Đầu tiên tôi sẽ cung cấp cho cá bạn bài phân tích cổ phiếu DXP. Sở dĩ tôi chọn cổ phiếu này mở màn cho một loại bài viết vì chỉ số P/E của nó đang ở mức hấp dẫn nhất những cổ phiếu tôi quan tâm.
Trước hết mời các bạn xem 2 bảng số liệu sau
1.Phân tích tài chính DXP
1.Tăng trưởng: Doanh thu: ngoại trừ năm 2011 doanh thu tăng trưởng âm, các năm còn lại trong suốt giai đoạn 2006 - 2012 đều ghi nhận sự tăng trưởng của doanh thu.Chỉ trong 7 năm doanh thu đã tăng từ 50,1 tỷ lên 249 tỷ, gấp gần 5 lâ chỉ sau 7 năm. Cũng trong giai đoạn đó giá vốn tăng chậm hơn giúp chỉ tiêu lợi nhuận gộp/ doanh thu tăng dần qua các năm. Nếu năm 2006 lợi nhuận gộp chiếm 29% doanh thu thì năm 2012 con số này đã lên đến 45%. Điều đó thể hiện DXP đang có ưu thế nhất định trong việc định giá cao.
Tương tự doanh thu, lợi nhuận thuần cũng đã tăng trưởng không ngừng trong giai đoạn 2006-2012 và chỉ có duy nhất năm 2011 có mức tăng trưởng âm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh từ 9,3 tỷ lên 60,46 tỷ đồng- tăng hơn 6 lần sau 7 năm kinh doanh.
Doanh thu tài chính tăng nhanh trong khi chi phí tài chính giảm dần đã giúp cho thu nhập tài chính chuyển từ âm sang dương. Điều này giúp cho lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh hơn lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh.
2.Cơ cấu nguồn vốnVì sao hoạt động kinh doanh của DXP trong những năm qua khả quan? Phải nói rằng cơ cấu nguồn vốn của DXP góp phần quan trọng. Theo đó không giống như các doanh nghiệp ngành bất động sản vốn vay của DXP không nhiều. Tỷ trọng vốn vay/vốn chủ luôn ở mức thấp và giảm dần qua các năm cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn cao. Điều này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính
3. Khả năng sinh lờiCác chỉ tiêu Lợi nhuận thuần biên, lợi nhuận gộp biên , ROA, ROE đều cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả và có tiến triển tốt. Do không sử dụng vốn vay nên chỉ tiêu ROA và ROE khá tương đồng và chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên các chỉ tiêu này luôn ở mức cao so với mặt bằng doanh nghiệp niêm yết nói chung. Trong năm 2012 ROE ở mức 37,99% trong khi ROA ở mức 32,53%.
4. Một số chỉ tiêu khácLợi nhuận chưa phân phối: tăng nhanh qua các năm. Tại năm 2006 lợi nhuận chưa phân phối chỉ có 8,1 tỷ trong khi năm 2012 con số này đã tăng lên 72,89 tỷ. Như vậy riêng lợi nhuận chưa phân phối gần bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Điểm đáng lưu ý trong các năm qua DXP luôn trả cổ tức cho cổ đông ở mức tối thiểu 30% vốn điều lệ/năm. Lợi nhuận chưa phân phối cao giúp doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu suất hoạt động hay mở rộng hoạt động kinh doanh. Hệ quả cuối cùng giúp lợi nhuận tăng trưởng trong dài hạn.
Chi phí lãi vay: luôn ở mức thấp và trong 3 năm gần đây DXP không phát sinh một đồng lãi vay nào. Đây là một đặc điểm thường thấy ở các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.
2.Phân tích cơ hội đầu tưDựa trên các chỉ tiêu tài chính như phân tích ở trên, chỉ tiêu P/E tạm tính theo giá bình quân ngày 28/2/2013 ở mức 3,85 có thể khẳng định DXP đang ở vùng giá hấp dẫn để MUA VÀ NẮM GIỮ. Tuy nhiên điểm yếu ở cổ phiếu này năm ở thanh khoản. Nếu một nhà đầu tư lớn muốn gom 100k chắc cũng cần khoảng 2 tuần giao dịch. Điều này có phần xuất phát từ cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Theo số liệu tôi có được ngoài cổ đông nhà nước nắm 51% cổ phiếu, các cổ đông nội bộ khác nắm khoảng 14% và cổ đông nước ngoài cũng nắm khoảng 15%. Như vậy lượng lưu hành bên ngoài thực tế không nhiều.
=> Điều này cho thấy việc tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp này chỉ dành cho những nhà đầu tư có tham vọng vừa phải: mua cổ phiếu tốt, an toàn với kỳ vọng lãi suất cao hơn tiết kiệm. Trái lại những nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông lớn sẽ gần như không có cửa tham gia vào cuộc chơi với DXP.