Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Ngành mía đường đến lúc cần thay đổi
PHÙNG THỊ MINH PHÚC
#1 Đã gửi : 17/03/2015 lúc 03:20:06(UTC)

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 32 lần trong 22 bài viết
Sự bảo hộ của Nhà nước với ngành mía đường sắp hết “hiệu lực” khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành và thời điểm Việt Nam đưa thuế nhập khẩu mặt hàng đường từ các nước ASEAN xuống mức 0% chỉ còn chưa đầy 3 năm (2018). Đã đến lúc DN mía đường phải nhìn rõ điểm yếu của mình và tìm hướng khắc phục, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại hay sẽ bị đào thải.

Nhiều điểm yếu

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã chỉ ra những yếu kém của ngành mía đường. Cụ thể, DN mía đường còn thụ động, dựa vào bảo hộ và không tích cực chuẩn bị cho hội nhập. DN mía đường nội địa đang tự thua trên sân nhà khi không có khả năng tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh, không thiết lập được vùng nguyên liệu và áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất để ổn định đời sống nông dân và ổn định sản xuất của mình…

Tập cạnh tranh với một DN Việt Nam nếu thành công ngành mía đường của Việt Nam mới đững vững trước áp lực cạnh tranh của khu vực và thế giới. Nhà máy đường của HAGL đầu tư tại Lào thành công cũng có nghĩa DN Việt Nam thành công và ngược lại nếu thất bại DN Việt Nam thất bại, ngân hàng Việt Nam mất tiền, người lao động Việt Nam mất việc và gánh nặng thuộc về nền kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, theo ông Tú cần có sự đổi mới cơ bản và khẩn trương cho tất cả các vấn đề, lĩnh vực trên mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Trong đó, chính việc hội nhập từng bước theo lộ trình sẽ là động lực thúc đẩy đổi mới. Việc đổi mới này phải do cả các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và các DN mía đường cùng tham gia. Định hướng chính là chủ động mở cửa dần để tạo sự cạnh tranh từng bước, trong đó việc nhập khẩu đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) từ Lào là một bước như vậy.
Quả thật, không thể phủ nhận, sức cạnh tranh của ngành mía đường đang có vấn đề xuất phát từ việc năng suất và chất lượng mía của Việt Nam rất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, giá thành cao, hệ thống phân phối yếu, liên kết giữa các DN và giữa DN với nông dân còn lỏng lẻo…

Việt Nam hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của Việt Nam (64,7 tấn/ha) chỉ cao hơn Pakistan và Indonesia. Còn lại, năng suất mía nước ta đang thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác như Hoa Kỳ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha). Do năng suất mía và trữ đường thấp nên năng suất đường của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Mở cửa để phát triển

Ngay sau đó, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) Nguyễn Hải đã có văn bản phản biện “những ý kiến Thứ trưởng Tú đưa ra chưa được kiểm chứng tính chính xác” nên cần bổ sung, làm rõ. Với quan điểm các nhà máy đường trong nước nên cạnh tranh với HAGL, ông Hải cho rằng điều kiện cơ bản của 2 đối thủ cạnh tranh hoàn toàn khác nhau.

“Nhà nước Việt Nam có tạo điều kiện cho các nhà máy đường Việt Nam như Lào tạo điều kiện cho HAGL không?” - ông Hải đặt câu hỏi. Ông Hải dẫn chứng, về hỗ trợ kỹ thuật canh tác, điều kiện sử dụng đất đai canh tác mía của nông dân Việt Nam có nhiều mặt không thuận lợi như đất đai manh mún, chỉ được cấp quyền sử dụng 20 năm nên rất khó cho việc bỏ vốn vào để đầu tư cơ giới hóa nhằm áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng để hạ giá thành nông nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng câu chuyện thành công của HAGL với dự án mía đường tại Lào không nên trở thành tấm bia để công kích mà cần được xem là bài học về thay đổi chiến lược kinh doanh để DN Việt Nam không chỉ riêng ngành mía đường học tập trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một dẫn chứng dù đã hoạt động hàng chục năm nhưng các DN mía đường Việt Nam không quan tâm đúng mức việc đầu tư vùng nguyên liệu riêng. Hiện chỉ có người nông dân tự trồng mía và bán cho nhà máy theo phương thức “mua đứt, bán đoạn”, người nông dân luôn ở thế yếu trong quan hệ này.

Khi giá bán đường trong nước lên cao, các nhà máy chưa quan tâm chia sẻ lợi ích với người nông dân trồng mía, đến khi giá xuống gánh nặng lại dồn hết lên vai người nông dân. Người nông dân không yên tâm trồng mía và sẵn sàng chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác, khiến ngành mía đường không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Trong khi đó, HAGL chỉ trong một thời gian ngắn đã làm được điều này và đạt năng suất 120 tấn/ha. Việc trồng trọt và sản xuất mía đường tại Lào của HAGL được cơ giới hóa và công nghiệp hóa ở tất cả các khâu, từ đất trồng mía, làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch đến sản xuất, đóng gói thành phẩm. Được biết, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, mía đường đã đem về doanh thu 840 tỷ đồng cho tập đoàn.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL, đưa ra quan điểm trong khi Hiệp hội Mía đường ra sức bảo vệ quyền lợi của mình thì người dân đang phải sử dụng đường với giá cao hơn nhiều so với nhiều nước, người nông dân trồng mía liên tục gặp cảnh được mùa mất giá.

Ông Đức cho rằng, sở dĩ DN nội làm ăn không tốt, bên cạnh việc được bảo hộ quá lâu của Nhà nước còn là câu chuyện nhiều kỳ về quy hoạch, khi nhà máy sản xuất đường nhỏ, lạc hậu, ngành mía đường không đầu tư vào vùng nguyên liệu, không có giống mới. Theo ông Đức hãy cho ngành mía đường mở cửa, các nhà máy đường không hiệu quả sẽ có nhà đầu tư mua lại, cổ phần hóa ngành đường sẽ sống lại.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.