Thông báo

Icon
Error

3 Trang<123>
Gửi chủ đề Trả lời
Triển vọng các doanh nghiệp hết room
LÊ THẾ TÀI
#22 Đã gửi : 23/07/2015 lúc 08:18:59(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Tiếp tục hưởng lợi từ du lịch Phú Quốc và giá dầu giảm, SKG lãi gần 90 tỷ trong 6T2015
Doanh thu quý 2/2015 của SKG đạt 91,5 tỷ đồng – tăng hơn 48% so với cùng kỳ và 54,4 tỷ lợi nhuận sau thuế. EPS tính cho 6T2015 đạt 4.456 đồng.
CTCP Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (mã: SKG) đã công bố BCTC quý 2/2015 với sự tăng trưởng mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, tiếp nối kết quả khả quan đã đạt được trong quý 1/2015 nhờ lượng khách du lịch tới Phú Quốc tăng và tăng chuyến tàu chạy, doanh thu quý 2/2015 của SKG đạt 91,5 tỷ đồng – tăng hơn 48% so với cùng kỳ. Số lượt khách trong nước và quốc tế đến Phú Quốc tăng trưởng lần lượt 75% và 28,5% trong 6T2015.
Trong khi đó, tỷ lệ giá vốn/doanh thu giảm từ 42,2% xuống còn 31% nhờ giá dầu DO duy trì ở ngưỡng thấp chỉ 50-60USD/thùng (thấp hơn 29,6% so với nửa đầu năm 2014). Vì vậy, SKG đạt 63,2 tỷ lợi nhuận gộp - tăng 77,3%.
Với kết quả này, SKG đạt 54,4 tỷ lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2015 – tăng 92% so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm, công ty đạt 155 tỷ doanh thu thuần và 89 tỷ lợi nhuận sau thuế - tăng 75% so với cùng kỳ. EPS tính cho 6 tháng này đạt 4.456 đồng.
Điểm cộng cho SKG là công ty vẫn đang trong giai đoạn được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và còn được giảm thuế đến năm 2020 đối với thu nhập chịu thuế của tàu Superdong I, II. Các tàu Superdong III, VIII và xe buýt được miễn thuế.
Từ tháng 7/2015, tàu Superdong VII chạy tăng cường tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Quý I/2015, tàu Superdong VII tăng cường tuyến Hà Tiên – Phú Quốc cùng với 3 tàu Superdong I, II và VI trong khi 6 tháng đầu năm 2014 chỉ có 2 tàu Superdong I và II chạy tuyến này. Việc tăng cường tàu đã làm doanh thu tuyến Hà Tiên – Phú Quốc tăng 116% so với cùng kỳ. Tàu Superdong VIII nhập mới bắt đầu hoạt động tuyến Rạch Giá – Phú Quốc từ tháng 2/2015 giúp cho doanh thu tuyến này tăng 14% so với 6T2014.
LÊ THẾ TÀI
#23 Đã gửi : 23/07/2015 lúc 08:28:44(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
DHG - Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - Quý 2/2015 công ty lãi ròng 148,4 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), giảm nhẹ 4,2 tỷ đồng so với cùng kỳ 2014. Lũy kế 6 tháng, DHG lãi ròng 260,4 tỷ đồng, giảm 10,4 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2014. EPS 6 tháng của DHG đạt 2.988 đồng/cổ phiếu.
LÊ THẾ TÀI
#24 Đã gửi : 24/07/2015 lúc 06:04:37(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Cập nhật một số thông tin sau buổi Analyst Meeting của BMP:

Chỉ tiêu Đvt 6T/2015 Q1/2014 Tăng trưởng
Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.318 1.119 +17.7%
LNTT Tỷ đồng 348 244 +42.6%

 Trong 6 tháng đầu năm sản lượng bán ra của BMP đạt 31.000 tấn (+16.2%) và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng đã tăng từ mức trung bình 27% trong năm 2014 lên 30% trong thời gian đầu năm 2015, nguyên nhân chính là do BMP đã bắt đầu tích trữ NVL giá thấp trong thời gian 11/2014 – 1/2015.

 BMP cũng dự kiến là sẽ tiếp tục trích lập thêm cho khoản nợ xấu của Nhựa Đức Thành (trích 17.4 tỷ trong năm) và thêm 8 tỷ của các KH khác

 Còn về vấn đề truy thu thuế, BMP đã được chấp thuận hoàn lại khoản 29 tỷ, nhưng công ty cũng đang tiếp tục khiếu kiện lên để tăng khoản hoàn lại này lên.

 Mạng lưới bán hàng của BMP đã tăng mạnh từ 1200 đại lý trong năm trước lên 1400 đại lý trong thời điểm hiện tại.

 Về dự án ở Long An, BMP đã hoàn thành 70% tiến độ và số máy đã lắp đặt đã đạt công suất 90%. Dự kiến BMP sẽ di dời số máy tại Q6 về KCN này. Điều này, sẽ giúp tăng được công suất hiện tại mà không cần phải đầu tư mới, vì sẽ đỡ được thời gian thay khuông khi sản xuất các nhóm sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, việc ra đời của nhà máy ở Long An sẽ giúp BMP điều phối bớt một phần lưu lượng lấy hàng tại nhà máy cũ, góp phần tăng lưu lượng hàng hóa. Do đó, công suất hiện tại có thể tăng lên thêm ~ 30% từ việc điều phối hiệu quả này. Với việc nhà máy mới đi vào hoạt động, dự kiến đến Q2/2016 BMP sẽ đáp ứng đủ nhu cầu đang rất lớn hiện nay.

 Về việc nới room, hiện tại BMP đang trì hoãn việc này lại. có thể sẽ phải đợi đến đại hội cổ đông thường niên vào năm sau để lấy ý kiến.

 Cổ tức dự kiến cho năm 2015 vẫn chưa được nói rõ, nhưng dự kiến là sẽ cao hơn so với năm 2014.

Khuyến Nghị:

Ước tính thận trong có thời gian 6 tháng cuối năm khi tình tình giá hạt nhựa đang tăng lại, LNTT cả năm có thể đạt 560-590 tỷ (+16-22.3% yoy), tương với EPS 9.605 – 10.119 đ/cp. với P/E ngành trên thế giới 10.6x, giá hợp lý cho BMP là 104.000 k/cp, +8.9% so với giá hiện tại. Do đó, em khuyến nghị THÊM với mục đích đầu tư trung và dài hạn.
LÊ THẾ TÀI
#20 Đã gửi : 27/07/2015 lúc 03:45:14(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Originally Posted by: Lê Thế Tài Go to Quoted Post
BMP: Nawaplatics
– một công ty ống nhựa hàng đầu Thái Lan, đang nắm giữ khoảng 20,5% của BMP. Hiện Nawaplastic đang nắm 1 ghế trong HĐQT của BMP. Ngoài ra, Nawaplastic cũng có ý định nâng tỷ lệ nắm giữ tại BMP nhưng luôn hết room dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể cho thấy Nawaplastic không chỉ có ý định đầu tư tài chính đơn thuần, nói cách khác Nawaplastic có thể muốn thâu tóm BMP.
Do vậy, trong trường hợp BMP được xem xét nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, ít có khả năng Nawaplastic mặn mà với việc tăng tỷ lệ sở hữu nhưng không có quyền biểu quyết. Tuy nhiên, BMP là cổ phiếu cơ bản tốt, có triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ (1) nhu cầu về ống nhựa trong nước tiếp tục gia tăng nhờ đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng vẫn đang tăng, (2) bất động sản trong nước kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng lại. Do vậy, có rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến BMP. Đây có thể là động lực tăng giá cho BMP.
Cập nhật một số thông tin sau buổi Analyst Meeting của BMP:

Chỉ tiêu Đvt 6T/2015 Q1/2014 Tăng trưởng
Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.318 1.119 +17.7%
LNTT Tỷ đồng 348 244 +42.6%

 Trong 6 tháng đầu năm sản lượng bán ra của BMP đạt 31.000 tấn (+16.2%) và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng đã tăng từ mức trung bình 27% trong năm 2014 lên 30% trong thời gian đầu năm 2015, nguyên nhân chính là do BMP đã bắt đầu tích trữ NVL giá thấp trong thời gian 11/2014 – 1/2015.

 BMP cũng dự kiến là sẽ tiếp tục trích lập thêm cho khoản nợ xấu của Nhựa Đức Thành (trích 17.4 tỷ trong năm) và thêm 8 tỷ của các KH khác

 Còn về vấn đề truy thu thuế, BMP đã được chấp thuận hoàn lại khoản 29 tỷ, nhưng công ty cũng đang tiếp tục khiếu kiện lên để tăng khoản hoàn lại này lên.

 Mạng lưới bán hàng của BMP đã tăng mạnh từ 1200 đại lý trong năm trước lên 1400 đại lý trong thời điểm hiện tại.

 Về dự án ở Long An, BMP đã hoàn thành 70% tiến độ và số máy đã lắp đặt đã đạt công suất 90%. Dự kiến BMP sẽ di dời số máy tại Q6 về KCN này. Điều này, sẽ giúp tăng được công suất hiện tại mà không cần phải đầu tư mới, vì sẽ đỡ được thời gian thay khuông khi sản xuất các nhóm sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, việc ra đời của nhà máy ở Long An sẽ giúp BMP điều phối bớt một phần lưu lượng lấy hàng tại nhà máy cũ, góp phần tăng lưu lượng hàng hóa. Do đó, công suất hiện tại có thể tăng lên thêm ~ 30% từ việc điều phối hiệu quả này. Với việc nhà máy mới đi vào hoạt động, dự kiến đến Q2/2016 BMP sẽ đáp ứng đủ nhu cầu đang rất lớn hiện nay.

 Về việc nới room, hiện tại BMP đang trì hoãn việc này lại. có thể sẽ phải đợi đến đại hội cổ đông thường niên vào năm sau để lấy ý kiến.

 Cổ tức dự kiến cho năm 2015 vẫn chưa được nói rõ, nhưng dự kiến là sẽ cao hơn so với năm 2014.

Khuyến Nghị:

Ước tính thận trong có thời gian 6 tháng cuối năm khi tình tình giá hạt nhựa đang tăng lại, LNTT cả năm có thể đạt 560-590 tỷ (+16-22.3% yoy), tương với EPS 9.605 – 10.119 đ/cp. với P/E ngành trên thế giới 10.6x, giá hợp lý cho BMP là 104.000 k/cp, +8.9% so với giá hiện tại. Do đó, em khuyến nghị THÊM với mục đích đầu tư trung và dài hạn.
LÊ THẾ TÀI
#25 Đã gửi : 27/07/2015 lúc 03:46:24(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Originally Posted by: Lê Thế Tài Go to Quoted Post
Trao đổi cụ thể về từng doanh nghiệp

rô

FPT – Tăng trưởng, Tăng trưởng, Tăng trưởng – Giá mục tiêu 60.000 (+ 23.2%)

FPT đang đứng trước chu kỳ hồi phục và tăng trưởng của ngành Công nghệ thông tin toàn cầu khi chỉ số Công nghệ Nasdaq Composite Index có mức tăng 3.5%, mạnh nhất trong quý 1 và có chuỗi tăng mạnh nhất 9 tháng liên tục. Nhu cầu gia công phần mềm, phân tích dữ liệu lớn, di động hóa đang là một xu hướng lớn trong ngành này. FPT đã nhận ra điều này và đang thay đổi chiến lược trở thành công ty tập trung vào mảng công nghệ và viến thông ( thoái vốn dần ra khỏi các mảng thương mại và bán lẻ) đồng thời đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2015- 2017 dựa trên:

(i) Xu hướng gia công: các công ty trên thế giới đang có xu hướng thuê ngoài và sử dụng dịch vụ lưu trữ của bên thứ 3 thay vì trực tiếp tổ chức và quản lý bộ phận này. FPT đang thực hiện chiến lược mua sát nhập những bộ phận IT của các tập đoàn lớn để đảm bảo đầu ra cho chuỗi cung ứng dịch vụ.

(ii) Sự thay đổi trong đầu tư Công nghệ Thông tin (CNTT) của Chính phủ: Chi tiêu cho mảng CNTT của Chính phủ sẽ dịch chuyển từ đầu tư Mua sang đi thuê của các tổ chức chuyên nghiệp để gia tăng ứng dụng và giảm chi phí đầu tư. Điều này là điểm thuận lợi cho FPT do quan hệ sâu rộng với khối doanh nghiệp nhà nước.

(iii) Độ rộng của thị trường Internet Việt Nam rất lớn và đang trong quá trình đầu tư: tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam là 31%, thấp so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương (36%), EU (78%), Mỹ (57%) và đường cáp quang mà FPT Telecom đang nâng cấp sẽ đem đến nhiều dịch vụ gia tăng hơn.

(iv) Thiết bị di động và máy tính bảng đang trong quá trình tăng trưởng 2 chữ số trong 2 năm tới.
Các nhà phân tích dự báo, FPT sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 17.8% và doanh thu 13.7% trong năm 2015, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 5.577đ. FPT sẽ trả 15 % cổ tức bằng cổ phiếu của năm 2014 trong năm quý 2 này và duy trì mức trả cổ tức bằng tiền 20%/mệnh giá mỗi năm.

Tăng trưởng của FPT trong năm 2015 và 2016 dự báo sẽ giúp P/E 2015 và 2016 lần lượt là 8.7 và 7.6 lần, thấp hơn P/E thị trường là 12.3 lần và đây là cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài rất ưa thích nhưng đã hết room.


Cập nhật thông tin KQKD 9T/(NĐTC) 201/2015 của HSG:

9T /(NĐTC) 2014/2015 (ước tính) 9T /(NĐTC) 2013/2014 Yoy%
Doanh Thu Thuần (tỷ đồng) 13.516 8.557 +57.9%
LNTT (tỷ đồng) N/A 396 N/A
LNST (tỷ đồng) 483 281 72%

Trong 9T NĐTC 2014/2015 sản lượng tiêu thụ thành phẩm của HSG tăng mạnh lên 771.630 tấn (+29% yoy), trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 320.579 (+26% yoy). Trong đó, các mặt hàng có biên lãi gộp cao như Tôn lạnh và tôn lạnh phủ màu vẫn chiếm tỷ trong cao trong cở cấu doanh thu. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh tích cực một phần là do các chính sách mở rộng hệ thống phân phối của HSG (số lượng đại lý tăng từ 138 đại lý trong năm trước lên 164 đại lý tính tới thời điểm hiện tại).

Ngoài ra, hiên tại HSG cũng trình đại hội cổ đông thông qua kế hoạch đầu tư vào nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An tại KCN Đồng Hồi (nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An đã công bố lúc trước là tại KCN Nam Cấm). Theo kế hoạch, tổng vốn cần huy động cho dự án này là 7000 tỷ (trong đó 4500 tỷ là vốn cố định, 2500 tỷ là vốn lưu động) và tổng công suất cán nguội (CRC) đạt 1.2 tr/tấn. công suất mạ đạt 1.4 tr tấn/năm. Theo đó, kế hoạch phát triển nhà máy mới này sẽ nâng tổng công suất của HSG lên gấp đôi so với hiện nay.

Lượng vốn cần cho kế hoạch phát triển nhà máy mới sẽ được huy động từ ngân hàng và nguồn lợi nhuận chưa phân phối.

Ngoài ra, sắp tới HSG cũng đang lên kế hoạch thực hiện báo cáo khả thi cho “khu liên hợp luyện cán thép” với tổng công suất 5-8 tr tấn thép thành phẩm/năm (link)


Nhận Định:

Ước tính thận trọng, quý cuối cùng của NĐTC 2014-2015 HSG có thể đạt LNST 150-200 tỷ. Do đó, LNST cả NĐTC 2014-2015 có thể đạt 633 – 653 tỷ, tương đương với EPS 6.280 – 6.677 đ/cp. Với P/E trung bình ngành 8x, giá hợp lý cho HSG hiện tại là 50.000 đ/cp, +16.5% so với giá hiện tại. Tuy nhiên, trong thời gian tới view chung của ngành thép chưa được khả quan, khi giá HRC có thể tiếp tục giảm. Ngoài ra tình hình kình tế ở Trung Quốc đang xấu dần, và có khả năng là nguồn cung từ nước này sẽ tràn vào khu vực ASEAN, do đó khả năng tiêu thụ hết sản lượng tăng lên của HSG chưa có gì đảm bảo. Vì vậy, về dài hạn, em khuyến nghị mọi người thận trọng theo dõi cổ phiếu HSG nói riêng và ngành thép nói chung

khuyến nghị: THÊM cổ phiếu HSG cho mục đích đầu tư ngắn hạn.


LÊ THẾ TÀI
#26 Đã gửi : 27/07/2015 lúc 03:58:07(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Trên đà tăng trưởng tích cực, KQKD Q2/2015 khẳng định cam kết mạnh mẽ của Ban lãnh đạo KDH trong việc ổn định HĐKD, triển khai dự án đúng tiến độ và bán hàng tích cực để ghi nhận doanh thu & lợi nhuận như kế hoạch đề ra. Kết quả lợi nhuận 6 tháng một lần nữa củng cố cho niềm tin rằng KDH sẽ hoàn thành KQKD cả năm 2015.
EPS ước tính cả năm 2015 đạt 1.587 đ/cp, ở mức giá đóng cửa ngày 23/07/2015 là 20.700 đ/cp thì cp KDH đang giao dịch ở P/E forward 2015 13,04x (trong khi P/E trailing 12 tháng hiện tại là 16,77x).
LÊ THẾ TÀI
#27 Đã gửi : 30/07/2015 lúc 08:28:21(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
FPT: 6 tháng lãi ròng 881 tỷ đồng, tăng 12%
Kết thúc 6 tháng đầu năm, CTCP FPT (HOSE: FPT) ghi nhận doanh thu hợp nhất 19,328 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 1,350 tỷ đồng, tăng 10%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 881 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tương ứng EPS 2,224 đồng.

6 tháng qua, khối Công nghệ ghi nhận doanh thu 3,460 tỷ đồng, tăng 27% và LNTT 395 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.
Khối Phân phối – Bán lẻ có doanh thu và LNTT tăng 32% và 44%, tương ứng đạt 12,995 tỷ đồng và 371 tỷ đồng. Trong đó, riêng mảng bán lẻ ghi nhận LNTT 71 tỷ đồng, tăng 315% so với cùng kỳ năm 2014.
Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu và LNTT lần lượt là 2,521 tỷ đồng và 543 tỷ đồng, tăng tương ứng 7% và 4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, sau 6 tháng đầu năm, mảng dịch vụ viễn thông đã hoàn thành kế hoạch quang hóa cho các thuê bao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với doanh thu tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm 2014.
Toàn cầu hóa tiếp tục thu được kết quả khả quan với doanh thu 44% khi đạt 2.118 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ thị trường Nhật Bản đạt 38 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ; thị trường Mỹ đạt 22 triệu USD, tăng 42%; thị trường châu Âu đạt 13 triệu USD, tăng 167%; thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đạt 10 triệu USD, tăng 32%; và nhóm các nước đang phát triển đạt gần 15 triệu USD, tăng 17%.
LÊ THẾ TÀI
#28 Đã gửi : 19/08/2015 lúc 08:48:49(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC - mã HCM) công bố nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 18/8.

HSC cho biết, công ty thuộc diện công ty chứng khoán được phép tăng tối đa 100% tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Theo đó, Hội đồng quản trị HSC sẽ triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành để tăng tối đa (100%) tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi các thông tư hướng dẫn được ban hành.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, HSC cho biết, giao dịch bình quân thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2015 đạt 2.400 tỷ đồng/ngày, thấp hơn 40% so với mức dự đoán trong kế hoạch ban đầu là 4.000 tỷ đồng/ngày. Ban Tổng giám đốc dự đoán giá trị giao dịch bình quân 6 tháng cuối năm ở mức 3.200 tỷ đồng/ngày, tăng 33% so với bình quân 6 tháng đầu năm, nhưng vẫn thấp hơn 20% kế hoạch 2015.

HSC dự đoán sẽ đạt 81% lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch đề ra ban đầu. Lợi nhuận sau thuế dự đoán 262,8 tỷ dồng.
PHÙNG THỊ MINH PHÚC
#29 Đã gửi : 20/08/2015 lúc 03:21:46(UTC)

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 32 lần trong 22 bài viết


Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam


Ngày 18/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thay thế Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

- Thông tư quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến. Thông tư ban hành đã đơn giản hóa các thủ tục tham gia thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể: Tiết giảm tối đa các đầu tài liệu; bãi bỏ việc phải hợp pháp lãnh sự đối với các hồ sơ; tài liệu bằng tiếng Anh không cần dịch sang tiếng Việt.

- Thông tư quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ hướng dẫn để các Công ty đại chúng nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
VÕ THỊ ANH TRANG
#30 Đã gửi : 28/08/2015 lúc 02:53:00(UTC)

Cảm ơn: 38 lần
Được cảm ơn: 60 lần trong 44 bài viết
UBCKNN vừa thông qua giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu SSI là 100% từ ngày 1/9/2015. SSI là Công ty chứng khoán đầu tiên được nới room ngoại lên 100% theo Nghị định 60 vừa được ban hành.
Ngay sau khi thông tin này công bố, SSI đã có phiên giao dịch rất tích cực đóng cửa ở mức giá trần với khối lượng khớp lệnh gần 12,5 triệu cổ phiếu.
LÊ THẾ TÀI
#31 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 07:46:29(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
CTCP Chứng khoán Sài gòn (mã SSI-HOSE) vừa cho biết UBCKNN đã nhận được hồ sơ báo cáo thay đổi giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn và đã có công văn phản hồi số 5524/UBCK-QLKD ngày 27/8/2015.

Căn cứ công văn này, giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu SSI sẽ là 100% từ ngày Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/9/2015).
LÊ THẾ TÀI
#32 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 07:48:19(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Chuyện về SSI phiên 28/8
http://vneconomy2.vcmedia.vn/rlWX2DV1FQGvP5ccccccccccccair0/Image/2015/08/blogSSI-67120.jpg
Không tính đảo hàng với SSI hôm nay nhưng nguyên nhân của việc bán sớm dưới giá trần là do lo ngại một kịch bản khác của phiên ngày 27/7 lặp lại: Giá cũng đột biến với tin hỗ trợ và sự hưng phấn rất cao nhưng vẫn có một lượng hàng cực lớn đổ ra, nhất là cả triệu cổ chặn bán trần. Hôm đó SSI đã kiệt lực và kéo theo là một nhịp giảm do dòng vốn kiệt sức.

Hôm nay có điểm khác là cầu đủ mạnh để giải quyết lượng bán trần lớn vào cuối phiên. Tuy nhiên cũng không có gì quá sai lầm trong giao dịch này, vì SSI mạnh, nhưng chưa bứt phá hoàn toàn ra khỏi vùng tích lũy. Tin hỗ trợ xuất hiện và đã được giới thạo tin biết trước. Từ đó mới có lượng hàng lớn như vậy xuất hiện, rất khó là từ nhà đầu tư nhỏ, từ khối lượng cho tới cách bán rất lạnh lùng.

SSI hôm nay dĩ nhiên là giao dịch quá ấn tượng, nhưng không đồng nghĩa với khả năng bứt phá ngay lập tức. Việc đua giá cao là chấp nhận mạo hiểm rất cao vì chưa có gì đảm bảo SSI sẽ bứt phá qua 26 một cách ổn định. Trừ phi việc mua vào hướng tới một cơ hội dài hơi hơn và chấp nhận điểm giá cao như vậy.

SSI tạo nền ổn định trên 26 có thể xem xét tăng tỷ trọng. Vượt được vùng đỉnh trung hạn này thì SSI sẽ bay cao, cơ hội lúc đó là rất lớn.
LÊ THẾ TÀI
#33 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 07:49:59(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Cập nhật MWG
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG – HOSE) vừa công bố nghị quyết HĐQT họp ngày 26/08/2015 với các nội dung chính như sau (link tham khảo)
1. Quy định cách tính ESOP khá lạ trên thị trường: dựa trên tỷ lệ tăng trưởng LNST, nếu tăng trưởng LNST dưới 10% sẽ không phát hành ESOP, tăng trưởng trên 10% mỗi năm thì sẽ phát hành ESOP theo tỷ lệ: % tăng trưởng * 0.1, ví dụ: LNST tăng trưởng 15% thì tỷ lệ phát hành ESOP là 15% * 0.1 = 1,5%

2. MWG cam kết mức tăng giá bình quân cổ phiếu MWG năm 2016 sẽ cao hơn mức tăng của VNINDEX trong năm 2016 ít nhất 10%. Nếu thấp hơn 10% sẽ điều chỉnh giảm mức ESOP bên trên 20%.
 Em đánh giá đây là tuyên bố mang nặng tính chủ quan và thiếu cơ sở của MWG, vì thị giá cổ phiếu MWG giao dịch trên thị trường được điều chỉnh theo cung cầu và về mặt lý thuyết sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Quyết định này sẽ dẫn đến việc quyền lợi của cán bộ nhân viên được nhận cổ phiếu ESOP bị phụ thuộc vào một yếu tố bất định là giá cổ phiếu trên thị trường. Không loại trừ khả năng MWG sẽ can thiệp tác động vào giá cổ phiếu trên thị trường do cơ cấu sở hữu của cổ phiếu này khá đậm đặc và thanh khoản tương đối thấp.

3. Cổ tức năm 2015 sẽ được trả bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%, thời gian nhận cổ tức vào quý 2/2016. Với mức thị giá đóng cửa hôm nay là 63.500 đồng/cp, tỷ suất cổ tức của MWG chỉ đạt 2,4%, thấp hơn đáng kể so với lãi suất gửi ngân hàng.
 Em cho rằng đây là một động thái của MWG để trấn an cổ đông khi doanh nghiệp này chưa bao giờ chia cổ tức bằng tiền mặt, đồng thời giá cổ phiếu MWG đã giảm 38% từ thời điểm em ra báo cáo khuyến nghị BÁN vào ngày 3/3/2015. Cổ đông lớn Mekong Capital cũng đã thoái vốn bất thành do giá cổ phiếu giảm mạnh và theo nguồn tin của em một phần nguyên nhân đến từ việc chưa tìm được người mua phù hợp. Tổ chức này cũng tuyên bố sẽ kéo dài thời gian thoái vốn thêm 2-3 năm thay vì thoái hết vốn trong năm nay.

4. Đặc biệt, HĐQT của MWG cũng thông qua kế hoạch triển khai thử nghiệm chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) bắt đầu từ quý 4/2015 và hoàn tất thử nghiệm trong năm 2016.
 Em đánh giá đây là một động thái khá kỳ lạ và cũng đầy tham vọng của MWG, khi mô hình kinh doanh này đã khá phổ biến tại Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh đã có thương hiệu mạnh như B’Smart, Family Mart, Circle K… cùng rất nhiều các cửa hàng tiện lợi khác của hệ thống mini Big C, Vinmart+… chưa kể đến các hệ thống siêu thị lớn như Coop Mart, Big C, Satra, Vinmart. MWG bước vào phân khúc thị trường này với vị thế “tay ngang” và hoàn toàn không có kinh nghiệm cũng như lợi thế về quy mô, thương hiệu, mối quan hệ với nhà cung ứng.
Thách thức lớn nhất của MWG khi tham gia vào mảng kinh doanh này là việc đảm bảo nguồn hàng đầu vào (kiểm soát chất lượng, chủng loại hàng hóa tối ưu cho từng cửa hàng ở từng khu vực), vị thế đàm phán với các nhà cung ứng để có mức giá cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, xây dựng thương hiệu đủ mạnh để người tiêu dùng chọn các cửa hàng của MWG thay vì các đối thủ đã quá quen thuộc.
Ngoài ra, thế mạnh lớn nhất của MWG là hệ thống ERP tự xây dựng, là xương sống tạo nên thành công của chuỗi của hàng TGDD và Dienmay hiện tại, lại có thể không phù hợp với ngành hàng tiêu dùng nhanh, đồ tươi sống vì các nguyên nhân sau:
• Hệ thống quản lý hàng tồn kho của MWG quản lý các mặt hàng điện thoại, điện tử,điện lạnh theo phương pháp thực tế đích danh, quản lý theo số IMEI, serie của máy, trong khi quản lý nhóm hàng tiêu dùng nhanh lại theo phương pháp FIFO.
• Hàng điện máy tồn kho của MWG rất ít bị hư hỏng và nếu bị giảm giá (hàng điện tử mỗi năm mất giá khoảng 20-30%, đặc biệt là điện thoại), MWG cũng có thể không trích lập dự phòng, không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, mặt hàng tươi sống và tiêu dùng nhanh lại có thời hạn sử dụng khá ngắn. Do đó, có thể MWG phải xây dựng lại một hệ thống ERP hoàn toàn khác cho mảng kinh doanh này.

Nhìn chung, thông qua một loạt động thái mang tính “ứng phó” và xoa dịu cổ đông nêu trên, kết hợp với các dự phóng về tiềm năng tăng trưởng đã bão hòa của mảng kinh doanh cốt lõi (click để xem chi tiết tại trang 9), em cho rằng MWG đang bắt đầu bước vào chu kỳ đi ngang và dần suy thoái, khi thị trường smartphone toàn cầu và tại thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng đang bước vào trào lưu suy thoái sau khi bùng nổ mạnh mẽ vào cuối năm 2013 và 2/3 năm 2014 (link tham khảo). Doanh nghiệp sản xuất Smartphone lớn nhất thế giới là Samsung cũng rơi vào tình trạng lợi nhuận giảm 7 quý liên tiếp, trong đó lợi nhuận của mảng di động giảm hơn 28% so với cùng kỳ (link tham khảo). Giá cổ phiếu Samsung cũng đã giảm 30% so với mức đỉnh vào tháng 3/2015.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn (trong năm 2015) kết quả kinh doanh của MWG cũng khá tích cực. Giá cổ phiếu MWG cũng đã giảm khá sâu, thấp hơn 19,7% so với giá mục tiêu cuối năm của em ở mức 76.000 đồng/cp. Do đó, em khuyến nghị anh chị có thể xem xét đầu tư MUA ngắn hạn cổ phiếu MWG ở tỷ trọng phù hợp trong năm 2015, không đầu tư trung và dài hạn cổ phiếu này.
LÊ THẾ TÀI
#34 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 07:51:25(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Chuyện về HCM phiên 28/08

http://vneconomy2.vcmedia.vn/rlWX2DV1FQGvP5ccccccccccccair0/Image/2015/08/blogHCM-67120.jpg
SSI mạnh kéo theo HCM mạnh, nhưng có thể thấy rõ sự chậm nhịp của HCM rất rõ. Khi vượt được vùng 38-38.2 tương đương với mức High của 4 phiên vừa qua và SSI đang rất mạnh thì triển vọng cao là HCM sẽ dao động ở nửa trên của vùng tích lũy hiện tại. Đó là lý do mua với HCM.

Không đuổi giá HCM cũng với lý do tương tự SSI: Chưa có đủ lý do chắc chắn để HCM bứt phá ra khỏi vùng tích lũy. HCM đuối hơn SSI nhiều dù hút dòng tiền khá tốt. Lần trước HCM đã tạo một bull-trap lớn ở trên 40. Lần này có thể khác, nhưng tốt nhất là chờ đợi sức mạnh được kiểm chứng. Cũng giống SSI, một khi HCM đã vượt đỉnh trung hạn từ 2014 đến nay thì vài điểm giá không phải là điều quan trọng nữa.
LÊ THẾ TÀI
#35 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 09:36:13(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
cập nhật kết quả kinh doanh 6T/2015 của TCM như sau:

Đơn Vị 6T/2015 6T/2014 % so với cùng kỳ KH 2015 % KH 2015
Doanh thu Thuần Tỷ đồng 1.340 1.306 2.6% 2.781 48%
Lợi nhuận gộp Tỷ đồng 215 191.5 12,3%
Tỷ suất LN gộp % 16% 14,7%
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 94 90 4,4% 170 55%
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 86 83,6 2,9%
Tỷ suất LNST % 6,4% 6,4%


Kết quả kinh doanh: 6T/2015 TCM đạt được doanh thu 1.340 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6% so với cùng kì năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ, tăng 2,9%. Hoạt động kinh doanh của TCM trong năm 2015 nhìn chung vẫn được duy trì ổn định.
Giá bông giảm chưa hẳn là dấu hiệu tốt: Giá nguyên liệu bông chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá vốn hàng bán của công ty(60%-70%)nên có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm đầu ra của công ty(mảng kinh doanh sợi). Nhìn chung giá bông giảm cũng làm cho sản phẩm đầu ra của TCM giảm tương ứng nên việc hưởng lợi từ giảm giá bông là không nhiều.

Đề án tăng lương tối thiểu ngành dệt may Việt Nam: Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, trong năm 2016, mức lương cho lao động ngành dệt may có thể tăng 6% để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Trước đó phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã đề xuất mức tăng lương 10%. Chi phí lao động chiếm tỷ trọng khá lớn(15%-20%) trong cơ cấu giá vốn của công ty nên mức tăng lương cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của TCM. Theo kế hoạch, vào tháng 10/2015 hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp để xây dựng phương án tăng lương tối thiểu.
Cổ tức: TCM dự tính thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt 10% mệnh giá trong năm 2015.
Triển vọng tích cực từ TPP và FTA EU-Việt Nam: Các thị trường xuất khẩu của TCM đều được hưởng lợi khi các hiệp định quốc tế có hiệu lực, trong đó mức thuế hàng dệt may từ 12% về 0%(FTA EU-Việt Nam) và 17% về 0% ở thị trường Mỹ(đối với TPP).


Tình hình các mảng hoạt động: Hiện tại các nhà máy của TCM gần như đã hoạt động với công suất gần như tối đa, do vậy công ty có kế hoạch mở rộng nhà máy ở tất cả các mảng kinh doanh. Việc đầu tư các nhà máy mới được dự tính sử dụng khoảng 30% vốn tự có, 70% còn lại công ty sử dụng nợ vay.

Mảng kinh doanh Công suất Sản phẩm
Sợi 21.000 tấn/năm Sợi cotton, polyeste
Dệt 7 triệu mét/năm Vải dệt mộc
Đan 7.000 tấn/năm Vải đan mộc
Nhuộm 10 triệu mét vải dệt và 8.000 tấn vải đan Vải thời trang, vải đồng phục
May 18 triệu sản phẩm/năm Áo T-shirt, trang phục thể thao, áo thun

• Cuối tháng 6/2015, TCM đã đưa vào hoạt động nhà máy may với công suất 9,6 triệu sản phẩm/năm tại khu công nghiệp Hòa Phú, Vĩnh Long.
• Nhà máy đan: TCM sẽ mở rộng nhà máy đan công suất 5.000 tấn/năm vào năm 2017.
• Nhà máy nhuộm: TCM sẽ mở rộng hoạt động nhà máy nhuộm vải đan công suất 11.000 tấn/năm vào năm 2017-2018.
Định giá: Chúng tôi ước tính kết quả kinh doanh năm 2015 của TCM đạt được doanh thu 2.800 tỷ, lợi nhuận sau thuế 185 tỷ, tương ứng với mức EPS là 3.800 đồng/cp. Với mức P/E so sánh là 9,8, mức giá mục tiêu cho TCM là 37.300 đồng.cp. Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI với cổ phiếu TCM.
LÊ THẾ TÀI
#36 Đã gửi : 29/09/2015 lúc 08:33:39(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Em gửi Anh Chị cập nhật tình hình Viconship (HSX: VSC) như sau:

Hoạt động kinh doanh hiện tại của VSC đang được định hướng theo chiến lược khép toàn bộ chuỗi lưu chuyển hàng hóa chủ yếu tại khu vực phía Bắc. Ba mảng hoạt động chính của VSC bao gồm: Khai thác cảng, lưu kho bãi hàng hóa và vận tải nội địa lần lượt chiếm tỷ trọng 46%, 22% và 27.4% tổng doanh thu.

Hoạt động khai thác cảng Green Port trong nhiều năm là nguồn doanh thu chính của VSC và luôn trong tình trạng đầy công suất. Đồng thời, cảng Green Port của VSC nằm tại vị trí luồng sông chỉ đón được tàu tải trọng tối đa 10,000 DWT. Điều này, trong dài hạn sẽ không hỗ trợ cho việc tăng trưởng các tuyến tàu feeder vận tải vào làm hàng. Từ năm 2013 đến nay, VSC đã tạm thời giải quyết tình trạng quá tải bằng việc liên kết khai thác cầu cảng của PTSC Đình Vũ có khả năng đón tàu tải trọng đến 20,000 DWT, tuy nhiên việc phát sinh chi phí thuê cầu cảng làm hạn chế biên lợi nhuận gộp trong dài hạn của VSC. Việc liên doanh này chủ yếu giải quyết vấn đề hàng hóa quá tải và giữ được quan hệ với các khách hàng hãng tàu làm bước đệm cho việc đầu tư phát triển cảng mới VIP – Green Port.

Dự án cảng VIP – Green Port có vị trí nằm tại hạ lưu khu vực sông Cấm với đặc điểm luồng sông có thể đón tàu có tải trọng lên đến 30,000 DWT, phân khúc tàu tải trọng cao nhất trong khu vực có thể khai thác được cùng với cảng Nam Hải Đình Vũ của GMD. Công suất thiết kế của dự án cảng mới dự kiến sẽ khoảng 500,000 TEUs/năm, nâng tổng công suất khai thác cảng của VSC lên đến 860,000 TEUs/năm, gấp 2.4 lần so với hiện tại. Việc sở hữu thêm nhiều cầu cảng trong khu vực Hải Phòng là một lợi thế cho VSC trong việc điều chuyển tàu khai thác giữa các cảng trong trường hợp nhiều tàu vào làm hàng cùng thời điểm, tạo điệu kiện khai thác tối đa công suất của từng cầu cảng. Theo cập nhật tiến độ dự án đến hiện tại, cầu cảng thứ nhất trong dự án sẽ hoàn thành vào tháng 11/2015 và cầu cảng thứ hai sẽ hoàn thành vào tháng 6/2016. Việc đưa vào khai thác cầu cảng mới dự báo sẽ làm gia tăng sản lượng khai thác cảng lên khoảng 170,000 – 190,000 TEUs/năm, tương ứng sản lượng hàng hóa thông qua trong năm 2016 ước tính đạt khoảng 530,000 TEUs. Từ đó, doanh thu riêng mảng khai thác cảng ước tính sẽ tăng khoảng 180 tỷ đồng trong năm 2016, tuy nhiên trong năm đầu lợi nhuận từ dự án cảng mới vẫn chưa đáng kể do phần lớn dự án được tài trợ từ vốn vay dao động trong khoảng 400 tỷ - 500 tỷ đồng, trong năm 2016. Đồng thời, trong năm nay VSC sẽ phát hành thêm cổ phiếu cảng VIP – Green cho đối tác chiến lược là hãng tàu Evegreen, điều này bước đầu sẽ đảm bảo được nguồn hàng cho cảng mới hoạt động.

Hoạt động khai thác kho bãi là nguồn doanh thu lớn thứ hai của VSC đóng vai trò tập hợp hàng hóa, đóng container và vận tải ra cảng. Trung tâm Logistics Xanh của VSC bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 2013, diện tích 7.5ha, với hiệu quả khá tốt, tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 80%. Kế hoạch sản lượng hàng hóa thông qua depot và kho năm 2015 tăng trưởng lần lượt đạt 4.8% và 14.3%.

Đội xe vận tải container quy mô hơn 140 chiếc hoạt động mạnh tại khu vực phía Bắc và Đà Nẵng. Chính sách kiểm soát tải trọng đường bộ từ năm 2014 đã làm gia tăng số lượng chuyến vận tải so với trước đây. Năm 2015, công ty đặt kế hoạch phát triển mạnh mảng vận tải đường bộ với sản lượng 60 triệu Tấn – Km, tăng 11.1% so với cùng kỳ. Trong năm 2014, công ty đã thanh lý 2 sà lan, do đó từ năm 2015, VSC sẽ không còn hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa. Điều này phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phía Bắc do đường bộ kết nối tốt hơn so với hệ thống đường sông.

Đại lý vận tải và giao nhận hoạt động khá ổn định qua các năm do VSC có quan hệ tốt với các hãng tàu lớn MSC, TS Lines và Evergreen. Từ đầu năm 2015, các hãng tàu đồng loạt tăng cường mạnh các tuyến feeder tại Việt Nam, do đó dự báo doanh thu mảng đại lý sẽ tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2015. Đồng thời, hoạt động đại lý hãng tàu ngược lại có tác động tích cực đối với hoạt động khai thác cảng khi tận dụng được nguồn hàng từ các hãng tàu về cảng của VSC.

ĐVT: Tỷ đồng 6T/2014 6T/2015 %YoY % Doanh thu 2015
Doanh thu thuần 437 452 3.5% 100%
Lợi nhuận gộp 143 176 23.4% 39%
Lợi nhuận HĐKD 124 155 25.8% 34%
Lợi nhuận trước thuế 137 167 21.2% 37%
Lợi nhuận ròng 113 136 20.4% 30%

Trong 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận ròng của VSC tiếp tục tăng trưởng chủ yếu từ hoạt động kho bãi do đột biến lượng hàng container lạnh tồn đọng trong 4 tháng đầu. Dự báo trong năm 2015, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 986.75 tỷ đồng (+10.72% YoY) và 261 tỷ đồng (+5.21% YoY). Sau khi dự án cảng bắt đầu hoạt động vào năm 2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự phóng lần lượt đạt 1,245 tỷ đồng (+26.17% YoY) và 280.33 tỷ đồng (+7.4% YoY). EPS forward 2016 dự kiến đạt 6,800 đồng, tương ứng với giá mục tiêu trong năm 2016 đạt 61,200 đồng/cp. Khuyến nghị: THEO DÕI cổ phiếu VSC trong thời điểm hiện tại.
LÊ THẾ TÀI
#37 Đã gửi : 30/09/2015 lúc 09:56:57(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
VSC – Cảng mới hoạt động quý 4 sẽ giúp tăng 50% công suất

Nửa đầu năm 2015, VSC đã đạt lần lượt 57% và 68% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2015. Giai đoạn một của dự án cảng mới sẽ đi vào hoạt động tháng 11/2015 sẽ làm tăng công suất 50% và nhu cầu mua của nhà đầu tư tổ chức đối với một trong những công ty cảng niêm yết hàng đầu đã làm cho cổ phiếu VSC hấp dẫn hơn.

Nhà đầu tư sở hữu VSC có thể nhận được mức chi trả cổ tức 2000-3000đ/cp tương đương tỷ suất bằng tiền 3,4%-5,1% mỗi năm. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế của VSC duy tri 2 từ 31% - 46%.

Các báo cáo phân tích gần nhất, chưa bao gồm ước tính tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ cảng mới kể từ tháng 11 năm nay, dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 7.288đ trong 2015 (và số trung bình khảo sát qua kênh Bloomberg là 5.669đ/cp). Tại mức giá 58.500đ/cp, VSC giao dịch tại P/E 2015 8,0 lần. Trong ngắn hạn, kỳ vọng tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một động lực tăng giá mới của cổ phiếu này.
LÊ THẾ TÀI
#38 Đã gửi : 30/09/2015 lúc 10:00:11(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Thay đổi phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành, chi 235 tỷ đồng trả nợ
(NDH) Kế hoạch sử dụng 750 tỷ đồng vốn huy động từ đợt phát hành trước đã có sự thay đổi đáng kể với việc dành ra 235 tỷ đồng để trả nợ. Năm 2015, JVC đặt ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu 501 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17,2 tỷ đồng.
Trước thềm Đại hội

Sáng ngày 30/09/2015, CTCP Y tế Việt Nhật (mã JVC- HoSE) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên. Do niên độ tài chính 2014 kéo dài từ 1/1/2014 đến 31/3/2015 cùng với việc JVC xin gia hạn thời gian tổ chức thêm 2 tháng nên ĐHĐCĐ thường niên của JVC được tổ chức khá muộn so với các doanh nghiệp khác. Nếu đạt đủ tỷ lệ cổ phần tham dự theo quy định, đây sẽ là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa cổ đông và lãnh đạo JVC kể từ khi Chủ tịch kiêm Giám đốc JVC, ông Lê Văn Hướng, bị khởi tố do tội lừa dối khách hàng, quy định tại điều 162 BLHS nước CHXHCN Việt Nam vào giữa tháng 6/2015.

Một điểm đáng chú ý trong tờ trình gửi tới các cổ đông tại Đại hội, JVC đề xuất thay đổi phương án sử dụng 750 tỷ đồng vốn huy động từ đợt phát hành trước với việc dành ra 235 tỷ đồng để trả nợ. Trong khi đó, công ty sẽ không rót tiền đầu tư vào tổng thầu vật tư tiêu hao như kế hoạch trước đó. Giải trình về thay đổi trên, JVC cho biết do sự cố của ông Hướng nên công ty cần tập trung nguồn vốn cho các dự án do JVC làm chủ, đồng thời sử dụng một phần nguồn vốn cho hoạt động tài chính ngắn hạn nên tạm thời chưa đầu tư vào dự án Tổng thầu.
Trong 5 quý niên độ tài chính 2014, doanh thu hợp nhất hoạt động kinh doanh chính của JVC thu về 1.116,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 219,6 tỷ đồng. Biên lãi ròng ghi nhận ở mức khá ấn tượng, đạt 19,7%. Tính đến ngày 31/3/2015, tổng tài sản của JVC xấp xỉ 2.551,4 tỷ đồng. Tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tới 30% tổng tài sản của JVC, trong đó tiền mặt xấp xỉ 466 tỷ đồng, tiền gửi dưới 12 tháng là 285 tỷ đồng. Ngoài ra, JVC có khoảng 347 tỷ đồng tồn kho, 502 tỷ đồng tài sản cố định gồm chủ yếu là máy móc, thiết bị. Đây là tình hình tài sản của JVC từ cách đây 6 tháng trước, khi JVC vẫn chưa xuất hiện sự kiện trọng yếu là việc ông Lê Văn Hướng bị khởi tố. BCTC quý I/2015 (từ 1/4 đến 30/6) đến nay vẫn chưa được JVC công bố dù Sở GDCK Tp.HCM đã liên tục có công văn nhắc nhở.
Sau sự kiện ông Hướng, nhân sự cấp cao của JVC đã liên tục thay đổi. Ngay sau khi ông Lê Văn Hướng bị khởi tố, đại diện cho nhóm cổ đông lớn nhất tại JVC (DIAIF và CTCP Dream Incubator Việt Nam)- ông Kyohei Hosono đã được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT còn vị trí Giám đốc JVC được giao cho em vợ ông Hướng là ông Nguyễn Hữu Hiếu.
Tuy vậy, ông Kyohei Hosono và ông Nguyễn Hữu Hiếu không ngồi trên ghế “nóng” được bao lâu thì cả 2 đều từ nhiệm sau hơn một tháng tại nhiệm. Ông Lê Văn Giáp đã được bổ nhiệm thay thế nắm giữ cả hai chức vụ trên.
Cách đây không lâu, vào ngày 21/9, ông Kyohei Hosono, ông Tashiro Masaaki và bà Vũ Thị Thúy Hằng- những cá nhân có liên quan đến DIAIF và Dream Incubator Việt Nam tiếp tục đồng loạt xin từ nhiệm khỏi vị trí thành viên HĐQT và Ban kiểm soát tại JVC. Đây được đánh giá là động thái khá bất ngờ bởi trước đó nhóm cổ đông Nhật Bản trong thư ngỏ gửi tới các cổ đông JVC từng có cam kết sẽ đồng hành với JVC trong dài hạ
LÊ THẾ TÀI
#39 Đã gửi : 14/10/2015 lúc 09:51:52(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa có văn bản số 1787/TTg-*DN về việc thoái vốn hoàn toàn khỏi một số doanh nghiệp, trong đó có FPT và FPT Telecom (link tham khảo), cụ thể:
• Thoái hoàn toàn 6% lượng cổ phiếu FPT đang sở hữu. SCIC đang là cổ đông lớn thứ 2 tại FPT sau ông Trương Gia Bình
 Về cơ bản, thông tin trên không ảnh hưởng quá lớn đến FPT do: 1) Room nước ngoài không thay đổi; 2) SCIC không can thiệp quá nhiều vào FPT và cũng không ảnh hưởng gì đến FPT khi thoái vốn. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, các cổ phiếu mà SCIC thoái vốn thường có xu thế tăng giá trong ngắn hạn (góp phần giúp SCIC thoái vốn ở giá cao hơn thị giá và hoàn thành vượt mức kế hoạch thoái vốn).

• SCIC thoái toàn bộ 50,2% vốn cổ phần tại FPT Telecom. FPT đang sở hữu 45,64% vốn cổ phần tại doanh nghiệp này và đang hợp nhất kết quả kinh doanh của FPT Telecom vào BCTC hàng năm (dù không sở hữu cổ phần chi phối nhưng lại có lượng thành viên HĐQT áp đảo). Đây là mảng 13,4% tổng doanh thu và đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của FPT (hơn 41% lợi nhuận trước thuế). Sự kiện này có thể dẫn đến 2 khả năng như sau:
 FPT mua lại phần vốn tại FPT Telecom, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 96%. Nếu khả năng này xảy ra, lợi nhuận sau thuế và EPS các năm sau của FPT sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng tích cực đến thị giá cổ phiếu FPT trên thị trường.
 Nhà đầu tư tài chính hoặc các nhóm nhà đầu tư khác (FPT Telecom vẫn bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài 49%). Nếu khả năng xảy ra sẽ không có tác động đáng kể nào đến các yếu tố tài chính và thị giá của FPT. Tuy nhiên, hoàn toàn có khả năng một cổ đông/nhóm cổ đông sau khi nắm 50,2% sẽ ít nhiều có tác động đến việc quản trị, điều hành hiện tại của FPT Telecom và ảnh hưởng đến số thành viên HĐQT của FPT Telecom, từ đó khiến doanh thu của FPT Telecom không còn được hợp nhất vào kết quả chung của tập đoàn FPT  Doanh thu và tăng trưởng doanh thu các năm sau sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.

Nhận định: Nhìn chung, việc SCIC thoái vốn khỏi tập đoàn FPT không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của FPT và có khả năng sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu trong ngắn hạn (dù giá cổ phiếu FPT hiện tại đang ở vùng phù hợp 46.000 đ/cp và đã phản ánh hầu hết triển vọng tích cực trong năm nay).

Tuy nhiên, em cho rằng có tồn tại rủi ro xáo trộn trong cơ cấu điều hành tại FPT Telecom và có khả năng (dù rất thấp) sẽ ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của FPT trong các năm sau trong trường hợp cổ đông/nhóm cổ đông mới không hòa hợp với ban lãnh đạo hiện hữu của FPT Telecom.
LÊ THẾ TÀI
#40 Đã gửi : 14/10/2015 lúc 09:53:07(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG – HOSE) vừa tổ chức vào thứ 6 tuần trước như sau:

1. Triển vọng của mảng điện thoại, thiết bị di động không còn lớn: Quy mô kinh doanh lớn – thị trường bão hòa – giá bán giảm – gánh nặng chi phí  khó tăng trưởng.
Khi được FPTS chất vấn về việc nhu cầu tiêu thụ đã ổn định (8 triệu feature phone và 9 – 10 triệu smartphone mỗi năm) trong khi giá bán đang có xu hướng giảm dần qua các năm do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn (số lượng không đổi + giá bán giảm  doanh thu giảm), ông Tài thừa nhận mảng kinh doanh này chỉ có thể duy trì ổn định (khó tăng trưởng) trong các năm sắp đến thông qua lấy thêm thị phần của nhóm cửa hàng nhỏ lẻ.
 Em đánh giá thị trường bán lẻ thiết bị di động đang chuyển sang giai đoạn “tranh giành thị phần” giữa các nhà bán lẻ lớn (TGDD – FPT Shop – VienthongA – Viettel Store) và vừa (CellphoneS – HnamMobile – Bachlong mobile…) khi những yếu tố khác biệt ban đầu như chất lượng dịch vụ, cách chăm sóc tư vấn khách hàng, chế độ hậu mãi, bảo hành, hệ thống quản lý… đang được các nhà bán lẻ tích cực học hỏi lẫn nhau và thu hẹp đáng kể khoảng cách với MWG. Do đó, MWG vẫn có khả năng gia tăng nhẹ thị phần trong các năm sắp đến, từ mức 30% hiện tại lên khoảng 33 – 35%, tuy nhiên, động lực tăng trưởng ở mảng này không còn nhiều do quy mô của MWG đã khá lớn và thị trường đã tương đối bão hòa.

2. Triển vọng của mảng điện máy: Dịch vụ khác biệt – tuy nhiên chỉ là động lực tăng trưởng ngắn hạn.
Lợi thế cạnh tranh đáng chú ý nhất của MWG ở mảng kinh doanh này là việc tập trung cho chất lượng tư vấn – hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt miễn phí tại nhà. Theo tìm hiểu của em, MWG tạo ra sự khác biệt không phải từ giá bán mà là ở chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ, khi các nhân viên giao hàng điện máy sẵn sàng hỗ trợ tối đa việc lắp ráp, điều chỉnh các thiết bị… cho đến khi khách hàng hài lòng.
 Cách tiếp cận này đang tạo ra thiện cảm khá tốt với các khách hàng mua sản phẩm điện máy tại chuỗi Điện máy Xanh, tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ có thể duy trì trong ngắn hạn khi các đối thủ cạnh tranh sẽ rất nhanh chóng học hỏi theo. Ban lãnh đạo MWG cũng ý thức rõ rủi ro này và nhận định mảng điện máy chỉ có thể tăng trưởng tốt trong năm 2016 nhờ sự mới mẻ ban đầu.

3. Triển vọng từ chuỗi cửa hàng bán lẻ Bách hóa Xanh: Không rõ ràng, là một cuộc đầu tư mạo hiểm 50 – 50 và ảnh hưởng dài hạn đến MWG.
Khi được FPTS chất vấn chi tiết về mô hình, cách thức và những rủi ro có thể gặp phải khi phát triển chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh, ban lãnh đạo MWG cho rằng mô hình này đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó chưa thể trả lời chính xác các vấn đề trên. Đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Tài có 1 phát biểu mang tính chiến lược như sau: “Mô hình kinh doanh của chuỗi Bách Hóa Xanh hướng đến mục tiêu giúp người dùng Mua nhanh – Mua rẻ nhưng không đảm bảo MUA AN TOÀN do không có riêng đội ngũ kiểm soát chất lượng nguồn hàng tươi sống (rau củ quả, thịt tôm cá). Đây là điều mà ngay cả các siêu thị lớn như Coop Mart, Big C… vẫn chưa làm được.
Điểm khác biệt của chuỗi cửa hàng này là việc: 1) Len lỏi, thâm nhập vào các khu dân cư, các con đường nhỏ, hem nhỏ và cạnh tranh trực tiếp với các chợ cóc (bán các mặt hàng tươi sống), các cửa hàng bách hóa truyền thống (các mặt hàng gia vị, dầu ăn, mắm muối….); 2) Bán lẻ với giá sỉ, chấp nhận lãi ít trong thời gian đầu để thu hút khách hàng và tăng thị phần. 3) Tiết kiệm thời gian đi chợ khi tập trung cung cấp các mặt hàng thiết yếu, trình tự thanh toán nhanh gọn, mở cửa từ 6h – 22h tất cả các ngày, không máy lạnh.
 Ban lãnh đạo MWG kỳ vọng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính cho MWG từ năm 2017 trong trường hợp mô hình kinh doanh này thành công. Tuy nhiên, nếu thất bại, khả năng tăng trưởng của MWG từ năm 2017 trở đi là khá thấp. Do đó, em cho rằng tiềm năng, triển vọng từ mảng kinh doanh mới này là không rõ ràng và cần thời gian thực tế để chứng minh tính khả thi. Dự kiến một số cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ bắt đầu khai trương từ đầu tháng 11/2015 tại quận Bình Tân (Tp.HCM). Sau đây là một số hình ảnh về cửa hàng này (không có hình ảnh về các mặt hàng tươi sống).


Khuyến nghị:
Giá mục tiêu trong năm 2015 của MWG ở mức 76.000 đồng/cp (+11% so với thị giá hiện tại). Khuyến nghị: THÊM trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, em vẫn giữ mức khuyến nghị Không đầu tư trung và dài hạn cổ phiếu này.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
3 Trang<123>
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.