúc 01:11:04(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
2. Thương mại và giá hàng hóa thế giới
Thương mại thế giới trong năm 2016 dự báo thuận lợi hơn cho xuất khẩu của Việt Nam:
- Khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự báo tăng khá hơn trong năm 2016, từ 3,0% năm 2015 lên 3,9%.
- Giá hàng hóa thế giới mặc dù dự báo tiếp tục giảm trong năm 2016, nhưng với mức độ thấp hơn năm 2015. Năm 2015, giá hàng công nghiệp giảm 4,1%, giá dầu giảm 46,4% và giá hàng hóa cơ bản ngoài dầu giảm 16,9%. Giá hàng hóa thế giới giảm đã giúp làm giảm lạm phát các nước, trong đó lạm phát bình quân các nước ASEAN-5 giảm từ 4,5% xuống 3,7%. Sang năm 2016, dự báo giá hàng công nghiệp chỉ giảm 0,7%, giá dầu giảm 2,4% và giá hàng hóa cơ bản ngoài dầu giảm 5,1%.
LÊ THẾ TÀI
#3 Đã gửi : 29/12/2015 lúc 01:13:05(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
3. Chính sách kinh tế vĩ mô các nước

Do những bất trắc của kinh tế thế giới mà chính sách kinh tế vĩ mô các nước nhìn chung sẽ tiếp tục nới lỏng trong năm 2016.

- Chính sách tài khóa: các nền kinh tế phát triển mặc dù tiếp tục thắt chặt dần (thâm hụt ngân sách cơ bản điều chỉnh theo chu kì kinh tế bình quân dự báo giảm từ 0,9% năm 2015 xuống 0,6% năm 2016) nhưng với mức độ vừa phải. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi tiếp tục nới lỏng tài khóa với tỷ lệ thâm hụt ngân sách nêu trên tăng từ 1,1% lên 1,2% (riêng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tăng từ 1,2% lên 1,5%).

- Chính sách tiền tệ: Mỹ mặc dù được dự báo tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016 nhưng với các bước đi thận trọng. Trong khi đó, nhiều nước được dự báo giảm lãi suất trong năm 2016. Trung Quốc dự báo giảm lãi suất từ mức 4,35% trong năm 2015 xuống 4,1% trong nửa đầu và 3,85% trong nửa cuối năm 2016.

- Chính sách tỷ giá: do các nước giảm lãi suất trong khi Mỹ tăng lãi suất, đồng tiền các nước trong năm 2016 dự báo sẽ mất giá so với USD, trong đó NDT mất giá 4%. Việc NDT tham gia vào giỏ SDR là một bước tiến trong kế hoạch quốc tế hóa NDT mà theo đó Trung Quốc phải đẩy nhanh tự do hóa tài khoản vốn. Điều này dẫn đến tỷ giá NDT so với USD sẽ linh hoạt hơn và việc các nước, nhất là các nước có trao đổi thương mại lớn với Trung Quốc, cố định tỷ giá so với USD có thể lại làm tỷ giá so với NDT mất ổn định.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.