Đăng nhập
.
Diễn đàn
Chủ đề có bài mới
Đăng nhập
Thông báo
Error
OK
EzDiscuss
»
Kiến thức đầu tư
»
Thư viện
»
Warren Buffett invests like a girl
»
Trả lời
Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng
Đang tải...
Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Màu chữ:
Default
Dark Red
Red
Orange
Brown
Yellow
Green
Olive
Cyan
Blue
Dark Blue
Indigo
Violet
White
Black
Cỡ chữ:
1
2
3
4
Default
6
7
8
9
[quote=ĐINH VIẾT HUY;7785]Nội dung chính của quấn sách. Khí chất quan trọng hơn bao giờ hết Sự hốt hoảng về mặt tài chính đã nhấn chìm thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân và cả các chính phủ trên thế giới. Và hốt hoảng quả thực là từ hoàn hảo để miêu tả chuyện đã xảy ra vào mùa thu năm 2008. Vào ngày 6 tháng Mười năm 2008, chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones lần đầu tiên giảm xuống dưới 10.000 điểm kể từ năm 2004. Ngày 9/10, chỉ số Standard & Poor 500 đã giãm 42% so với năm trước, nhanh chóng xóa sạch những thành quả đã phải mất cả năm xây dựng. Cột mốc này xảy ra trong vòng chưa tới bốn tuần ngắn ngủi và đau khổ sau khi Lehman Brothers phá sản. Đó là thời điểm thử thách thần kinh với tất cả những nhà đầu tư dày dạn nhất. Warren Buffett không hề hốt hoảng và bán tháo. Ông vẫn giữ dược sự bình tĩnh, và đánh giá được tình hình. Ông cũng khuyến khích những người khác làm đúng như vậy, và nhắc họ nhớ rằng chúng ta đang trải qua khó khăn trước, sau đó chúng ta mới có thể dẫn đầu. Ông cũng nhắc những nhà đầu tư nhớ rằng thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu chính là khi tất cả mọi người đều tháo chạy khỏi thị trường, để lại rất nhiều món hời cho người nào sẵn sàng nhận lấy. Đó là cách tư duy không dễ được chấp nhận trong quãng thời gian điên cuồng ấy. Buffett đã nói về tầm quan trọng của khí chất như thế này: “Đặc tính quan trọng nhất của nhà đầu tư là khí chất, chứ không phải trí tuệ… Bạn cần một “loại” khí chất không bắt nguồn từ cảm xúc do đồng tình hay bất đồng với đám đông”. Ông còn nói thêm rằng: “Thành công trong đầu tư không có liên quan gì tới chỉ số IQ kể cả khi IQ của bạn ở trên mức 125. Khi bạn có chỉ số thông minh trung bình, điều bạn cần là khí chất để tránh đẩy người khác vào rắc rối trong đầu tư”. Kết quả đầu tư của chính bạn sẽ được cải thiện nếu bạn học cách kiểm soát cảm xúc của mình và có khí chất kiểu Buffett. Khoa học ẩn sau con gái Sau cuộc khủng hoảng và sự hoảng loạn năm 2008, vai trò và tầm ảnh hưởng của đấng mày râu trong nền kinh tế của chúng ta có vẻ đã bị thu hẹp lại rất nhiều so với phụ nữ. Những nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu khác biệt giữa những nhà đầu tư chuyên nghiệp, cả nam và nữ, nhấn mạnh sự thật rằng những thay đổi trong khí chất này không chỉ giới hạn trong thế giới của cá nhân nhà đầu tư. Và một số những nghiên cứu thú vị nhất gần đây đã bắt đầu khám phá ra vai trò của hoóc-môn nam tính (testosterone) trong đầu tư, mạo hiểm và giao thương. Đàn ông thường cho rằng họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự biết. Ngược lại, phụ nữ lại dễ dàng thừa nhận những gì họ không biết hơn. Bởi quá tự tin nên đàn ông sẽ giao thương nhiều hơn phụ nữ. Và giao thương nhiều sẽ kéo tụt kết quả, gia tăng chi phí giao dịch và gần như là vật cản đối với những quyết định đầu tư thông minh. Bạn có thể là nhà phân tích thị trường chứng khoán giỏi nhất, nhưng nếu không có tư duy đúng đắn, bạn có thể bị nhấn chìm. Phụ nữ dễ “ngồi im” hơn đàn ông trong suốt những trò hề mạo hiểm của thị trường biến động, không động vào danh mục đầu tư của họ. Đàn ông thường có xu hướng hoảng loạn và bán tháo cổ phiếu của họ trong thời điểm sai lầm - khi chạm đáy. Hiển nhiên họ rơi vào thua lỗ nặng, và cũng dễ thất bại khi thị trường hồi phục. Sự tự tin thái quá của đàn ông khiến họ giao dịch khi họ không nên giao dịch, khi hành động tốt nhất là nên giữ vững lập trường, đứng im. Chân dung nhà đầu tư nữ Nhà đầu tư nữ thường: 1. Giao dịch ít hơn nam giới 2. Không thể hiện sự tự tin thái quá: Đàn ông nghĩ họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự biết, trong khi phụ nữ lại có nhiều khả năng biết những điều mà họ cũng không biết là mình biết 3. Tránh nguy cơ giỏi hơn nhà đầu tư nam 4. Ít lạc quan hơn, do đó, thực tế hơn so với đồng nghiệp nam 5. Dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn để nghiên cứu những khoản đầu tư có thể, cân nhắc mọi chi tiết và góc cạnh, đồng thời cân nhắc mọi quan điểm thay thế 6. Miễn dịch tốt hơn đối với áp lực xung quanh, và có xu hướng đưa ra quyết định tương tự bất chấp người đang dõi theo là ai 7. Học từ chính sai lầm của bản thân 8. Có ít hoóc-môn nam tính hơn nam giới, chính vì thế họ ít mạo hiểm hơn, điều này dẫn tới những cấu trúc thị trường kém khắc nghiệt hơn Tám đặc tính kể trên tạo nên một kiểu tư duy đầu tư mà tất cả những nhà đầu tư - nam cũng như nữ - đều nên học hỏi. Và tất cả chúng ta đều có thể - hoàn toàn có thể - học hỏi được. Chúng ta có thể đạt được những kết quả gần giống như kết quả tuyệt vời của các nhà đầu tư nữ - và của cả Warren Buffett - nếu chúng ta thực hiện đúng như vậy. “Thánh nhân” Warren Edward Buffett sinh ngày 30/8/1930, ở vùng quê Omaha, bang Nebraska. Với tất cả những gì chúng ta biết về con người ông sau này, chẳng có gì ngạc nhiên khi biết lúc nhỏ, Warren Buffet là một đứa trẻ sớm phát triển, có quan tâm đặc biệt và hứng thú với các con số, các chi tiết và với việc kiếm tiền. Buffett rất thông minh và nỗ lực, lần đầu đột phá vào thế giới thương mại là khi mới 6 tuổi, với việc bán kẹo cao su. Warren tiếp tục kiếm tiền bằng mọi cách mà một đứa trẻ có thể làm được, từ việc bán những chai sô-đa ở quanh khu vực mình ở, tới bán những quả bóng cho những người chơi ở sân gôn trong vùng. Khi Buffett 12 tuổi, cha cậu được bầu vào Quốc hội, buộc gia đình phải chuyển từ Omaha tới thủ đô Washington, D.C. Buffett không hứng thú với việc chuyển nhà, và gặp khó khăn trong việc kết bạn cũng như hòa nhập với ngôi trường mới. Tuy vậy, tình yêu kinh doanh và sự chăm chỉ của cậu đã được thưởng xứng đáng khi cậu bắt đầu công việc giao tờ báo mà cậu yêu thích, tờ Washington Post. Chính việc sớm được tiếp xúc với ngành công nghiệp báo chí này đã giúp Buffett phát triển tình yêu với những con chữ in, “thứ tình yêu” vẫn còn mãnh liệt cho tới tận ngày nay. Ở trường trung học, Buffett vẫn tiếp tục công việc giao báo, và bắt đầu những ngành kinh doanh phụ trợ nhờ số tiền kiếm được từ việc giao những tờ báo đó. Cậu đã mua một trang trại rộng 40ha ở Nebraska, cách Omaha khoảng một giờ đi đường, và cho một nông dân thuê trang trại đó, và người này phải chia lợi nhuận thu được cho cậu. (Hãy nhớ, chúng ta vẫn đang nói về anh chàng học sinh trung học phổ thông đấy nhé!) Lần đầu Buffett học về cổ phiếu và đầu tư là từ bố cậu, một chuyên gia môi giới chứng khoán ở Omaha trước khi trở thành một nghị sĩ. Cậu mua số cổ phiếu đầu tiên của mình ở tuổi 11, đầu tư cho Cities Service Preferred (Dịch vụ thành phố được yêu thích). Cậu mua ba cổ phiếu cho mình, và ba cổ phiếu cho chị gái Doris, với giá 38 USD/cổ phiếu. Thật không may là chỉ một thời gian ngắn sau đó, mã cổ phiếu này thất bại, tụt 29% xuống còn 27 USD/cổ phiếu. Buffett vẫn giữ, nhưng cậu bé 11 tuổi lại thấy lo sợ về việc cậu có thể đánh mất số tiền của chị gái. Tất nhiên cậu ghét việc tự mình làm mất tiền của mình, nhưng việc nghĩ mình có thể kéo cả chị gái ngã theo khiến cậu rất buồn phiền. Khi mã cổ phiếu của Cities Service tăng trở lại, tới giá 40 USD/cổ phiếu, Buffett đã bán, kiếm được 5 đô lợi nhuận cho cả hai chị em. Sau đó, giá cổ phiếu của Cities Service tăng mạnh, lên mức 200 đô/cổ phiếu. Đối với một thanh niên sau này là một bậc thầy, tai nạn này, và sự thiếu kiên nhẫn của cậu, không phải điều cậu có thể sớm quên. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân ở Đại học Nebraska, Buffett đã nhắm tới trường Kinh doanh Harvard. Tuy nhiên, tạo hóa trêu ngươi, Buffett đã bị trường Harvard từ chối. Cuối cùng, ông theo học trường Kinh doanh Cobumbia. Tại đây, Buffett đã gặp người sau này trở thành cố vấn, người có ảnh hưởng lớn nhất tới ông, người mà bản thân cũng là một bậc thầy về đầu tư giá trị - Benjamin Graham. Đây chính là nơi để Buffett trở thành « Huyền thoại Buffett ». Khi trở lại quê, Buffett vào làm cho công ty môi giới chứng khoán của bố. Ở đây, cũng như tất cả nhân viên môi giới chứng khoán khác, Buffett cũng phải chạy đông chạy tây, gọi điện thoại cho mọi người và thuyết phục họ mua cổ phiếu. Công việc thiên về marketing nhiều hơn là nghiên cứu và phân tích thực sự. Buffett đã thành công với tất cả những người mà ông quen biết. Nhưng ngoài nhóm người đã biết ông từ trước đó, ông gặp rất nhiều khó khăn. Vài năm sau, Buffett chuyến tới New York, làm việc tại Graham-Newman, phân tích các công ty và gợi ý những công ty bị đánh giá thấp để đầu tư. Điều này phù hợp với điểm mạnh và bản chất ham học hỏi của Buffett, giúp ông tỏa sáng. Khi Graham nghỉ hưu, Buffett cũng quyết định đi khỏi Graham-Newman, về lại Omaha, thành lập Công ty Buffet Associates với 7 thành viên, vốn góp ban đầu của ông là 100.000 đô la cộng với 105.000 đô la từ sáu thành viên còn lại, Với những khoản lợi nhuận khổng lồ, và với cách cơ cấu phí theo kiểu đối tác chỉ phải trả phí cho Buffett khi ông đam lẹi tiền cho họ thì việc mọi người ở khắp nơi bàn tán về điều đặc biệt đang xảy ra ở Omaha chỉ là vấn đề thời gian. Vào thời điểm đóng cửa công ty năm 1969, các đối tác của Buffett đã thu được 32% lợi nhuận trung bình hàng năm trước các khoản phí. Đó là điều chưa ai từng nghe nói, cả khi đó và cả bây giờ. Năm 1962, Buffett bắt đầu gom cổ phiếu chi phối của một công ty may mặc nhỏ của nước Anh – Berkshire Hathaway, công ty mà theo ông là đã bị đánh giá thấp. Ông tin rằng có thể mua cổ phiếu với giá rẻ, sau đó bán số cổ phiếu đó lại cho chính công ty đó với giá cao hơn. Từ năm 1965 tới năm 2010, lợi nhuận góp hàng năm tính trên một cổ phần theo giá trị sổ sách của Hathaway đạt mức ấn tượng 20,2%, so với con số tổng lợi tức khiêm tốn của S&P 9,4%, bao gồm cả cổ tức. Giao dịch ít, kiếm nhiều Buffett thật sự là ông vua của lối suy nghĩ mua và giữ, “giao dịch ít”. Ông cực lực phản đối chuyện giao dịch ngắn hạn. Buffet nhấn mạnh, khi bạn mua một cổ phiếu, không phải là bạn đang mua mấy cái mã điện tử, mà là bạn đang mua một phần của một công ty đang sống, đang thở. Hình ảnh những nhà giao dịch phố Wall quát tháo, mua bán tấp nập, nhảy từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác trong đầu chúng ta hoàn toàn đối lập với hình ảnh người đàn ông có tên gọi Warren Buffett – tính toán, thận trọng, chi li và kiên nhẫn. Buffett cũng thích khuyến khích các nhà đầu tư xem quyết định đầu tư của mình như một tờ phiếu đục lỗ có chứa « 20 lỗ » dùng trong cả đời. « Với mỗi một quyết định đầu tư, tờ phiếu đó sẽ được đục một lỗ, và như vậy, phần đời còn lại của ông ta sẽ bớt đi một cơ hội ». Buffett nói thêm : « Bạn không bao giờ sử dụng hết 20 lỗ đó nếu bạn chỉ dành chúng cho những ý tưởng tuyệt vời ». Sự kiên nhẫn của Buffett cũng là một đặc tính quan trọng khác làm nên phong cách và khí chất đầu tư của ông. Ông sẵn sàng chờ, ngồi trên cả núi tiền, chờ cho tới khi tìm thấy cơ hội hoàn hảo để đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc có thể phải kéo dài giai đoạn khó chịu là ngồi đợi thị trường leo lên đỉnh cao mới. Bạn phải có sức chịu đựng ngoan cường để làm được điều đó. Buffett đã kiên nhẫn để khoản tiền mặt khoảng 44 tỷ đô la nằm im trong bảng cân đối kế toán của Berkshire từ 2004 đến 2007. Cuối cùng, ông đã tìm thấy « lời mời chào béo bở » khi thị trường tụt dốc vào mùa thu 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính. Ông đã dùng 20 tỷ đô la chộp lấy các mảnh của General Electric và Goldman Sachs. Một trong những câu nói nổi tiếng và bất hủ của ông vẫn thường được trích dẫn là : « Hãy tham lam khi người khác sợ hãy, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam ». Trở thành một nhà đầu tư thành công không phải dễ. Nó đòi hỏi sự chịu đựng ngoan cường, sức mạnh, sự chuẩn bị và sẵn sàng tránh hành động chỉ vì “cần phải làm gì đó”. Để đạt được điều đó, hãy ghi nhớ những điều này: • Hãy nhớ bạn đang mua một phần của một doanh nghiệp thực sự. • Hãy nhìn xa trông rộng. • Hãy kiên nhẫn. Kiểm soát sự tự tin thái quá Cùng với triết lý lâu dài chắc chắn, sự nhất quán, kiên định trong vòng tròn năng lực – hay biết là mình biết gì và biết mình không biết gì – là một đặc tính nổi tiếng khác làm nên con người Buffett. Đối với Buffett, việc biết bạn đang đầu tư vào cái gì là điều rất quan trọng. Đầu tư vào các công ty mà bạn hiểu là điều rất quan trọng, vì thế hãy nhớ: • Phạm vi hiểu biết của Buffett có thể khác với của bạn. • Hãy nghĩ và học điều nằm trong độ bao phủ của vòng tròn năng lực của bạn. • Hãy kiên định, bất kể thế nào đi chăng nữa. Tránh rủi ro Buffett tin rằng kiểu đầu tư lâu dài trong vòng tròn năng lực sẽ đem lại sự giàu có thịnh vượng cho những nhà đầu tư thông minh. Quan điểm này được bổ sung bởi bản tính chống lại nguy cơ của ông. Buffett cho rằng tránh càng xa đầu cơ càng tốt, và nên hướng tới kiểu đầu tư mình-là-chủ-sở-hữu. Tính toán giá trị thực của một công ty là điều cần phải làm trước khi bắt đầu suy nghĩ tới việc có hay không một biên an toàn khả dĩ. Có thể tìm thấy một cách tránh rủi ro khác của Buffett trong thái độ của ông về nợ nần. Vấn đề của nợ nằm ở chỗ nếu sử dụng thái quá, nó có thể trở thành thảm họa khi thời gian trả nợ gần kề. Buffett thích giữ cho Berkshire dư dả tiền mặt nhất có thể. Buffett còn hạn chế rủi ro bằng cách ở trong cái gọi là “phạm vi hiểu biết” của mình. Bằng cách trung thành với điều mình biết, Buffett đã giảm bớt rủi ro của việc đưa ra một quyết định tồi dựa trên những hiểu biết và giả định sai lầm. Buffett quản lý rủi ro nhiều hơn bằng cách chủ yếu đầu tư vào các công ty có trụ sở ở Mỹ thay vì mua cổ phiếu của các công ty nước ngoài. Sự đầu tư nào cũng tiềm ẩn nguy cơ. Tuy nhiên, không cần phải mạo hiểm nhiều hơn mức cần thiết. Hãy đi theo sự chỉ dẫn của Buffett: • Đeo đuổi một hệ số an toàn thích hợp. • Tránh càng xa nợ càng tốt. • Ở trong vòng tròn năng lực của bạn. • Nghiên cứu trước khi đầu tư ở nước ngoài. Tập trung vào mặt tích cực của sự bi quan Chẳng nghi ngờ gì về việc Buffett là một người lạc quan bẩm sinh, nhưng ông lại rất thông thái trong việc nhận ra và tận dụng sự thật là những thời điểm bi quan có thể tạo ra những hoàn cảnh đem lại sự giàu có cho nhà đầu tư về lâu dài. Cố vấn của Buffett - Ben Graham đã viết về một nhân vật hư cấu có tên là “Ông Thị Trường” (Mr. Market): Nếu bạn nói không với ông ta một ngày thì không thành vấn đề - ông ta sẽ trở lại vào ngày hôm sau với một lời đề nghị khác. Buffett thích cách so sánh này, và đã nhắc nhở các nhà đầu tư rằng họ phải chịu trách nhiệm về Ông Thị Trường – chứ không phải ngược lại. Bạn không nên bị ảnh hưởng tâm lý quá nhiều trước những động thái đỏng đảnh của ông ta. Thái độ này cũng chính là điều đã giúp Buffett tránh được các giai đoạn quá khích và cuồng loạn. Để đảm bảo bạn không bị vướng vào chủ nghĩa bi quan không cần thiết, hãy nhớ: • Bình tĩnh, điềm đạm về các khoản đầu tư của bạn nói riêng và về thị trường nói chung. Hãy học cách không quá khích trước các dao động hoặc không gục ngã trước sự sụt giảm của thị trường. • Bạn chịu trách nhiệm về “Ông Thị Trường”. Đừng để ông ta bắt thóp bạn. • Trích lời Buffett: “Khi đầu tư, bi quan là bạn, khoan khoái là thù”. Nghiên cứu bao quát Buffett tin, và bạn cũng nên tin, rằng bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu trước khi mua cổ phiếu của một công ty nào đó. Chỉ biết mã chứng khoán niêm yết thôi là chưa đủ; bạn cần hiểu được công ty đó làm gì, kiếm tiền ra sao và ai là người điều hành công ty đó. Việc khảo sát này là phương cách hữu hiệu để xác định bạn đang xem xét một công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài và có đường hào kinh tế vững chãi, hay lại chỉ là một công ty nay-còn-mai-mất. Bạn không thể biết được tất cả những điều đó nếu bạn không nghiên cứu. Chúng ta có thông tin dễ dàng hơn nhiều so với Buffett ngày xưa khi ông bắt đầu đọc và nghiên cứu về các công ty. Nhờ có Internet, khả năng tiếp cận nhanh chóng, miễn phí đối với các thông tin tài chính của chúng ta ngày nay gần như là không giới hạn. Buffett phải trực tiếp tới Ủy ban Giao dịch chứng khoán để xem hồ sơ của các công ty. Ông nói “Đó là cách duy nhất để có được những thông tin đó”. Ông phải ra mặt và yêu cầu các tài liệu mà ông muốn về các công ty cụ thể từ thư viện của những công ty đó, và phải ngồi xuống, lần lượt đọc từng tí, từng tí một, và tự mình ghi chép. Ông bắt đầu thói quen này từ khi còn theo học trường kinh doanh Columbia, học hỏi từ thầy Ben Graham cách đào xới những khoản đầu tư tiềm năng. Để tận dụng tối đa khoảng thời gian bạn dành cho việc nghiên cứu (điều thực sự cần thiết để trở thành một nhà đầu tư vĩ đại), hãy: • Đọc, đọc và đọc. • Đừng quên vòng tròn năng lực của bạn. • Tránh thiên kiến xác nhận, hãy chủ động tìm kiếm thông tin ngược với kết luận của bạn, chứ đừng tìm kiếm những thông tin củng cố cho chúng. Phớt lờ áp lực xung quanh Có thể sẽ rất sợ hãi khi đi ngược lại những gì mà những nhà đầu tư khác đang làm. Để làm một người đi ngược trào lưu là rất khó. Kiên định với phân tích và niềm tin của bạn là điều tối quan trọng. Nếu không, bạn có thể sẽ từ bỏ, đầu hàng và giao phó bản thân cho một tương lai theo sau người khác, đầu tư vào điều mà tất cả mọi người đều đang đầu tư, làm những điều mà họ làm. Việc phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc đòi hỏi thời gian và công sức. Chỉ tính riêng năm 1999, chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones tăng 25% trong khi chỉ số Nasdaq cho khối ngành công nghệ nặng tăng vụt lên 86%. Tuy nhiên Buffett vẫn ngồi im bên lề, tin chắc rằng sự gia tăng của thị trường chẳng được hình thành dựa trên thứ gì khác ngoài những con kỳ lân, những cầu vồng sặc sõ. Ông đã không hề mua cổ phần của các công ty mạng cho Berkshire. Buffett phải hứng chịu những nghi ngờ về khả năng đầu tư cũng như phương pháp đầu tư ông áp dụng trong suốt giai đoạn này. Giá cổ phiếu của Berkshire cũng bị ảnh hưởng, khiến cho giới truyền thông càng có thêm lý do để khẳng định những ngày tươi đẹp nhất của Buffett đã lùi xa. Mặc dù bị hiểu lầm, bị nhạo báng, nhưng Buffett vẫn đứng vững. Ông nói: “bạn không thể làm tốt trong đầu tư nếu không suy nghĩ một cách độc lập. Và sự thật là bạn không đúng cũng không sai chỉ vì mọi người đồng tình với bạn. Bạn chỉ đúng vì con số và lập luận của bạn đúng. Đến cuối cùng, đó mới là điều quan trọng”. Buffett tin vào điều mà ông gọi là “thẻ điểm nội tâm” (inner scorecard). Về cơ bản, đó là một bộ khung để bạn sống đúng với những nguyên tắc và niềm tin của mình, và không hành động dựa vào việc người khác có đồng tình với bạn hay không. Bạn có thể học hỏi từ những bậc thầy, giống như Buffett đã, nhưng cuối cùng bạn vẫn cần phải phát triển hệ thống đầu tư của riêng bạn. Và bạn phải kiên định theo đuổi nó. Buffett có khoảng thời gian dài để hoàn thiện phần này trong khí chất của ông, và nó là phần quan trọng tạo nên thành công của ông. Hãy ghi nhớ những điều sau khi bạn bắt đầu cuộc hành trình của mình: • Sẵn sàng làm người đi ngược với mọi người, bất kể việc đó có khó chịu tới đâu. • Thuộc lòng câu nói của Buffett: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. • Sống đúng với thẻ điểm nội tâm của bạn. Học từ sai lầm Buffett là một huyền thoại, nhưng ông cũng không hoàn hảo. Ông cũng mắc sai lầm như tất cả chúng ta, và ông rất giỏi trong việc thừa nhận cũng như phân tích những sai lầm đó để rút ra điều gì có thể học hỏi được (thường theo cách rất hài hước và vô tư trong những bức thư gửi các cổ đông hàng năm). Ông có thể gạt cái tôi sang một bên để có cái nhìn lý trí điều gì đã sai. Buffett chia nhỏ sai lầm của mình thành sai lầm thực hiện, nghĩa là hành động ông đã thực hiện nhưng không đem lại kết quả như ông mong đợi, và sai lầm bỏ sót, hay hành động ông tiếc là đã không thực hiện. Tuy nhiên, Buffett đã từng nói rằng ông thấy buồn vì sai lầm bỏ sót hơn so với sai lầm do hành động của ông đem lại. Để tận dụng được tối đa những sai lầm của bản thân, và nỗ lực để những sai lầm đó không lặp lại, hãy nhớ: • Bạn sẽ mắc sai lầm. Tất cả chúng ta đều thế. Vậy nên đừng gục ngã khi bạn vấp ngã. • Đánh giá điều đã xảy ra. Bạn có bỏ lỡ điều gì không? Hay điều kiện thị trường thay đổi? • Nghĩ tới điều bạn có thể làm khác đi trong tương lai. Chẳng hạn, nếu bạn đã mua cổ phiếu của một công ty mà bạn không thực sự hiểu, hãy thề là sẽ không làm như thế nữa. Tiếp nhận ảnh hưởng phái nữ Việc thiếu testosterone thường khiến nữ giới ít sẵn sàng mạo hiểm hơn trong khi hành vi bầy đàn của nam giới do testosterone quy định lại có thể khiến thị trường cổ phiếu càng lao dốc mạnh hơn. Warren Buffett là một người đàn ông theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, sự thật là xung quanh ông có rất nhiều người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh. Có lẽ, ảnh hưởng của những người phụ nữ này đã khiến phần tính nữ của ông tỏa sáng. Susan Buffett - người vợ đầu tiên của ông; nhà báo Carol Loomis; nhà vô địch bài brit Sharon Osberg; góa phụ Katharine Graham; nữ doanh nhân người Nga Rose Blumkin; Susan Jacques và Cathy Baron – hai lãnh đạo doanh nghiệp là công ty con của Berkshire Hathaway… Ảnh hưởng của tất cả những người phụ nữ này lên Buffett cũng đa dạng như vai trò của họ trong cuộc sống của ông. Ông đánh giá cao và trân trọng họ. Chúng ta không thể nói chắc chắn rằng Buffett không thể trở thành nhà đầu tư như ông ngày hôm nay nếu không quen biết và có mối quan hệ với những người phụ nữ đó, nhưng có thể chắc chắn rằng ông hạnh phúc hơn vì điều đó. Duy trì kết quả liên tục, nhất quán Warren Buffett đã đầu tư từ khi mới chỉ là một cậu nhóc 11 tuổi, và đã tự quản lý tiền của mình một cách chuyên nghiệp kể từ năm 1956 (khi mới chỉ 25 tuổi). Trong suốt những năm điều hành công ty Buffett (Buffett Partnesshio) từ 1956 đến 1969, ông đã tăng doanh thu trước các khoản phí trung bình hàng năm lên mức đáng ngạc nhiên là 32%. Điều đó có nghĩa là với mỗi 10.000 đô la, một nhà đầu tư may mắn và hoặc có khả năng tiên đoán đã đầu tư cùng với Buffett từ khi bắt đầu giai đoạn đó đã kiếm được 300.000 đô la khi ông đóng cửa công ty. Hãy ghi nhớ những việc sau khi nghĩ tới hiệu quả đầu tư: • Hãy phớt lờ bất cứ người nào nói với bạn rằng đọc báo cũng giống như phân tích thông minh. • Phòng thủ tốt cũng giá trị như tấn công giỏi. • Hãy theo đuổi hệ thống hiệu quả và logic, và bạn cũng có thể tạo ra một bảng doanh thu dài ấn tượng. Coi trọng con người và các mối quan hệ Khi Buffett mua một công ty nào đó cho Berkshire, không như những người khác, ông không nhảy ngay vào và bắt đầu thực thi những nguyên tắc mới, thay đổi ban quản lý, và khuyến tung rắc rối lên. Ông mua một công ty khi ông tin tưởng vào ban quản lý hiện hành, và tin vào cách thức vận hành hiện tại của công ty – nếu không, ông đã tìm cơ hội ở nơi khác. Sẽ dễ dàng hơn để ngủ ngon mỗi đêm nếu bạn tin tưởng những người bạn làm việc cùng. Với Buffett, chỉ đơn giản là con người mới là điều quan trọng. Coi trọng và nuôi dưỡng các mối quan hệ với người khác là điều Buffett coi là sống còn đối với việc kinh doanh hiệu quả. Theo GS. Prem Jain của Trường đại học Kinh doanh McDonough ở Georgetown – tác giả cuốn sách “Buffett – Trên cả giá trị: Tại sao Buffett lại quan tâm tới tăng trưởng và quản lý khi đầu tư?”, đánh giá ban quản lý của một công ty hay đánh giá một CEO không phải việc dễ dàng, vì những phẩm chất cá nhân khác nhau có thể tạo ra thành công trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng bạn cần phải hỏi hai câu hỏi cơ bản: Thứ nhất, ban quản lý và vị CEO hiện tại có năng lực không? Thứ hai, những động lực quản lý có đồng nhất với lợi ích của cổ đông không? Để trả lời câu hỏi đầu tiên, cần xem xét tình hình hoạt động của công ty trong vài năm. Để trả lời câu hỏi thứ hai, cần kiểm tra số cổ phiếu mà CEO và những người quản lý hàng đầu công ty nắm giữ. Buffet nghi ngờ những CEO được thưởng một lượng quyền chọn lớn nhưng chỉ nắm giữ một lượng rất nhỏ cổ phiếu. Ngoài ra, ông cũng thích những CEO gắn bó lâu dài với công ty hơn, và thăng tiến từ chính nội bộ công ty. Trong sự nghiệp đầu tư của mình, bạn hãy ghi nhớ những điều sau: • Một doanh nghiệp không bao giờ mạnh hơn được người điều hành doanh nghiệp đó. • Hãy đọc về ban quản lý của những công ty bạn có ý định đầu tư vào. Hãy tìm những quản lý cấp cao thông minh, cởi mở, trung thành và công bằng mà bạn có thể ngưỡng mộ. • Đừng sợ đặt con người lên trên lợi nhuận; Buffett có sợ đâu. Hãy hỏi những bậc thầy Không phải ai cũng có may mắn được học với một bậc thầy đã được công nhận, nhưng Warren Buffet đã có được may mắn đó, khi được gần gũi với Ben Graham và David Dodd – hai tác giả của cuốn sách viết về đầu tư giá trị. Từ Graham, Buffett đã xây dựng được triết lý đầu tư cốt lõi của mình: Luôn mua với biên an toàn. Tuy nhiên, Buffett cũng rất khác Graham. Graham sở hữu rất nhiều công ty, trong khi Buffett lại cho rằng chỉ nên tập trung vào một số công ty. Ông cho rằng việc sở hữu nhiều cổ phiếu là dấu hiệu chứng tỏ bạn không thực sự hiểu mình đang làm gì, trong khi Graham lại cho rằng điều đó giúp giảm thiểu rủi ro. Vụ đầu tư của Buffett vào GEICO khi vừa tốt nghiệp đại học, và sau đó là trực tiếp đến trụ sở của Công ty ở D.C là ví dụ cụ thể cho sự khác biệt giữa Graham và Buffett về vấn đề đa dạng hóa. Trong khi Graham sở hữu một lượng nhỏ cổ phiếu của nhiều công ty, Buffett lại là người đặc biệt tin tưởng vào GEICO, tới mức đã rót ¾ số tiền trong danh mục đầu tư của mình vào công ty này. Vì thế, dù học hỏi từ những người đi trước là điều vô cùng quan trọng, bạn cũng đừng ngần ngại hỏi xem cách hành động của họ có phải là cách tốt nhất có thể không. Hãy nhớ rằng: • Học là quá trình không ngừng nghỉ, vì thế, ngay cả sau khi bạn nghĩ mình đã tìm ra được cách tốt nhất để đầu tư, hãy cứ tiếp tục học. • Một bậc thầy đầu tư nổi tiếng không có nghĩa là không có cách nào tốt hơn cách của họ. • Bạn sẽ không bị kết tội là báng bổ khi nghi ngờ bất kỳ ai, kể cả Warren Buffett. Hành động công bằng và có đạo đức Nguyên tắc của Buffet về điều cần tìm kiếm khi đánh giá chất lượng quản lý là tìm kiếm người công bằng và có đạo đức. Gần như mặc định, Buffet luôn tự mình hành xử theo cách đó. Một cách đặc biệt mà Buffet dùng để thể hiện ý tưởng về sự công bằng là ông tin rằng mọi cổ đông, bất kể cổ phần của người đó lớn hay nhỏ, đều xứng đáng được cập nhật thông tin về công ty vào cùng một thời điểm và theo cùng một cách như nhau. Điều này dường như là nguyên lý hiển nhiên, chứ không phải đặc biệt của riêng Buffett, nhưng trên thực tế, mọi việc ở phố Wall lại không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Nhiều công ty nhiều năm liền chỉ dành quyền ưu tiên cho các cổ đông lớn, cho các cổ đông là các thể chế, hay cho những nhà phân tích theo sát công ty của họ, và đóng sập cánh cửa trước những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Ngoài việc đảm bảo mọi người đều được nhận cùng một thông tin cùng một lúc, Buffett còn nỗ lực hết mình để cung cấp cho các cổ đông của mình càng nhiều thông tin càng tốt về cách thức Bershire hoạt động, đúng như những gì ông muốn nếu ông ở vào địa vị của họ. Warren Buffet thể hiện suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh thế này: “Sau khi nhân viên tuân thủ mọi nguyên tắc, tôi muốn họ tự hỏi bản thân xem họ sẽ như thế nào nếu ngày hôm sau họ thấy mình trên trang nhất của tờ báo địa phương, và rồi bạn đời, con cái và bạn bè họ đều đọc được bài viết của một phóng viên có tiếng về những hành động, toan tính của họ. Nếu làm theo bài trắc nghiệm này, họ sẽ không phải sợ một thông điệp khác tôi gửi đến họ: Làm mất tiền của công ty thì tôi có thể hiểu, thông cảm. Nhưng làm mất danh tiếng của công ty, dù chỉ là một chút, tôi cũng sẽ không nương tay”. Làm điều đúng đắn cho người khác, công bằng và có thái độ để tất cả mọi người đều thắng là cách tuyệt vời để tiếp cận đầu tư. Vì thế, hãy nhớ: • Bạn có thể vừa là người tốt vừa là người giàu; tốt và giàu không hề triệt tiêu lẫn nhau. • Hoàn toàn có thể tìm thấy những công ty mà nhân viên, cổ đông và khách hàng đều giành chiến thắng, và những công ty có thể đem lại những thương vụ đầu tư thắng lợi. • Hãy tìm kiếm các công ty có hoạt động truyền thống cởi mở, trung thực. Là một người chủ sở hữu, bạn xứng đáng được đối xử như thế. Nguyên tắc đầu tư cho người mới bắt đầu Cùng thống kê lại 8 đặc tính của các nhà đầu tư nữ: 1. Giao dịch ít. 2. Không thể hiện sự tự tin thái quá. 3. Cẩn trọng. 4. Ít lạc quan. 5. Dành nhiều thời gian và nỗ lực để nghiên cứu những khoản đầu tư có thể, cân nhắc mọi chi tiết và khía cạnh, đồng thời cân nhắc mọi quan điểm thay thế. 6. Miễn dịch với áp lực xung quanh. 7. Học từ chính sai lầm của bản thân. 8. Ít mạo hiểm. Và 3 “nguyên tắc Buffet”: 1. Coi trọng và nuôi dưỡng quan hệ với mọi người. 2. Hãy học từ những bậc thầy, nhưng cũng đừng ngần ngại nghi ngờ họ. 3. Hãy công bằng và hoạt động một cách có đạo đức. Như vậy, chúng ta đã mổ xẻ những đặc tính và khí chất làm nên nhà đầu tư Buffet, và chúng ta đã khám phá ra những đặc tính đầu tư mà những nhà đầu tư nữ thường có (và sử dụng để vượt trội hơn những nhà đầu tư nam giới). Cuối cùng, một lời khuyên dành cho tất cả những nhà đầu tư: chúng ta, cả nam giới và nữ giới, hãy coi đây là cơ hội để học hỏi lẫn nhau. Đối với phụ nữ, bạn có thể học hỏi từ nam giới cách hành động thay vì chờ đợi để bắt đầu. Phụ nữ không chỉ bắt đầu muộn hơn mà còn kiếm được ít hơn. Đàn ông thường sẵn sàng vào cuộc hơn phụ nữ, và chúng ta cần thay đổi điều đó. Nam giới hãy biết, nhân tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong đầu tư dài hạn là có khí chất thích hợp. Và đàn ông, trong khi có xu hướng dễ hành động hơn, lại thường hành động quá nhiều, và rất có thể phá hoại cơ hội của mình. Vì vậy, hãy bớt mạo hiểm, hãy giảm bớt sự tự tin thái quá! Suy cho cùng, thực tế, Buffett không phải là một phụ nữ, nhưng ông lại đầu tư như một người phụ nữ và bạn cũng có thiên hướng bẩm sinh để theo bước ông.[/quote]
[YOUTUBE]Put YouTube URL in Here[/YOUTUBE]
[VIMEO]http://www.vimeo.com/xxxxxxx[/VIMEO]
[GOOGLEWIDGET]<script src="url"></script>[/GOOGLEWIDGET]
[SPOILER]Put Spoiler Text in Here[/SPOILER]
[USERLINK]Put User Name Here[/USERLINK]
Plain Text
ActionScript3
Bash(shell)
ColdFusion
C#
C++
CSS
Delphi
Diff
Erlang
Groovy
JavaScript
Java
JavaFX
Perl
PHP
PowerShell
Pyton
Ruby
Scala
SQL
Visual Basic
XML
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
Xem trước
gửi
Cancel
Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN ĐÌNH THẮNG
Đã gửi:
04/08/2015 lúc 12:59:36(UTC)
Những bài học từ WB luôn hữu ích cho bất kỳ nhà đầu tư nào :D
PHẠM HỒNG HIẾU
Đã gửi:
18/06/2013 lúc 01:31:59(UTC)
Originally Posted by: Gái Việt- Phong cách Việt
Nhập môn em không có kiến thức về chứng khoán nhưng cũng ham zui mua mấy con, giờ nó xuống giá vèo vèo nhưng quyết tâm không bán. Đọc hết bài của anh 3 điều về W.B thấy mình đang đi đúng với cái tâm. Em đầu tư ít nên theo 3 phương châm:
1. lỗ sặc máu, chết bỏ không bán
2. ít nhất là huề giá mới bán không là giữ hoài
3. + 20% là mục tiêu [ tham lam quá]
P/s: WB invests like a girl - I am a girl.
đúng là phong cách chị Út tịch: Còn cái lai quần cũng... ko bán
nhưng mục tiêu 20% trong bao lâu chứ cố thủ trong vòng 20 năm thì ko ổn
NGUYỄN VĂN DŨNG
Đã gửi:
18/06/2013 lúc 12:03:54(UTC)
Lỗ thì không bán: như vậy là sẽ không lỗ, chỉ có Hòa và Phát thôi
Nhưng ít ra cũng nên chọn mấy công ty sẽ không biến mất trong một vài năm nhé
NGUYỄN THỊ THANH HOA
Đã gửi:
18/06/2013 lúc 11:51:48(UTC)
Nhập môn em không có kiến thức về chứng khoán nhưng cũng ham zui mua mấy con, giờ nó xuống giá vèo vèo nhưng quyết tâm không bán. Đọc hết bài của anh 3 điều về W.B thấy mình đang đi đúng với cái tâm. Em đầu tư ít nên theo 3 phương châm:
1. lỗ sặc máu, chết bỏ không bán
2. ít nhất là huề giá mới bán không là giữ hoài
3. + 20% là mục tiêu [ tham lam quá]
P/s: WB invests like a girl - I am a girl.
PHẠM VIỆT DŨNG
Đã gửi:
15/06/2013 lúc 11:21:42(UTC)
Originally Posted by: phuonghoanglua
Originally Posted by: Pvd
Ngoài ra
tớ tưởng Lửa nhiều tiền nên
"oánh" bạt mạng
, không sợ chết. Hóa ra cũng ít tiền, phải "tích cóp".
Tớ cũng vậy, vốn quá ngắn, làm không đủ ăn... Nhưng tớ không chơi kiểu "được ăn cả, ngã về không". Quan điểm của tớ là không nặng về tích cóp mà là quyết tồn tại và kiên trì luyện chưởng trong cái TT như thế này. Nếu thành công thì khi KT và TTCK hồi phục chẳng có lý gì ta lại không thắng, lúc ấy nói đến chuyện "tích cóp" cũng chưa muộn.
Mà có làm được hay không thôi, chứ:
Lửa mỗi năm ăn đều 100% xem
(không cần hơn!) - chắc chắn - chẳng vay cũng sẽ có người mời đấy
Oánh bạt mạng thì hơi quá chỉ là tớ thử sức ở tất cả trường hợp để rút tỉa kinh nghiệm
Vốn ở đây với tớ ko chỉ đơn giản là tiền mà còn là kinh nghiệm và uy tín
Dĩ nhiên làm sao tớ phải tồn tại đứng vững và kiếm được lời (được 100% thì quá tốt
), khi đó có thể:
+Tự tăng số tiền của mình lên.
+Thêm kinh nghiệm đảm bảo đứng vững trước sóng gió thương trường.
+Tạo niềm tin ở người thân xung quanh (để có sự ủng hộ về tinh thần và tiền bạc khi cần)
Ok!
Miễn là:
Lửa mỗi năm ăn đều 100% xem
- không phải sau mỗi lần "lên tàu" mà là 100%/năm, ổn định!
Và thực ra nếu vẫn luôn thua thị trường mà vẫn mang rất nhiều tiền vào để "ăn thua" với thiên hạ thì càng nhiều tiền ...càng dại
PHẠM HỒNG HIẾU
Đã gửi:
15/06/2013 lúc 06:13:13(UTC)
Originally Posted by: Pvd
Ngoài ra
tớ tưởng Lửa nhiều tiền nên
"oánh" bạt mạng
, không sợ chết. Hóa ra cũng ít tiền, phải "tích cóp".
Tớ cũng vậy, vốn quá ngắn, làm không đủ ăn... Nhưng tớ không chơi kiểu "được ăn cả, ngã về không". Quan điểm của tớ là không nặng về tích cóp mà là quyết tồn tại và kiên trì luyện chưởng trong cái TT như thế này. Nếu thành công thì khi KT và TTCK hồi phục chẳng có lý gì ta lại không thắng, lúc ấy nói đến chuyện "tích cóp" cũng chưa muộn.
Mà có làm được hay không thôi, chứ:
Lửa mỗi năm ăn đều 100% xem
(không cần hơn!) - chắc chắn - chẳng vay cũng sẽ có người mời đấy
Oánh bạt mạng thì hơi quá chỉ là tớ thử sức ở tất cả trường hợp để rút tỉa kinh nghiệm
Vốn ở đây với tớ ko chỉ đơn giản là tiền mà còn là kinh nghiệm và uy tín
Dĩ nhiên làm sao tớ phải tồn tại đứng vững và kiếm được lời (được 100% thì quá tốt
), khi đó có thể:
+Tự tăng số tiền của mình lên.
+Thêm kinh nghiệm đảm bảo đứng vững trước sóng gió thương trường.
+Tạo niềm tin ở người thân xung quanh (để có sự ủng hộ về tinh thần và tiền bạc khi cần)
ĐINH VIẾT HUY
Đã gửi:
15/06/2013 lúc 01:31:05(UTC)
Bác DVD nói chuẩn, nghèo thì phải biết tích cóp tích cóp đầu tư có lãi thì sau vài năm bác sẽ có khoản tiền không nhỏ.
PHẠM VIỆT DŨNG
Đã gửi:
14/06/2013 lúc 10:49:32(UTC)
Originally Posted by: phuonghoanglua
Originally Posted by: Pvd
Bài học rút ra là:
- Để trở thành NĐT hoàn hảo ta cần nữ tính hóa thêm một chút
Pvd hiểu sai ý 3 điều ùi
Ý 3 điều khuyên anh em chúng mình bớt háo thắng tham gia trading ngắn hạn liên tục mà phải biết kiên nhẫn chờ thời như 3 điều
thực ra tớ cũng từng suy nghĩ đến điều này
nhưng xét về yếu tố thành công phải nói đến "Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa"
về nguyên tắc phải có cả 3 yếu tố nhưng tùy theo mỗi người có yếu tố nào trội hơn hẳn:
ví như Tào Tháo nắm Thiên thời (vẫn phải mua chuộc lòng người, vẫn chiếm những vùng đất phì nhiêu màu mỡ)
còn Tôn Quyền nắm Địa lợi và Lưu Bị nắm Nhân hòa (vẫn cần 2 yếu tố còn lại)
Warren Buffett tuy là nói tay trắng làm nên sự nghiệp chứ thật ra có cả: Địa lợi và Nhân hòa
+ Địa lợi: kế thừa sự nghiệp gia đình (công ty chứng khoán của ông già)
+ Nhân hòa: cũng xuất phát từ địa lợi trên chưa kể bằng cấp về kinh doanh mà tạo được chút uy tín huy động được vốn của người quen
Còn ví như tớ (dân tay ngang) về Địa lợi (tiền ko có bi nhiu), về Nhân hòa (huy động vốn chẳng ai cho mượn)
đành học theo Tào tháo chớp lấy cái Thiên thời đánh nhanh thắng nhanh, được làm vua thua làm giặc vậy
Kiểu đầu tư của WB ko chỉ đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm (có cơ hội nắm bắt thông tin của các công ty) mà còn là kiểu đầu tư của người nhiều vốn nhàn rỗi
tớ cũng mong sẽ được như vậy khi tích cóp đủ vốn (Tào Tháo khi chiếm được Hứa Đô thì cũng chú trọng về củng cố thực lực Nhân hòa, Địa lợi thui, Thiên thời đâu phải lúc nào cũng có)
Tớ đâu có hiểu sai ý Ba Điều
Nhưng tớ thích hiểu theo cách của tớ - Cho ...giui
Còn 3 cái Thiên thời Địa lơi Nhân hòa của Lửa thì - thực sự - tớ luận hơi khác
Địa lợi theo tớ là vấn đề đầu tiên, ấy là ...tiền
Người nhiều tiền có thể đánh theo mọi cách nhưng người ít tiền chỉ có thể đánh theo cách nhà nghèo thôi.
Nhân hòa ấy là biết chiều thị trường, hiểu ý đám đông hay hòa hợp với "tâm lý thị trường" cũng vậy. Người ta nói thị trường luôn đúng, thực ra là nói đến quan điểm tổng hòa của đám đông.
Còn thiên thời - ấy là tin, biết tin sớm, phân tích đúng thì thắng; Mù tịt không biết gì mà tin tốt rơi vào CP của mình thì tự dưng vớ bẫm, còn chẳng may tin sấu rơi chúng đầu thì toi là chắc
Ngoài ra
tớ tưởng Lửa nhiều tiền nên "oánh" bạt mạng, không sợ chết. Hóa ra cũng ít tiền, phải "tích cóp".
Tớ cũng vậy, vốn quá ngắn, làm không đủ ăn... Nhưng tớ không chơi kiểu "được ăn cả, ngã về không". Quan điểm của tớ là không nặng về tích cóp mà là quyết tồn tại và kiên trì luyện chưởng trong cái TT như thế này. Nếu thành công thì khi KT và TTCK hồi phục chẳng có lý gì ta lại không thắng, lúc ấy nói đến chuyện "tích cóp" cũng chưa muộn.
Mà có làm được hay không thôi, chứ: Lửa mỗi năm ăn đều 100% xem (không cần hơn!) - chắc chắn - chẳng vay cũng sẽ có người mời đấy
CAO THẾ KIÊN
Đã gửi:
14/06/2013 lúc 10:33:27(UTC)
Chớ đem thành bại luận anh hùng các bác em
hé hé hé...
CAO THẾ KIÊN
Đã gửi:
14/06/2013 lúc 10:30:16(UTC)
Đánh nhanh thắng nhanh được làm vua thua làm giặc là cách nghĩ của Trương Giác chứ không phải của Tào Tháo.
Thật ra Tào Tháo - Lưu Bị - Tôn Quyền ai cũng có thiên thời địa lợi nhân hòa cả. Ít vất vả nhất có lẽ là Tôn Quyền, vốn có Tôn Kiên Tôn Sách để lại chớ không phải tay trắng làm nên như 2 bạn kia nhưng rốt cuộc đầu tư không sinh sôi thêm chút nào, kể ra đúng là người kém nhất.
Thành bại nhiều cũng do hên xui nữa, như Soros, Buffet hay Alwaleed người từng biến vụ giải cứu Citibank thành thương vụ đầu tư thuộc loại thành công nhất trong lịch sử, nói cho cùng chắc gì đã giỏi hơn Nicolas Leeson, người làm Barings sụp đổ?!?
Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
Điều khoản và Quy tắc hoạt động Diễn đàn
|
Mạng lưới giao dịch
|
Liên hệ