Đa phần người sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ thấy MFI hao hao giống như RSI – Relative Strength Index - Chỉ số tương quan sức mạnh.
RSI sử dụng dữ liệu giá những phiên tăng và giảm điểm của chứng khoán hoặc chỉ số rồi so sánh và tổng hợp thành đường chỉ báo sức mạnh.
Công thức:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)
RSI = Trung bình giá đóng cửa tăng (của X ngày) / Trung bình giá đóng cửa giảm (của X ngày)
Trong biên độ 100, RSI sử dụng các mức 70 và 30 để đo biến động (khác với MFI sử dụng các mức là 80 và 20).
Khoảng 0 đến 30 (Over Sold): là khu vực thể hiện diễn biến yếu của giá cổ phiếu. Trong khoảng này, giá thường đã ở mức thấp sau khi chịu áp lực bị bán mạnh. Khi bị bán quá nhiều – Oversold, lượng cung giá thấp sẽ giảm dần tạo cơ hội cho bên mua đẩy giá tăng trở lại. Đây là tín hiệu cho người đang chờ mua cổ phiếu có thể xem xét giải ngân.
Khoảng 30 đến 70: khu vực này không thể hiện rõ tín hiệu mua bán những vẫn có ý nghĩa biểu diễn các trạng thái đang tiếp diễn của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, có thể tích cực hoặc tiêu cực.
Khoảng 70 đến 100 (Over Bought): được coi là khu vực mua quá - Overbought, tức là cổ phiếu đã được mua vào quá nhiều, đồng nghĩa với giá đã được đẩy lên mức rất cao. Tại đây sẽ xảy ra rủi ro giá sẽ giảm trở lại khi khối lượng cổ phiếu giá cao đã tích lũy đủ. Như vậy người đang có cổ phiếu sẽ cần xem xét chốt lời và người mua có thể tạm dừng giải ngân nếu như RSI liên tục duy trì trong khu vực này.
Chú ý: Như vậy nhà đầu tư chỉ nên đưa ra quyết đinh mua bán, ra vào thì trường khi RSI vận động trong khoảng 0-30 (xem xét mua) và 70-100(cân nhắc bán)
Giống như MFI, RSI cũng cho tín hiệu về đảo chiều xu hướng giá của cổ phiếu hoặc chỉ số nếu như RSI
xuyên qua khu vực 0 – 30 từ dưới lên hoặc
có dấu hiệu quay đầu giảm và xuyên xuống dưới khu vực 70 – 100. Với mục tiêu bảo toàn lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên đặc biệt chú ý đến hai diễn biến trên của RSI.
Để có dự báo chính xác nhất, RSI cần được dùng thêm với các tín hiệu từ các chỉ báo khác.