Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 18/10/2013 lúc 10:21:35(UTC)
 
phuonghoanglua;9041 đã viết:
Tớ cũng hay dựa vào chỉ số này khi khó quyết định nên mua/bán 1 cp cảm thấy rẻ/mắc hơn bình thường
Ít ra cũng làm cho mình tự tin vào quyết định của mình
Thường thì tớ hay dùng khi mua hơn và thấy gần như đều cho kết quả tốt
Còn khi bán cứ quên ko dùng mà dựa vào cảm tính nhiều nên thường xuyên ăn nonbig grin


Các bạn nói đúng. PTKT "khẳng định" nhưng bao giờ nó cũng là thể hiện cụ thể "đã qua" của TT nên đọc nó để "đoán" chứ không để theo nó.
Mình không đủ thời gian đi sâu, lại không biết ngoại ngữ nhưng ngày nào cũng nhìn biểu đồ PTKT của Fpts nên cũng quen và có phần "dần dần bớt ngu" khá rõ tongue
Kinh nghiệm là phải nhỡ xem cả 4,5 đường biểu diễn trong đó, xem một cái khá nguy hiểm - nhất la khi đang ...nhìu tèn crying laughing laughing
Còn cái chuyện "cảm xúc" Phượng nói, mình nghĩ - không tránh được đâu - nhất là với người chơi độc lập, thiếu "tin nội bộ", kế hoạch "làm giá" v.v.. Vì CK là phải luôn "đi trước một bước" nên khi thiếu tin thì "cảm giác" là cái không thể thiếu. Phải luyện "cảm giác" cho hài hòa với "cảm xúc" vì "cảm xúc" tạo ra và nâng đỡ cho "cảm giác" nhưng nó cũng rất rễ bay bổng quá khiến "cảm giác" chở nên chói lòa - và cũng như lúc tối đen vậy - không nhìn thấy gì cả! call me

Khi mua bán bao giờ mình cũng có phương án và kế hoạch trước phiên. Nhưng vào phiên "cảm giác" quyết định hành động của mình 50% và (hiện tại) thường thua là nhiều hơn. Tuy vậy mình không cố tình điều chỉnh hành vi này vì mình cho rằng chơi CK phải vậy. Muốn luyện chưởng đủ trình thì khi chiến - có lúc được lên bờ nhưng cũng cần có lúc phải xuống ruộng thui ... cho nó nhớ!

Nguyên tắc là không bao giờ "nhắm mắt đặt cược" quá cao lượng tài sản mình hiện có cho bất cứ vụ nào. Nếu không ta có thể lâm vào thế không thể "làm ván mới" lúc nào không biết. crying
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 18/10/2013 lúc 09:51:35(UTC)
 
Phạm Nguyên;9032 đã viết:
Cái cốt lõi không phải RSI, Stoch, CCI....chỉ quá bán / quá mua thì vào/thoát trạng thái mà cái chính là " PHẢI NHÌN ĐƯỢC XU HƯỚNG".

Nhiều khi mình giao dịch thấy quá bán giá tăng trở lại ngay và ngược lại nên nghĩ rằng mình đang sở hữu 1 " bảo bối" big grin Nhưng đến 1 lúc nào đó mất toàn bộ cả vốn + lãi cũng từ "bảo bối" này .

Đặc điểm của những chỉ báo giao động:
Thị trường đi ngang : quá bán thì giá tăng ngay, quá mua thì giá giảm ngay.
Thị trường vào xu hướng tăng mạnh: thì cứ quá mua rất rất rất lâu, khi vừa quá bán lập tức giá tăng trở lại ngay


Tóm lại, thua lỗ không phải do các chỉ báo mà do chính mình đã không " đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng", không thật sự hiểu bản chất của chúng.

Mất nhiều thời gian + tiền bạc tôi mới " ngộ " ra được điều này big grin nên chia sẻ với các anh/chị để rút ngắn thời gian trong việc học PTKT


batting eyelashes Đã Copi vào sôt tay rùi. Cảm ơn nha!
PHẠM HỒNG HIẾU Đã gửi: 18/10/2013 lúc 09:15:49(UTC)
 
Tớ cũng hay dựa vào chỉ số này khi khó quyết định nên mua/bán 1 cp cảm thấy rẻ/mắc hơn bình thường
Ít ra cũng làm cho mình tự tin vào quyết định của mình
Thường thì tớ hay dùng khi mua hơn và thấy gần như đều cho kết quả tốt
Còn khi bán cứ quên ko dùng mà dựa vào cảm tính nhiều nên thường xuyên ăn nonbig grin
PHẠM NGỌC TÚ Đã gửi: 18/10/2013 lúc 08:54:49(UTC)
 
Mình sẽ đưa các kiến thức về phân tích kỹ thuật theo dạng cơ bản cho người mới học. Còn về cách sử dụng từng công cụ sẽ do kinh nghiệm của từng người chỉ sử dụng công cụ đó thôi. Cái này là rất vô cùnghappy
PHẠM THỊ VIỆT LIÊN Đã gửi: 17/10/2013 lúc 05:02:54(UTC)
 
Cái cốt lõi không phải RSI, Stoch, CCI....chỉ quá bán / quá mua thì vào/thoát trạng thái mà cái chính là " PHẢI NHÌN ĐƯỢC XU HƯỚNG".

Nhiều khi mình giao dịch thấy quá bán giá tăng trở lại ngay và ngược lại nên nghĩ rằng mình đang sở hữu 1 " bảo bối" big grin Nhưng đến 1 lúc nào đó mất toàn bộ cả vốn + lãi cũng từ "bảo bối" này .

Đặc điểm của những chỉ báo giao động:
Thị trường đi ngang : quá bán thì giá tăng ngay, quá mua thì giá giảm ngay.
Thị trường vào xu hướng tăng mạnh: thì cứ quá mua rất rất rất lâu, khi vừa quá bán lập tức giá tăng trở lại ngay


Tóm lại, thua lỗ không phải do các chỉ báo mà do chính mình đã không " đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng", không thật sự hiểu bản chất của chúng.

Mất nhiều thời gian + tiền bạc tôi mới " ngộ " ra được điều này big grin nên chia sẻ với các anh/chị để rút ngắn thời gian trong việc học PTKT
PHẠM NGỌC TÚ Đã gửi: 17/10/2013 lúc 04:07:51(UTC)
 
1.Giới thiệu và công thức.
Chỉ số RSI được J. Welles Wilder giới thiệu vào năm 1978, và trở thành 1 chỉ báo phổ biến và hiệu quả. Đây là chỉ báo thuộc nhóm xung lượng,phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một Cổ phiếu trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Công thức tính RSI là:
RS = BQ mức giá đóng cửa tăng của X ngày/BQ mức giá đóng cửa giảm của X ngày
RSI= 100 – (100/ 1+RS)
2.Ý nghĩa.
RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100. Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống.
RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI.
3.Cách sử dụng:
a.Chỉ ra tình trạng quá mua/quá bán, sự thắng thế của bên mua hoặc bên bán.
Nếu RSI trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng quá mua, ngược lại nếu RSI dưới 30 cho thấy tình trạng quá bán.
Nếu RSI lớn hơn 50 cho thấy bên mua đang thắng thế và ngược lại.
b.Chỉ ra dấu hiệu mua bán:
Dấu hiệu bán: Khi RSI từ trên đỉnh cắt xuống dưới 70 chỉ ra dấu hiệu bán.
Dấu hiệu mua: Khi RSI từ dưới đáy cắt lên trên 30 chỉ ra dấu hiệu mua.

c. Chỉ ra sự phân kỳ:
Phân kỳ giảm giá: Khi đồ thị giá hình thành những đỉnh cao hơn trong khi RSI lại hình thành những đỉnh thấp hơn.
Phân kỳ tăng giá: Khi đồ thị giá hình thành những đáy thấp hơn trong khi RSI lại hình thành những điểm đáy cao hơn.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.