Thanks: 12 times Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
|
Đầu Tư Giá Trị: “Chữ Tín”
“Một Lần Bất Tin, Vạn Lần Bất Tín”, trích danh ngôn cổ (old saying).
Trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, và chữ tín luôn có sức nặng giá trị để hai bên mua-và-bán tin tưởng nhau. Thị trường chứng khoán có yếu tố cơ bản là “Uy Tín” (ý tác giả là “Credit” factor), và nhà đầu tư “có thể” áp dụng trước khi đưa ra quyết định tài chính đối với các cổ phiếu hay trái phiếu.
Tác giả giới hạn bài viết trong phạm vi “tài chính”, và quản lý tài sản (Assets management). Một tình huống xuất hiện bất ngờ khi bàn về chữ tín, một cô gái trẻ đẹp có câu hỏi: “Tại sao anh ấy, người yêu của em, luôn giữ chữ tín với cô ấy nhưng các cô bạn thân thì khẳng định rằng đó là kẻ bội tín, nói không đi đôi với làm, và đặc biệt là “mượn tiền không bao giờ trả lại”?
Tác giả không có ý kiến, đồng thời không phải là chuyên gia tâm lý nên chỉ thảo luận chủ đề về cổ phiếu giữa một bên là công ty đại chúng và bên còn lại là nhà đâu tư chứng khoán.
Trong bài viết Bạn Chọn Cổ Phiếu Theo “Nguyên Tắc” Nào?, chỉ số Stock Yield được dùng để chọn lựa các nhóm cổ phiếu có sức hấp dẫn (Attractiveness) so với chính mã chứng khoán này. Mỗi nhà đầu tư cá nhân, với kinh nghiệm khác nhau sẽ nhận định về chữ tín đối với doanh nghiệp nói chung, và cổ phiếu mà họ đầu tư nói riêng theo cách riêng biệt.
Tác giả chia sẻ một số nhận định riêng về hướng nhìn đối với quá trình tìm hiểu “Uy Tín” khi so sánh chất lượng sản phẩm hay dịch vụ có “thương hiệu” như thế nào trên thị trường thực tế: • Ban giám đốc có thực hiện lời hứa với cổ đông trong quá khứ? • Doanh nghiệp có bảo hành đầy đủ cho sản phẩm hay dịch vụ sau bán hàng? • Cam kết chất lượng sản phẩm so với thực tế kiểm tra trong thời gian dài như thế nào?
Một công ty đại chúng chưa có uy tín trên thị trường, hoặc nhà đầu tư thông minh chưa xác định được “giá trị chữ tín” đối với mã chứng khoán này là những rủi ro cho mục tiêu “an toàn vốn”.
Bạn đã kiểm tra “chữ tín” đối với cổ phiếu trước khi ra quyết định đầu tư như thế nào? Bổ sung
Chỉ số tín dụng (Credit Score) được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp dựa trên lịch sử giao dịch vay vốn-và-trả lãi đúng thời hạn trong thời gian dài. Những nước phát triển Mỹ, Anh mỗi cá nhân xây dựng chỉ số trên bằng cách vay tiền đóng học phí (student loan), sau khi ra trường đi làm và thanh toán dần số nợ này. Tiếp theo họ có thể vay mua xe (auto loan) trong 5 năm, mua nhà trong 15 năm đến 30 năm (mortgage loan), hoặc mượn tiền mua sắm, đi du lịch nhưng quan trọng là thanh toán các khoản vay này đúng thời hạn qui định. Những người có chỉ số “credit score” cao thường đi kèm với chữ tín “thanh toán đầy đủ và đúng thời gian” các khoản vay nợ liên tục nhiều năm, sau đó hạn mức tín dụng-số tiền bạn có thể vay- sẽ tăng cao tương ứng. Ví dụ chỉ số FICO® tại Mỹ.
Đối với doanh nghiệp đại chúng thì chỉ số này dùng để đánh giá xem mức độ uy tín thanh toán khi mua hàng của nhà cung cấp, hay vay tiền đầu tư qua kênh ngân hàng cao thấp như thế nào.
Trích dẫn trong bài viết “Giá Trị Chất Lượng và Stock Yield” Cổ Phiếu: “Tay Trong Tay”
Một nhà đầu tư cá nhân mua cổ phiếu với hợp đồng dưới 10 triệu đồng sẽ khác một công ty bảo hiểm đầu tư trên 10 tỷ đồng cho chính cổ phiếu đó. Công ty bảo hiểm này có đủ nguồn lực, ngân sách và hệ thống thu thập dữ liệu tương ứng với chi phí cho các quyết định tài chính lớn.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ các tổ chức lớn, quỹ đầu tư hay công ty bảo hiểm, sử dụng các báo cáo chi tiết về “Credit & Risk” từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp như Dun & Bradstreet,®Inc.
Báo chí liên tục thông tin về những trường hợp rủi ro xảy ra trên thị trường chứng khoán VN-Index như công ty gỗ (X), ngân hàng không đồng (Y), công ty kiểm toán (Z) với rất nhiều dấu chấm hỏi cần có những câu trả lời chính xác. Nhà đầu tư cá nhân gặp nhiều rủi ro hơn, và chi phí lớn so với lợi nhuận mang lại từ khoản tiền đầu tư vào chứng khoán này.
Ghi chú: o Tác giả không nhắc đến tên cụ thể các trường hợp báo chí đã đề cập nên dùng X,Y,Z để truyền đạt. o Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, CIC, cung cấp các báo cáo tín dụng cá nhân và doanh nghiệp. o Dun & Bradstreet® là thương hiệu đã đăng ký bản quyền, sở hữu bởi tập đoàn cùng tên. o FICO® là thương hiệu đã đăng ký bản quyền, sở hữu bởi tập đoàn Fair Isaac. ====================================================================== Tam Tư (Hán Việt: Nghĩ Đi Nghĩ Lại Nhiều Lần)"Margin of Safety" as the Central Concept of Investment Blog Tác Giả ======================================================================
|