Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
LÊ THỊ BÍCH HẰNG Đã gửi: 22/04/2013 lúc 03:03:32(UTC)
 
Với nhận định tình hình vĩ mô quý 2 về cơ bản không có nhiều đột biến nền kinh tế dường như đang ở trong quá trình tích lũy để đi lên và thời gian để nền kinh tế tích lũy động lực có thể là dài
Chỉ số PMI sản xuất tháng 3 đạt 50,8 điểm, mức cao nhất trong vòng 23 tháng gần đây, cho thấy nền ngành sản xuất đang có dấu hiệu của sự hồi phục.
CPI quý 2 khả năng vẫn được kiềm chế lý do chính là tăng trưởng tín dụng thấp, mức cung tiền thấp=> CPI khó tăng đột biến.
Tỷ giá khả năng tiếp tục ổn định trong quý hai do cung cầu ngoại tệ ổn định. Hai năm gần đây quản lý ngoại hối thắt chặt hơn hạn chế tình trạng đầu cơ găm ngoại tệ, ngoài ra sức mua giảm nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa giảm khiến cầu ngoại tệ giảm. Về cung ngoại tệ trong 3 tháng đầu năm, theo tổng cục thống kê vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được cấp phép đạt 2927 triệu USD tăng hơn so với mức 2267,4 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái
Mặc dù lãi suất giảm nhưng nợ xấu vẫn là bài toán chưa được giải quyết triệt để => tăng trưởng tín dụng chậm => đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn bị thu hẹp. Nền kinh tế trì trệ kéo dài khiến so số lượng doanh nghiệp phá sản ngày một tăng đồng thời số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm đáng kể, mặc dù chính phủ đang có các biện pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp, như gia hạn thời gian nộp thuế, tiếp tục điều hành giảm lãi suất huy động đặc biệt đề suất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25%->23% và còn 20% đối với một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên những tác động của các chính sách này mang tính chất dài hạn hơn là ngắn hạn và kết quả của các chính sách này khó có thể phản ánh trong quý 2.

Xét về phuơng diện phân tích kỹ thuật:

Nếu đem so sánh sóng tăng từ đầu năm 2012 (tăng khoảng 165 điểm) và sóng tăng đầu năm 2013 (khoảng 170 điểm) thì hai con sóng này khá đồng đều về thời gian tăng và độ tăng.
Trong trung hạn: Vn-Index đang chịu tác động của mô hình hai đỉnh theo mô hình này thì Vn-Index tiếp tục xu thế giảm điểm và có thể giảm về để kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 430 trước khi chuyển sang xu thế mới.
Trong ngắn hạn: ngưỡng hỗ trợ 460-465 có thể hỗ trợ thành công cho Vn-Index, Vn-Index sẽ tăng nhẹ và có thể gặp khó khăn tại đâu đó quanh ngưỡng 480. Sau vài phiên kiểm tra không thành công vùng này, xu thế giảm lại quay trở lại chi phối vận động của Vn-Index. Theo giả định này mô hình vai đầu vai có thể được hình thành với vai phải ở vùng 480-485.
Với nhận định tình hình vĩ mô quý 2 không có nhiều đột biến nên tôi mạnh dạn đưa ra kịch bản của Vn-Index trong quý 2 như sau:
Sau một thời gian tăng điểm dài Vn-Index đã lập đỉnh tại vùng 515-518 và chuyển sang xu thế giảm điểm để hoàn bù cho đợt tăng mạnh trước đó là hoàn toàn hợp lý. Mức giảm đối đa cho đợt hoàn bù này là mức 430.
Đầu quý Vn-Index tiếp tục trong quá trình giảm hoàn bù cho đợt tăng mạnh từ 375-518 với mức giảm tối đa có thể về vùng 430, sau đó Vn-Index sẽ tăng nhẹ do có dòng tiền đầu cơ tham gia thị trường khi nhận thấy Vn-Index đã rơi về vùng giá hấp dẫn và mức tăng này sẽ gặp khó khăn ở đâu đó vùng 485-490. Do không có sự chuyển biến nhiều từ tinh hình vĩ mô, nên dòng tiền bền vững khó tham gia thị trường, tuy nhiên dưới sự hỗ trợ của khối đầu tư ngoại thông qua việc giữ mặt bằng giá cao cho các cổ phiếu Bluechips nên khả năng thị trường sẽ chuyển sang xu thế đi ngang tích lũy động lực cho một đợt tăng mới có thể xuất hiện vào cuối năm. Khoảng điêm giao động cho qúy 2 là 430-520



Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.