|
Cục thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 5.
Tháng 5 là tháng nắng nóng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 giảm 0,07% so tháng trước. So với tháng 5 năm ngoái, CPI Hà Nội tháng 5 năm nay tăng 6,43% và so với tháng 12 năm trước tăng 1,08%.
CPI Hà Nội tháng 5 giảm 0,07% so tháng trước (1)
Nguyên nhân giảm là do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,57% (trong đó: nhóm lương thực giảm 0,93%, nhóm thực phẩm giảm 0,73%). Nhóm này có quyền số lớn trong rổ hàng hóa và cũng là nhóm duy nhất có chỉ số giá tháng 5 giảm so cùng kỳ.
Nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng sau 3 tháng giảm liên tiếp, tháng này đã tăng trở lại (tăng 0,51%), nguyên nhân do giữa tháng 4 giá dầu hỏa tăng 130đ/lít và giá gas đầu tháng Năm tăng 3.000 đến 8.000đ/bình loại 12kg tuỳ theo từng hãng.
Nhóm giao thông là nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất (tăng 0,53%), nguyên nhân chính là do giá xăng, dầu diezen tăng từ giữa tháng 4 và việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc kiểm tra, kiểm soát xe quá khổ, quá tải đã khiến các chủ xe hạn chế rất nhiều việc trở quá tải trọng, để bù đắp chi phí các chủ xe tăng giá cước vận tải, cũng từ đầu tháng Năm giá xe bus điều chỉnh tăng từ 1.000 đến 2.000đ/vé tùy theo từng tuyến cũng là nguyên nhân làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng.
Không nằm trong rổ các mặt hàng tính chỉ số giá, Chỉ số giá vàng giảm 1,4% so tháng trước và giảm 13,44% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá Đô la Mỹ bằng so tháng trước và tăng 0,81% so cùng kỳ.
|
|
Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Sau 2 tháng liên tiếp giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,36% so với tháng trước với tác động chính là sự tăng giá hàng thực phẩm (+1,41%) và sự tăng trở lại của giá lương thực (+0,03%). So với thành phố Hà Nội vừa công bố chiều nay thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống của TP. HCM có nhiều khác biệt.
Cục thống kê TP. HCM cho biết ăn uống ngoài gia đình so tháng trước không biến động nhưng giá lương thực tăng do cầu xuất khẩu gạo đã bắt đầu tăng. Ngoài ra, giá thực phẩm tăng 1,41% so tháng trước với một số mặt hàng chính tăng giá như sau: thịt heo tăng 2,54%; gia cầm tăng 0,5%; thịt chế biến tăng 0,82%; thủy sản chế biến tăng 1,05%; rau cải các loại tăng 6,71%; trái cây tăng 2,56%; sữa bơ phomát tăng 1,28%; bánh mứt kẹo tăng 0,29%. Các mặt hàng giảm giá có: thịt bò (-1,31%); trứng các loại (-1,09%); thủy sản tươi sống (-0,42%).
TP. HCM: CPI tháng 5 tăng 0,36% so với tháng trước (1)
Nhà ở điện nước chất đốt VLXD tăng 0,38% chủ yếu do một số mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch lát nền tăng nhẹ từ 0,5-3% tùy loại.
Nhóm giao thông tăng 0,19%, chủ yếu do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng 0,33% so tháng trước, giá cước tàu hỏa tăng 0,13% do ảnh hưởng đi lại dịp lễ.
Văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,15% (tháng trước giảm 0,2%), trong đó tour du lịch trọn gói tăng 0,32% (tháng trước giảm 0,29%), hoa cây cảnh tăng 0,4%.
So với tháng 5/2013, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng tăng 5,04%; trong đó giáo dục là nhóm hàng tăng cao nhất do ảnh huởng điều chỉnh mức tăng học phí vào tháng 9/2013.
So với tháng 12/2013, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 0,51%. Trong đó 2 nhóm tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 1,01%; nhóm giao thông tăng 2,19%.
|