Originally Posted by: Ngô Anh Tuấn Originally Posted by: Cao Thế Kiên Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Originally Posted by: Client83860 Vì GCL làm quân sư dưới trướng Lưu Bị chứ không phải Tôn Quyền. Mà trong tay Lưu Bị thời đó có quá nhiều danh tướng nên mọi tính toán của ông cũng dễ thực hiện hơn Chu Du.
Bác có biết vì sao trong tay Lưu Bị có nhiều danh tướng không
Thật ra tướng Thục không giỏi hơn tướng của Nguỵ - Ngô đâu bác em. Chẳng qua cách viết của La Quán Trung làm người ta có cảm giác như vậy thôi, bởi trong tiểu thuyết của mình bác La đặt Lưu Bị vào vai chính diện (bởi Lưu Bị xuất thân dòng dõi nhà Hán) và dụng công cũng như dụng ý viết về nhà Thục là nhiều.
Đây cũng chỉ là 1 thời kỳ rối ren loạn lạc như rất nhiều thời kỳ khác trong lịch sử Trung Quốc mà thôi, quả thật không có gì đặc biệt cả. Thời kỳ này không có nhân vật kiệt xuất nào đạt đến tầm Chu Nguyên Chương, Lý Thế Dân hay Doanh Chính... và nhà Tây Tấn sau khi thống nhất thiên hạ cũng khá là yểu mệnh, chỉ tồn tại vỏn vẹn có hơn 50 năm.
Đến Thủy Hử trong lịch sử chỉ là cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng cụ La cùng học trò Thi Nại Am cũng viết thành tiểu thuyết hùng tráng, 108 người được thần thánh hóa lên một cách phi lý.
Việt Nam mình mà có La Quán Trung hay Kim Dung thì mấy anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Ngô Quyền... chắc một mình cũng cân được hết hảo hán Lương Sơn hay anh hùng Tam Quốc
Lịch sử là lịch sử. Còn tiểu thuyết, nhà văn có thể "hình tượng hóa" nhân vật để "cài" tư tưởng, thể hiện tư duy triết lý của riêng mình qua đó. Cho nên người đọc cũng hoàn toàn có thể có những nhận định theo thiên kiến của riêng mình. Thậm chí có thể tư nhiều góc độ khác nhau và mỗi nhận vật có thể là tốt hay xấu còn tùy thuộc góc độ mà người đọc nhìn vào để phán xét
Và ở góc độ nào đó nhìn vào: ...
Mình thấy Lưu Bị không phải là ngu; Nhưng không thông minh bằng Tào Tháo.
Thường thì người ngu thì đần, nhút nhát còn không thông minh thì cũng ...hiền hơn
Chính vì lý do đó Lưu Bị chỉ giỏi mẹo vặt, giỏi che dấu thâm ý của mình là chính - giam sảo, không thật thà. Chính vì vậy "chính nhân quân tử" kiểu giang hồ như Trương,Quan đã rễ ràng mắc bẫy Lưu Bị ví họ quá chân thật. Và thực tế thì thành công lớn nhất trong sự nghiệp do công của chính mình của Lưu bị chỉ có mỗi cái vụ "kết nghĩa vườn đào". Đó là cái sự khởi đầu của mọi may mắn sau này của Lưu, thực lực đều do Khổng và Quan, Trương mà ra cả!
Tướng sao quân vậy nên các quan lại của Lưu cũng mang màu sắc na ná Quan, Trường. Có tài năng, chất phác, ít có ý hại chủ nhưng so với tướng của Tháo, họ kém ý chí hơn mà tài cũng chưa chắc đã bằng (Tại sao vậy - phần sau sẽ nói!)
Ngược với Lưu Bị. Tào tháo cực kỳ thông minh nhưng lại vướng cái bản tính ...quá thật thà
Người như Tháo sinh ra phải thời loạn lạc thì không thể không biết rằng ...ở đời chẳng thằng nào đáng tin cả
Cái bản tính thật thà khiến tháo không thể biết, không thể chắc ai đáng tin và ai không đáng tin. Và vì vậy Tháo buộc luôn phải đa nghi ..."như Tào Tháo"; Để tồn tại Tháo buộc phải sống trái với bản chất của mình: phải gian kế, phải độc ác và đủ tài để sống như thế - cho nên - da mặt của Tháo luôn "trắng bệch" là vì vậy chứ sự thực Tháo đâu có sợ ai
Phải nói cái ông nhà văn ấy lựa chọn làn da "trắng bệch" để chỉ ra cái mâu thuẫn giữa nội tâm với lối sống thực của con người này quả là thủ pháp hết sức thông minh
Thực tế với một con người đã thông mình (khó qua mặt) mà lại nhiều thủ đoạn tàn độc đã thế lại còn đa nghi nữa
thì ...bố thằng nào dán theo ?! Nhưng thế mà có người theo - chứng tỏ Tháo không chỉ thông minh mà có tài thực sự... Dẫu vậy ai theo Tháo chắc chắn phải tài (nếu không tài thì chết chắc!) và đương nhiên cũng phải có ý chí sắt thép mới theo Tháo (phỏng không tội gì mà theo?)
Ấy là nói tại sao nói về tài chí - tướng của Tào không thể kém tướng của Lưu. Chỉ có điều tài chí của họ rất khó có thể "bộc lộ hết mình" như - nếu như họ theo Bị