|
Nguyễn Văn Dũng;4940 đã viết:Cám ơn DươngNTH.
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp dược phẩm là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính khá tốt. Tuy nhiên, sợ nhất là doanh nghiệp nào có doanh thu lòng vòng với mấy công ty con / công ty có liên quan. Trước đây, Dược Viễn Đông (DVD) đã là một ví dụ điển hình.
Hôm trước có đọc qua báo cáo của SPM, mình cũng thấy hơi ngại: - Đầu tư dài hạn vào dự án Đất Long Trường khoảng 280 tỷ (gấp đôi vốn điều lệ) - Cho vay các công ty có liên quan nhiều (đa số không có tài sản đảm bảo) - Hai năm gần đây không thấy trả cổ tức gì cả - Tiền mặt còn khá ít
Hơn nữa thanh khoản của cổ phiếu SPM trên thị trường rất thấp (chủ yếu do bên mua rất ít).
DươngNTH phân tích và cho thêm ý kiến về cổ phiếu SPM nhé. Bài này mình post cách đây khoảng 1 năm, khi thấy báo cáo tài chính của SPM rất "có vấn đề". Vấn đề đó hiện nay vẫn còn: LNST quý 4/2013 lỗ 9.1 tỷ đồng, LNST cả năm 2013 chỉ đạt 19.5 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành, các khoản phải thu lớn, và dòng tiền của công ty vẫn sẽ là những điểm đáng lưu tâm.
|
|
Vũ Minh Thùy;10034 đã viết:Mấy mã ngành dược đều tốt cả. Sau đây em xin cập nhật thêm 1CP ngành dược nữa DCL (Dược Cửu Long): • Lợi nhuận sau thuế năm 2013 ước đạt khoảng 36 tỷ, hoàn thành 106% kế hoạch năm 2013 (34 tỷ đồng LNST). • EPS 2013 tương ứng đạt khoảng 3.631 đ/cp. Mức P/E hợp lý cho một doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục như DCL là 8.x. Mức giá hợp lý tại thời điểm hiện tại là 29.000 đ/cp. • Động thái mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 11/2013 cho đến nay, nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại từ 15% lên 19% (mua ròng gần 390.000 cổ phiếu), cho thấy khối nước ngoài đang dần chú ý nhiều hơn đến DCL. Trường hợp gần đây nhất là việc quỹ Vietnam Equity Holding nâng tỷ lệ sở hữu DCL lên 5.02% và trở thành cổ đông lớn của DCL. • Cổ đông nhà nước (SCIC) đang nắm hơn 3.6 triệu cổ phiếu DCL (36.35% vốn cổ phần). Tuy nhiên, trong lộ trình thoái vốn đầu tư của nhà nước bắt đầu tư năm 2014, DCL cũng nằm trong danh sách cần thoái vốn nhà nước. • DCL đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện và là doanh nghiệp dược phẩm đầu ngành trong mảng sản xuất viên nang mềm (viên con nhộng – capsule – ít đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh thấp), bên cạnh tỷ lệ sở hữu của khối nhà đầu tư nước ngoài còn rất lớn (30%), do đó, tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu này trong thời gian sắp tới sẽ là rất lớn và phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Giá hiện tại của DCL cũng không còn hấp dẫn lắm khi P/E đang ở mức 7.5, gần sát với mức 8.x của ngành dược. Tuy nhiên, kì vọng về hiệu quả quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp cũng là 1 tín hiệu đáng quan tâm và cần theo dõi thêm các bác ạ. Mã này hay đấy, kỳ vọng theo PTKT là 40-45
|
|
Mấy mã ngành dược đều tốt cả. Sau đây em xin cập nhật thêm 1CP ngành dược nữa DCL (Dược Cửu Long): • Lợi nhuận sau thuế năm 2013 ước đạt khoảng 36 tỷ, hoàn thành 106% kế hoạch năm 2013 (34 tỷ đồng LNST). • EPS 2013 tương ứng đạt khoảng 3.631 đ/cp. Mức P/E hợp lý cho một doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục như DCL là 8.x. Mức giá hợp lý tại thời điểm hiện tại là 29.000 đ/cp. • Động thái mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 11/2013 cho đến nay, nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại từ 15% lên 19% (mua ròng gần 390.000 cổ phiếu), cho thấy khối nước ngoài đang dần chú ý nhiều hơn đến DCL. Trường hợp gần đây nhất là việc quỹ Vietnam Equity Holding nâng tỷ lệ sở hữu DCL lên 5.02% và trở thành cổ đông lớn của DCL. • Cổ đông nhà nước (SCIC) đang nắm hơn 3.6 triệu cổ phiếu DCL (36.35% vốn cổ phần). Tuy nhiên, trong lộ trình thoái vốn đầu tư của nhà nước bắt đầu tư năm 2014, DCL cũng nằm trong danh sách cần thoái vốn nhà nước. • DCL đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện và là doanh nghiệp dược phẩm đầu ngành trong mảng sản xuất viên nang mềm (viên con nhộng – capsule – ít đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh thấp), bên cạnh tỷ lệ sở hữu của khối nhà đầu tư nước ngoài còn rất lớn (30%), do đó, tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu này trong thời gian sắp tới sẽ là rất lớn và phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Giá hiện tại của DCL cũng không còn hấp dẫn lắm khi P/E đang ở mức 7.5, gần sát với mức 8.x của ngành dược. Tuy nhiên, kì vọng về hiệu quả quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp cũng là 1 tín hiệu đáng quan tâm và cần theo dõi thêm các bác ạ.
|
|
Thông tin mới: Sở HSX vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của IMP với thông tin bất ngờ về việc LNST quý 4/2013 lỗ 161 triệu đồng, LNST cả năm 2013 đạt 61 tỷ đồng, thấp hơn mức 79 tỷ đồng đã dự báo. Tuy nhiên, trong kế hoạch được ĐHĐCĐ năm 2013 thông qua, IMP chỉ đặt kế hoạch Lợi nhuận trước thuế 105 tỷ đồng và đã hoàn thành vượt mức kế hoạch này.
Nguyên nhân: Kết quả trên chủ yếu đến từ khoảng thuế thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh 35% trong kỳ. Nguyên nhân: Trong năm 2013, IMP đẩy mạnh kênh OTC (kênh thương mại), do đó chi phí quảng cáo trong kỳ tăng mạnh, vượt định mức quy định 10% mà cơ quan thuế cho phép (chi phí thực tế khoảng 16%). Do đó, 6% chi phí quảng cáo vượt định mức này không được ghi nhận vào chi phí và làm tăng khoảng thu nhập chịu thuế trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 4. Các khoản điều chỉnh tăng này lên đến 45 tỷ đồng, tương ứng với khoản thuế gia tăng hơn 11 tỷ đồng. Tuy nhiên về dài hạn, các bác vẫn có thể xem xét IMP với thông tin chia cổ phiếu sắp tới.
|
|
IMP đã đến ngưỡng điều chỉnh và cần có sự tích lũy ở vùng này để lên tiếp. Các bác đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời được rồi, còn các bác mua xác định dài thì em nghĩ vẫn giữ nếu như giá không đóng cửa dưới 46.5 cho mục tiêu ở khoảng 60. Chúc các bác hốt xèng với mã này nhé!
|
|
Em xin cập nhật kế hoạch 2014 của IMP: • Kế hoạch chia thưởng cổ phiếu đang được ban điều hành thảo luận cân nhắc và sẽ đưa ra lấy ý kiến biểu quyết vào phiên họp HĐQT sắp tới trong tháng 2/2014. Việc chia thưởng cổ phiếu trong năm 2014 gần như chắc chắn sẽ được thực hiện trong lộ trình tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng trước khi kết thúc năm 2015 (vốn điều lệ hiện tại đang là 167 tỷ đồng), tuy nhiên, tỷ lệ 2:1 hay 1:1 đang được cân nhắc để phù hợp với tình hình thị trường và kế hoạch chống thâu tóm của IMP. • Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 ước tính một cách thận trọng ở mức 117 tỷ đồng (+5% so với năm 2013) nhờ đẩy mạnh tỷ trọng kênh OTC (kênh thương mại) lên 70% trong năm 2014. EPS 2014 (F) ước tính đạt 5.468 đ/cp. Mức P/E hợp lý cho cổ phiếu IMP ở mức 10.9x. Giá mục tiêu theo phương pháp so sánh P/E cho mục tiêu 12 tháng tới: 60.000 đ/cp. (Giá này chưa bao gồm ảnh hưởng từ thông tin chia tách cổ phiếu). • Tiêu điểm: Nếu các hãng dược lớn nước ngoài thâu tóm IMP, họ có thể ngay lập tức sản xuất được các dược phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế do IMP đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về dây chuyền máy móc sản xuất, quy định về chất lượng (PIC/S, EU), quản trị, nhân lực… Ngược lại, nếu thâu tóm các doanh nghiệp dược nội địa khác niêm yết trên sàn chứng khoán, các tập đoàn dược phẩm chỉ có thể tận dụng mạng lưới phân phối bán hàng hiện có và đầu tư mới toàn bộ phần còn lại. Do đó, IMP đã và đang là mục tiêu được cân nhắc hàng đầu khi các tập đoàn dược phẩm nước ngoài muốn bắt đầu trực tiếp sản xuất thuốc hoặc mở rộng quy mô sản xuất hiện hữu của họ tại Việt Nam. Với những thông tin trên, em khuyến nghị MUA dài hạn IMP với mục tiêu giá: 60.000 (chưa xét đến tác động của việc chia tách). Các bác cùng theo dõi nhé
|
|
Cám ơn DươngNTH.
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp dược phẩm là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính khá tốt. Tuy nhiên, sợ nhất là doanh nghiệp nào có doanh thu lòng vòng với mấy công ty con / công ty có liên quan. Trước đây, Dược Viễn Đông (DVD) đã là một ví dụ điển hình.
Hôm trước có đọc qua báo cáo của SPM, mình cũng thấy hơi ngại: - Đầu tư dài hạn vào dự án Đất Long Trường khoảng 280 tỷ (gấp đôi vốn điều lệ) - Cho vay các công ty có liên quan nhiều (đa số không có tài sản đảm bảo) - Hai năm gần đây không thấy trả cổ tức gì cả - Tiền mặt còn khá ít
Hơn nữa thanh khoản của cổ phiếu SPM trên thị trường rất thấp (chủ yếu do bên mua rất ít).
DươngNTH phân tích và cho thêm ý kiến về cổ phiếu SPM nhé.
|
|
|
|
Chào mọi người, gửi mọi người báo cáo gặp doanh nghiệp, công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM. Một số thông tin chính: Công ty thay đổi chính sách bán hàng, chiết khấu trên doanh thu thay vì đưa vào chi phí bán hàng, nên doanh thu công ty không tăng trưởng, nhưng lợi nhuận ròng vẩn đạt mức tăng 2.2% so với cùng kỳ. Kế hoạch hàng năm đều được công ty xây dựng trên cơ sở thận trọng, do đó khả năng hoàn thành kế hoạch hàng năm công ty đều rất cao. Ước tính cả năm 2012, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt tương ứng 98% và 101% kế hoạch năm. Nhà máy thuốc tiêm Penicilin dự kiến đóng góp 10% doanh thu công ty trong năm 2013 và sẽ là nhân tố chính giúp tăng trường doanh thu công ty trong thời gian 5 năm tới. Thế mạnh của IMP là việc phân phối thuốc ở hệ thống bệnh viện, chiếm 50% tổng doanh thu của công ty, tuy nhiên kênh phân phối này lại tiềm ẩn rủi ro do thời gian chiếm dụng vốn cao từ 6 – 9 tháng. Mong mọi người xem qua để nắm bắt thông tin. https://ezdiscuss.fpts.com.vn/Uploads/2012/10/8/Bao cao gap doanh nghiep IMP.pdf
|
|
Kính chào Qúi nhà đầu tư FPTS!
Đây là topic trao đổi thông tin ngành Y tế - Dược phẩm và các doanh nghiệp niêm yết liên quan đến ngành. Hi vọng topic này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về ngành và doanh nghiệp liên quan đến ngành.
Hy vọng những thông tin này sẽ là công cụ hữu ích cho quý nhà đầu tư.
|