Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Câu trả lời :Tại sao xin điều chỉnh kế hoạch năm ?
NGUYỄN VĂN THÁI
#1 Đã gửi : 15/11/2012 lúc 08:32:23(UTC)


Thanks: 30 times
Được cảm ơn: 9 lần trong 3 bài viết
Qua đọc một số báo, thấy có cầu hỏi do tác giả bài viết nêu ra, nhưng mình thấy tác giả chưa có cầu trả lời - mới chỉ nhìn thấy hiện tượng một số công ty như TLT, DTC, PFV,... xin điều chỉnh kết quả KD, dù đã bước sang quý IV.
Theo mình có nguyên nhân cơ bản như sau:
- Trong kế hoạch SXKD đặt ra từ đầu năm, các công ty có một chỉ tiêu cụ thể và sẽ trả lương cho ban điều hành trên mức chỉ tiêu đó. ví dụ 10 triệu nếu đạt 100 % kế hoạch. Song thực tế thực hiện chỉ ở mức thấp. Ban điều hành (lợi ích nhóm) họ là người đại diện vốn nhà nước nên họ không muốn trong thành tích của mình kém đi, không muốn lương thưởng kém đi. Họ nghĩ ra 1 cách đó là điều chỉnh kế hoạch xuống thấp hơn, thấy ở mức họ tìm được lý do giải thích phù hợp "khách quan", còn họ với lý do "chủ quan" đã làm hết sức. Bây giờ, Kế hoạch giảm xuống - mục đích của họ đạt:
+ Thành tích điều hành luôn đạt hoặc có khó khăn vẫn gần đạt
+ Lương họ, nhận về vẫn không giảm.
+ Không bị thay thế bởi nhân tố mới.
+ ....
- Nguyên nhân thứ 2: Lỗ vượt quá quy định 58, cần điều chỉnh kế hoạch là lý do thứ nhất, sau cùng là kêu gọi cấp trên ( cấp tổng công ty/ Tập đoàn/ Bộ,...) hỗ trợ vốn, phát hành thêm cp và người mua là cổ đông nhà nước.Nhà nước mua,để cứu doanh nghiệp đó khỏi bị hủy niêm yết, cứu doanh nghiệp đó tồn tại.
Viết đến đây, mình xin phép nan man sang vấn đề khác chút: Hủy niêm yết, chỉ khổ các cổ đông nhỏ lẻ, bỏ những đồng lương còm mua cổ phiếu - thực hiện chủ trương cổ phần hóa. Khi bị hủy niêm yết, chẳng thấy ai quan tâm đến cổ đông nhỏ. thấy mọi biện pháp đều phục vụ cho nhóm: Ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị,.... trong khi họ chỉ là những anh, những chị làm thuê vô trách nhiệm, điều hành bằng vốn nhà nước. Lợi ích nhóm lại là nhưng người hay "xin, hay ý kiến, và có điều kiện nêu ý kiến" còn cổ đông nhỏ nói chung và cổ đông là người lao động, phần lớn nhận thức vấn đề hạn chế hoặc thụ động và không có điều kiện tập hợp đủ số phiếu để đại điện nêu nên ý kiến. Vì giấy ủy quyền mỗi lần họp ĐH, thường kèm gợi ý ủy quyền cho người đại diện vốn nhà nước smug Hài quá

Mình chọn FPTS để đăng bài, vì mình thấy ở đây có sự lắng nghe của anh chị em tư vấn,... và cũng là nơi mình mở tài khoảng giao dịch - nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mình cũng không đăng trên cafef,... hay một trang nào cả, ghét nhât cái ID Ming, và những trang nào bắt đăng ký để thu thập thông tin cá nhân.
Cuối cùng, cảm ơn FPTS, đã có thêm mực: http://www.fpts.com.vn/user/contact/
Đây là điều mà mình gửi email góp ý, tạo điều kiên trao đổi mà không ảnh hưởng đến người bên cạnh do nói truyện trên điện thọai.
6 người cảm ơn NGUYỄN VĂN THÁI cho bài viết.
NGÔ ANH TUẤN
#2 Đã gửi : 15/11/2012 lúc 10:50:41(UTC)


Thanks: 116 times
Được cảm ơn: 243 lần trong 171 bài viết
Đa số các công ty đều đưa ra kế hoạch lợi nhuận thấp, hoặc điều chỉnh kế hoạch để sang năm họp còn có cái báo cáo với cổ đông. Có một sự thật là nhà đầu tư cũng thích nghe báo cáo là đã "hoàn thành" hay "vượt kế hoạch" (không biết kế hoạch là cao hay thấp) hơn và báo chí có dịp để giật tít hoành tráng laughing
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#3 Đã gửi : 15/11/2012 lúc 01:36:00(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Thực ra việc lập kế hoạch kinh doanh ở mức thấp hoặc là điều chỉnh kế hoạch giảm xuống để cuối năm hoàn thành kế hoạch ở Việt Nam chỉ là thiểu số. Nguyên nhân ở đây là do các Doanh nghiệp đã không tách bạch được quyền Sở hữu và quyền Điều hành doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch và thông qua ở Đại hội đồng cổ đông là việc thể hiện quyền Sở hữu: đó là mong muốn cũng như yêu cầu của các cổ đông về kết quả kinh doanh năm tiếp theo. Và Ban giám đốc là những người điều hành doanh nghiệp sẽ phải cố gắng hoàn thành kế hoạch này.

Kế hoạch kinh doanh đầu năm dựa trên các giả thuyết cũng như bối cảnh kinh doanh ở thời điểm đó mà chưa tính hết được các biến động trong năm mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, khi nhận thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thực tế bị ngoại cảnh tác động và nằm ngoài kế hoạch đầu năm thì các cổ đông có thể họp và thay đổi kế hoạch --> bám sát với thực tế hơn.

Khi sự tách bạch không rõ ràng, những người điều hành (BGĐ) lại đồng thời là những chủ sở hữu hoặc là được uỷ quyền sở hữu --> có thể gọi là Vừa đá bóng vừa thổi còi. Với các doanh nghiệp kiểu này thì các cổ đông không nên nhìn vào kế hoạch kinh doanh mà phải bám sát tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư đúng đắn.
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
#6 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 01:47:35(UTC)


Cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 47 lần trong 35 bài viết
Theo mình việc điều chỉnh chỉ để sang năm họp ĐHCĐ ban lãnh đạo doanh nghiệp đỡ phải đau đầu trước các câu hỏi của cổ đông như vì sao hoàn thành kế hoạch thấp thế,tránh nhiệm của ban quản trị đến đâu bla bla bla... batting eyelashes
NGUYỄN VĂN THÁI
#7 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 02:36:51(UTC)


Thanks: 30 times
Được cảm ơn: 9 lần trong 3 bài viết
Audi Q7;5108 đã viết:
Theo mình việc điều chỉnh chỉ để sang năm họp ĐHCĐ ban lãnh đạo doanh nghiệp đỡ phải đau đầu trước các câu hỏi của cổ đông như vì sao hoàn thành kế hoạch thấp thế,tránh nhiệm của ban quản trị đến đâu bla bla bla... batting eyelashes

mấy ông trong ban lãnh đạo của những công ty nhà nước không ngại cổ đông hỏi mấy câu đó đâu.
họ ngại mấy tay có CƠ hỏi xóay đáp xoay mỗi khi họp trên tổng/ trên tập đoàn. Sợ có vết trong hồ sơ.Bởi cổ đông chính là cấp dưới của họ, cổ đông chính là người công nhân.

NGUYỄN VĂN THÁI
#4 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 02:42:00(UTC)


Thanks: 30 times
Được cảm ơn: 9 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Hoàng Hiệp;5099 đã viết:


Kế hoạch kinh doanh đầu năm dựa trên các giả thuyết cũng như bối cảnh kinh doanh ở thời điểm đó mà chưa tính hết được các biến động trong năm mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, khi nhận thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thực tế bị ngoại cảnh tác động và nằm ngoài kế hoạch đầu năm thì các cổ đông có thể họp và thay đổi kế hoạch --> bám sát với thực tế hơn.


Chuyện điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho sát thực tế thì sao lại đến quý IV mới điều chỉnh.
Cái cơ bản mấy Ông lãnh đạo mấy Tay lãnh đạo có quyền vừa đá bóng vừa thổi còi như bạn bổ xung
TRẦN QUANG VINH
#8 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 03:11:52(UTC)


Cảm ơn: 246 lần
Được cảm ơn: 778 lần trong 389 bài viết
Tôi là Tôi;5109 đã viết:
Audi Q7;5108 đã viết:
Theo mình việc điều chỉnh chỉ để sang năm họp ĐHCĐ ban lãnh đạo doanh nghiệp đỡ phải đau đầu trước các câu hỏi của cổ đông như vì sao hoàn thành kế hoạch thấp thế,tránh nhiệm của ban quản trị đến đâu bla bla bla... batting eyelashes

mấy ông trong ban lãnh đạo của những công ty nhà nước không ngại cổ đông hỏi mấy câu đó đâu.
họ ngại mấy tay có CƠ hỏi xóay đáp xoay mỗi khi họp trên tổng/ trên tập đoàn. Sợ có vết trong hồ sơ.Bởi cổ đông chính là cấp dưới của họ, cổ đông chính là người công nhân.



Bác nói đúng nhưng còn thiếu trường hợp câu hỏi xoáy từ các cổ đông lớn bên ngoài. Lơ mơ họ phủ quyết một vài vấn đề là cũng nhức đầu rồi.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#5 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 03:32:03(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Tôi là Tôi;5111 đã viết:
Nguyễn Hoàng Hiệp;5099 đã viết:


Kế hoạch kinh doanh đầu năm dựa trên các giả thuyết cũng như bối cảnh kinh doanh ở thời điểm đó mà chưa tính hết được các biến động trong năm mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, khi nhận thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thực tế bị ngoại cảnh tác động và nằm ngoài kế hoạch đầu năm thì các cổ đông có thể họp và thay đổi kế hoạch --> bám sát với thực tế hơn.


Chuyện điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho sát thực tế thì sao lại đến quý IV mới điều chỉnh.
Cái cơ bản mấy Ông lãnh đạo mấy Tay lãnh đạo có quyền vừa đá bóng vừa thổi còi như bạn bổ xung

Vâng, đoạn trên là em nói Lý thuyết big grin
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.