Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
CAO VĂN CƯỜNG Đã gửi: 02/02/2015 lúc 02:06:02(UTC)
 
Theo HSBC, sản lượng ngành sản xuất của Việt nam tiếp tục tăng trong tháng 1 nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng; số lượng việc làm gia tăng và ghi nhận tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/2013.
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất (PMI) tại Việt Nam tháng 1 năm 2015. Theo đó, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa (một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất) đã giảm từ 52,7 điểm trong tháng 12/2014 xuống 51,5 điểm trong tháng 1/2015.

Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh ở các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện ở mức khiêm tốn.

Theo báo cáo,sản lượng ngành sản xuất của Việt nam tiếp tục tăng trong tháng 1 nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng; số lượng việc làm gia tăng và ghi nhận tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/2013.


Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam (Nguồn:HSBC).

Trong khi đó, chi phí đầu vào giảm mạnh nhất trong lịch sử khảo sát do giá nhiên liệu giảm. Điều này giúp các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất có thể giảm mạnh giá cả đầu ra.

Các điều kiện hoạt động đã cải thiện hơn trong suốt 17 tháng qua. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vào đầu năm 2015, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với tháng 12. Nhu cầu của khách hàng tăng lên là nguyên nhân góp phần làm tăng số lượng công việc mới, từ đó các công ty có thể tăng sản lượng. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới chỉ tăng nhẹ với một số báo cáo cho thấy nhu cầu khách hàng ở thị trường xuất khẩu đang yếu đi.

Theo những người trả lời khảo sát của HSBC, hàng hóa đầu vào mua trong những tháng trước đã được sử dụng trong quá trình sản xuất trong tháng 1. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm khi sản phẩm được chuyển cho khách hàng. Việc giảm hàng tồn kho sau sản xuất đã kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng.

Nhận định về PMI tháng đầu năm 2015, Trinh Nguyễn - Chuyên viên kinh tế phụ trách khu vực Châu Á của HSBC cho biết, nhu cầu trên toàn cầu giảm đã lấy đi một phần tăng trưởng sản lượng, dù chính sách giá cả cạnh tranh đã giúp chặn đà suy giảm nhu cầu ở nước ngoài.

"Mặc dù số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đang chậm hơn, việc làm đã tăng nhanh chóng, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa của Việt Nam đòi hỏi phải tăng số lượng nhân công. Với giá cả đầu vào giảm do giá dầu giảm mạnh, và lượng hàng tồn kho thấp, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiếp tục tăng trong tháng 2, mặc dù sẽ có chậm lại một chút do kỳ nghỉ tết Nguyên đán" - chuyên gia Trinh Nguyễn nói.
PMI tháng 12 lên 52,7 điểm, cao nhất trong 8 tháng

Thảo Anh

Theo Trí thức trẻ

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.