|
Chưa có phương án cụ thể cho việc thoái vốn của SHB khỏi SHS, tuy nhiên SHS trước đây được hưởng khá nhiều lợi thế khi giao dịch cho SHB, nhưng giờ sự ưu ái đó có lẽ sẽ dành cho HBBS khi SHB đang nắm giữ tới hơn 98% cổ phần. SHS chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc này. Dù thị trường có khá lên thì bác Audi Q7 cũng nên xem xét kỹ kết quả hoạt động kinh doanh của SHS trong thời gian tới trước khi quyết định đầu tư.
|
|
Nếu chỉ nhìn động thái thoái vốn của SHB khói SHS thì có vẻ như không ảnh hưởng nhiều đến diễn biến giá cổ phiếu SHS. Lý do: việc thoái vốn có thể không khiến lượng cung tăng do các tổ chức thường thoái bằng phương thức thỏa thuận sau đó mới bán dần ra ngoài thị trường. Không có chuyện SHB đổ ụp phần sở hữu vào thị trường trong 1 giai đoạn ngắn. Mình thấy cổ phiếu SHS có đáng mua ở thời điểm này hay ko phụ thuộc nhiều vào xu hướng chung của thị trường chứ không phải tin kia.
|
|
Theo quy định tại Luật Chứng khoán, cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một CTCK và người có liên quan không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một CTCK khác.
Khi mới thành lập, CTCK Habubank (HBBS) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 100% vốn sở hữu của HBB và mới chuyển đổi thành CTCP từ 26/8/2011, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Hiện tại, HBB sở hữu 98,66% cổ phần của HBBS. Như vậy, khi quá trình sáp nhập giữa HBB và SHB hoàn tất, HBBS sẽ chính thức trở thành công ty con của SHB, với tỷ lệ nắm giữ được chuyển giao hoàn toàn.Và theo báo cáo thường niên năm 2011, SHB hiện đang sở hữu 8,22% cổ phiếu SHS. Như vậy, SHB không thể đồng thời nắm 98,66% cổ phần tại SHBS và 8,22% cổ phần tại SHS. SHB đã có lộ trình thoái vốn khỏi SHS để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới 5%.
SHS bị đưa vào diện cảnh báo vào ngày 16/3 do lỗ lũy kế 2011 lên tới hơn 381 tỷ và vừa được được đưa ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 3/8 do lợi nhuận đạt trên 31 tỷ.
Sắp tới SHS có thể sẽ biến động mạnh, vậy nhà đầu tư không nên nắm giữ SHS ở thời điểm hiện tại để tránh rủi ro.
|