Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Nguyên tắc đầu tư giá trị của Warren Buffett
VŨ MINH THÙY
#1 Đã gửi : 28/10/2013 lúc 06:10:55(UTC)

Thanks: 24 times
Được cảm ơn: 54 lần trong 30 bài viết
Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett
1. Giao dịch ít, kiếm nhiều

Buffett thật sự là ông vua của lối suy nghĩ mua và giữ, “giao dịch ít”. Ông cực lực phản đối chuyện giao dịch ngắn hạn.

Buffet nhấn mạnh, khi bạn mua một cổ phiếu, không phải là bạn đang mua mấy cái mã điện tử, mà là bạn đang mua một phần của một công ty đang sống, đang thở.

Buffett cũng thích khuyến khích các nhà đầu tư xem quyết định đầu tư của mình như một tờ phiếu đục lỗ có chứa « 20 lỗ » dùng trong cả đời. « Với mỗi một quyết định đầu tư, tờ phiếu đó sẽ được đục một lỗ, và như vậy, phần đời còn lại của ông ta sẽ bớt đi một cơ hội ». Buffett nói thêm : « Bạn không bao giờ sử dụng hết 20 lỗ đó nếu bạn chỉ dành chúng cho những ý tưởng tuyệt vời ».

Sự kiên nhẫn của Buffett cũng là một đặc tính quan trọng khác làm nên phong cách và khí chất đầu tư của ông. Ông sẵn sàng chờ, ngồi trên cả núi tiền, chờ cho tới khi tìm thấy cơ hội hoàn hảo để đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc có thể phải kéo dài giai đoạn khó chịu là ngồi đợi thị trường leo lên đỉnh cao mới.
Một trong những câu nói nổi tiếng và bất hủ của ông vẫn thường được trích dẫn là : « Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam ».

Trở thành một nhà đầu tư thành công không phải dễ. Nó đòi hỏi sự chịu đựng ngoan cường, sức mạnh, sự chuẩn bị và sẵn sàng tránh hành động chỉ vì “cần phải làm gì đó”. Để đạt được điều đó, hãy ghi nhớ những điều này:
• Hãy nhớ bạn đang mua một phần của một doanh nghiệp thực sự.
• Hãy nhìn xa trông rộng.
• Hãy kiên nhẫn.

2. Kiểm soát sự tự tin thái quá
Cùng với triết lý lâu dài chắc chắn, sự nhất quán, kiên định trong vòng tròn năng lực – hay biết là mình biết gì và biết mình không biết gì – là một đặc tính nổi tiếng khác làm nên con người Buffett.
Đối với Buffett, việc biết bạn đang đầu tư vào cái gì là điều rất quan trọng.
Đầu tư vào các công ty mà bạn hiểu là điều rất quan trọng, vì thế hãy nhớ:
• Phạm vi hiểu biết của Buffett có thể khác với của bạn.
• Hãy nghĩ và học điều nằm trong độ bao phủ của vòng tròn năng lực của bạn.
• Hãy kiên định, bất kể thế nào đi chăng nữa.

3. Tránh rủi ro
Buffett tin rằng kiểu đầu tư lâu dài trong vòng tròn năng lực sẽ đem lại sự giàu có thịnh vượng cho những nhà đầu tư thông minh. Quan điểm này được bổ sung bởi bản tính chống lại nguy cơ của ông.
Buffett cho rằng tránh càng xa đầu cơ càng tốt, và nên hướng tới kiểu đầu tư mình-là-chủ-sở-hữu.

Tính toán giá trị thực của một công ty là điều cần phải làm trước khi bắt đầu suy nghĩ tới việc có hay không một biên an toàn khả dĩ.

Có thể tìm thấy một cách tránh rủi ro khác của Buffett trong thái độ của ông về nợ nần. Vấn đề của nợ nằm ở chỗ nếu sử dụng thái quá, nó có thể trở thành thảm họa khi thời gian trả nợ gần kề. Buffett thích giữ cho Berkshire dư dả tiền mặt nhất có thể.

Buffett còn hạn chế rủi ro bằng cách ở trong cái gọi là “phạm vi hiểu biết” của mình. Bằng cách trung thành với điều mình biết, Buffett đã giảm bớt rủi ro của việc đưa ra một quyết định tồi dựa trên những hiểu biết và giả định sai lầm.

Buffett quản lý rủi ro nhiều hơn bằng cách chủ yếu đầu tư vào các công ty có trụ sở ở Mỹ thay vì mua cổ phiếu của các công ty nước ngoài.

Sự đầu tư nào cũng tiềm ẩn nguy cơ. Tuy nhiên, không cần phải mạo hiểm nhiều hơn mức cần thiết. Hãy đi theo sự chỉ dẫn của Buffett:
Đeo đuổi một hệ số an toàn thích hợp.
• Tránh càng xa nợ càng tốt.
• Ở trong vòng tròn năng lực của bạn.
• Nghiên cứu trước khi đầu tư ở nước ngoài.

4. Tập trung vào mặt tích cực của sự bi quan

Chẳng nghi ngờ gì về việc Buffett là một người lạc quan bẩm sinh, nhưng ông lại rất thông thái trong việc nhận ra và tận dụng sự thật là những thời điểm bi quan có thể tạo ra những hoàn cảnh đem lại sự giàu có cho nhà đầu tư về lâu dài.

Cố vấn của Buffett - Ben Graham đã viết về một nhân vật hư cấu có tên là “Ông Thị Trường” (Mr. Market): Nếu bạn nói không với ông ta một ngày thì không thành vấn đề - ông ta sẽ trở lại vào ngày hôm sau với một lời đề nghị khác. Buffett thích cách so sánh này, và đã nhắc nhở các nhà đầu tư rằng họ phải chịu trách nhiệm về Ông Thị Trường – chứ không phải ngược lại. Bạn không nên bị ảnh
hưởng tâm lý quá nhiều trước những động thái đỏng đảnh của ông ta.

Thái độ này cũng chính là điều đã giúp Buffett tránh được các giai đoạn quá khích và cuồng loạn.

Để đảm bảo bạn không bị vướng vào chủ nghĩa bi quan không cần thiết, hãy nhớ:
• Bình tĩnh, điềm đạm về các khoản đầu tư của bạn nói riêng và về thị trường nói chung. Hãy
học cách không quá khích trước các dao động hoặc không gục ngã trước sự sụt giảm của thị trường.
• Bạn chịu trách nhiệm về “Ông Thị Trường”. Đừng để ông ta bắt thóp bạn.
• Trích lời Buffett: “Khi đầu tư, bi quan là bạn, khoan khoái là thù”.

5. Nghiên cứu bao quát

Buffett tin, và bạn cũng nên tin, rằng bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu trước khi mua cổ phiếu của một công ty nào đó. Chỉ biết mã chứng khoán niêm yết thôi là chưa đủ; bạn cần hiểu được công ty đó làm gì, kiếm tiền ra sao và ai là người điều hành công ty đó. Việc khảo sát này là phương cách hữu hiệu để xác định bạn đang xem xét một công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài và có đường hào
kinh tế vững chãi, hay lại chỉ là một công ty nay-còn-mai-mất. Bạn không thể biết được tất cả những điều đó nếu bạn không nghiên cứu.

Chúng ta có thông tin dễ dàng hơn nhiều so với Buffett ngày xưa khi ông bắt đầu đọc và nghiên cứu về các công ty. Nhờ có Internet, khả năng tiếp cận nhanh chóng, miễn phí đối với các thông tin tài chính của chúng ta ngày nay gần như là không giới hạn.

6. Phớt lờ áp lực xung quanh

Có thể sẽ rất sợ hãi khi đi ngược lại những gì mà những nhà đầu tư khác đang làm. Để làm một người đi ngược trào lưu là rất khó. Kiên định với phân tích và niềm tin của bạn là điều tối quan trọng. Nếu không, bạn có thể sẽ từ bỏ, đầu hàng và giao phó bản thân cho một tương lai theo sau người khác, đầu tư vào điều mà tất cả mọi người đều đang đầu tư, làm những điều mà họ làm.

Việc phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc đòi hỏi thời gian và công sức. Chỉ tính riêng năm 1999, chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones tăng 25% trong khi chỉ số Nas- daq cho khối ngành công nghệ nặng tăng vụt lên 86%. Tuy nhiên Buffett vẫn ngồi im bên lề, tin chắc rằng sự gia tăng của thị trường chẳng được hình thành dựa trên thứ gì khác ngoài những con kỳ lân, những cầu vồng sặc sỡ. Ông đã không hề mua cổ phần của các công ty mạng cho Berkshire. Buffett
phải hứng chịu những nghi ngờ về khả năng đầu tư cũng như phương pháp đầu tư ông áp dụng trong suốt giai đoạn này. Giá cổ phiếu của Berkshire cũng bị ảnh hưởng, khiến cho giới truyền thông càng có thêm lý do để khẳng định những ngày tươi đẹp nhất của Buffett đã lùi xa.

Mặc dù bị hiểu lầm, bị nhạo báng, nhưng Buffett vẫn đứng vững. Ông nói: “bạn không thể làm tốt trong đầu tư nếu không suy nghĩ một cách độc lập. Và sự thật là bạn không đúng cũng không sai chỉ vì mọi người đồng tình với bạn. Bạn chỉ đúng vì con số và lập luận của bạn đúng. Đến cuối cùng, đó mới là điều quan trọng”.

7. Học từ sai lầm

Buffett là một huyền thoại, nhưng ông cũng không hoàn hảo. Ông cũng mắc sai lầm như tất cả chúng ta, và ông rất giỏi trong việc thừa nhận cũng như phân tích những sai lầm đó để rút ra điều gì có thể học hỏi được (thường theo cách rất hài hước và vô tư trong những bức thư gửi các cổ đông hàng năm).
Ông có thể gạt cái tôi sang một bên để có cái nhìn lý trí điều gì đã sai.
Buffett chia nhỏ sai lầm của mình thành sai lầm thực hiện, nghĩa là hành động ông đã thực hiện nhưng không đem lại kết quả như ông mong đợi, và sai lầm bỏ sót, hay hành động ông tiếc là đã không thực hiện. Tuy nhiên, Buffett đã từng nói rằng ông thấy buồn vì sai lầm bỏ sót hơn so với sai lầm do hành động của ông đem lại.

Để tận dụng được tối đa những sai lầm của bản thân, và nỗ lực để những sai lầm đó không lặp lại, hãy nhớ:

• Bạn sẽ mắc sai lầm. Tất cả chúng ta đều thế. Vậy nên đừng gục ngã khi bạn vấp ngã.
• Đánh giá điều đã xảy ra. Bạn có bỏ lỡ điều gì không? Hay điều kiện thị trường thay đổi?
• Nghĩ tới điều bạn có thể làm khác đi trong tương lai. Chẳng hạn, nếu bạn đã mua cổ phiếu của
một công ty mà bạn không thực sự hiểu, hãy thề là sẽ không làm như thế nữa.
8 người cảm ơn VŨ MINH THÙY cho bài viết.
NGUYỄN NGỌC TUẤN
#2 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 09:48:49(UTC)


Thanks: 243 times
Được cảm ơn: 298 lần trong 188 bài viết
Những nguyên tắc thì quá rõ ràng nhưng cái khó nhất vẫn là ở bản thân nhà đầu tư về kiểm soát tâm lý, lòng tham ...

Với mình thì nguyên tắc số 5."Nghiên cứu bao quát" là rất quan trọng, cần có cái nhìn từ tổng thể rồi mới đi đến cụ thể từng cổ phiếu vì như vậy sẽ tránh được những rủi ro không mong muốn từ ngoài tác động.
HỒNG THỊ THU THỦY
#3 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 11:01:15(UTC)

Cảm ơn: 36 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 51 bài viết
Rất hay. Mình đưa thêm 1 vài thông tin liên quan đến Warren Buffett:
* Quan điểm đầu tư của Warren Buffett là đầu tư giá trị.
- Đầu tư giá trị: là việc xem xét kỹ lưỡng và tính toán giá trị sổ sách ( Chệnh lệch giữa tài sản và nợ) và giá trị nội tại của chính doanh nghiệp. ( giá trị nội tại chính là tiềm năng thu nhập mà doanh nghiệp mang về trong suốt vòng đời của DN, giá trị này luôn thay đổi),
* Warren xem "sự thận trọng là hòn đá tảng trong quá trình đầu tư" với triết lý đơn giản:
Quy tắc 1: Đừng để mất vốn.
Quy tắc 2: Đừng quên quy tắc 1.
* Các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư của Warren:
- Biết rõ mình đang sở hữu gì.
- Nghiên cứu trước khi quyết định mua.
- Sở hữu doanh nghiệp chứ không sở hữu cổ phiếu.
- Chỉ ra 1 quyết định để sở hữu cổ phiếu và hãy là chủ sở hữu lâu dài.
- Đọc, nghiên cứu, suy nghĩ là 3 hoạt động hàng ngày NĐT nên làm. Một NĐT giá trị là người đọc rất nhiều, tự nghiên cứu, họ lắng nghe người khác và tự suy nghĩ.

2 người cảm ơn HỒNG THỊ THU THỦY cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#5 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 11:57:35(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Theo cách đánh giá của mình thi W.B là NĐT tài chính nhiều hơn.
W.B từng học tài chính và bước vào TT với một số vốn vừa đủ để có thể làm tài chính và đã chớp được cơ hội "tận dụng lòng tin" của người thân đúng dịp TT thuận lợi.
Mình không phủ nhận tài năng của W.B - nhưng rõ ràng W.B có cả thuận lợi (xuất thân) và may mắn (thời cơ)! smug
1 người cảm ơn PHẠM VIỆT DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN NGỌC TUẤN
#6 Đã gửi : 30/10/2013 lúc 09:36:02(UTC)


Thanks: 243 times
Được cảm ơn: 298 lần trong 188 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Theo cách đánh giá của mình thi W.B là NĐT tài chính nhiều hơn.
W.B từng học tài chính và bước vào TT với một số vốn vừa đủ để có thể làm tài chính và đã chớp được cơ hội "tận dụng lòng tin" của người thân đúng dịp TT thuận lợi.
Mình không phủ nhận tài năng của W.B - nhưng rõ ràng W.B có cả thuận lợi (xuất thân) và may mắn (thời cơ)! smug


đồng ý với bác PVD big grin Thành công nào cũng phải gắn với một chút may mắn.

từ quan điểm của W.B thì cái mà nhà đầu tư cần hiểu rõ là không phải dập khuôn máy móc là được mà cần phải áp dụng như thế nào để tranh thủ các cơ hội xuất hiện.
1 người cảm ơn NGUYỄN NGỌC TUẤN cho bài viết.
TÔ ĐĂNG ĐẠT
#7 Đã gửi : 13/12/2013 lúc 10:51:52(UTC)

cho hỏi ở FPTS có ai chuyên nghiên cứu về ngành bảo hiểm ko ? tôi thấy WB thích nhất là ngành này , mà qua phân tích sơ sơ của tôi thì mấy cty ngành này chẳng có gì hấp dẫn . Nên mún hỏi xem có ai chuyên thì tham khảo thêm ấy mà . Tks !
TRẦN VĂN HƯNG
#4 Đã gửi : 19/02/2014 lúc 02:24:12(UTC)


Thanks: 4 times
Originally Posted by: Hồng Thị Thu Thủy Go to Quoted Post
Rất hay. Mình đưa thêm 1 vài thông tin liên quan đến Warren Buffett:
* Quan điểm đầu tư của Warren Buffett là đầu tư giá trị.
- Đầu tư giá trị: là việc xem xét kỹ lưỡng và tính toán giá trị sổ sách ( Chệnh lệch giữa tài sản và nợ) và giá trị nội tại của chính doanh nghiệp. ( giá trị nội tại chính là tiềm năng thu nhập mà doanh nghiệp mang về trong suốt vòng đời của DN, giá trị này luôn thay đổi),
* Warren xem "sự thận trọng là hòn đá tảng trong quá trình đầu tư" với triết lý đơn giản:
Quy tắc 1: Đừng để mất vốn.
Quy tắc 2: Đừng quên quy tắc 1.
* Các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư của Warren:
- Biết rõ mình đang sở hữu gì.
- Nghiên cứu trước khi quyết định mua.
- Sở hữu doanh nghiệp chứ không sở hữu cổ phiếu.
- Chỉ ra 1 quyết định để sở hữu cổ phiếu và hãy là chủ sở hữu lâu dài.
- Đọc, nghiên cứu, suy nghĩ là 3 hoạt động hàng ngày NĐT nên làm. Một NĐT giá trị là người đọc rất nhiều, tự nghiên cứu, họ lắng nghe người khác và tự suy nghĩ.


Chào các Bác
Các Bác đã nghiên cứu rất kỹ các lý thuyết này
Các Bác có thể cho em hỏi cách tính Giá trị nội tại của doanh nghiệp như thế nào không?
Hoặc bác nào có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin ít ạ
Thank you
NGUYỄN LÂM
#8 Đã gửi : 14/09/2014 lúc 10:28:57(UTC)

Originally Posted by: Client55100 Go to Quoted Post
cho hỏi ở FPTS có ai chuyên nghiên cứu về ngành bảo hiểm ko ? tôi thấy WB thích nhất là ngành này , mà qua phân tích sơ sơ của tôi thì mấy cty ngành này chẳng có gì hấp dẫn . Nên mún hỏi xem có ai chuyên thì tham khảo thêm ấy mà . Tks !


1 nguyên tắc quan trọng của W.B nữa là ... chỉ tìm hiểu những gì hấp dẫn và dễ hiểu thôi .. còn cái gì đã khó hiểu ko minh bạch có nghĩa là nó đang che đậy 1 cái gì đó xấu xa .. ko cần phải quan tâm tới ..

mình cũng có nghiên cứu các cty BH ở VN ..chỉ có 1 câu thôi .. toàn hàng LỞM
LÊ VIỆT HƯNG
#9 Đã gửi : 12/07/2015 lúc 04:49:05(UTC)

WB qua Viet nam đánh chứng chắc gì đã thắng
NGUYỄN ĐÌNH THẮNG
#10 Đã gửi : 04/08/2015 lúc 12:39:38(UTC)

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
học tập warren buffett để đầu tư chứng khoán thôi các bác ơi :D
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.