Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN VĂN QUÝ Đã gửi: 29/08/2012 lúc 03:13:11(UTC)
 
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Cam on anh da tra loi cau hoi.
Theo anh noi thi: "Để có dự báo chính xác nhất, RSI cần được dùng thêm với các tín hiệu từ các chỉ báo khác."
Vay chi bao khac o day la chi bao nao?



Trong phân tích kỹ thuật mỗi chỉ báo sẽ cho một kết quả, nhiệm vụ của chúng ta là giải nghĩa từng chỉ báo, tổng hợp lại thành một kết luận về xu hướng hiện tại và đưa ra dự báo trong tương lai.

Mỗi chỉ báo có điểm mạnh và yếu khác nhau, cũng như từng người phân tích chọn sở trường của mình và những chỉ báo nào mình cảm thấy tâm đắc. Số lượng chỉ báo nhiều cũng có thể gây nhiễu tín hiệu về dự báo

Do đó với quan điểm cá nhân của mình, có một số chỉ báo chúng ta nên tham khảo và kết hợp cùng với nhau đó là MACD, Bollinger Band, công cụ Fibonacci...

Một vài chia sẻ cá nhân...

Xin cảm ơn
PHAN MỸ HẠNH Đã gửi: 29/08/2012 lúc 09:48:35(UTC)
 
Cam on anh da tra loi cau hoi.
Theo anh noi thi: "Để có dự báo chính xác nhất, RSI cần được dùng thêm với các tín hiệu từ các chỉ báo khác."
Vay chi bao khac o day la chi bao nao?
NGUYỄN VĂN QUÝ Đã gửi: 28/08/2012 lúc 03:22:44(UTC)
 
Đa phần người sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ thấy MFI hao hao giống như RSI – Relative Strength Index - Chỉ số tương quan sức mạnh.

RSI sử dụng dữ liệu giá những phiên tăng và giảm điểm của chứng khoán hoặc chỉ số rồi so sánh và tổng hợp thành đường chỉ báo sức mạnh.

Công thức:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

RSI = Trung bình giá đóng cửa tăng (của X ngày) / Trung bình giá đóng cửa giảm (của X ngày)

Trong biên độ 100, RSI sử dụng các mức 70 và 30 để đo biến động (khác với MFI sử dụng các mức là 80 và 20).

Khoảng 0 đến 30 (Over Sold): là khu vực thể hiện diễn biến yếu của giá cổ phiếu. Trong khoảng này, giá thường đã ở mức thấp sau khi chịu áp lực bị bán mạnh. Khi bị bán quá nhiều – Oversold, lượng cung giá thấp sẽ giảm dần tạo cơ hội cho bên mua đẩy giá tăng trở lại. Đây là tín hiệu cho người đang chờ mua cổ phiếu có thể xem xét giải ngân.

Khoảng 30 đến 70: khu vực này không thể hiện rõ tín hiệu mua bán những vẫn có ý nghĩa biểu diễn các trạng thái đang tiếp diễn của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, có thể tích cực hoặc tiêu cực.

Khoảng 70 đến 100 (Over Bought): được coi là khu vực mua quá - Overbought, tức là cổ phiếu đã được mua vào quá nhiều, đồng nghĩa với giá đã được đẩy lên mức rất cao. Tại đây sẽ xảy ra rủi ro giá sẽ giảm trở lại khi khối lượng cổ phiếu giá cao đã tích lũy đủ. Như vậy người đang có cổ phiếu sẽ cần xem xét chốt lời và người mua có thể tạm dừng giải ngân nếu như RSI liên tục duy trì trong khu vực này.

Chú ý: Như vậy nhà đầu tư chỉ nên đưa ra quyết đinh mua bán, ra vào thì trường khi RSI vận động trong khoảng 0-30 (xem xét mua) và 70-100(cân nhắc bán)

Giống như MFI, RSI cũng cho tín hiệu về đảo chiều xu hướng giá của cổ phiếu hoặc chỉ số nếu như RSI xuyên qua khu vực 0 – 30 từ dưới lên hoặc có dấu hiệu quay đầu giảm và xuyên xuống dưới khu vực 70 – 100. Với mục tiêu bảo toàn lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên đặc biệt chú ý đến hai diễn biến trên của RSI.

Để có dự báo chính xác nhất, RSI cần được dùng thêm với các tín hiệu từ các chỉ báo khác.


Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.