Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Nhận định về Đầu tư nước ngoài FDI năm 2015
LÊ THẾ TÀI
#1 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 06:51:49(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
Cục đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu tình hình đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2015. Theo đó, tổng vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm là 22.757 tỉ USD, tăng 12.5% so với cả năm 2014, vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14.5 tỉ USD, tăng 17.4% so với cả năm 2014.
Tính chung cả năm 2015, Nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư vào 19 lĩnh vực, trong đó Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 955 dự án đăng kí mới và 517 dự án tăng vốn với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15.23 tỉ USD, chiếm 66.9% tổng vốn đăng kí. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2.8 tỷ USD, chiếm 12.3% tổng vốn đầu tư và đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2.39 tỷ USD chiếm 10.5% tổng vốn đầu tư.
Theo đối tác đầu tư, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia (2.47 tỉ USD), Nhật Bản (1.84 tỉ USD) và Đài Loan (1.39 tỉ USD) chiếm những vị trí kế tiếp với tổng số vốn đăng kí mới và cấp thêm với tỉ lệ phần trăm trên tổng số vốn đăng kí mới và cấp thêm là 10.9%, 8.1%, 6.1%.
Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2015 đáng chú ý có: Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD, Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdn . Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh, Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh
LÊ THẾ TÀI
#2 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 06:53:17(UTC)

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 20 lần trong 16 bài viết
NHẬN ĐỊNH VĨ MÔ
Nhận định về Đầu tư nước ngoài FDI năm 2015
Cục đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu tình hình đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2015. Theo đó, tổng vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm là 22.757 tỉ USD, tăng 12.5% so với cả năm 2014, vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14.5 tỉ USD, tăng 17.4% so với cả năm 2014.
Tính chung cả năm 2015, Nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư vào 19 lĩnh vực, trong đó Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 955 dự án đăng kí mới và 517 dự án tăng vốn với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15.23 tỉ USD, chiếm 66.9% tổng vốn đăng kí. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2.8 tỷ USD, chiếm 12.3% tổng vốn đầu tư và đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2.39 tỷ USD chiếm 10.5% tổng vốn đầu tư.
Theo đối tác đầu tư, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia (2.47 tỉ USD), Nhật Bản (1.84 tỉ USD) và Đài Loan (1.39 tỉ USD) chiếm những vị trí kế tiếp với tổng số vốn đăng kí mới và cấp thêm với tỉ lệ phần trăm trên tổng số vốn đăng kí mới và cấp thêm là 10.9%, 8.1%, 6.1%.
Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2015 đáng chú ý có: Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD, Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdn . Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh, Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, FPTS tổng hợp)
Nhận định của FPTS:
Chúng tôi nhận thấy với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 tăng 12.5% về lượng vốn đăng kí và 17.4% lượng vốn thực hiện so với cùng kì năm 2014 là con số rất ấn tượng, điều này phản ánh được môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn, thể hiện sự quan tâm ngày một tăng lên của luồng vốn quốc tế và hình ảnh tích cực trong mắt các nhà đầu tư ngoại. FDI đang là thành phần chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng GDP Việt Nam khi tạo ra môi trường sản xuất, hàng triệu việc làm cho người lao động, đáng chú ý chỉ một dự án của Samsung ở Bắc Ninh đã thu hút hơn 200 nghin lao động, giải quyết được vấn đề việc làm, tạo ra động lực tăng trưởng cho khu vực phía Bắc. Trong bối cảnh luồng vốn FDI vào các nước lân cận có xu hướng giảm sút (Thái Lan bất ổn chính trị và chi phí nhân công tăng lên và thiếu về số lượng, Indonesia có rủi ro tôn giáo, Myanmar yếu về chính sách và hạ tầng), Việt Nam vẫn tằng trưởng sau khi chính phủ có các chính sách nới lỏng quy định về kinh doanh, cải cách luật pháp và đàm phán thành công nhiều hiệp định quan trọng, TPP, FTAs, đặt biệt là FTA với Hàn Quốc (Hàn Quốc đang là quốc gia đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2015 với 6.72 tỉ USD, chiếm 29.6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam). Sự cải thiện môi trường đầu tư cũng như tham gia một số Hiệp định thương mại đã thu hút nhiều công ty nước ngoài chuyển dây chuyền lắp ráp và nhà máy sản xuất cuối cùng từ Trung Quốc và một số nước khác sang Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng với môi trường đầu tư và bất ổn chính trị ở mức thấp, lực lượng lao động lớn, chi phí nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển và đồng bộ, chính sách thuế ưu đãi (hơn 90% các loại thuế suất được giảm về 0%) một số rào cản thương mại sẽ cải thiện sau khi tham gia TPP, sự cải thiện môi trường đầu tư cũng như hình ảnh Việt Nam đã tích cực lên trên thị trường vốn quốc tế, xu hướng FDI tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các vấn đề như thủ tục, pháp lý, thuế, hạ tầng, lao động đặc biệt là 3 vấn đề chính gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và chi phí thuê đất và nâng cao chất lượng lao động để việc đầu tư trở nên hấp dẫn hơn và rút ngắn thời gian đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
Về các doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng này, chúng tôi cho rằng một số doanh nghiệp xây dựng và cơ sở hạ tầng như CTD (nhà thầu tư có quy mô lớn nhất) và FCN sẽ được hưởng lợi khi có nhiều lợi thế trong việc kí kết các hợp đồng xây dựng nhà máy; các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất rộng để bán, cho thuế đất khu công nghiệp như KBC, ITA; các doanh nghiệp cảng, vận tải và logistics (GMD, VSC,…) sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi lưu lượng hàng hóa qua cảng tăng và nhu cầu sử dụng dịch vụ logistic tăng cao, mặt khác, chúng tôi cho rằng, với lợi thế về vốn, quản trị, công nghệ, các doanh nghiệp các doanh nghiệp FDI đang có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước trong việc tận dụng các lợi ích của các hiệp định thương mại, các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược cụ thể, tận dụng những lợi thế sẵn có để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trong thời gian sắp tới.






NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG THEO PTKT
VN Index

• Xu hướng: Biên độ vận động ngắn hạn trong khoảng 550-570 điểm
• Mức kháng cự: 570; 580
• Mức hỗ trợ: 550
Nhận định:
Tổng hợp diễn biến phiên giao dịch 13/1 chưa thể đem lại góc nhìn lạc quan đối với xu hướng trong ngắn hạn. Sang đến phiên hôm nay, hiệu ứng hoàn bù cho khoảng trống giữa phiên 7/1 và 8/1 đã thực hiện xong và cho thấy ngưỡng kháng cự tại 565 điểm sẽ tiếp tục cản trở xu hướng trong các phiên tới.
Mô hình nến ngày 13/1 có thân đặc với mức đóng cửa khá xấu khi trùng với mức thấp của phiên tại 560 điểm. Tuy nhiên nếu đối chiếu với 03 phiên liền trước thì đây vẫn là mức cao so với khu vực hỗ trợ tại 557 điểm, cận dưới của khu vực đi ngang trong hơn một tháng qua. Do đó, có thể thấy khu vực đáy ngắn hạn vẫn đang tiếp tục được củng cố, tạo tiền đề quan trọng cho một nhịp đi ngang trong ngắn hạn.
Thanh khoản trong phiên hôm nay tiếp tục giữ ở mức khá cao, vượt trên mức bình quân 20 phiên gần nhất (gần 100 triệu đơn vị/phiên). Với số lượng lớn cổ phiếu giảm giá và thanh khoản thị trường tăng cao trong phiên 13/01 cho thấy lực cung vẫn còn rất dồi dào và đang tranh thủ hạ tỷ trọng thông qua các nhịp hồi kỹ thuật của thị trường. Các diễn biến này được cho là tích cực khi khu vực đáy tạm tại 557 điểm chưa bị vi phạm và đang dần thiết lập một khu vực giao dịch sôi động mới, giúp hấp thụ nguồn cung và neo giữ dòng tiền ở lại thị trường.
Với các nhận định trên, chỉ số vẫn đang thiên về chiều hướng dò đáy và quá trình này chưa kết thúc nếu như chưa xuất hiện tín hiệu bứt phá ra khỏi biên độ 557-580 điểm. Các chỉ báo có độ tin cậy lớn là MACD, RSI tiếp tục giữ trạng thái cảnh báo rủi ro đối với các giao dịch trong ngắn hạn. Mức cắt lỗ đối với xu hướng trong ngắn hạn của chỉ số tiếp tục được neo giữ tại mức 550 điểm.

Khuyến nghị:
Trong phiên hôm nay có thể thấy rõ hiện tượng bán chủ động hạ tỷ trọng của nhóm nhà đầu tư ngại rủi ro. Qua quan sát, hiện tượng đột biến về cung đều xuất hiện tại các khu vực giá cao trong phiên, điều này chứng tỏ áp lực thoát khỏi thị trường không quá lớn mà chủ yếu đến từ hoạt động cơ cấu lại danh mục. Cung và cầu đang có những tiến triển tích cực và cần được theo dõi chặt chẽ.
Như đã đề cập, xác suất thành công trong các giao dịch vào thời điểm thị trường chưa rõ xu hướng là rất thấp cùng với rủi ro bắt đáy quá sớm sẽ gây những tổn thất lớn đối với hoạt động đầu tư. Càng sát tới thời điểm nghỉ lễ Âm lịch tâm lý giao dịch sẽ càng kém sôi động hơn và đặc biệt sẽ trở nên xấu đi nếu chỉ số không còn giữ được mức thanh khoản tích cực để vượt các khu vực kháng cự mạnh. Do đó, để tránh rơi vào trạng thái bị động với các nhịp đi ngang của thị trường gần đây, nhà đầu tư có tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu cao nên tiếp tục chủ động cơ cấu lại danh mục theo hướng nâng dần tỷ trọng tiền mặt chờ thời điểm thị trường xác lập xu thế mới.



CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ THEO PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

Khuyến nghị ngắn hạn (1-3 tháng)

Vị thế đang mở







Vị thế đóng trong tháng
VNE đạt giá mục tiêu ngày 07/01/2016







NHẬN ĐỊNH DOANH NGHIỆP
Cập nhật KQKD Qúy 4 và năm 2015 của Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG)
DTT trong Q.4 đạt 259 tỷ đồng (-6%, yoy), LNST đạt 30 tỷ đồng (+40%, yoy). Lũy kế cả năm 2015, CNG đạt 950 tỷ đồng DTT (-12%, yoy) và 119 tỷ đồng LNST (+5% yoy), tương ứng EPS (2015) đạt 4.000 đồng/cp. Kết quả này đạt được do: (1). Giá bán giảm mạnh theo giá dầu làm doanh thu giảm mặc dù sản lượng tiêu thụ đạt 94.3 triệu m3 (+26% yoy); (2). Giá khí mua vào và giá bán ra thả nổi theo thị trường làm biên LNG của công ty cải thiện so với chính sách giá cũ của 2014 là theo lộ trình; (3). Chi phí khấu hao giảm 20% so với mức 80 tỷ trong năm 2014 sau giai đoạn khấu hao nhanh từ 2011-2013.
Chỉ tiêu
(ĐVT: Tỷ đồng) Q4.2015 Q4.2014 YoY 2015 2014 YoY
DTT 258,6 275,1 -6% 950,2 1.085,6 -12%
LNG 62,0 51,8 20% 232,7 229,5 1%
Biên LNG 24,0% 18,8% 24,5% 21,1%
Chi phí bán hàng 6,1 1,9 230% 18,8 10,8 74%
% doanh thu 2% 1% 2% 1%
Chi phí quản lý DN 17,8 26,0 -32% 70,2 89,4 -21%
% doanh thu 7% 9% 7% 8%
LNST 30,0 21,4 40% 108,1 103,0 5%
Biên LNST 12% 8% 11% 9%
EPS 1.111,7 792,2 4.003 3.816 5%

Thay đổi chính sách giá khí đầu vào và giá bán trong năm 2015:

- Chính sách giá mua cũ: CNG sẽ mua khí từ PGD với giá khí đầu vào bằng giá khí PVGas bán cho PGD cộng phí vận chuyển đường ống (0.4 USD/mmBTU). Giá khí đầu vào sẽ tăng dần hàng năm 10% đến 2017 – thời điểm Việt Nam sẽ bắt đầu nhập LNG. Với chính sách giá này kết quả kinh doanh của CNG sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá khí đầu ra không tăng nhanh như giá khí đầu vào, làm chi phí giá vốn biến động rất mạnh.
- Chính sách giá mua mới: giá khí mua vào sẽ thả nổi theo thị trường theo giá FO (khoảng 30 - 50% giá FO) cộng thêm chi phí vận chuyển đường ống (0.4 USD/mmBTU tại khu vực miền Nam và 0.6 USD/mmBTU tại khu vực miền Bắc). Như vậy do giá bán được thả nổi theo thị trường nên mức biên lợi nhuận gộp của CNG cũng ít bị tác động hơn, mà chủ yếu kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào sản lượng hàng bán của Công ty và khả năng thương thảo với khách hàng về giá bán.
 Giá khí mua vào sẽ thả nổi theo thị trường, nên việc giá dầu giảm sẽ không tác động tiêu cực đến lợi nhuận của Công ty như 2014.
Triển vọng 2016:
Chúng tôi dự phóng trong năm 2016, CNG sẽ đạt 1.030 tỷ đồng DTT (+8.4% yoy) và 123 tỷ đồng LNST (+4.1% yoy) dựa trên giả định chính: (1). Sản lượng tiêu thụ kế hoạch 2016 của công ty là 110 triệu m3 (+17%, yoy); (2). Biên LNG giảm nhẹ xuống mức 23,5% do chi phí khấu hao tăng 19% so với 2015 khi CNG đưa vào khấu hao nhanh 3 năm và sẽ hạch toán vào GVHB đối với hệ thống các trạm giảm áp tại các khách hàng ở khu công nghiệp Tiền Hải - Thái Bình. Với dự phóng này, EPS(2016) của CNG là 4.183 đồng/cp, so với mức 7.9x của các công ty cùng ngành do đó chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với CNG với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp, cao hơn 4% so với giá hiện tại.
Chính sách cổ tức:
CNG vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch cổ tức hằng năm ở mức 30% (tỷ suất cổ tức 10% so với giá hiện tại). Kế hoạch trả cổ tức 30% cho năm 2015, công ty đã tiến hành chi trả đợt 1 là 15% bằng tiền trong tháng 12/2015.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.