Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 29/11/2012 lúc 03:25:02(UTC)
 
Theo một báo cáo của Worldbank T9/2012, dự báo giá đường thế giới trong năm tới sẽ tiếp tục giảm, điều này chắc chắn sẽ tác động lên giá đường trong nước tương tự sự tác động từ đầu năm nay. Tuy nhiên có hai điều cần lưu ý:

1. Tác động diễn biến giá đường thế giới từ đầu năm nay lên hai nhóm sản phẩm đường RE và RS khác nhau: giá bán đường RS giảm mạnh 15%-20%, trong khi đó giá bán đường RE giảm 3%-8%.

Lý do giá bán đường RE giảm ít hơn so với giá bán đường RS: (i) việc nhập khẩu và đường lậu đều là đường RS, (ii) nhu cầu đường RE trong nước cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp đồ uống, trong khi sản lượng sản xuất đường RE chỉ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng đường sản xuất. (iii) Hai công ty BHS và SBT có lợi thế cạnh tranh ở miền Nam, cũng như LSS có lợi thế cjanh tranh miền Bắc.

Do đó, nếu dự báo ngành mía đường gặp khó khăn thì các công ty sản xuất đường RS sẽ chịu nhiều tác động hơn các công ty sản xuất đường RE.

2. Hiện giá cổ phiếu của một số cty đường đã giảm, nhất là giá cổ phiếu của SBT, BHS, NHS và LSS. Giá cổ phiếu LSS giảm do kết quả kinh doanh trong 9T/2012 thấp so với cùng kì năm trước. Giá cổ phiếu của SBT, BHS và NHS giảm có thể nói là do thông tin liên quan đến nhà Ông Thành và Bà Ngọc. Xét theo P/E, có thể thấy P/E cả 3 công ty BHS, LSS và SBT đều khá thấp. Ngay cả khi tính EPS dự phóng 2012 thì P/E vẫn chỉ khoảng 4-5 lần.

Dự báo rằng giá cổ phiếu BHS, SBT và LSS đã giảm xuống mức có thể khuyến nghị mua, bởi xét về dài hạn, cho dù giá đường giảm nữa thì những công ty lớn luôn có lơi thế và có sức chống chọi với khó khăn. Xét về giá hiện nay, tôi vẫn đưa ra khuyến nghị đầu tư với BHS và SBT cho dù EPS có thể giảm, P/E tăng nhưng vẫn ở mức thấp khoảng 5 lần.
PHAN MỸ HẠNH Đã gửi: 28/11/2012 lúc 10:56:11(UTC)
 
Các bác tham khảo một góc nhìn khác về ngành mía đường!


http://cafef.vn/doanh-ng...0121128074226292ca36.chn

Ngành mía đường sẽ không còn ngọt trong năm 2013? Góc nhìn từ tính chu kỳ ngành

Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía.
Sau giai đoạn giá mía-đường liên tục tăng cao, nông dân và giờ đây là cả các “đại gia” mía đường đang tích cực gia tăng diện tích mía. Và không còn nghi ngờ gì nữa, đỉnh của ngành mía đường một lần nữa đang được lặp lại theo chu kỳ của nó!

Từ dữ liệu quá khứ

Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía. Mỗi lần diện tích mía từ 300 ngàn ha trở lên là dấu hiệu cảnh báo ngành mía đường đang ở đỉnh của chu kỳ, giá mía đường sẽ xuống thấp và ngành chuẩn bị đón một đợt sụt giảm lợi nhuận do hệ quả của nguồn cung dư thừa.

Bất chấp nhu cầu tiêu thụ đường của các nhà máy nước giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/ năm), năng suất mía cũng gia tăng từ mức 50 tấn/ha trong năm 2003 lên 55 tấn/ha giai đoạn 2007-2008 và đến 61-63 tấn/ha giai đoạn 2012-2013, nên diện tích mía có thể được xem là chỉ tiêu khá chuẩn mực để đánh giá tính chu kỳ của ngành mía đường Việt nam.

Hình 1: Diện tích và giá mía, 2003 – 2013E


Nguồn: Bộ Nông Nghiệp, Hiệp Hội Mía Đường
Lưu ý: Diện tích niên vụ 2012-2013 (gọi tắt là niên vụ 2013) dựa trên kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường. Giá đường niên vụ 2013 được lấy ở thời điểm hiện tại của khu vực ĐBSCL để phản ánh xu hướng giảm giá đường, không đại diện cho cả niên vụ 2013

Để minh chứng biến động lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường với chu kỳ ngành. Tôi dùng lợi nhuận gộp của BHS và SBT với diện tích mía theo thời gian vì (1) lợi nhuận gộp chỉ phản ánh mối quan hệ giữa nhà máy đường với người tiêu dùng và nông dân nên đánh giá chính xác hơn các chỉ tiêu lợi nhuận khác; (2) hai nhà máy đường SBT và BHS có dữ liệu tài chính quá khứ đủ dài và đại diện được cho ngành mía đường.

Nhìn vào hình 2 có thể thấy mối quan hệ này rất rõ nét: lợi nhuận của SBT và BHS thấp nhất trong những năm diện tích mía ở vùng đỉnh (trên 300 ngàn ha) dẫn đến ngành đường dư thừa nguồn cung như niên vụ 2003 và 2008; và lợi nhuận cao nhất trong những năm ngành đường có diện tích ở vùng đáy (khoảng 260 ngàn ha) dẫn đến nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu như niên vụ 2006 và 2011.

Hình 2: Diện tích mía và lợi nhuận gộp của SBT và BHS, 2003 – 2011


Nguồn: Bộ Nông Nghiệp, Hiệp Hội Mía Đường, BCTC SBT và BHS
Niên vụ 2012, năng suất mía tăng nhẹ và diện tích mía tăng 12 ngàn ha so với 2011 đạt 283 ngàn ha, nằm ở giữa chu kỳ của ngành nên việc các doanh nghiệp mía đường gần đây công bố lợi nhuận gộp 3 quý năm 2012 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước cũng là một điều dễ hiểu, vẫn nằm trong chu kỳ của ngành mía.

Hình 3: Lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp mía đường (tỷ đồng), 3 quý 2011 so với 3 quý 2012


Nguồn: BCTC các doanh nghiệp
Cần biết rằng, chu kỳ 5 năm của ngành mía đường không phải là đặc điểm riêng có tại Việt Nam mà nó phổ biến trên thế giới do đặc điểm của cây mía có tính chu kỳ (trồng và thu hoạch trong 3 năm). Quan sát biến động giá đường thế giới có thể thấy giá đường đạt đỉnh vào các niên vụ 2001, 2006, 2011 và đạt đáy vào các niên vụ 2002, 2007.

Hình 4: Giá đường thế giới (USD cents/lb), 2000 – 11T/2012


Nguồn: FAO
Dự báo niên vụ 2013: Đỉnh của chu kỳ ngành và đáy lợi nhuận của các nhà máy đường Việt Nam

Theo Hiệp hội mía đường, bước sang niên vụ 2013, diện tích mía dự kiến đạt 300 ngàn ha, bên cạnh đó là 3.503 ha mà SBT và BHS đã ứng vốn cho các doanh nghiệp đối tác Campuchia trồng mới tại tỉnh Svay Riêng, nâng tổng diện tích mía tiêu thụ tại Việt Nam lên 303 ngàn ha (không tính diện tích mía 10 ngàn ha của HAGL vì sản xuất tại Lào và Bộ Tài Chính không chấp nhận đề nghị của Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu đường riêng cho HAGL theo công văn 7043/BTC-CST, HAGL cũng phủ nhận thông tin xuất về Việt Nam).

Từ dữ liệu quá khứ, diện tích mía đang báo hiệu ngành ở vùng đỉnh của chu kỳ. Và thực vậy, diện tích này lớn hơn mốc cảnh báo 300 ngàn ha, nằm trong chu kỳ 5 năm của ngành mía 2003 – 2008 – 2013 (xem hình 1), trùng với triển vọng giá đường thế giới đang sụt giảm khi các nước sản xuất đường chính như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc có vụ mùa bội thu và theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường trong niên vụ 2013 thì sản lượng đường dự kiến đạt 1.6 triệu tấn, mức sản lượng kỷ lục của ngành đường Việt Nam!

Vì vậy, tương ứng với vùng đỉnh mía-đường, rõ ràng rằng “mía” của người nông dân, “đường” của các nhà máy và các DN niêm yết sẽ không còn ngọt trong năm 2013 khi nguồn cung đường sẽ trở nên thừa thãi và giá đường đang tiếp tục đi xuống. Một lần nữa lịch sử ngành đường đang lặp lại chính nó và tương lai đã có thể nhìn thấy trước!
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 22/11/2012 lúc 10:04:09(UTC)
 

Tại sao trên BCTC Q3/2012 của LSS chưa có thông tin về đợt phát hành TPCĐ

Theo thông báo trên web của HOSE hạn chót đóng tiền mua trái phiếu chuyển đổi LSS là ngày 28/09/2012. Sau đó, LSS còn phải báo cáo UBCKNN trước khi công bố thông tin ra công chúng về kết quả đợt phát hành này.
Về nguyên tắc, khi NĐT đóng tiền mua trái phiếu chuyển đổi, LSS phải lập 1 tài khoản tại một ngân hàng để NĐT chuyển tiền mua . Tài khoản này chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là nơi tiếp nhận sô tiền mua trái phiếu chuyển đổi, không được phép sử dụng cho mục đích kinh doanh hay đầu tư tài chính khác nếu công ty chưa kết thúc đợt phát hành, chưa báo cáo UBCKNN và chưa được UBCKNN xác nhận kết quả. Vì vậy, BCTC quý 3/2012 không có thông tin về sô tiền thu được của đợt phát hành này.

Vào ngày 11/10/2012, HĐQT LSS đã ra thông báo mời các NĐT mua lượng TPC*à các cổ đông hiện hữu đã không đóng tiền mua. Theo đó, hạn chót để NĐT đóng tiền trong đợt 2 này là ngày 22/10/2012.
Theo thông tư số 17/2007/TT-BTC về hướng dẫn phát hành chứng khoán ra công chúng thì LSS phải báo cáo UBCKNN trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành TP. UBCKNN sẽ có 3 ngày để xác nhận kết quả phát hành và sau đó 3 ngày nữa khi có xác nhận, LSS có nghĩa vụ công bố thông tin về kết quả phát hành TPCĐ. Như vậy, nếu xem ngày 22/10/2012 là ngày kết thúc đợt phát hành thì LSS phải công bố thông tin chậm nhất vào ngày 08/11/2012

Tính đến thời điểm này, LSS chưa công bố thông tin về kết quả phát hành TPCĐ. Do đó, tôi dự đoán có khả năng đợt phát hành này đã bị kéo dài qua tháng 11.

EPS lũy kế 4 quý tính đến quý 3 năm nay là 3.850 đồng/cp và KLĐLH thực tế là 50 triệu cp. Gỉa sử công ty bán được toàn bộ 2 triệu TPCĐ thì EPS sẽ bị pha loãng = 192,6/ (50+ 2*10) = 2.750 đ ồng/cp, P/E pha loãng = 14,5/2,75= 5,3 lần. Mức P/E pha loãng này tương đương mức P/E cơ bản của SBT và cao hơn P/E của 1 số công ty đường NY khác. Tuy nhiên, do LSS là công ty đường có quy mô lớn trong ngành, có thị trường và thị phần lớn ở miền Bắc nên cho dù P/E khá cao so với các công ty đường NY khác nhwg tôi vẫn khuyến nghị nắm giữ.

LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 20/11/2012 lúc 08:27:41(UTC)
 
Liên quan đến thông tin SBT dự kiến bán 14 triệu cổ phiếu quỹ. Tôi xin có một số nhận định như sau:
Doanh thu 9T/2012 của SBT tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước nhờ chỉ sản xuất đường RE và không phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh như đường RS. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng 19,5% nên lãi gộp giảm mạnh 34,8% so với 9T/2011. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 279,1 tỷ đồng, giảm 19,8% và lợi nhuận sau thuế đạt 252,5 tỷ đồng, giảm 17,1% so với cùng kì năm 2011.
Tính đến cuối quý 3/2012, lượng tiền mặt của SBT là 51 tỷ đồng và dự kiến trong quý 4 trở đi, công ty có nhu cầu tiền mặt để thanh toán cổ tức, thanh toán tiền mua mía và trả nợ vay đến hạn. Tuy nhiên, liệu công ty có thiếu tiền đến mức phải bán 14 triệu cổ phiếu quỹ không?
- Đối với việc thanh toán cổ tức: SBT đã thông báo trả cổ tức đợt 1 năm 2012 bằng tiền mặt tỷ lệ 15%, ngày giao dịch không hưởng quyền: 15/11/2012 và ngày thanh toán dự kiến: 30/11/2012. Tổng số tiền cổ tức là: 191,1 tỷ đồng. Nếu công ty bán hết 14 triệu cổ phiếu quỹ trước ngày 15/11/2012 thì số tiền cổ tức sẽ là 212,1 tỷ đồng. Với lượng tiền mặt nói trên, rõ ràng công ty đang thiếu tiền trả cổ tức.
- Đối với việc thanh toán tiền mua mía cho nông dân. Vụ thu hoạch mía thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, tuy nhiên quý 1 là khoảng thời gian mà công ty phải thanh toán nhiều tiền mua mía nhất. Tuy công ty có nhu cầu tiền mặt để trả cho nông dân, nhưng theo tôi nhu cầu này là không lớn.
- Đối với việc trả nợ. Tính đến cuối quý 3/2012, nợ vay ngắn hạn của SBT là 412,9 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn CSH là 0,39 lần, hệ số khả năng thanh toán nhanh tính riêng trên nợ vay ngắn hạn là 2,94 lần và dự kiến doanh thu trong quý 4/2012 sẽ đạt hơn 350 tỷ đồng. Tôi cho rằng, SBT hoàn toàn có khả năng sử dụng một phần dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như có khả năng vay thêm nợ mới để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Nói cách khác, công ty không nhất thiết phải bán hết cổ phiếu quỹ để thanh toán nợ vay.
Một điều đáng lưu ý giá cổ phiếu SBT đã giảm từ 16.300 đ/cp còn 13.700 đ/cp sau khi có những thông tin liên quan đến việc rút lui khỏi HĐQT của Bà Huỳnh Bích Ngọc cũng như những thông tin liên quan đến gia đình Ông Thành và Bà Ngọc. Hiện P/E của SBT chỉ còn khoảng 3 lần, do đó tôi cho rằng xét về mặt tâm lý, giá cổ phiếu SBT đang thấp so với các cổ phiếu công ty đường niêm yết khác và có khả năng phục hồi trong ngắn hạn.
Liệu công ty có bán hết 14 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 9,8% khối lượng niêm yết) hay không? Hiện khối lượng giao dịch bình quân 1 tháng gần đây của SBT vào khoảng 310.000 cổ phiếu/ phiên. Trong trường hợp công ty bán hết 14 triệu cổ phiếu trên sàn, chắc chắn việc này sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Tuy nhiên, vì giá cổ phiếu SBT khá thấp trong số 7 công ty đường niêm yết, tôi dự báo công ty sẽ bán được hết 14 triệu cổ phiếu quỹ và chủ yếu qua giao dịch thỏa thuận, không loại trừ khả năng sô cổ phiếu quỹ này sẽ được chuyển nhượng cho một cổ đông lớn nào đó của chính công ty. Điều này vừa giúp giá SBT trên sàn không giảm sâu và vừa giúp cổ đông có thể mua một lượng lớn cổ phiếu SBT giá rẻ.
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 05/11/2012 lúc 03:44:14(UTC)
 

Trong phiên giao dịch thứ Sáu vừa qua (ngày 02/11/2012), giá cổ phiếu ngành mía đường đã giảm khá mạnh do có những tin đồn liên quan đến thông tin gia đình ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Theo tôi, thông tin này sẽ còn tác động tiêu cực đến cổ phiếu công ty đường trong ngắn hạn, nhất là những cổ phiếu của những công ty mà gia đình ông Thành đang nắm nhiều cổ phiếu như SBT, BHS, NHS và SEC.

Theo đánh giá sơ bộ BCTC Q3/2012, cho dù các công ty nói trên vẫn kinh doanh có lãi nhưng đều sụt giảm so với cùng kỳ 2011, cụ thể lãi trước thuế BHS giảm 22%, NHS giảm 86,3%, SBT giảm 49,9%, SEC giảm 54,1%. BHS và SEC có nợ vay ngắn hạn tăng cao bất thường. SEC còn có thông tin về công ty Điện Gia Lai đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu. Dự báo trong tình huống xấu, tức là nếu tin đồn trở thành sự thực, giá SBT có thể giảm về khoảng 14.000 đồng/cp, SEC giảm về khoảng 18.000đồng/cp, BHS giảm về 15.000 đồng/cp, NHS về 12.000 đồng/cp.

Tuy nhiên, nhìn chung giá các cổ phiếu trên là khá thấp bởi năm 2012 vẫn là năm các công ty đường kinh doanh có lãi. BHS và SBT vẫn hy vọng kết quả Q4 tốt hơn 3 quý trước đó nhờ yếu tố mùa vụ để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về doanh thu thì SBT và BHS sẽ đạt kế hoạch doanh thu cả năm. Sử dụng cách tính EPS theo lợi nhuận lũy kế 4 quý gần nhất thì P/E bình quân chỉ khoảng 4,4 lần. Trong trường hợp giá cổ phiếu giảm theo dự báo trên, P/E bình quân sẽ chỉ còn khoảng 3,4 lần. Do đó tôi dự báo trong hai tháng cuối năm nay, các cổ phiếu đó sẽ thiết lập mặt bằng giá mới xung quanh các mức dự báo nói trên.
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 05/11/2012 lúc 03:42:22(UTC)
 
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định, mọi NĐT có quyền nhận cổ tức của công ty cổ phần ngay sau khi họ sở hữu cổ phiếu.

Ngày 31/10/2012 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 15% tiền mặt của BHS thì bất kì ai nắm cổ phiếu của BHS vào ngày 30/10/2012 đều được nhận cổ tức.

BHS cũng đã thông báo đã phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP trong tháng 10 do đó có thể suy ra rằng CBCNV của BHS đã nắm cổ phiếu trước ngày 31/10 do đó sẽ được nhận cổ tức.

Thông tin về BHS phát hành cổ phiếu cho CBCNV đã đăng trên web HOSE, tuy không nói rõ ngày phát hành cụ thể nhưng có ghi thời gian thực hiên trong tháng 10/2012.
NGUYỄN THỊ HOA LÊ Đã gửi: 30/10/2012 lúc 02:29:11(UTC)
 
Lý Hoàng Anh Thi;4950 đã viết:


Thi cho mình hỏi chỗ kế hoạch chia tức có nói đến việc chia cả cổ tức cho số cổ phần vừa phát hành cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên đợt phát hành vừa mới diễn ra và thực tế số tiền nhà đầu tư (nội bộ) góp vào chưa thể phát sinh ra lợi nhuận Vậy việc chia cổ tức cho cả nhóm nhà đầu tư này có đúng không?

Ngoài ra mình tìm thì chưa thấy chỗ nào nói đến việc phát hành này cả. Không biết có thể xem ở đâu?
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 30/10/2012 lúc 11:30:51(UTC)
 

Báo cáo gặp gỡ doanh nghiệp BHS

https://ezdiscuss.fpts.com.vn/Up...8/BHS_GapDN_Oct 2012.pdf
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 15/10/2012 lúc 04:15:51(UTC)
 
Báo cáo công ty Mía đường Sơn La

Ngày 16/10/2012, ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu niêm yết của CTCP Mía đường Sơn La , mã CK: SLS và giá chào sàn là 20.700 đ/cp. Xem báo cáo click vào đây
LÝ HOÀNG ANH THI Đã gửi: 03/10/2012 lúc 02:37:47(UTC)
 

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.