Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Bình luận về mặt tích cực và tiêu cực của việc thay đổi chu kỳ thanh toán
LÊ DIỆU LINH
#1 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 04:19:08(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 34 lần trong 19 bài viết
Em xin đưa ra vài điểm thế này, các bác vào comment nhé:
Tích cực:

- Về mặt tâm lý: Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán thể hiện sự đáp ứng cơ quan quản lý với mong mỏi của nhà đầu tư bấy lâu nay, giúp cho nhà đầu tư có tâm lý hứng khởi hơn (do việc hạn chế rủi ro bớt 1 ngày so với chu kỳ thanh toán cũ).

- Việc chu kỳ thanh toán rút ngắn sẽ làm tăng thanh khoản. Và có thể nhận thấy, về lý thuyết, mức độ hưởng lợi của công ty chứng khoán sẽ cao hơn, do đó có thể chú ý đầu tư những mã chứng khoán có cơ bản tốt với mức giá nhất định.

Tiêu cực: Vấn đề duy nhất cho là tiêu cực đó là: chu kỳ thanh toán ngắn hơn có thể sẽ dẫn đến sóng sẽ ngắn hơn, áp lực chốt lời cao hơn,…

3 người cảm ơn LÊ DIỆU LINH cho bài viết.
VÕ THỊ ANH TRANG
#2 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 04:40:13(UTC)

Cảm ơn: 38 lần
Được cảm ơn: 60 lần trong 44 bài viết
Thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư nên chu kỳ thanh toán rút ngắn về cơ bản ảnh hưởng tích cực nhiều hơn tiêu cực. Nó thể hiện các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán vẫn luôn cố gắng nỗ lực nghiên cứu đưa ra các biện pháp để hoàn thiện thị trường chứng khoán ngày càng tốt hơn!big hug
NGÔ ANH TUẤN
#3 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 04:47:49(UTC)


Thanks: 116 times
Được cảm ơn: 243 lần trong 171 bài viết
Originally Posted by: Lê Diệu Linh Go to Quoted Post
Việc chu kỳ thanh toán rút ngắn sẽ làm tăng thanh khoản. Và có thể nhận thấy, về lý thuyết, mức độ hưởng lợi của công ty chứng khoán sẽ cao hơn, do đó có thể chú ý đầu tư những mã chứng khoán có cơ bản tốt với mức giá nhất định.


Như vậy là cổ phiếu của các công ty chứng khoán ít nhiều cũng được hưởng lợi khi thanh khoản tăng thêm.
Hãy chọn giá đúng cho những công ty chứng khoán có thị phần lớn như SSI, HCM, VND, FPTS...big hug
TRẦN QUANG VINH
#4 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 04:48:24(UTC)


Cảm ơn: 246 lần
Được cảm ơn: 778 lần trong 389 bài viết
Đối tượng hưởng lợi từ việc thay đổi chu kỳ thanh toán gồm:

Nhà đầu tư: nhanh được bán hơn --> tăng cơ hội lướt lát
Công ty chứng khoán: thu được nhiều phí hơn --> cổ phiếu chứng khoán hấp dẫn hơn
Nhà nước: thu được nhiều thuế, phí do giao dịch gia tăng --> cái này vào túi ông nhà nước

Suy cho cùng một quyết định làm ảnh hưởng đến cả đất nước batting eyelashes
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
#5 Đã gửi : 28/08/2012 lúc 05:45:23(UTC)

Cảm ơn: 35 lần
Được cảm ơn: 82 lần trong 62 bài viết
Nhân dịp sắp áp dụng chu kỳ thanh toán mới, em đọc bài này thấy khá hay nên share với mọi người ;))

http://vneconomy.vn/2012...g-chuyen-hau-truong.htm

Một hệ quả tốt của sức ép này rất có thể là các công ty chứng khoán sẽ không thể “lộn xộn” về tiền thanh toán của khách hàng nữa. Trước đây đã có tình trạng cho phép khách VIP mua trước nộp tiền sau, thậm chí nếu số dư tổng đủ lớn cho vòng quay T+4, khách VIP có thể còn không cần phải nộp tiền nếu bán ngay khi có thể để hoàn trả. Khi quy trình được rút ngắn, công ty chứng khoán lúc này sẽ không còn nhiều thời gian “dung túng” những ưu ái như vậy.

Đặc biệt việc đẩy nhanh thời gian thanh toán có thể tạo điều kiện cho kéo dài hơn nữa thời gian giao dịch buổi chiều. “Đẩy thanh toán lên T+3 buổi sáng thì không phụ thuộc vào giờ kết thúc buổi chiều, do đó hai sàn có tiềm năng kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều”, đại diện VSD cho biết.
--

Ở đây, chắc là những công ty chứng khoán làm ăn minh bạch, ko lách luật (như FPTS) sẽ có thêm đc lợi thế cạnh tranh với các đối thủ chuyên tìm kẽ hở để lách ;) Ưu ái sẽ thuộc về toàn bộ khách hàng :)
1 người cảm ơn NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#6 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 02:11:25(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Lê Diệu Linh Go to Quoted Post
Em xin đưa ra vài điểm thế này, các bác vào comment nhé:
Tích cực:

- Về mặt tâm lý: Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán thể hiện sự đáp ứng cơ quan quản lý với mong mỏi của nhà đầu tư bấy lâu nay, giúp cho nhà đầu tư có tâm lý hứng khởi hơn (do việc hạn chế rủi ro bớt 1 ngày so với chu kỳ thanh toán cũ).

- Việc chu kỳ thanh toán rút ngắn sẽ làm tăng thanh khoản. Và có thể nhận thấy, về lý thuyết, mức độ hưởng lợi của công ty chứng khoán sẽ cao hơn, do đó có thể chú ý đầu tư những mã chứng khoán có cơ bản tốt với mức giá nhất định.

Tiêu cực: Vấn đề duy nhất cho là tiêu cực đó là: chu kỳ thanh toán ngắn hơn có thể sẽ dẫn đến sóng sẽ ngắn hơn, áp lực chốt lời cao hơn,…



Về bản chất tiền và hàng đã là tài sản sở hữu của NĐT ngay sau khi lệnh được khớp. Thực chất T4 là sản phẩm hậu quả của quá trình lưu thông (tiền hàng) trên TTCK bị giữ chậm. Quá trình này càng dài thì hiệu xuất quay vòng vốn càng thấp. Cho nên về nguyên tắc T4 càng rút ngắn thì càng có lợi cho TTCK. Vấn đề là nó bộc lộ ra ở chỗ nào mà thôi.

Với thị trường thứ cấp thì T4 giống như một luật chơi. Mà luật chơi nào cũng có cái hay cái rở của nó.

Cái hay của T4 là nó làm cho TTCK hấp dẫn hơn do tăng cao tính mạo hiểm của TT thứ cấp (các thủ thuật cờ bạc phong phù hơn). Cụ thể là nhờ có T4 nên chu kỳ tối thiểu kéo dài, các nhà đầu cơ có điều kiện tổ chức các họat động đầu cơ (gôm hàng, chốt lời, PR v.v..) trong khoảng thời gian lâu hơn, các trận "đấu trí" giữa bên mua và bên bán kịch tính hơn.

Tóm lại là T4 càng giảm hoặc bị xóa bỏ thì TTCK bớt vui. Nhưng thực chất khi T4 giảm tác đọng tổng thể luôn là có lợi cho TTCK vì lưu thông hàng hóa nhanh hơn, chu kỳ đầu tư ngắn hơn. Thiệt hại vì T4 rút ngắn tập chung vào các hoạt động đầu cơ cao là chính nên chắc chắn các NĐT thường và có khả năng chi phối TT thứ cấp (kể cả Nhỏ lẻ chuyên lướt sóng cao cấp) không khoái lắm! big grin
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.