Báo cáo phân tích cổ phiếu CTCP Mía đường Sơn La (mã SLS)
1.Khuyến nghị đầu tư
Mã: SLS
Giá hiện tại: 111.500 đồng/cổ phiếu Giá mua tối đa: 105.000 đồng/cổ phiếu Giá mục tiêu ngắn hạn: 130.000 đồng/cổ phiếu Giá mục tiêu dài hạn: 150.000 dồng/cổ phiếu.
2.Điểm nhấn đầu tư
i. Lợi thế
- Ngành mía đường đang được hưởng lợi từ nhiều phía:
Giá đường trong nước tăng mạnh theo giá thế giới khi nguồn cung sụt giảm do cắt giảm diện tích trồng mía cũng như hạn hán trong nước. Áp lức cạnh tranh với đường nhập lậu từ Thái Lan giảm khi sản lượng đường của nước này giảm mạnh. Hiện nay, giá đường thế giới đã tăng gấp đôi so với đáy vào tháng 7 năm 2015, giá đường trong nước cũng tăng khoảng 50% giúp cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành mía đường.
- Nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng tương đối tốt:
SLS là doanh nghiệp đi đầu trong việc ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu do đã tạo mối quan hệ gắn bó đối với nông dân trồng mía. Năng suất vùng nguyên liệu của SLS đạt mức 70 tấn/héc ta, đạt mức cao so với mức 60 tấn/héc ta của trung bình ngành mía đường.
- Cải thiện cơ cấu sản phẩm, hướng tới sản phẩm có biên lợi nhuận tốt hơn:
- Mảng kinh doanh đường của SLS gồm 2 nhóm đường chính là RE (đường trắng) và RS (đường tinh luyện). Giá vốn hàng bán của hai nhóm đường này là tương đương nhau vì vậy RE với giá bán cao hơn cho biên lợi nhuận tốt hơn. SLS sản xuất 60% đường RE còn lại là RS, sau khi triển khai dây chuyền sản xuất mới trong còn trong năm 2014 và giữa năm 2015 thì lượng tiêu thụ của 2 nhóm là tương đương nhau.
- KQKD ở mức cao, tỉ suất lợi nhuận ở mức cao:
KQKD của SLS luôn đạt mức cao và có sự tăng trưởng đều đặn trong 2 năm trở lại đây khi giá đường đi lên từ đáy trong năm 2015- với EPS năm 2015 đạt 11,598 đồng/ cổ phiếu, EPS 4 quý gần nhất đạt hơn 16.800 đồng/cổ phiếu, tỉ suất lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu đều ở mức cao so với ngành, lần lượt là đạt 19,5% và 11,5%.
- Tỷ lệ đòn bẩy thấp:
SLS sử dụng tương đối ít nguồn vốn vay, qua đó không phải chịu chi phí cũng như các rủi ro liên quan đến lãi vay đồng thời giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức lớn và đều đặn:
Trung bình từ năm 2013 đến nay cổ tức hằng năm của SLS đạt mức hơn 50% bằng tiền mặt và đang có sự tăng trưởng theo KQKD của doanh nghiệp.
- Định giá vẫn trong mức hấp dẫn:
Với EPS 4 quý gần nhất đạt mốc hơn 16.800 đồng/cổ phiếu, P/E hiện tại của SLS là 6.83 là mức tương đối hấp dẫn so với trung bình ngành mía đường cũng như toàn bộ thị trường.
ii. Hạn chế
- Thanh khoản ở mức tương đối thấp:
Thanh khoản của SLS luôn ở mức thấp, trung bình chỉ đạt 10.000 cổ phiếu/phiên giao dịch
- Cơ cấu cổ đông gia đình:
Trong cơ cấu cổ đông của SLS thì gia đình bà Trần Thị Thái và Trần Thị Liên chiếm gần 50% quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đây cũng là điểm lợi khi bà Thái là người am hiểu ngành đường khi ngoài SLS bà và gia đình còn tham gia ban quan trị của một vài doanh nghiệp mia đường khác, tuy nhiên với việc sở hữu phần lớn SLS, đây cũng là một rủi ro đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào SLS.