Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
TRẦN QUANG VINH Đã gửi: 06/11/2015 lúc 11:08:04(UTC)
 
Originally Posted by: Phùng Thị Minh Phúc Go to Quoted Post
Mặc dù TPP vẫn có những khó khăn trong quá trình ký kết để được thông qua nhưng những cổ phiếu được dự báo hưởng lợi khi TPP được ký kết đã có những biến động giá tốt thời gian qua như: TCM, TNG, FMC, HVG, TTF


Trong nhóm dệt may các bác chú ý cổ phiếu TNG đang có đà tăng trưởng khá tốt trong vài năm gần đây. Mới đây TNG đã xây dựng chuỗi liên kết với một số doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực Thái Nguyên. Hướng đi này có thể giúp công ty vững vàng hơn khi đi ra biển lớn TPP và thực hiện được các đơn hàng lớn hơn.
Khuyến nghị MUA với giá tối đa 27.000 đ/cp cho danh mục trung hạn. Giá mục tiêu: 33.500 đ/cp

PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 28/09/2015 lúc 09:41:44(UTC)
 
Mặc dù TPP vẫn có những khó khăn trong quá trình ký kết để được thông qua nhưng những cổ phiếu được dự báo hưởng lợi khi TPP được ký kết đã có những biến động giá tốt thời gian qua như: TCM, TNG, FMC, HVG, TTF
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 28/09/2015 lúc 09:39:52(UTC)
 
Originally Posted by: Phùng Thị Minh Phúc Go to Quoted Post

Ngành dệt may

TNG - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Doanh thu thuần tháng 4 của công ty đạt 115 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng đạt 412 tỷ. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu gần 80% nên lợi nhuận gộp đạt 23,1 tỷ. Các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng 4 lần lượt là 4,2 tỷ ; 2,3 tỷ và 10,4 tỷ.

Kết quả cuối cùng, công ty đạt gần 5,7 tỷ lợi nhuận sau thuế trong tháng 4. Lũy kế 4 tháng đạt gần 17 tỷ đồng. EPS đạt 967 đồng.



KQKD 6T/2015 của TNG:

Kết quả kinh doanh quý 2 ghi nhận doanh thu 500 tỷ, cao hơn 56% so với 320 tỷ cùng kì năm trước, trong khi LNST đạt được 19 tỷ, cao hơn 46%.
Trong khi kết quả kinh doanh 6T/2015 doanh thu đạt 797, cao hơn 51,8%, lợi nhuận đạt được 34,3 tỷ, cao hơn 71,5% so với cùng kì năm trước.
Kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng đột biến chủ yếu là do gia tăng sản lượng bán hàng từ nhà máy Đại Từ mới đi vào hoạt động.
Đầu tư dây chuyền mới: Vào tháng 2/2015, nhà máy Đại Từ đã đi vào hoạt động, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho khách hàng, khi TNG đã hoạt động với hơn 80% công suất hoạt động. Ngoài ra công ty còn có kế hoạch mở rộng hoạt động như sau:

Các dự án mở rộng này sẽ được công ty thực hiện theo tỷ lệ 70% vốn vay ngân hàng và 30% vốn vay đối ứng.
Kế hoạch mở rộng hoạt động các mảng kinh doanh mới: TNG cũng bắt đầu triển khai mảng thời trang TNG fashion vào năm 2014, mảng kinh doanh này đóng góp không đáng kể vào doanh thu, công ty định hướng sẽ lỗ trong 3 năm ở mảng kinh doanh này để tập trung phát triển thương hiệu và thị trường.
Đầu tư hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP:TNG đã đầu tư vào hệ thống quản lý doanh nghiệp, với mục tiêu cắt giảm được 10%-15% chi phí quản lý, hệ thống này cho phép các doanh nghiệp khách hàng có thể đặt hàng sản phẩm công ty một cách trực tiếp, do vậy công ty có thể giảm bớt số lượng nhân sự ở các vị trí thực hiện các công việc hỗ trợ khách hàng.
Cổ tức: Công ty dự kiến mức chi trả cổ tức trong giai đoạn 2015-2020 là 16%.
Nhận định:
TNG là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh theo hình thức may gia công, do vậy 2 chi phí chính tác động đến hoạt động của TNG là nguyên liệu(bông, vải, sợi, cúc áo,.) và chi phí nhân công. Nguồn nhân công giá rẻ ở thời điểm hiện tại đang hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng lương tối thiểu trong tương lai sẽ làm nhòa đi lợi thế nhân công. Mặc khác nhân công ở khu vực Thái Nguyên cũng sắp cạnh tranh khá mạnh khi Sam Sung đầu tư nhà máy lớn vào đây, cũng như các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu vực Thái Nguyên-Hà Nội khi đường cao tốc ở đây xây xong sẽ gây áp lực cạnh tranh về nhân công rất mạnh.
Khả năng tăng mạnh lợi nhuận của TNG trong tương lai là khó khăn do thị trường cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Bangladesh. Do vậy, khi tăng mức giá lao động sẽ tạo áp lực tăng giá sản phẩm đầu ra. Trong khi đó, các nhà đặt hàng là những người quyết định giá cho các nhà may gia công, Do vậy việc tiết giảm chi phí và tăng công suất vận hành là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của TNG.
Vì hoạt động chủ yếu của TNG là may gia công nên khi TPP hay FTA kí kết, giá bán sản phẩm không bị ảnh hưởng gì nhiều, tuy nhiên công ty có thể có thêm cơ hội mở rộng các đơn đặt hàng.
TNG bị công ty kiểm toán lưu ý về khả năng hoạt động liên tục bởi sử dụng nợ ngắn hạn rất lớn, tính đến 6T/2015 nợ ngắn hạn của công ty là 900 tỷ, nợ dài hạn là 220 tỷ, tổng mức vay nợ gấp 4 lần chủ sỡ hữu, trong khi tài sản ngắn hạn của công ty chỉ có 859 tỷ, như vậy công ty đang sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Công ty có thể vay nợ được lớn là do các đơn đặt hàng hiện tại là ổn định, tuy nhiên nếu các khách hàng lớn chuyển đổi bên gia công, TNG sẽ thực sự gặp khó khăn. Do vậy công ty cũng đang có vẫn đề về khả năng hoạt động liên tục.
Với tình hình công ty đi vào hoạt động nhà máy Đại Từ nhằm gia tăng sản lượng hàng bán của mình, kế hoạch đạt được cho năm 2015 là khả thi.
Khuyến nghị: Ước tính kết quả kinh doanh năm 2015 công ty sẽ đạt lợi nhuận khoảng 75 tỷ, yương ứng với mức EPS là 3.740 đồng/cp, với mức P/E bình quân ngành hiện tại là 7,7, giá ngày 28/9/2015 của TNG là 27.600, giá mục tiêu cuối năm 2015 của TNG là 29.000. Trong các phiên thị trường điều chỉnh có thể xem xét mua vào nếu TNG điều chỉnh về vùng 25.000.

PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 27/07/2015 lúc 01:49:22(UTC)
 
Cập nhật và nhận định CTCP Vĩnh Hoàn (VHC):

Tình hình kinh doanh 2014:

Trong tình hình ngành cá tra dù không thuận lợi trong năm 2014, nhưng kết quả kinh doanh 2014 của VHC vẫn rất khả quan khi công ty dần thể hiện sự vượt trội của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành, chủ yếu do: (1) VHC được hưởng lợi lớn từ thuế CBPG POR 9 ở thị trường Mỹ 0%, trong khi nhiều đối thủ khác phải chịu mức thuế rất cao; (2) thị trường EU vẫn giữ ổn định kim ngạch và giá xuất khẩu so với sự sụt giảm khá mạnh của các doanh nghiệp khác cùng ngành do sản phẩm của VHC chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2014 đạt 202 triệu USD, tăng 24% so với 2013 do tăng cả về sản lượng và giá xuất khẩu bình quân. Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 13,5 triệu USD, ở mức thấp so với các năm trước do công ty chủ trương thu hẹp và thanh lý mảng gạo. Kim ngạch xuất khẩu bột và mỡ cá đạt 16,5 triệu USD, gần như không tăng so với 2013 do một phần bột và mỡ cá được chuyển sang bán nội địa với giá cao hơn.

Cơ cấu xuất khẩu 2014 đang dịch chuyển mạnh về phía thị trường Mỹ khi Mỹ có tỷ trọng rất cao 60%, EU 20%. Riêng thị trường Trung Quốc công ty đã thâm nhập tốt hơn và đã bắt đầu có chỗ đứng ở Trung Quốc (thị trường Trung Quốc – Hongkong chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu năm 2014), đây là thị trường có tiềm năng với nhu cầu tiêu thụ còn rất lớn.

Ngoài ra, trong năm 2014, VHC đã thực hiện thành công 2 thương vụ M&A quan trọng là bán Công ty Thức ăn Vĩnh Hoàn 1 (thu 151 tỷ đồng lợi nhuận) và mua lại 100% Công ty Vạn Đức Tiền Giang (với tổng số tiền 356,6 tỷ đồng)

Dự kiến tình hình năm 2015:

Về thị trường xuất khẩu thủy sản: Tiếp tục tăng quy mô nuôi rồng và chế biến, phát triển các lợi thế cạnh tranh theo hướng tập trung R&D để nâng cao Doanh thu và lợi nhuận. Mỹ và EU tiếp tục là thị trường VHC sẽ tập trung phát triển (năm 2015 này Mỹ có thể chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu của VHC), các thị trường mới nổi như Trung Quốc cũng sẽ tập trung để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu.

Về kế hoạch đầu tư 2015: Đầu tư xây dựng mở rộng và nâng cấp nhà máy chế biến cá tra 120 tấn nguyên liệu/ngày ở Vạn Đức Tiền Giang (dự kiến cuối 2015 hoàn thành), bao gồm xây dựng xưởng bột và mỡ cá. Đầu tư 100 tỷ đồng mua sắm máy móc thiết bị còn lại cho nhà máy Collagen. Đầu tư mở rộng vùng nuôi 90 tỷ đồng để vẫn duy trì tỷ lệ tự chủ nguyên liệu khoảng 60-70%.

Về sản phẩm Colagen và Galetin: VHC sẽ làm truyền thông về các để quảng bá hai sản phẩm này. Hiện công ty đang chờ giấy phép chứng nhận của Bộ Y Tế để có thể bán sản phẩm như là nguyên liệu đầu vào cho các công ty dược, dự kiến tháng 06/2015 sẽ có được giấy phép này. Ngoài ra, công ty cũng nhắm tới phân khúc bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Mảng gạo: Nhà máy gạo đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng với đối tác, nhưng còn vướng một số thủ tục nên dự kiến cuối tháng 06/2015 mới hoàn thành và thu tiền từ thương vụ này.

Về nuôi cá rô phi: Đã được VHC quan tâm đầu tư từ khoảng 2 năm trước. Trong năm 2015 này VHC đã nuôi đc khoảng 50 ha và sẽ thu hoạch vào tháng 8/2015 này, khoảng 200 tấn/tháng. Thị trường chính cho cá rô phi sẽ là Mỹ và EU.

Về phân phối lợi nhuận: Cổ tức năm 2014 là 50% bằng cổ phiếu đã được công ty thực hiện vào cuối năm 2014. Kế hoạch cổ tức 2015 là 15% bằng tiền mặt (dự kiến sẽ được công ty thực trong năm 2015)

Nhận định: Bất chấp khó khăn chung của toàn ngành năm 2014, Vĩnh Hoàn vẫn đạt được kết quả kinh doanh tích cực với mức lợi nhuận sau thuế đạt 462,9 tỷ đồng, cao nhất của công ty từ khi thành lập. Tình hình ngành cá tra nói chung trong năm 2015 này chúng tôi dự kiến sẽ còn khó khăn hơn năm 2014 khi thị trường EU dự kiến sẽ tiếp tục suy giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam trong bối cảnh đồng EUR bị mất giá mạnh so với USD, thị trường Mỹ thì thuế CBPG POR 10 đã chính thức được công bố với mức thuế vẫn rất cao cho hầu hết các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, với riêng Vĩnh Hoàn, chúng tôi vẫn đánh giá cao khả năng đi ngược xu hướng ngành do doanh thu và lợi nhuận trong năm 2015 này dự báo vẫn sẽ tăng trưởng khả quan khi Thị trường EU của công ty dự kiến vẫn sẽ giữ ổn định do các phân khúc cao cấp dự kiến vẫn duy trì ổn định nhu cầu nhập khẩu và giá bán; thị trường Mỹ thì dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu trong 2015 này do mức thuế CBPG POR 10 của công ty tiếp tục được 0%, Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất vào Mỹ với thị phần dự kiến sẽ hơn 50%. Sản phẩm Colagen và Galetin đang được thâm nhập thị trường một cách thận trọng và chúng tôi vẫn kỳ vọng bước đầu sẽ đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận như công ty đặt ra. Ngoài ra, việc thanh lý được nhà máy gạo sẽ giúp công giảm khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh, và có thêm nguồn tiền để đầu tư cho mảng thủy sản đang hoạt động hiệu quả.

Dự báo kết quả kinh doanh 2015: Dự báo kết quả kinh doanh 2015 của VHC sẽ vượt xa so với kế hoạch đặt ra thận trọng của công ty, với doanh thu ước thực hiện được khoảng 7.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt của công ty mẹ đạt khoảng 480 tỷ đồng, tương ứng EPS 2015 đạt 5.199 đồng. Với một doanh nghiệp đầu ngành và đang duy trì tăng trưởng ổn định, ước mức P/E hợp lý cho VHC trong năm 2015 là khoảng 9,5 lần, tương ứng giá mục tiêu của cổ phiếu VHC trong năm 2015 sẽ đạt khoảng 49.500 đồng. Khuyến nghị: Mua đầu tư trung hạn VHC trong năm 2015.




PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 27/07/2015 lúc 01:36:20(UTC)
 
Review cổ phiếu hưởng lợi TPP ngày 27/7/2015

Originally Posted by: Phùng Thị Minh Phúc Go to Quoted Post
Review giá một số cổ phiếu được lợi khi TPP ký kết qua 1 tháng qua, giá từ ngày 23/06/2015-23/07/2015:

TCM:33.100 -> 39.000 (TCM được thêm hưởng lợi từ thông tin nới room) -> 41.900

TNG:25.200 -> 27.000 -> 30.500

TTF:11.000 -> 14.000 -> 14.400

FMC:23.900 -> 22.200 -> 23.800

GIL:25.500 -> 25.800 -> 27.200

HVG:20.100 -> 19.800 -> 21.100

IDI: 8.200 -> 6.900 (ngày 22/7 chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:15) -> 7.200


Có thể theo dõi thêm 2 mã, điều chỉnh có thể mua vào cũng được hưởng lợi từ TPP:

VHC: 40.900

APC: 18.700
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 24/07/2015 lúc 02:11:22(UTC)
 
Review giá một số cổ phiếu được lợi khi TPP ký kết qua 1 tháng qua, giá từ ngày 23/06/2015-23/07/2015:

TCM:33.100 -> 39.000 (TCM được thêm hưởng lợi từ thông tin nới room)

TNG:25.200 -> 27.000

TTF:11.000 -> 14.000

FMC:23.900 -> 22.200

GIL:25.500 -> 25.800

HVG:20.100 -> 19.800

IDI: 8.200 -> 6.900 (ngày 22/7 chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:15)
LÊ THẾ TÀI Đã gửi: 05/06/2015 lúc 11:25:43(UTC)
 
Gỗ Trường Thành (TTF): cũng là một công ty điển hình hưởng lợi tự các hiệp đinh thương mại trong năm nay. Công ty này có bước tiến lớn khi có kế hoạch khả thi giảm nợ vay từ 1,860 tỷ vào cuối 2014 còn 1,300 tỷ cuối 2015 bằng cách: (i) bán gỗ tồn kho 210 tỷ, (ii) 100 tỷ từ doanh thu bán rừng ( TTF đang sở hữu 13,000ha đất rừng), (iii) 400 tỷ từ cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10 mua 4, và (iv) Lợi nhuận 2015 khoảng 194 tỷ. TTF đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 25% và lợi nhuận 128% trong năm nay.

Cổ phiếu TTF được nhà đầu tư cá nhân rất ưu thích do tính chất dẫn đầu ngành, công ty thay đổi mạnh để bắt kịp xu hướng của ngành đang tăng trưởng, Beta cao 1,39 lần, thanh khoản lớn (hơn 1tr cp/phiên) và có thể là câu chuyện chênh lệch giá để phát hành thành công,
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 03/06/2015 lúc 03:59:51(UTC)
 

Ngành dệt may

TNG - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Doanh thu thuần tháng 4 của công ty đạt 115 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng đạt 412 tỷ. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu gần 80% nên lợi nhuận gộp đạt 23,1 tỷ. Các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng 4 lần lượt là 4,2 tỷ ; 2,3 tỷ và 10,4 tỷ.

Kết quả cuối cùng, công ty đạt gần 5,7 tỷ lợi nhuận sau thuế trong tháng 4. Lũy kế 4 tháng đạt gần 17 tỷ đồng. EPS đạt 967 đồng.

Năm 2015, công ty đặt kế hoạch 75 tỷ lợi nhuận sau thuế, theo đó công ty đã hoàn thành 22,7% kế hoạch.

Tại thời điểm cuối tháng 4/2015, TNG đang có 238 tỷ đồng phải thu ngắn hạn – tăng 35,2% so với đầu năm và 487,4 tỷ hàng tồn kho – tăng 50%.
Tương ứng các khoản nợ ngắn hạn của TNG đã tăng mạnh so với đầu năm. Cụ thể, phải trả người bán tăng gần 50%, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 618 tỷ lên 769 tỷ. Trong thời gian qua, công ty cũng đã phát hành 5.485.642 cổ phiếu mệnh giá 10.000đ/cp cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1 và tăng vốn điều lệ từ 162,9 tỷ lên 219,4 tỷ.
PHÙNG THỊ MINH PHÚC Đã gửi: 03/06/2015 lúc 03:55:48(UTC)
 
Ngành dệt may

GIL - Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh

Doanh thu thuần trong quý 1 của GIL đạt 198,31 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng 30% dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ còn tăng trưởng 6%, đạt 28 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh khác trong kỳ, GIL ghi nhận 8,16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 16% so với quý 1/2014. Theo giải trình của GIL, nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sụt giảm là do công ty không còn khoản thu từ dịch vụ và chi phí bù lương tối thiểu vùng tăng cao so với năm 2014.

Ngày 31/5/2015, HĐQT công ty quyết định thanh toán cổ tức 2014 bằng tiền mặt tỷ lệ 50% cho cổ đông. Ngày đăng ký cuối cùng và chi trả dự kiến vào 15/6/2015 và 30/6/2015.

Với mức chi này, Gilimex sẽ phải bỏ ra khoảng 65 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Theo kế hoạch được ĐHCĐ thường niên 2015 thông qua, tỷ lệ cổ tức năm 2014 của Gilimex lên tới 80%, bằng tiền mặt - tương đương số tiền 83,3 tỷ đồng. Trong khi đó, LNST năm 2014 của công ty chỉ ở mức 52 tỷ đồng.

Gilimex là một trong những công ty mạnh tay chi cổ tức nhất thị trường.

Đây là đợt chi trả cổ tức thứ 2 của Gilimex. Trước đó, công ty đã tạm ứng cổ tức 2014 với tỷ lệ 30% cho cổ đông.

GIL có giá hiện tại 31.500 VND. GIL thích hợp cho đầu tư dài hạn.
LÊ THẾ TÀI Đã gửi: 03/06/2015 lúc 01:25:46(UTC)
 
Những công ty thủy sản nhỏ hơn như IDI ( Giá hiện tại 8,5 – Giá sổ sách 12.250đ) cũng nhận được dòng tiền đầu cơ dựa theo sự kiện này. Các nhà đầu cơ có thể tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng cần chú ý mức độ pha loãng lớn vào cuối quý 2 năm nay thệm 111 triệu cổ phần, tăng 130% sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm mạnh.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.