|
Quan điểm đầu tư về VGC: (1) Quỹ đất để phát triển KCN lớn, vị trí đẹp, chi phí đầu tư thấp: Mảng cho thuê KCN chiếm khoảng 60% DTT hàng năm. VGC sở hữu quỹ đất để phát triển các khu CN khoảng 1.985 ha trong đó phân bổ chủ yếu ở khu vực Bắc Ninh (563 ha), Phú Thọ (350 ha), Thái Bình (446 ha), trong đó khu vực Phú Thọ và Thái Bình có chi phí đền bù và giải phòng mặt bằng thấp khoảng 100 nghìn/m2. Vị trí các KCN thuận lợi như KCN Tiền Hải (gần mỏ khí tự nhiên), khu KCN Yên Phong (nằm trên tuyến quốc lộ 18 Hà Nội – Quảng Ninh, cách sân bay Nội Bài khoảng 35 ) giúp VGC có thể dễ dàng thu hút được các doanh nghiệp FDI như SamSung và các vệ tinh của SamSung vào đầu tư. Khác với các doanh nghiệp như KBC hay LHG, VGC thực hiện việc phân bổ doanh thu thuê đất trong 50 năm nên doanh thu hàng năm tương đối ổn định, lợi nhuận hàng năm khoảng 70 tỷ; (2) Thị phần lớn trong mảng vật liệu xây dựng: HĐKD VLXD Chiếm khoảng 40% DTT trong đó gồm các mảng: • Kính xây dựng: Công suất TK khoảng 64 triệu m3, chiếm khoảng 40% công suất toàn ngành. Thị trường kính xây dựng tương đối tập trung, mức độ cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp có thể kiểm soát được giá bán khi chỉ có một vài nhà sản xuất lớn là: Viglacera, Kính Việt Nhật (cty liên kết của Vigacera), Tràng An, Chu Lai,… LNTT hàng năm của mảng kính khoảng 150 tỷ. • Mảng sứ vệ sinh: Công suất khoảng 1,2 triệu m3, chiếm khoảng 10% công suất toàn ngành. LN hàng năm khoảng 40-50 tỷ. • Mảng gạch ốp lát: Công suất khoảng 20 triệu m2/năm, chiếm khoảng 10% công suất. LNTT hàng năm khoảng 110 tỷ. • Mảng gạch ngói: Chiếm 50% công suất toàn ngành, LNTT hàng năm khoảng 120 tỷ - 140 tỷ. (3) Định giá hấp hẫn: VGC đang được giao dịch với mức P/B khoảng 0.89, P/E forward khoảng 6.3. Đây là mức định giá tương đối hấp dẫn với 1 doanh nghiệp có tài sản tốt tạo dòng tiền ổn định, dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (4) VGC không thuộc danh mục các công ty mà Nhà Nước phải nắm quyền chi phối, điều này mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước có thể mua lại cổ phần của Bộ Xây Dựng và nằm quyền chi phối tại VGC. Theo lộ trình từ 2017-2020, sở hữu của Bộ Xây Dựng tại VGC sẽ giảm dần từ 91% về 51%
|