Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
CUNG THỊ BÍCH HUYỀN Đã gửi: 29/02/2016 lúc 05:39:35(UTC)
 
Trong phần phân chia lợi nhuận sau thuế được thông qua tại DHCD năm 2015 thì phần trích cho quỹ khen thưởng và phúc lợi lên tới 30% LNST. Chưa biết DHCD năm 2016 tỉ lệ trích cho các quỹ này là bao nhiêu nhưng nếu công ty vẫn duy trì tỉ lệ trên thì cổ đông khá thiệt thòi. Các bác lưu ý khi đầu tư TCM nhé.
LÊ THẾ TÀI Đã gửi: 23/02/2016 lúc 06:24:43(UTC)
 
Đánh giá cho năm 2016

Trong khoảng thời gian đầu của việc mở rộng nhà máy Vĩnh Long giai đoạn 1 và các giai đoạn sau, TCM có thể sẽ chưa đạt được kết quả mong muốn trong năm 2016 (theo như kế hoạch kinh doanh 2016 thì doanh thu hợp nhất của TCM sẽ đạt 3,264 tỷ đồng, +16.8% yoy và 160 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, +3.9% yoy). Những khó khăn TCM sẽ phải đối mặt trong năm 2016 là:

• Lỗ chênh lệch tỷ giá lớn do khoản dư nợ bằng USD lớn: Hiện tại TCM đang có tổng dư nợ khoảng 45 triệu USD. Theo đánh giá của HSBC và một số chuyên gia kinh tế, mặc dù tỷ giá trung tâm sẽ phản ánh đúng và linh hoạt hơn thị trường quốc tế, nhưng áp lực phá giá đồng nội tệ vẫn còn lớn. Theo đó, mức phá giá của đồng VND đối với USD là khoảng 3%-4%, tương ứng theo đó mức lỗ tỷ giá chúng tôi kì vọng trong năm 2016 là 40-60 tỷ.
• Chi phí nhân công tăng do đề án tăng lương cơ bản: Theo đề án tăng lương cơ bản, trong năm 2016, mức lương cơ bản của người lao động sẽ tăng 12.4%. Trong cơ cấu chi phí của TCM, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng 12% nên cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của TCM. Ngoài ra, luật bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp khi cả các loại phí phụ cấp cũng sẽ được cộng vào để tính bảo hiểm xã hội.
• Chi phí khấu hao nhà máy Vĩnh Long trong thời gian đầu chưa được bù đắp: Trong thời gian đầu hoạt động của nhà máy Vĩnh Long, chúng tôi dự phóng chi phí khấu hao tăng thêm là khoảng 20-30 tỷ. Hoạt động của nhà máy Vĩnh Long được dự báo chưa mang lại lợi nhuận do công suất hoạt động còn thấp.
• Giá bông trên thị trường Mỹ vẫn đang duy trì ở mức thấp trong thời gian qua. Tính đến cuối tháng 12/2015, giá bông ở thị trường Mỹ là 1.55 USD/kg. Do trong thời gian tới, các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa phục hồi nên chúng tôi cho rằng giá bông vẫn chưa tăng mạnh trong tương lai. Do vậy, mảng kinh doanh sợi sẽ có sự sụt giảm trong năm 2016.

Về triển vọng dài hạn: Hoạt động kinh doanh vẫn duy trì tốt bởi hệ thống sản xuất khép kín.

TCM là một công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt và triển vọng tích cực do có nền tảng kinh doanh tốt, quản lý chi phí hiệu quả, kế hoạch mở rộng để đón đầu các hiệp định thương mại FTA, TPP. Ngoài ra TCM còn nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ E-Land khi:

• E-Land thường đóng góp khoảng 30% doanh thu từ mảng quần áo của TCM và bán lại tại các trung tâm thời trang của mình.
• E-Land cũng hỗ trợ TCM trong hoạt động R&D để đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích chuyển đổi sang các phương thức dệt may cao hơn để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của Công ty.

Với những giả định đó, chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh cho năm 2016 của TCM đạt 3.300 tỷ đồng doanh thu (+18.1% yoy) và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+7.8% yoy). Mức EPS tương ứng cho năm 2016 là 2,400 đồng/cổ phiếu. Với mức P/E so sánh là 12, mức giá kì vọng của TCM cho năm 2016 là 29,000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 0.7% so với mức giá ngày 23/2. Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với mã cổ phiếu TCM.
LÊ THẾ TÀI Đã gửi: 23/02/2016 lúc 06:23:43(UTC)
 
Việc chuyển dịch thị trường ở khu vực nội địa khi có TPP và FTA:

Do hầu hết doanh thu của TCM đến từ hoạt động xuất khẩu (khoảng 90% doanh thu hằng năm) nên TCM gần như không chú trọng phát triển nhiều ở thị trường nội địa. TCM chia sẻ, Công ty chưa có kế hoạch rõ ràng việc mở rộng hoạt động ở thị trường nội địa vì: 1) Chưa có hệ thống phân phối và thương hiệu rõ ràng để thâm nhập ở thị trường nội địa (TCM có sản phẩm thương hiệu Thành Công nhưng không phát triển mạnh) 2) Cổ đông lớn là của TCM là E-land cũng chưa quá chú trọng vào thị trường nội địa do còn nhiều khó khăn về vốn cũng như khó khăn về hoạt động.
LÊ THẾ TÀI Đã gửi: 23/02/2016 lúc 06:22:41(UTC)
 
• Tình hình kinh doanh Q4/2015 của TCM ghi nhận doanh thu 649 tỷ đồng (+1.25% yoy) và 21.7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-43.8% yoy). Nguyên nhân là do trong Q4/2015 Công ty ghi nhận khoảng lỗ tỷ giá là 16 tỷ đồng. Đồng thời, nhà máy tại Vĩnh Long mới đi vào hoạt động nên chưa tạo ra doanh thu nhiều và chi phí ban đầu tăng cao.
• Kết quả kinh doanh trong năm 2015 ghi nhận 2,795 tỷ đồng doanh thu (+8.3% yoy) và 153.5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-8.8% yoy). Cả năm 2015, TCM ghi nhận khoản lỗ tỷ giá là 59 tỷ đồng, chiếm 68% tổng chi phí tài chính của Công ty. Tính đến cuối năm 2015, TCM vẫn duy trì dư nợ lớn khoảng 45 triệu USD.

Cập nhật tình hình hoạt động của nhà máy Vĩnh Long và các nhà máy khác trong tương lai:

Nhà máy Vĩnh Long ban đầu sẽ có công suất thiết kế 6 triệu sản phẩm quần áo, đi vào hoạt động từ tháng 9/2015 với công suất ban đầu 3 triệu sản phẩm (50% công suất thiết kế). Theo trao đổi với TCM, vì các sản phẩm của TCM nhắm vào phân khúc tầm trung-cao cấp nên yêu cầu về lao động cũng cần có chất lượng và tay nghề tương ứng. Vì vậy, trong thời gian đầu, TCM không vội nhận nhiều đơn hàng ở khu vực nhà máy Vĩnh Long mà chú trọng đào tạo nhân công và đảm bảo đầu ra chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cho rằng trong năm 2016, nhà máy tại Vĩnh Long có thể hoàn đáp ứng được số lượng sản phẩm này.
Trong thời gian tới, TCM sẽ có kế hoạch tiếp tục mở rộng hoạt động ở cả các khâu đan (công suất khoảng 7 triệu tấn/năm), nhuộm (10 triệu mét vải dệt, 8,000 tấn vải đan).

Việc chuyển đổi nguồn nguyên liệu từ sợi cotton sang sợi nhân tạo:

Thông thường các đơn hàng mà TCM nhận được sẽ được các chuyên gia phân tích và sử dụng nguồn nguyên liệu phù hợp để đảm bảo sản phẩm đầu ra của khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của TCM là quần áo thời trang nên sử dụng ít hoặc không sử dụng vải làm từ sợi nhân tạo (sợi nhân tạo có đặc tính co giãn, chịu nhiệt nên thường phù hợp với các loại quần áo thể thao, giày dép). Do vậy, ban lãnh đạo hiện vẫn chưa có ý định chuyển đổi sang vải sử dụng sợi nhân tạo.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.