Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 22/09/2015 lúc 02:22:18(UTC)
 
Cập nhật ngành cao su đến tháng 8/2015

1. Sản xuất và xuất khẩu cao su thế giới:

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), sản lượng cao su thiên nhiên của nước này có thể giảm 15% xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ trong niên vụ này. Nguyên nhân là do nông dân ngừng trồng cao su và diện tích cao su đang phát triển bị ảnh hưởng bởi mưa kéo dài. Sản lượng cao su Ấn Độ niên vụ trước (vừa kết thúc vào tháng 3/2015) đạt 655.000 tấn, song năm nay cao su thiên nhiên của Ấn Độ có thể tăng 4% so với 1,02 triệu tấn năm ngoái. Ấn Độ là thị trường tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới, nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới, do đó, sản lượng cao su giảm sẽ buộc nước này phải tăng nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia. Thực tế, nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước này tăng 5 lần trong vòng 7 năm lên hơn 414 nghìn tấn niên vụ 2014/15. Niên vụ này, Ấn Độ có thể nhập khẩu tới 500 nghìn tấn cao su. Đây có thể là tín hiệu tốt cho giá cao su vốn đang ở sát mức thấp nhất 7 tháng do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc chững lại.

Theo Bộ Thương mại Cam-pu-chia, nước này đã xuất khẩu 61.969 tấn cao su trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng 47% so với 42.189 tấn cùng kỳ năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Cam-pu-chia đã thu được 84,2 triệu USD từ xuất khẩu cao su, tăng 12% so với 75 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá bán 1 tấn cao su đạt khoảng 1.533 USD trên thị trường thế giới vào ngày 17/8/2015, giảm 17% so với 1.848 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu bao gồm Ma-lai-xia, Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu. Theo Bộ Nông nghiệp Cam-pu-chia, diện tích trồng cao su tại nước này trong năm 2014 đạt khoảng 357.809 ha.

2. Tình hình thị trường cao su Việt Nam:

Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có cao su. Giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh, với giá mủ 32 độ/kg tại Bình Phước hiện được thu mua với giá 6.720 đ/kg, giảm so với 7.040 đ/kg hồi đầu tháng. Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm 2.400 đ/kg, từ mức 26.200 đ/kg (31/7) xuống còn 23.800 đ/kg (21/8); cao su SVR10 giảm 2.000 đ/kg, từ 21.600 đ/kg xuống còn 19.600 đ/kg.

Giá cao su giảm sâu trong khi chi phí đầu tư chăm sóc cũng như khai thác mủ lớn, hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều nên từ đầu năm đến nay, nhiều vườn cao su tiểu điền tại các tỉnh đã bị chặt bỏ. Tại Bình Phước, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1.800ha cao su bị chặt bỏ hoặc thay thế bằng các cây trồng khác. Tương tự, diện tích vườn cao su bị đốn hạ tại Đồng Nai cũng đã lên đến hàng trăm ha. Đại diện Cục Trồng trọt cho biết, diện tích vườn cao su bị đốn hạ đang có xu hướng tăng dần, dù cơ quan này chưa có thống kê chính xác về diện tích vườn cao su bị chặt bỏ.

https://lh3.googleusercontent.com/-ssvNmLz1pqw/Vd2je4P_xfI/AAAAAAAACv4/E3uYIspRgjQ/s0/55dda37c300fe.jpg

3. Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam:

Đầu tháng 8, đợt mưa lũ kéo dài hai tuần liên tục ở Quảng Ninh khiến đường quốc lộ đến Móng Cái bị chìm ngập nhiều đoạn ở hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả, gây tắc nghẽn giao thông nên hoạt động xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bị ngưng trệ. Sau khi lũ rút, hoạt động xuất khẩu cao su hỗn hợp sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái lại gặp khó khăn do các biện pháp quản lý của cơ quan chức năng Trung Quốc. Các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu của Trung Quốc tại Đông Hưng đang thực thi việc đóng và mở cửa giao dịch một cách thất thường. Các tuần lễ cuối tháng 7/2015, không có một lô hàng cao su nào được thông quan tại đây. Tuy nhiên, tuần đầu tháng 8/2015 giao dịch đã mở trở lại và hiện nay lại lúc đóng lúc mở. Điều này làm cho các nhà xuất khẩu cao su của Việt Nam bối rối, khó dự đoán, dự báo về nhu cầu thực sự của đối tác, do đó không thể định giá xuất khẩu mặt hàng cao su hỗn hợp đúng thời điểm. Trong bối cảnh đó, phía nhập khẩu là người chiếm lợi thế khi mặc cả giá và có thể ép giá theo ý muốn. Tuần qua, các cửa khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai xuất được 3.800 tấn cao su, giá xuất khẩu ở mức 9.100 NDT/tấn đối với sản phẩm loại 1, và 9.000 NDT/tấn đối với loại 2.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), trong tháng 8/2015, từ ngày 01 – 21/8/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.508 USD/tấn, giảm 130 USD/tấn (-7,9%) so với mức trung bình trong tháng 7/2015, và giảm 270 USD/tấn (-15,2%) so với tháng 8/2014.

Mặc dù xuất khẩu cao su thiên nhiên thời gian qua giảm mạnh về giá trị do giá sụt giảm liên tục trên toàn cầu dưới áp lực cung vượt cầu nhưng ngành cao su vẫn đảm bảo mục tiêu về lượng và đạt trên 1 triệu tấn mỗi năm nhờ doanh nghiệp ngành cao su luôn tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Giá trị của sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu đã phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 3 năm 2012 – 2014 đạt 21,3% mỗi năm. Trong đó, lốp xe có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm cao su sản xuất tại Việt Nam, chiếm khoảng 35,3% trong tổng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm cao su. Tiếp theo là linh kiện cao su thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô và nhiều ngành khác, chiếm khoảng 28,9%. Ngoài ra, những sản phẩm cao su có kim ngạch xuất khẩu khác như đế giày cao su (9,7%), găng tay cao su (7,5%), săm xe (5,8%),… Đến cuối năm 2014, ngành cao su đã hoàn thành vượt chỉ tiêu quy hoạch 800.000 ha của Chính phủ về diện tích, sản lượng cao su tiến đến gần mục tiêu 1,1 triệu tấn vào năm 2015 và đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt hoặc vượt mục tiêu 1,8 tỷ USD/năm; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cao su (gồm nguyên liệu, sản phẩm, gỗ cao su) đạt khoảng 3,88 tỷ USD năm 2014.
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 18/05/2015 lúc 03:58:28(UTC)
 
Cập nhật tình hình thị trường cao su thế giới và Việt Nam đến tháng 5/2015:

1. Thế giới:

Sản xuất và tiêu thụ:

Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), tổng nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới năm 2015 sẽ đạt 29,1 triệu tấn và tăng lên 30,3 triệu tấn vào năm 2016. Trong đó, nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng từ 16,8 triệu tấn năm 2015 lên 17,5 triệu tấn năm 2016 và đến 2023 là 21,5 triệu tấn. Còn nhu cầu đối với cao su thiên nhiên sẽ đạt 12,3 triệu tấn trong năm 2015, sau đó tiếp tục tăng lên 12,9 triệu tấn năm 2016 và 16,5 triệu tấn năm 2023.

Đông Nam Á đang là thị trường tiêu thụ cao su latex tổng hợp (synthetic latex polymers) lớn thứ 4 trên thế giới, chiếm 8%. Ba nước Ma-lai-xia, Thái Lan và In-đô-nê-xia chiếm đến 82% nhu cầu tiêu thụ cao su latex tổng hợp tại Đông Nam Á; trong đó, chủng loại sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là acrylonitrile butadiene (AB nitrile), chiếm 44,6% tổng khối lượng cao su latex tổng hợp tiêu thụ trong khu vực và đóng vai trò quan trọng đối với ngành sản xuất găng tay tại Ma-lai-xia và Thái Lan. Tăng trưởng GDP lạc quan tại ba quốc gia này sẽ thúc đẩy thị trường cao su latex tổng hợp tại Đông Nam Á tăng trưởng với tốc độ 6,5% đến năm 2018.

Thị trường cao su tổng hợp si-li-côn được dự báo sẽ gia tăng giá trị từ 6,5 tỷ USD năm 2013 lên 11 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng là 9,3% trong giai đoạn 2014 – 2019. Si-li-côn được sử dụng trong các ngành ô tô, điện – điện tử và y tế. Khu vực châu Á Thái Bình Dương là thị trường tiêu thụ si-li-côn lớn nhất thế giới cả về lượng và giá trị, dẫn đầu là Châu Âu, tiếp đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin và Trung Đông. Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành xây dựng và ô tô tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường si-li-côn trong thời gian tới.

Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ có thể tăng 14,5% trong năm tài chính 2015/16 bắt đầu từ ngày 01/4/2015, lên 750.000 tấn; trong khi tiêu thụ sẽ tăng 4,1%, lên mức cao kỷ lục là 1,06 triệu tấn. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa và các nhà sản xuất lốp xe vẫn duy trì nhập khẩu trong năm 2015/16, do giá trên thị trường thế giới giảm xuống mức thấp. Trước đó, sản lượng cao su của Ấn Độ năm 2014/15 đã giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu tăng 15,6% lên mức cao kỷ lục 416.554 tấn. Ấn Độ mua cao su thiên nhiên nhiều nhất từ Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia và Việt Nam.

Tình hình thị trường:

Trong tháng 4, giá cao su kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) ghi nhận các mức thấp mới trong 9 tuần và 11 tuần do các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu tiêu thụ cao su có thể giảm khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm thứ 5 liên tiếp. Tuy nhiên, năng suất cây cao su giảm trong mùa thay lá và đồng Yên suy yếu so với đô la Mỹ vẫn hỗ trợ giá cao su ở một mức độ nhất định.

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa giảm xuống mức thấp trong 9 tuần vào ngày 6/4 do đồng Yên mạnh lên lấn át đà tăng của giá dầu. Đồng Yên mạnh lên khiến tài sản định giá bằng đồng nội tệ của Nhật Bản trở nên đắt hơn khi mua bằng ngoại tệ. Giá cao su thường tăng trong thời gian rụng lá do sản lượng giảm, hiện đang chịu áp lực do nhu cầu yếu, nhất là khi tăng trưởng Trung Quốc chậm lại. Giá cao su benchmark giao tháng 9/2015 chốt phiên 6/4 giảm 3,7 Yên xuống 200,4 Yên/kg, thấp nhất kể từ phiên 30/1/2015. Giá cao su giao tháng 4/2015 chốt phiên 6/4 ở mức 207,2 Yên/kg, giảm 0,8 Yên so với phiên cuối tháng trước (31/3).

Sau khi tụt xuống mức thấp trong 9 tuần do đồng Yên tiếp tục suy yếu so với đô la Mỹ, giá cao su kỳ hạn đã hồi phục trở lại về cuối tháng

4. Kết thúc phiên giao dịch 15/4, giá cao su hợp đồng benchmark giao tháng 9/2015 đạt 198,8 Yên/kg, tăng 2,8 Yên so với phiên 10/4. Giá giao hợp đồng tháng 4/2015 đạt 199,8 Yên/kg, tăng 0,4 Yên so với cuối tuần trước. Giá dầu thô tăng mạnh cũng đã kéo theo giá cao su thế giới, mặc dù không khí giao dịch trầm lắng do số liệu ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc sẽ chậm lại xuống mức thấp 6 năm, ở mức 7% trong quý I/2015, do nhu cầu trong và ngoài nước giảm, làm gia tăng hy vọng chính sách kích cầu nhiều hơn, để ngăn chặn sự suy giảm mạnh.

2. Việt Nam:

Tình hình thị trường:

Giá cao su trong nước tháng 4 tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm, với mức giảm khoảng 600 – 700 đ/kg tùy loại. Giá cao su tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương cụ thể như sau: cao su RSS3 giảm từ 27.800 đ/kg xuống còn 27.100 đ/kg; cao su SVR 3L giảm từ 27.600 đ/kg xuống còn 26.900 đ/kg; cao su SVR10 giảm từ 22.800 đ/kg xuống còn 22.100 đ/kg.

Khối lượng và giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc tiếp tục giảm. Tuần này, các đối tác Trung Quốc kinh doanh nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên Việt Nam giảm khoảng 15% nhu cầu và giá đã giảm 100 Nhân Dân Tệ/tấn so với tuần trước. Trong mấy ngày đầu tháng 4/2015, giá xuất khẩu cao su ở tất cả các cửa khẩu phía Bắc đạt bình quân 9.300 NDT/tấn. Khối lượng cao su xuất khẩu đạt gần 600 tấn/ngày, trong đó lượng hàng giao nhận qua cửa khẩu Lạng Sơn là thấp nhất, chỉ đạt 100 tấn/ngày. Trong tuần, các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc không ký các hợp đồng mua bán vừa và lớn, tập trung nhiều vào các hợp đồng nhỏ từ 20 tấn đến 50 tấn cho mỗi lô hàng. Dự báo, trong một tháng kể từ trung tuần tháng 4 trở đi, các đối tác Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su để dự trữ vào giai đoạn giáp vụ thu hoạch nhằm tránh tình trạng thiếu nguyên liệu cung ứng cho ngành sản xuất săm lốp.

Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đang trong giai đoạn không ổn định do thời kỳ giáp vụ, nguồn cung tăng, giảm thất thường. Trong những ngày đầu tuần qua, giá sản phẩm cao su hỗn hợp loại 1 tăng 200 Nhân Dân Tệ/tấn so với tuần trước, lên 9.500 NDT/tấn, nhưng đến cuối tuần giá lại giảm xuống chỉ còn 9.350 NDT/tấn. Ở cả ba cửa khẩu chủ chốt thường xuyên có giao dịch cao su cũng không đồng nhất về giá do các doanh nghiệp và thương nhân thỏa thuận riêng. Hiện tại đang vào thời kỳ giáp vụ, nguồn cung cao su nguyên liệu để chế biến thành cao su hỗn hợp xuất khẩu sang Trung Quốc không mấy ổn định.

Tình hình xuất khẩu:

Trong tháng 4/2015, từ 01 – 17/4/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.580 USD/tấn, không đổi so với mức trung bình trong tháng 3/2015 và giảm 508 USD/tấn (giảm 24,3%) so với tháng 4/2014.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong kỳ từ ngày 24/3 đến ngày 8/4/2015 chỉ đạt 19,1 nghìn tấn, trị giá 27,25 triệu USD, giảm mạnh 44,46% về lượng và 44,75% so với kỳ trước. Nguyên nhân là do sản lượng cao su trong nước giảm mạnh do đây đang là thời điểm cây cao su thay lá và cho năng suất thấp. Trong kỳ, xuất khẩu cao su sang hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Ma-lai-xia đều giảm mạnh so với kỳ trước. Trong đó, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm 26,8% về lượng và 28,1% về trị giá, đạt 9,4 nghìn tấn, trị giá 13,34 triệu USD. Xuất khẩu cao su sang thị trường Ma-lai-xia giảm tới 51% về lượng và 49,5% về trị giá so với kỳ xuất khẩu từ ngày 10/3 – 24/3/2015, đạt 3,76 nghìn tấn, trị giá 5,27 triệu USD.
NGUYỄN NGỌC TUẤN Đã gửi: 07/07/2014 lúc 04:29:04(UTC)
 
Client87347;11264 đã viết:
Anh chị tư vấn em về dài hạn cổ phiếu công ty sản xuất cao su hiện tại được không ạ ?


Theo mình thì ngành cao su trong dài hạn khá ổn, tuy nhiên là bạn nên cho biết mục tiêu nắm giữ của bạn là tăng trưởng giá hay hưởng cổ tức ? thời gian dự định nắm giữ là bao lâu? mức rủi ro? Hạn mức đầu tư? càng cụ thể thì mình có thể đưa cho bạn mã phù hợp nhé. Đặc điểm các mã cao su tự nhiên là thị giá thường khá cao, phụ thuộc mùa vụ và vào xuất khẩu nên sẽ khó để đưa cho bạn một mã chung chung mà không có mục tiêu.
NGUYỄN HỮU NAM Đã gửi: 05/07/2014 lúc 11:27:31(UTC)
 
Anh chị tư vấn em về dài hạn cổ phiếu công ty sản xuất cao su hiện tại được không ạ ?
NGÔ KINH LUÂN Đã gửi: 02/07/2014 lúc 09:37:59(UTC)
 
Cám ơn anh Tuấn đã đưa tin DRC giúp ạ. Thật sự mà nói thì năm nay là năm khá tốt cho săm lốp với việc đưa ra sản phẩm Radial và hiện tại đang tiêu thụ khá tốt. Ngoài ra, mặc dù chi phí khấu hao và lãi vay dự án cao nhưng nhờ giá nguyên liệu CSTN giảm mạnh giúp bù đắp phần nào giảm bớt các chi phí này. Trong giai đoạn đầu của nhà máy tạm thời chỉ tiêu lợi nhuận chưa phải là yếu tố quan trọng mà điều đáng quan tâm hơn hết trong thời điểm này là tiến độ tiêu thụ lốp radial của công ty khá tốt. Điều này chứng tỏ sản phẩm lốp radial của DRC được thị trường công nhận, giúp DRC gia tăng thị phần trong mảng lốp này, về dài hạn sẽ tạo tăng trưởng cho công ty một khi sản lượng tiêu thụ từ nhà máy lốp radial gia tăng.

Trong 1 tuần qua cổ phiếu săm lốp tăng giá mạnh là do phần lớn được NĐT NN mua vào khá nhiều, có khả năng đây là động thái mua tích lũy tại vùng giá thích hợp chờ đợi nguồn lợi nhuận đến từ lốp radial trong năm 2015 và các năm tới.

Với giá hiện tại (50.000 đ), PE của DRC là 10x, mức giá này cao hơn giá mục tiêu (49.300 đ) là 1,4%; tăng 16,8% so với mức giá thị trường tại thời điểm cập nhật định giá.

Vì vậy tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu này. Đối với những NĐT nào mua ở vùng giá 42.800 đ tại thời điểm cập nhật định giá có thể xem xét chốt lời.

Lưu ý: Ngày 16/07/2014, 20% cổ tức tiền mặt của 2013 sẽ được thanh toán.
NGÔ ANH TUẤN Đã gửi: 30/06/2014 lúc 04:58:58(UTC)
 
Ước tính KQKD quý II của DRC:
Trong Q2/2014, doanh thu thuần của DRC tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 15%, nội địa tăng 6%. Riêng lốp radial đóng góp 152,5 tỷ doanh thu trong Q2/2014 với mức tiêu thụ khoảng 31.000 lốp; cao gấp 1,8 lần so với Q1/2014, 6 tháng đã đạt 35,5% kế hoạch tiêu thụ lốp radial của năm nay. Theo trao đổi với doanh nghiệp thì tốc độ tiêu thụ lốp radial trong Q2/2014 khá tốt, bình quân 1 tháng đạt 10.000 lốp. Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại thì trong năm nay có khả năng nhà máy radial sẽ đạt 30-35% công suất thiết kế của giai đoạn 1 (300.000 lốp/năm). Đây là một tín hiệu tích cực trong khâu tiêu thụ lốp radial của DRC.

Mặc dù lốp radial vẫn chưa có lợi nhuận tuy nhiên điều quan trọng là sản phẩm của DRC được tiêu thụ khá tốt trên thị trường. Trong giai đoạn đầu của nhà máy tạm thời chỉ tiêu lợi nhuận chưa phải là yếu tố quan trọng mà điều đáng quan tâm hơn hết trong thời điểm này là tiến độ tiêu thụ lốp radial của công ty khá tốt. Điều này chứng tỏ sản phẩm lốp radial của DRC được thị trường công nhận, giúp DRC gia tăng thị phần trong mảng lốp này, về dài hạn sẽ tạo tăng trưởng cho công ty một khi sản lượng tiêu thụ từ nhà máy lốp radial gia tăng.

Dự kiến lũy kế 6 tháng năm 2014, DRC đạt 1.578 tỷ đồng doanh thu thuần (đạt 45,3% kế hoạch 2014, tăng 12,4% so với cùng kỳ), LNTT đạt 235 tỷ đồng (đạt 55,3% kế hoạch 2014, giảm 4,8% so với cùng kỳ). LNTT giảm so với cùng kỳ là do công ty phải hạch toán chi phí khấu hao và lãi vay từ nhà máy Radial.
LÊ HỒNG PHÚC Đã gửi: 30/06/2014 lúc 03:33:55(UTC)
 
DRC liên tục lập đỉnh mới, nguyên nhân phải chăng đến từ Thông tư 06 "Giới hạn tải trọng đường bộ"? Điều này được lý giải vì nhu cầu cao hơn trong sử dụng xe tải do không thể chở quá tải trọng như trước từ đó dẫn đến việc sử dụng lốp cao su tăng cao. Anh chị tham khảo nhận định chi tiết hơn tại đây: http://ndh.vn/dieu-gi-kh...4063012050249p4c146.news
LÊ HỒNG PHÚC Đã gửi: 28/04/2014 lúc 04:52:04(UTC)
 
Lĩnh vực cao su thiên nhiên đã và đang chứng kiến sự tham gia của HAG với thế mạnh từ công nghiệp khép kín đến từ Israel - đất nước có năng suất nông nghiệp hàng đầu bằng hệ thống tưới tiêu được tính toán. Với lợi thế về năng suất - giá thành, kết hợp với nhu cầu về cao su để chế tạo săm lốp của Trung Quốc tăng cao, đây là điểm sáng của sản xuất cao su trong năm 2014. Doanh thu và LN gộp của HAG đặt kế hoạch tăng 40 - 50% so với 2013.
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 11/04/2014 lúc 08:58:52(UTC)
 
Các bạn tư vấn giúp mình giải mã câu hỏi: Tại sao khối ngoại (đã và đang tiếp tục) táng CS tự nhiên mạnh và "hết sức dã man tàn bạo" nhé.
Cảm ơn happy

NGÔ KINH LUÂN Đã gửi: 08/04/2014 lúc 01:21:19(UTC)
 
BMP: PE forward 11x – Giá mục tiêu 12 tháng tới là 84.000 – 94.000 đ.

So với cùng kỳ 2013, doanh thu Q1/2014 của BMP tăng trưởng 11,9%.Hàng năm theo mùa vụ thì đây là quý tiêu thụ thấp trong năm nhưng năm nay đạt doanh thu khá cao, đây là tín hiệu tốt đối với BMP. Thêm vào đó mức tăng trưởng doanh thu này bắt nguồn từ sản lượng cho thấy sức mua thị trường hiện đang rất tốt. Cụ thể theo đại diện BMP chia sẻ thì hàng ống nhựa được tiêu thụ khá mạnh có những thời điểm bị thiếu hụt hàng trên thị trường. Hàng sản xuất ngày nào đều bán hết ngày ấy.
Tuy nhiên nếu xét theo tỷ suất LNTT thì có thể thấy có sự giảm nhẹ từ 25% Q1/2013 xuống mức 23% Q1/2014. Điều này bắt nguồn từ việc giá hạt nhựa tăng từ tháng 11/2013 đến nay trong khi đó BMP không tăng giá bán vì vậy làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên nhờ sản lượng tiêu thụ tăng giúp cho LNTT theo số tuyệt đối tăng so với cùng kỳ.

Trong khi đó, theo nguồn tin nội bộ thì LNTT quý 1 của Nhựa Tiền Phong (NTP) giảm so với cùng kỳ từ 85 tỷ đồng còn 70 tỷ đồng. Lý do là NTP đưa vào khai thác nhà máy ở miền Trung và vẫn bị lỗ dẫn đến lợi nhuận chung của công ty bị giảm.

Vụ truy thu thuế:
Trong năm 2013 công ty đã chuyển 75 tỷ đồng tiền bị truy thu thuế cho Cục thuế Tp.HCM. 42 tỷ đồng tiền phạt tạm thời chưa đóng và chờ quyết định của cơ quan thuế. Nhiều khả năng sẽ không phải trả khoản tiền này.

Dự án Long An:
Dự kiến 2014 này sẽ thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 1 của dự án.
Tổng diện tích là 16 ha, giai đoạn 1 sẽ làm khoảng 3 ha. Tổng giá trị đầu tư cho giai đoạn này là 160 tỷ đồng.
Song song đó công ty cũng sẽ tiến hành di dời nhà máy tại Hậu Giang, Quận 6 về Long An. Có khả năng năm 2014 vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể đối với dự án này. Do hiện tại công ty lên kế hoạch xây dựng Tòa nhà 18 tầng tại đây nhưng do vướng về quy hoạch lộ giới đường Hậu Giang và đường Nguyễn Đình Chi (2 mặt tiền của Trụ sở hiện tại) của Quận 6 không cho phép xây cao như vậy khi chưa mở rộng đường, vì vậy tiến độ đang bị chậm lại.

Dự án nhá máy mới tại Vĩnh Lộc, Long An hiện tại vẫn đang trong giai đoạn thiết kế cơ bản.
Công suất: 150.000 tấn/năm, gấp 3 lần tổng công suất hiện tại.
Tổng mức đầu tư: >1.000 tỷ đồng, bao gồm:
Chi phí đất: 200 tỷ đồng, chi phí xây dựng và máy móc thiết bị: 800 tỷ đồng.


Cổ tức 2013: Theo HĐQT dự kiến sẽ chia 30% tiền mặt cho năm 2013 (đã tạm ứng 10%). Chờ ĐHCĐ phê duyệt. Chú ý rằng mức 30% này nếu quy ra tiền mặt là 140 tỷ đồng tương ứng bằng mức 39% nếu tính trên vốn điều lệ cũ của năm 2012 (vì năm 2012 chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% nên làm tăng lượng cổ phiếu trong năm nay). Tuy nhiên vẫn có thông tin chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng cần phải chờ cuộc họp với cổ đông lớn trong tháng 04 tới mới biết được kết quả chính thức.

Theo kế hoạch 2014, doanh thu thuần sẽ tăng 5,4% so với 2013, đạt 2.200 tỷ đồng. Theo đó LNTT đạt 500 tỷ đồng, EPS tương ứng đạt 8.575 đồng. Theo số liệu Bloomberg thì PE trong khu vực là 14,67x, chúng tôi ước tính PE forward ước tính phù hợp cho BMP ở mức 11x. Trong khi đó BMP chỉ đang giao dịch với PE 9,6x.

Tuy nhiên theo tôi đối với BMP thì trước đây đã nộp tiền truy thu thuế 75 tỷ nhưng khoản tiền phạt 42 tỷ đồng vẫn chưa có quyết định từ Tổng Cục thuế. Khoản phạt này sẽ làm giảm trực tiếp vào LNST của công ty. Vì vậy tôi đưa ra 2 kịch bản giá cho BMP đối với trường hợp bị phạt tiền thuế và trường hợp không phạt tiền thuế như sau:

Kịch bản ko đóng phạt:
LNST 390
EPS 8.575
Giá theo PE 94.000

Kịch bản đóng phạt
LNST 348
EPS 7.652
Giá theo PE 84.000

Khuyến nghị: THÊM đối với BMP.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.