Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGÔ ANH TUẤN Đã gửi: 10/08/2012 lúc 10:48:36(UTC)
 
Tạm biệt USD…
Tỷ giá ổn định suốt thời gian dài. Một vài con sóng nhỏ gợn lên rồi lặng. Trước thực tế này, nhiều người đã nói lời tạm biệt USD, khi cân nhắc lợi ích nắm giữ...

.
ĐINH VIẾT HUY Đã gửi: 07/08/2012 lúc 09:39:13(UTC)
 
Em nghĩ chứng khoán vẫn được ưu tiên tốp 1 kiểu gì từ giờ tới cuối năm cũng phải có 1 đợt sóng lớn nữa, đầu tư hết đợt sóng thấy lãi nhiều rồi bán hết chuyển tiền qua gửi tiết kiệm, và đầu tư ngoài đời sang năm tới thị trường về đáy chuyển tiền vào mua tiếp. đó là cách đầu tư của em và cũng kiếm được trung bình 1 năm trên 50%. Bác nào theo thị trường cả năm giỏi nhất cũng chỉ kiếm được khoảng 30% là quá giỏi.
NGUYỄN MAI HỒNG Đã gửi: 07/08/2012 lúc 02:10:33(UTC)
 
loser Nếu như bạn nào ý định gửi tiết kiệm 6 tháng trở lên thì theo mình nên mua các mã: ACC, BMC, HGM, HAD, TAG, TCT. Các mã DN này hiện không phải chi phí vốn vay tín dụng, cổ tức kế hoạch cao hơn lãi xuất tín dụng. Như vậy lợi tức tích lũy (ESP) còn cao hơn nữa...

Mua và giữ dài hạn các CP trên hưởng cổ tức cao hơn lãi xuất TD. Khi TT hồi phục, bán CP sẽ hưởng tiếp lợi nhuận tích lũy trên giá CP chắc chắn là biện pháp đầu tư hay hơn gửi tiết kiệm.

Tất nhiên, chỉ khi TT tiếp tục xấu thì mới phải giữ dài hạn, còn TT tốt lên trong trung hoặc ngắn hạn, thanh khoản trở lại ta có thể bán kiếm lời bất cứ lúc nào để rút ra và lướt sóng tiếp – nếu muốn.

sleepy Các bạn phân tích thêm xem có hợp lý không!?

(Trong thực tế mình thấy BMC có “nguy cơ” nóng vì các NĐT nhóm KS đang dồn vào mã này; ACC cũng vậy vì doanh thu và lợi nhuận hai quý đầu năm của nó đều đột biến – và nếu bộ GT quyết định làm đường bằng Beton xi măng – thì các CT beton chắc chắn không lo thiếu việc!)big grin
LÊ THỊ BÍCH HẰNG Đã gửi: 07/08/2012 lúc 11:04:21(UTC)
 
Originally Posted by: Client39802 Go to Quoted Post
đã đầu tư phải có rủi ro! bất kỳ kênh đầu tư nào cũng vậy.

Chấp nhận thì đầu tư còn không thì cất tiền trong tủ. Vừa đầu tư vừa sợ sệt nghe chừng buồn cười lắm.

Theo tôi, ai am hiểu và yêu thích lình vực nào thì đầu tư lĩnh vực ấy.

CK vẫn là sự lựa chọn của tôi.



Dựa theo những nhận định mang tính chủ quan. Tôi xin phép được trả lời:
Tôi thử làm 1 phép so sánh giữa kênh chứng khóan và các kênh đầu tư còn lại như sau:
Vàng-chứng khoán:Vàng: Khả năng tăng giá của vàng trong nửa cuối năm 2012 vẫn rất cao, do khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trên toàn cầu sẽ khiến cho nhu cầu về vàng tăng. Do đó vàng có thể quay trở lại kiểm tra đỉnh cũ 1895USD/ouce. Dưới tác động của vàng thế giới thì trong năm 2012 giá vàng trong nước cũng có khả năng quay trở về kiểm tra đỉnh cũ ở mức 49 triệu đồng/lượng, tuy nhiên với các chính sách thắt chặt của của chính phủ cho lĩnh vực kinh doanh vàng thì khả năng tăng mạnh ở nửa cuối năm khó có thể xảy ra.
Làm một phép so sánh đơn giản, giả sử năm 2012 vàng thế giới và vàng trong nước tiếp tục tăng do những bất ổn của kinh tế thế giới, thì mức cao nhất có thể đạt được trong năm 2012 quay lại kiểm tra đỉnh cũ vào khoảng 1895 USD/ouce và 49 triệu VND/lượng, nếu như vàng chuyển sang xu thế giảm điểm thì thấp nhất trong năm khoảng 1400 USD/ouce và 35 triệu VND/lượng theo Fibonacci 38.2.
Nhìn vào bảng phía dưới có thể thấy rủi ro khi đầu tư vào vàng trong nước và chứng khoán là khá tương đương. Tuy nhiên lợi suất có thể đem lại từ kênh chứng khoán cao hơn so với lợi suất có thể đem lại từ vàng.

Thời điểm VN-Index Vàng (TG) (USD) Vàng (VN) (triệu đồng)
Đầu năm 2009 235 850 18
7/8/2012 425 1600 43
cao nhất 2012 540 1895 49
thấp nhất 2012 380 1400 35
Rủi ro -10,5% -12,5% -18%
Cơ hội 27% 18,4% 13,9%
Tỉ giá USD-chứng khoán: Với mức áp dụng tỷ giá thay đổi không quá 3% trong năm 2012 thì với lãi suất gửi tiết kiệm USD dao động xung quanh khoảng 4%. Mức lợi suất tốt có thể đạt được cho kênh đầu tư vào USD chỉ khoảng 7% trong năm 2012, do đó không thực sự hấp dẫn nếu đem so với kênh đầu tư vào chứng khoán.
VN-Index Tỷ giá USD
Rủi ro -10,5% -3%
Cơ hội 27% 7%
Gửi tiết kiệm - Chứng khoán: Với lãi suất trần huy động là 9% và khả năng có giảm cũng giảm nhẹ khoảng 1% trong vòng 6 tháng tới. Thông thường thời gian trước đây các ngân hàng thường có chính sách riêng với khách hàng lớn. Nhưng do các biện pháp hành chính nghiêm khắc của chính phủ nên việc đi đêm với khách của ngân hàng trở nên rất khó khăn và hầu như rất ít ngân hàng thực hiện việc này. Nên nếu đem tiền gửi tiết kiệm thì lợi suất tối đa của kênh đầu tư này khoảng 9%năm và ít rủi ro. Tuy nhiên nếu đem đầu tư vào chưng khoán thì lợi suất mang lại tương đối cao nhưng rủi ro cũng cao hơn.
VN-Index Lãi suất
Rủi ro -10,5% Gần như không có rủi ro
Cơ hội 27% 9%
Bất động sản - chứng khoán: Nửa cuối năm 2012 khả năng thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, do hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài và không có khả năng trả nợ, do đó khả năng vay mới là rất khó xảy ra. Đồng thời do tâm lý chờ đợi thị trường tiếp tục giảm sâu nên khó có khả năng có dòng tiền mạnh vào thị trường nửa cuối năm. Như nhận định của chúng tôi thị trường bất động sản thường có độ trễ so với chứng khoán, ngoài ra tính thanh khoản của chưngs khoán tốt hơn, vốn ít hơn nên hấp dẫn hơn. Vì thời điểm cuối năm chưa phải là thời điểm thị trường bất động sản tăng mạnh để có thể đổ vào một lượng tiền lớn rồi rút ra ngay. Ngoài ra cung của thị trường bất động sản đang khá nhiều, đặc biệt là phân khúc chung cư, nên có thể nói chưa có sóng lớn cho bất động sản nửa cuối năm nay.


PHAN MỸ HẠNH Đã gửi: 07/08/2012 lúc 10:09:54(UTC)
 
Nói như bác thì là quan điểm cá nhân. Bác thích thì chơi, chứ ko quan tâm đến yếu tố lợi nhuận/rủi ro. Như vậy cả bác và chị Hằng đều là những người “risk appetite”, ưu rủi ro và mạo hiểm bởi điều đó sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, cái mà chúng ta bàn luận ở đây là kênh đầu tư nào hiệu quả nhất. Mà hiệu quả nhất phải phù hợp với risk appetite của từng người. Mức độ chấp nhận rủi ro của từng người là khác nhau. Thông thường chúng ta sẽ bỏ vốn vào nhiều nơi, lựa chọn được kênh nào hiệu quả nhất và mức chấp nhận rủi ro của từng kênh được lượng hóa sẽ giúp cho nhà đầu tư “ vận hành” vốn của mình tốt nhất.
ĐOÀN MẠNH HÙNG Đã gửi: 06/08/2012 lúc 05:01:01(UTC)
 
đã đầu tư phải có rủi ro! bất kỳ kênh đầu tư nào cũng vậy.

Chấp nhận thì đầu tư còn không thì cất tiền trong tủ. Vừa đầu tư vừa sợ sệt nghe chừng buồn cười lắm.

Theo tôi, ai am hiểu và yêu thích lình vực nào thì đầu tư lĩnh vực ấy.

CK vẫn là sự lựa chọn của tôi.
PHAN MỸ HẠNH Đã gửi: 06/08/2012 lúc 03:04:48(UTC)
 
"...theo quan điểm cá nhân chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất của nửa cuối năm 2012 so với các kênh còn lại."
Theo cá nhân của chị thì chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong thời gian này xét theo khía cạnh lợi nhuận, vậy thì xét theo khía cạnh mức rủi ro lớn nhất có thể xảy ra, theo cá nhân chị kênh nào là có thể xảy ra rủi ro lớn nhất?
cám ơn.
PHAN MỸ HẠNH Đã gửi: 06/08/2012 lúc 02:56:59(UTC)
 
Xin hỏi chị hằng; Với các kênh đầu tư chị kể trên, có thể lượng hóa được để đánh giá xem kênh nào hiệu quả hơn kênh nào tại các thời kì kinh tế khác nhau được ko? cám ơn.
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 06/08/2012 lúc 11:12:07(UTC)
 
Originally Posted by: Tham lam là bản chất của tôi! Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Theo mình thì nên còn một kênh nữa ngoài các kênh trên, ấy là kênh "chú ẩn".
Vì Vàng có đặc tính đa dạng về hình thức: Bản chất là hàng hóa, nhưng nếu dùng làm trung gian cho giao dịch hàng hóa, nó là "tiền". Để đầu cơ thì nó là "hàng hóa", còn để tích trữ nó lại giống như BĐS.
Hiện tại nhiều NĐT chưa biết đầu tư vào đâu nên mua vàng tích trữ. Tài chính "đọng" ở khoản này khá nhiều.



Tôi cũng nghĩ như bạn, vì người cầm tiền vẫn đang rất thận trọng và tiền chỉ chảy vào thị trường khi hướng đi lên của thị trường thực sự rõ ràng cool



Hiện có nhiều người muốn rút khỏi CK để gửi tiết kiêm cho an toàn. Trong trường hợp này theo mình nên đầu tư vào các mã có tài chính an toàn và cơ bản tốt.

Cụ thể theo mình nên mua các mã: ACC, BMC, HGM, HAD, TAG, TCT. Các DN này hiện không phải chi phí vốn vay tín dụng, cổ tức kế hoạch cao hơn lãi xuất tín dụng. Như vậy lợi tức tích lũy (ESP) còn cao hơn nữa...

Mua và giữ dài hạn các CP trên hưởng cổ tức cao hơn lãi xuất. Khi TT hồi phục, bán CP sẽ hưởng tiếp lợi nhuận tích lũy trên giá CP chắc chắn là biện pháp đầu tư hay hơn gửi tiết kiệm.

Tất nhiên, chỉ khi TT tiếp tục xấu thì mới phải giữ dài hạn, còn TT tốt lên trong trung hoặc ngắn hạn, thanh khoản trở lại ta có thể bán kiếm lời bất cứ lúc nào để rút ra và lướt sóng tiếp – nếu muốn.

(Trong thực tế mình thấy BMC có “nguy cơ” nóng vì các NĐT nhóm KS đang dồn vào mã này; ACC cũng vậy vì doanh thu và lợi nhuận hai quý đầu năm của nó đều đột biến).

NGUYỄN NGỌC TUYỀN Đã gửi: 04/08/2012 lúc 08:40:16(UTC)
 
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Theo mình thì nên còn một kênh nữa ngoài các kênh trên, ấy là kênh "chú ẩn".
Vì Vàng có đặc tính đa dạng về hình thức: Bản chất là hàng hóa, nhưng nếu dùng làm trung gian cho giao dịch hàng hóa, nó là "tiền". Để đầu cơ thì nó là "hàng hóa", còn để tích trữ nó lại giống như BĐS.
Hiện tại nhiều NĐT chưa biết đầu tư vào đâu nên mua vàng tích trữ. Tài chính "đọng" ở khoản này khá nhiều.



Tôi cũng nghĩ như bạn, vì người cầm tiền vẫn đang rất thận trọng và tiền chỉ chảy vào thị trường khi hướng đi lên của thị trường thực sự rõ ràng cool

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.