Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Sự khác nhau giữa các quỹ ĐTTC trên TTCK VN?
PHẠM VIỆT DŨNG
#1 Đã gửi : 22/09/2012 lúc 01:33:43(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Mình muốn các bạn giới thiệu các loại hình quỹ đầu tư đã đang vã sẽ hoạt động trên TTCK VN.

- Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình đó là ở chỗ nào?
- Ưu nhược điểm mỗi loại hình quỹ?
- Tình hình hiện tại mỗi loại hình quỹ trên TT VN?

Cảm ơn nhiều nhiều!
NGUYỄN VĂN DŨNG
#2 Đã gửi : 27/09/2012 lúc 10:50:27(UTC)


Thanks: 90 times
Được cảm ơn: 263 lần trong 158 bài viết
Em ko hiểu rõ lắm, nhưng xin được chia sẻ mấy điều em biết, bác tham khảo:

- Nếu theo cấu trúc vận động của vốn thì có Quỹ mở và Quỹ đóng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại ở VN mới chỉ có Quỹ đóng. Thông tư 183 của Bộ Tài Chính gần đây mở đường cho sự ra đời Quỹ mở; và hiện nay đang có một số Công ty Quản lý quỹ đang làm hồ sơ xin thành lập quỹ mở tại Việt Nam. Với Quỹ đóng thì NĐT không bán lại Chứng chỉ Quỹ cho Quỹ được, mà có thể bán trên thị trường thứ cấp (bán cho NĐT khác). Với Quỹ mở thì NĐT có thể bán lại Chứng chỉ Quỹ cho Quỹ và Quỹ buộc phải mua => Quỹ mở thì vốn biến động liên tục, khác với Quỹ đóng.

- Cũng có thể chia Quỹ thành 2 loại: Quỹ công chúng và Quỹ thành viên.
Hiện nay có mấy Quỹ công chúng đang niêm yết là: VFMVF1, VFMVF4, VFMVFA, PRUBF1, MAFPF1, ASIAGF.

- Về thực trạng: Hiện Việt nam có vài chục công ty quản lý quỹ nhưng số lượng Quỹ công chúng huy động được là rất ít. Hoạt động (performance) của các quỹ này cũng không hiệu quả trong suốt mất năm gần đây.
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN DŨNG cho bài viết.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#3 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 03:43:16(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Cách phân loại quỹ theo Quỹ mở và Quỹ đóng là cách phân loại quan trọng nhất. Anh Dũng đã nêu về định nghĩa 2 loại quỹ này, em xin bổ sung về mặt Ưu-Nhược điểm của từng loại:

1. Quỹ Đóng:
a) Ưu điểm: có tính ổn định cao, do vốn huy động quỹ được sử dụng cho đến khi Quỹ hết hạn.
b) Nhược điểm:
- Thiếu sự linh hoạt khi NĐT cần rút vốn khỏi quỹ hoặc giảm quy mô của quỹ. Việc đó còn làm cho quỹ mở thường giao dịch ở mức giá bị chiết khấu quá nhiều so với Giá trị tài sản ròng (NAV) của nó.
- Khi Quỹ gần hết hạn thì sẽ có hiện tượng thanh lý quỹ ồ ạt, gây ra áp lực giảm cho thị trường, đồng thời làm cho giá thanh lý bị giảm đi.

2. Quỹ Mở:
a) Ưu điểm:
- Rất linh hoạt về mặt huy động - rút vốn của quỹ.
- Do có cơ cấu rút vốn khỏi quỹ theo NAV ở thời điểm đó, nên giá giao dịch của Chứng chỉ quỹ này rất sát so với NAV của nó.
- Do NĐT có thể rút vốn liên tục nên quỹ ít khi xả hàng ồ ạt.
b) Nhược điểm:
- Thiếu tính ổn định về nguồn vốn vì được huy động - rút vốn liên tục. Điều này gây khó khăn (không lớn lắm) cho việc quản lý quỹ.
1 người cảm ơn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#4 Đã gửi : 06/10/2012 lúc 11:07:08(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Theo mô tả của các bạn thì mình hiểu nôm na thế này:

Quỹ đóng giống như một công ti tài chính (đại chúng). Nó hoạt động đầu tư tài chính trong mọi lĩnh vực (không chỉ riêng CK?) và đương nhiên ban điều hành giống như một HĐQT và thường là người đứng đầu (hoặc toàn bộ ban điều hành nói trên) là người của một CTTC-QLQ nào đó. Loại quỹ này "mở ra" và "đóng lại" có ngày có giờ ấn định rõ ràng, "vốn pháp định" là cố định trong thời gian quỹ tồn tại. Như vậy lợi nhuận (lỗ lãi) cuối cùng chỉ thể hiện thông qua tích lũy (tiêu hao) vốn chủ sở hữu và được chính thức "chia" khi "đóng lại" (giải tán) quỹ (!?).

Quỹ mở đơn giản là việc một tổ chức đầu tài chính đứng ra mua một "rổ CK" theo chiến lược đầu tư dài hạn và sau đó "cổ phần hóa" "rổ CP" đó để mua và bán (tự biến mình thành nhà bán buôn các "CP quỹ" đó!). Như vậy các nhà quản lý quỹ thực chất là làm việc cho chính mình; Ngoài ra họ phải đảm bảo cơ cấu "rổ CK" có chất lượng đồng thời phải "cam kết!" với thị trường về điều đó. Đã "cam kết!" thì khách hàng bán họ "buộc phải mua lại, vấn đề là giá cả quy định (theo luật!)thế nào thôi (!?).

Tóm lại:
- Mua CP quỹ đóng thực chất là việc NĐT "thuê" nhà quản lý điều hành vốn giúp mình. Còn mua CP quỹ mở chỉ thuần túy là mua một "rổ CP" - "cơ cấu" tỷ lệ có sắn - được đảm bảo là "hàng chất lượng cao" và "có bảo hành".
- Ngoại trừ các yếu tố KT và TT khác thì "tiền năng" giá trị CP quỹ "đóng" phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý quỹ; Còn tiềm năng giá thị của CP quỹ "mở" luôn phụ thuộc vào tỷ lệ "cơ cấu" của "rổ CP" là chính.

Mường tương như thế không biết có đúng không, đề nghị mọi người bổ xung nha!
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#5 Đã gửi : 08/10/2012 lúc 11:25:01(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Thực ra việc khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở chỉ là:
- Quỹ đóng thì NĐT không được rút vốn trước thời hạn hoạt động của quỹ, chỉ có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác.
- Quỹ mở: NĐT được rút vốn khỏi quỹ bằng cách yêu cầu Công ty quản lý quỹ phải mua lại số CCQ của mình theo giá là NAV (giá trị tài sản ròng) của 1 chứng chỉ quỹ trừ đi phí mua lại (nếu có).

Còn cả 2 loại quỹ này đều phụ thuộc vào cả Công ty quản lý quỹ (người điều hành - quản lý vốn của quỹ) và Rổ cổ phiếu mã quỹ này nắm giữ:
- Công ty quản lý quỹ: là công ty đứng ra quản lý quỹ này theo điều lệ hoạt động của quỹ. Họ là người trực tiếp quyết định việc Mua - Bán chứng khoán (hay BĐS, vàng...) --> sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu, giá vốn... của quỹ.
- Rổ cổ phiếu mà quỹ nắm giữ: đâu là giá trị của quỹ, nếu tiềm năng của các CP này tốt thì giá trị quỹ sẽ tăng lên và ngược lại.

1 người cảm ơn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.