Thông báo

Icon
Error


Câu hỏi bình chọn : A
Chọn Bỏ phiếu Thống kê
  B
15
100 %
  C
0
0 %
Tổng 15 100%
Gửi chủ đề Trả lời
HOW TO TRADE STOKC - JESSE LIVERMORE
THÁI HỒNG SƠN
#1 Đã gửi : 17/10/2012 lúc 10:39:33(UTC)


Cảm ơn: 38 lần
Được cảm ơn: 169 lần trong 67 bài viết
Sơn nhờ người dịch tiếp 3 chương cuối, để gửi tới nhà đầu tư FPTS bản dịch đầy đủ tác phẩm “How to trade stock” của nhà đầu cơ lừng danh Jesse Livemore.
Phần dịch đầu là của tác giả Mây Hồng.

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NHƯ THẾ NÀO.

Tác giả: Jesse Livemore
Người dịch : Mây Hồng,
Lưu Ý: Hy vọng Bạn luôn tôn trọng công sức người dịch đừng quên ghi thêm bút danh người dịch khi có sự sao chép.


Chương 1: Những thách thức trong trò chơi đầu cơ

Trò chơi mua bán đầu cơ là một trò chơi hấp dẫn nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là cuộc chơi dành cho những người ngu ngốc, lười suy nghĩ, khống chế cảm xúc kém và những người muốn làm giàu nhanh chóng. Họ sẽ chết trong nghèo khổ.
Trong suốt những năm tháng dài, tôi rất hiếm khi tham dự một bữa tiệc tối với những người xa lạ mà họ chẳng buồn ngồi xuống bên cạnh tôi và chỉ hỏi những câu xã giao thông thường như “làm thế nào để kiếm một chút tiền trong thị trường”.
Lúc ban đầu, tôi đã cố giải thích với những người có mong muốn đơn giản là kiếm được tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng trong thị trường chứng khoán, về tất cả những khó khăn mà họ phải đối mặt, hoặc thoái thác một cách lịch sự. Nhưng sau này, tôi chỉ trả lời bằng một câu ngắn gọn “tôi không biết”.

Thật khó kiên nhẫn với một số người. Những câu hỏi kiểu đó không xuất phát từ những người có sự nghiên cứu đúng mực về đầu tư và đầu cơ. Nó cũng giống như khi một kẻ nghiệp dư hỏi vị luật sư hay bác sĩ phẩu thuật rằng “làm thế nào tôi có thể kiếm tiền nhanh chóng trong nghành luật hoặc giải phẩu”.

Tôi vạch rõ nhận thức sai lầm này, tuy nhiên phần đông những người có hứng thú đối với việc đầu tư và đầu cơ chứng khoán rất sẵn lòng làm việc và học hỏi để đạt được kết quả mong đợi, nếu họ nhận được sự chỉ dẫn đúng hướng. Và đó cũng là lý do tôi viết quyển sách này.

Mục đích của tôi là chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm nổi bật trong quá trình đầu cơ chứng khoán-những thất bại, thành công và những bài học rút ra từ đó. Mà nổi bật hơn hết là lý thuyết về thời gian giao dịch, được tôi xem như một phần quan trọng nhất cho thành công của trò chơi đầu cơ.

Nhưng trước khi bàn đến phần tiếp theo, tôi muốn cảnh báo các bạn rằng quả ngọt thành công sẽ tỷ lệ thuận với sự nỗ lực thật sự của bạn trong việc tự thu thập các số liệu, tự suy nghĩ và đưa ra các quyết định. Bạn không thể học cách làm thế nào để bám đuôi và nhường phần thực hành cho người khác. Và bạn cũng không thể giao phó cho người khác nhiệm vụ theo dõi các số liệu mà lẽ ra bạn phải làm, nếu bạn tuân theo đúng công thức kết hợp yếu tố thời gian và giá của tôi sẽ được nói đến ở phần sau.
Tôi chỉ có thể đưa ra “một tia sáng trong đường hầm” và tôi sẽ thấy hạnh phúc nếu sự chỉ dẫn của tôi có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.
Trong quyển sách này, tôi xin trình bày những ý tưởng, những tín hiệu chỉ dẫn mà tôi thu thập được trong suốt những năm làm nhà đầu tư và đầu cơ. Những người thích đầu cơ sẽ xem đầu cơ như một nghề kinh doanh chứ không xem như một trò cờ bạc thuần tuý như nhiều người khác. Nếu tôi có sự khởi đầu đúng đắn, xem đầu cơ như một nghề kinh doanh thì sự hấp dẫn của nghề kinh doanh đó sẽ thôi thúc tôi học hỏi và tìm hiểu khả năng sinh lợi tốt nhất dựa trên những dữ liệu có sẵn. Suốt 40 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, tôi đã khám phá và tiếp tục khám phá những quy luật để áp dụng trong kinh doanh.

Nhiều khi ngay cả lúc đi ngủ tôi cũng tự hỏi rằng tại sao tôi không thể dự đoán được hướng đi sắp tới của thị trường và khi có một ý tưởng mới rõ ràng, tôi liền bật dậy ngay. Tôi không đủ kiên nhẫn chờ đến lúc trời sáng mới bắt đầu kiểm tra lại các dữ liệu trong quá khứ để xem ý tưởng mới của mình có đáng giá hay không. Phần lớn thì nó không hoàn toàn chính xác 100%, nhưng cũng may là những ý tưởng đó vẫn được lưu giữ trong tiềm thức của tôi. Có thể sau này khi một ý tưởng khác xuất hiện thì tôi sẽ lập tức đưa vào thực tiễn để kiểm tra nó.

Khi những ý tưởng này bắt đầu kết nối lại với nhau thì tôi đã phát triển thành một phương pháp cụ thể, thu thập dữ liệu bằng biểu mẫu, mà tôi có thể sử dụng nó như một sự chỉ dẫn cho việc kinh doanh.

Lý thuyết của tôi và kết quả ứng dụng thực tế cho phép tôi nói rằng không có gì mới lạ xuất hiện trong hoạt động đầu cơ hoặc đầu tư chứng khoán hay hàng hoá. Có những lúc người ta nên đầu cơ và có những lúc chắc chắn là không nên đầu cơ. Vì thị trường luôn vận hành nên nhiều lúc có thể đầu tư hoặc đầu cơ vào chứng khoán, nhưng không phải có thể kinh doanh mỗi ngày hay mỗi tuần trong suốt năm. Đừng liều lĩnh, vì điều đó là không thể.

Để đầu tư hoặc đầu cơ thành công, bạn phải có sự đánh giá về xu hướng chính sắp tới của thị trường chứng khoán. Đầu cơ không gì khác hơn là sự tiên đoán trước về hướng đi sắp tới của thị trường. Để tiên đoán chính xác, bạn cần phải có một cơ sở vững chắc cho sự tiên đoán của mình. Ví dụ như là phân tích những tác động, phản ứng thị trường khi có một tin tức liên quan sắp công bố. Thử tiên đoán những tác động tâm lý của một thông tin cụ thể nào đó đối với công chúng-đặc biệt là đối với những người có sự quan tâm nhiều đến nó. Nếu bạn tin rằng nó sẽ tác động khiến thị trường đi lên hoặc đi xuống rõ ràng thì xin bạn đừng tin vào ý kiến của mình và giữ lại nhận định của mình cho đến khi thị trường xác nhận ý kiến của bạn là đúng đắn. Bởi vì phản ứng của thị trường sẽ không tuân theo niềm tin của bạn. Ví dụ, sau khi thị trường đi theo một hướng xác định được một khoảng thời gian, thì một tin tức lên giá hoặc xuống giá sẽ không gây nên tác động mạnh đối với thị trường. Thị trường sẽ đi theo quán tính của nó cho đến lúc vượt mua hoặc vượt bán, bỏ qua tác động của một thông tin cụ thể nào đó. Và khi đó, những số liệu quá khứ của thị trường trong điều kiện tương tự sẽ trở nên vô giá đối với nhà đầu tư và đầu cơ. Họ sẽ gạt bỏ quan điểm cá nhân và nương theo hướng đi của chính thị trường. Thị trường không bao giờ sai-bạn nên có quan điểm đó. Những số liệu mới nhất không có giá trị với nhà đầu tư và đầu cơ, trừ phi thị trường vận hành theo đúng ý tưởng của họ. Không có người nào hoặc nhóm người nào có thể thay đổi thị trường. Bạn có nhận định về một mã chứng khoán và tin rằng nó sẽ di chuyển theo một hướng rõ ràng là lên hoặc xuống. Và cho dù thực tế đúng như nhận định của bạn nhưng bạn vẫn có thể thua vì quá tự tin hoặc hành động quá sớm. Vì tin chắc vào hướng đi của nó nên bạn hành động ngay lập tức và chợt nhận ra rằng ngay sau khi bạn đặt lệnh thì thị trường đi theo hướng ngược lại. Tình hình trở nên căng thẳng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thoát ra ngoài. Vài ngày sau đó, thị trường có vẻ đi đúng hướng mong đợi, bạn lại vào thị trường. Nhưng đúng lúc đó thì thị trường lại quật ngược bạn một lần nữa. Một lần nữa, bạn hoài nghi vào nhận định của mình và bán tháo cổ phiếu trong tay. Rồi nó bắt đầu tăng giá. Vì hấp tấp và hai lần vào lệnh sai mà bạn mất hết can đảm. Thật vậy, nếu bạn hấp tấp nhảy vào trước khi thị trường có hướng đi rõ ràng thì bạn sẽ bị “đánh bật” ra ngoài (cắt lỗ).

Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sau khi có nhận định về một mã chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán thì bạn đừng nên quá nôn nóng nhảy vào. Hãy chờ và xem cổ phiếu đó hoặc thị trường chứng khoán diễn biến thế nào. Hãy dựa trên dữ liệu thông tin cơ bản. Lấy ví dụ, một mã cổ phiếu đang được bán ở mức giá $25 và nó hiện đang dao động trong khoảng $22-$28usd. Bạn tin rằng nó sẽ tăng đến $50. Hãy kiên nhẫn chờ đến khi nó tiến đến mức cản cao hơn như $30. Khi đó, bạn biết chắc rằng thị trường đang đi đúng hướng mà bạn đã nhận định. Mã cổ phiếu đó có thể đang ở điểm bật mạnh và cũng có thể sẽ không bao giờ lên đến mức $30. Nó cần có sự tăng giá rõ ràng để chứng minh cho nhận định của bạn là đúng. Đừng bao giờ mua ở mức giá $25 khi bạn chỉ mới dự đoán nó sẽ tăng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì chờ đợi và bạn sẽ thoát khỏi thị trường khi nó bắt đầu tăng. Bởi vì khi giá rơi xuống mức thấp hơn, bạn sẽ thấy vô cùng khó chịu.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy tiền đầu cơ thật sự cho ta một khoản lợi nhuận ngay khi bắt đầu đặt lệnh. Trong những ví dụ mà tôi sẽ nêu ở phần sau, bạn sẽ thấy rằng lệnh đầu tiên của tôi luôn đặt vào thời điểm tâm lý. Tức là khi có một lực mạnh tác động đẩy giá đi xa hơn. Cũng có nhiều lần tôi không đủ kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận chắc chắn như những nhà đầu cơ khác. Tôi muốn phấn khích mọi lúc. Có thể bạn sẽ hỏi “Với những kinh nghiệm của mình, tại sao ông cho phép mình làm điều đó?”. Câu trả lời là tôi là một con người và có những yếu điểm của con người. Đầu cơ tương tự như đang chơi bài xì dách, bài brit hay tương tự như thế. Mọi người đều có yếu điểm chung là muốn thu lợi nhiều nhất, nên không ai muốn bỏ lỡ một đợt chia bài nào cả. Yếu điểm này chính là kẻ thù lớn nhất của tất cả các nhà đầu tư hoặc đầu cơ. Đặc điểm của con người là có hy vọng và sợ hãi. Nhưng nếu bạn đưa hy vọng và nỗi sợ hãi vào công việc kinh doanh đầu cơ thì bạn sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm to lớn. Bởi vì bạn sẽ rơi vào trạng thái lẫn lộn và đi ngược thị trường.


Ví dụ bạn mua cổ phiếu ở mức giá $30, hôm sau giá cổ phiếu đó tăng lên $32 hay $32.50. Bạn cảm thấy sợ rằng nếu bạn không chốt lời ngay thì hôm sau có thể không còn có giá đó nữa. Vì thế bạn chấp nhận một khoản lợi nhuận nho nhỏ trong khi bạn có thể mong đợi hơn thế. Tại sao bạn lại lo sợ mất đi lợi nhuận $2/cổ phiếu mà hôm trước bạn vẫn chưa có được? Nếu bạn có lời $2 trong một ngày thì bạn có thể kiếm được $2-$3 trong ngày tiếp theo, thậm chí là $5 trong tuần tới. Khi thị trường đang đi đúng hướng, đừng nên vội vã chốt lời. Bởi vì bạn biết rằng mình đã đúng, nếu không thì bạn chẳng có đồng lời nào cả. Cứ để thị trường đi tiếp con đường của nó và hãy đi theo nó, bạn có thể kiếm được một món lợi lớn miễn là hoạt động của thị trường không có những dấu hiệu khiến bạn lo ngại, hãy giữ vững niềm tin của bạn. Ngược lại, nếu bạn mua cổ phiếu ở giá $30, qua hôm sau chỉ còn $28, bạn mất đi $2/cổ phiếu. Khi đó, bạn vẫn không lo sợ rằng nếu để qua hôm sau nữa thì có thể bạn sẽ mất đến $3/ cổ phiếu hoặc hơn nữa. Không, bạn chỉ xem nó như phản ứng ngược tạm thời, hy vọng rằng ngày tiếp theo giá sẽ quay trở lại mức ban đầu. Nhưng đó là lúc bạn nên lo sợ. Ngày tiếp theo bạn có thể mất thêm $2 nữa, hoặc có thể là $5-$10 trong 1 hoặc 2 tuần tới. Đó là lúc bạn nên sợ hãi, bởi vì nếu bạn không cắt lỗ thì bạn có thể bị tổn thất nhiều hơn sau đó. Đó là lúc bạn nên bảo vệ mình bằng cách bán cổ phiếu đó đi trước khi con số lỗ lớn hơn.


Có lời thì cứ để tiếp, nhưng đã lỗ thì không bao giờ để lâu. Nhà đầu cơ phải đảm bảo giảm lỗ tối đa bằng cách thoát khỏi thị trường ngay con số lỗ nho nhỏ đầu tiên. Làm thế, bạn sẽ bảo vệ được tài khoản của mình để trong tương lai, khi có một nhận định mới bạn có thể đặt một lệnh khác với số lượng bằng số lượng mà bạn đã bỏ lỡ trước kia. Nhà đầu cơ phải là một người bán bảo hiểm cho chính mình, và cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục cuộc kinh doanh là bảo toàn vốn, không cho phép mình lỗ đến mức nguy hiểm cho việc đầu tư của bạn, khi thị trường lại đi theo đúng hướng bạn đã định. Tôi tin rằng những nhà đầu tư và đầu cơ thành công phải nắm được những thông tin trước khi công bố, mới đặt lệnh ngược hướng thị trường. Tôi thấy họ cũng có thể thông qua các tín hiệu rõ ràng để đưa ra quyết định đặt lệnh đầu tiên.
Tôi xin nhắc lại lần nữa, có những thời điểm thị trường sẽ chuyển sang một hướng mới, và tôi tin chắc rằng những người tham gia đầu cơ và có kiên nhẫn sẽ xây dựng cho mình một phương pháp cụ thể với những tín hiệu chỉ dẫn cho phép họ có sự phán đoán chính xác khi nào nên đặt lệnh. Việc đầu cơ thành công không phải là trò đoán mò. Để có được thành công chắc chắn, những nhà đầu tư và đầu cơ phải có các quy luật cho họ sự chỉ dẫn. Những tín hiệu chỉ dẫn mà tôi sử dụng có thể không có giá trị với người khác. Tại sao thế? Nếu chúng là vô giá đối với tôi thì tại sao chúng không vô giá đối với bạn? Câu trả lời là không có tín hiệu chỉ dẫn nào đúng 100%. Nếu tôi sử dụng tín hiệu chỉ dẫn nào đó làm vũ khí chiến đấu của tôi, thì tôi biết kết quả của nó là gì. Nếu cổ phiếu đó không đi theo hướng tôi mong đợi thì tôi lập tức xác định thời điểm chín muồi để đóng lệnh. Có thể vài ngày sau đó, khi các tín hiệu chỉ dẫn cho thấy tôi nên vào thị trường thì tôi sẽ lại nhảy vào và có lẽ lần này chính xác 100%. Tôi tin bất kỳ người nào dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu sự thay đổi của giá cũng sẽ có thể xây dựng cho mình một hệ thống tín hiệu chỉ dẫn, giúp họ trong hoạt động đầu tư và thao tác ra vào thị trường trong tương lai. Trong quyển sách này, tôi xin trình bày những điểm mà tôi nhận thấy có giá trị trong hoạt động đầu cơ của chính mình.


Nhiều nhà đầu cơ sử dụng các biểu đồ hoặc số liệu bình quân. Họ theo dõi chúng lên hay xuống hay đi ngang mà không hề thắc mắc về xu hướng ngay lúc đó mà các biểu đồ và số liệu bình quân thể hiện. Riêng cá nhân tôi thì các biểu đồ không hấp dẫn được tôi. Tôi thấy chúng quá khó hiểu. Tôi chỉ tin tưởng tuyệt đối vào các số liệu mà tôi thu thập cũng như người khác trông cậy vào các biểu đồ. Có thể họ đúng, còn tôi sai. Tôi thích thu thập các số liệu bởi vì phương pháp thu thập số liệu của tôi vẽ ra cho tôi một bức tranh rõ nét về những gì đang diễn ra. Nhưng nó chỉ trở nên có ích khi tôi nghiên cứu đến yếu tố thời gian. Nó giúp tôi tiên đoán xu hướng sắp tới. Tôi tin rằng việc thu thập những dữ liệu chính xác và nghiên cứu yếu tố thời gian (tôi sẽ giải thích cụ thể ở phần sau) là rất quan trọng cho việc tiên đoán chính xác xu hướng sắp tới. Nhưng bạn cần phải kiên nhẫn.


Hãy bắt đầu thực hiện với một mã cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu. Nếu bạn tính toán yếu tố thời gian chính xác thông qua việc liên kết các dữ liệu mà bạn thu thập được thì sớm muộn gì bạn cũng có thể xác định được xu hướng chủ đạo sắp diễn ra. Nếu bạn đọc các dữ liệu một cách chính xác thì bạn sẽ chọn ra được mã cổ phiếu tốt nhất. Tôi xin nhắc lại, bạn phải tự thu thập các dữ liệu. Bạn phải đích thân làm việc đó. Đừng bảo người khác làm thay bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có biết bao ý tưởng mới nảy ra khi trong khi bạn làm việc đó. Những ý tưởng mà không ai có thể cho bạn. Bởi vì đó là sự khám phá của bạn, bí mật của bạn và bạn sẽ giữ nó cho riêng mình.
Tôi xin chỉ ra vài cái “không” đối với nhà đầu tư và đầu cơ. Quy tắc đầu tiên là không bao giờ mạo hiểm trong đầu tư. Nhà đầu tư thường thua lỗ nghiêm trọng không có lý do nào khác hơn là mua cổ phiếu.
Bạn thường nghe một nhà đầu tư nói rằng: “Tôi không phải lo lắng về sự biến động giá cả và tỷ lệ ký quỹ. Tôi không bao giờ đầu cơ. Tôi mua cổ phiếu để đầu tư, nếu nó có giảm giá thì cuối cùng cũng sẽ lên trở lại”.
Nhưng thật không vui là nhiều cổ phiếu của những nhà đầu tư đó ban đầu tưởng là một sản phẩm đầu tư tốt nhưng sau đó lại mất giá trầm trọng. Vì thế, cái gọi là “đầu tư cổ phiếu” thường xuyên trở thành đầu cơ thuần tuý. Quan điểm “đầu tư” đó cũng tan biến theo mây khói cùng với tiền vốn của nhà đầu tư. Tình trạng này xảy ra là do họ không nhận thấy rằng cái gọi là “hạng mục đầu tư” của họ trong tương lai có thể sẽ đối mặt với những tình huống mới làm thâm hụt đến lợi nhuận, tiền vốn của những cổ phiếu mà họ đang đầu tư lâu dài. Trước khi họ nhận ra tình hình đã thay đổi thì giá trị của hạng mục đầu tư của họ đã sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, nhà đầu tư cũng phải bảo vệ vốn của mình như nhà đầu cơ đã làm trong hoạt động đầu cơ mạo hiểm. Nếu thực hiện điều đó thì những người cho mình là nhà đầu tư sẽ không bị buộc phải miễn cưởng trở thành nhà đầu cơ trong tương lai hoặc phải tin rằng tài khoản của mình bị bốc hơi nhiều đến thế.
Bạn hãy nhớ lại, cách đây không lâu bạn đầu tư vào Newyork, New Haven & Hatford Railroad tốt hơn gởi tiền vào ngân hàng. Ngày 28/4/1902, New Haven được bán với giá $255 một cổ phiếu. Tháng 12 năm 1906, Chicago, Milwaukee và St. Paul được bán với giá $199.62. Vào tháng 1 năm đó, Chicago Northwestern được bán với giá $240. vào ngày 9 tháng 2 năm đó, Great Northern Railway bán với giá $348. Tất cả đều có cổ tức rất tốt.


Hãy xem lại các “hạng mục đầu tư” đó vào ngày nay: vào ngày 2 tháng 1 năm 1940, Newyork, New Haven & Hatford Railroad được chào mua với giá $0.50/cổ phiếu, Chicago Northwestern được chào bán giá khoảng $0.31/cổ phiếu, Great Northern Railway bán với giá $26.62 ½. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1940, không có ai chào mua Chicago Northwestern, Milwaukee và St. Paul, nhưng vào ngày 5/1/1940 thì chúng được chào mua với giá $0.50/cổ phiếu.

Những cổ phiếu đó nằm trong bảng danh sách 100 cổ phiếu đáng đầu tư nhất vào thời bấy giờ. Nhưng đến bây giờ (1940) thì nó chỉ lại còn một chút ít giá trị hoặc chẳng khác gì mớ giấy vụn. Vì thế, những hạng mục đầu tư ngã nhào mang theo tài sản của “các nhà đầu tư thủ cựu”.

Đầu cơ trong thị trường chứng khoán có thể thua lỗ. Nhưng tôi tin rằng số tiền thua lỗ trong đầu cơ còn ít hơn tổng số thua lỗ cuối cùng theo cách đầu tư thủ cựu nói trên.
Theo cách nhìn của tôi, những nhà đầu tư là những tay chơi bạc lớn. Họ đặt cược và theo đuổi nó, nếu sai thì họ sẽ mất tất cả tiền đặt cược. Nhà đầu cơ cũng có thể mua các cổ phiếu cùng lúc đó. Nhưng nếu là nhà đầu cơ thông minh thì khi nhận ra những dấu hiệu cảnh báo (bằng việc theo dõi các dữ liệu) rằng tình hình không tốt cho cổ phiếu của họ đang nắm giữ thì họ sẽ hành động dứt khoát, đảm bảo giảm thiểu tổn thất thấp nhất và chờ đợi cơ hội mới để vào lại thị trường.
Khi một cổ phiếu bắt đầu trượt giá mạnh thì không ai có thể biết được nó sẽ giảm đến mức nào. Không ai có thể đoán được đỉnh của một xu hướng lên giá. Nên ghi nhớ những điều sau đây: một là không bao giờ bán cổ phiếu khi nó có vẻ còn lên giá nữa. Có thể bạn thấy cổ phiếu tăng từ 10 lên 50 và nghĩ rằng nó đã ở mức quá cao rồi. Đó là lúc cân nhắc xem điều gì ngăn cản nó tiến từ mức 50 lên 150 trong điều kiện thuận lợi như thế. Nhiều người đã thua lỗ khi bán cổ phiếu ra sau một chu kỳ tăng giá mà họ cảm thấy rằng dường như giá đã tăng quá cao.

Ngược lại, không bao giờ mua khi thấy nó đã rớt mạnh từ đỉnh cao trước đó. Có vẻ như có những lý do rất tốt để giá rớt. Những cổ phiếu có thể vẫn còn đang ở mức giá khá cao dù rằng mức giá hiện tại trông có vẻ thấp. Hãy quên mức giá cao trước đó đi và hãy nghiên cứu nó trên cơ sở kết hợp giữa thời gian và giá.
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng trong phương pháp mua bán của tôi, khi tôi thấy các dữ liệu giá mà tôi thu thập được đang nằm trong xu hướng lên thì tôi sẽ mua vào đợt điều chỉnh thông thường ngay sau khi cổ phiếu chinh phục đỉnh cao mới trong xu hướng lên của nó. Và tôi cũng sẽ bán theo nguyên tắc đó trong trường hợp ngược lại. Tại sao? Bởi vì tôi đang nương theo xu hướng. Các dữ liệu của tôi chỉ dẫn tôi làm thế. Tôi không bao giờ mua khi giá đang giảm và bán khi giá đang trong chiều hướng tăng.

Hai là: thật khó khăn khi bước vào lần mua bán thứ hai nếu lần mua bán thứ nhất thua lỗ. Đừng bao giờ gỡ gạc. Hãy khắc ghi điều đó trong đầu.
2 người cảm ơn THÁI HỒNG SƠN cho bài viết.
THÁI HỒNG SƠN
#2 Đã gửi : 17/10/2012 lúc 10:40:48(UTC)


Cảm ơn: 38 lần
Được cảm ơn: 169 lần trong 67 bài viết
Chương 2: Khi nào một cổ phiếu hoạt động đúng

Cổ phiếu cũng giống như con người, có tên và tính cách. Có loại thì biến động mạnh mẽ, thất thường. Có loại thì đơn giản, tuân theo lôgic. Chúng ta có thể dự đoán được chúng sẽ hoạt động thế nào trong những điều kiện khác nhau.
Thị trường không bao giờ đứng yên. Cho dù nó rất buồn tẻ vào lúc này nhưng cũng không đứng yên ở một mức giá. Nó cũng sẽ dao động lên hoặc xuống trong biên độ hẹp. Khi một cổ phiếu có xu hướng rõ ràng thì nó sẽ đi theo đường xu hướng một cách tự động và nhất quán trong suốt tiến trình di chuyển của nó.
Khi bắt đầu xu hướng, bạn sẽ nhận thấy có một khối lượng lớn được bán với giá cao dần trong vài ngày trước đó. “sự điều chỉnh thông thường” theo định nghĩa của tôi, sẽ xuất hiện. Trong đợt điều chỉnh đó, khối lượng bán sẽ ít hơn lúc ở mức giá cao trong vài ngày trước. Đó chỉ là một sự điều chỉnh thông thường. Chúng ta đừng bao giờ sợ sự dịch chuyển bình thường mà hãy sợ hãi sự dịch chuyển không bình thường.
Trong 1 hoặc 2 ngày, cổ phiếu sẽ bắt đầu hoạt động trở lại theo xu hướng và khối lượng giao dịch tăng lên. Nếu đó thật sự là một xu hướng thì trong một thời gian ngắn, giá sẽ hồi lại và cổ phiếu sẽ được bán ở vùng giá cao hơn. Xu hướng sẽ tiếp diễn mạnh mẽ trong vài ngày với một vài điều chỉnh nhỏ ngắn ngủi. Giá cổ phiếu sẽ tiến đến một điểm thích hợp để có một “sự điều chỉnh thông thường” khác. Nó cũng xảy ra giống như sự điều chỉnh thông thường lần đầu tiên. Bất kỳ cổ phiếu nào cũng sẽ hoạt động theo kiểu cách đó khi nó ở trong một xu hướng xác định. Giai đoạn đầu của xu hướng, khoảng cách giữa đỉnh sau với đỉnh trước đó không chênh lệnh nhiều lắm, nhưng thời gian sau bạn sẽ thấy rằng tốc độ tiến lên nhanh hơn rất nhiều.
Lấy ví dụ: 1 cổ phiếu bắt đầu với giá $50. Vào giai đoạn đầu của xu hướng, có thể nó được bán với giá tăng dần đến $54. Trong vòng 1 hoặc 2 ngày, có thể nó sẽ điều chỉnh về mức $52.5 hoặc gần mức đó. Ba ngày sau nó tăng trở lại. Lần này, có thể nó sẽ tăng lên đến $59-$60 trước khi xảy ra một đợt điều chỉnh thông thường. Nhưng thay vì điều chỉnh $1-$1,5 thì nó có thể dễ dàng điều chỉnh giảm $3. Khi nó quay trở lại mức giá cao trước đó thì bạn sẽ nhận thấy rằng khối lượng bán không nhiều như ở giai đoạn đầu của xu hướng. Sẽ khó mua được cổ phiếu hơn. Trong trường hợp đó, đỉnh kế tiếp trong xu hướng sẽ cao hơn nhiều so với đỉnh trước đó. Cổ phiếu có thể dễ dàng tăng đến $68-$70 so với đỉnh $60 trước đó mà không cần có một sự điều chỉnh thông thường nào cả. Và khi một sự điều chỉnh thông thừơng xảy ra thì nó có thể rớt xuống đến $65 nhưng nó vẫn chỉ là sự điều chỉnh giảm bình thường mà thôi. Nhưng lần điều chỉnh này biên độ đến $5 hoặc gần như thế. Thời gian điều chỉnh sẽ không lâu trước khi cổ phiếu tăng giá trở lại và sẽ được bán ở vùng giá cao mới.
Đừng để diễn biến của cổ phiếu ru ngủ bạn. Để đạt được một mức lợi nhuận khả quan, bạn phải kiên nhẫn. Nhưng đừng kiên nhẫn đến nỗi đầu óc cứng đờ ra và bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh $6-$7 trong một ngày và có thể tăng với biên độ $8-$9 trong những ngày kế tiếp. Nhưng vào cuối phiên giao dịch thì đột nhiên sụt giảm bất thường với biên độ $7-$8. Nhưng đầu phiên giao dịch ngày hôm sau, nó lấy lại số điểm đã mất và quay trở về vùng giá cao. Một lần nữa cổ phiếu lại chinh phục đỉnh cao, thể hiện xu hướng lên rất mạnh. Nhưng những ngày tiếp theo thì nó không vượt lên được nữa.
Đó là một tín hiệu nguy hiểm. Trong suốt quá trình di chuyển, nó đã không có một sự điều chỉnh thông thường tất yếu nào cả. Khi một sự điều chỉnh bất bình thường bất ngờ xảy ra. Từ “bất bình thường” mà tôi nói có nghĩa là sự điều chỉnh giảm với biên độ $6 trở lên trong một ngày từ đỉnh cao của ngày hôm đó. Trước đó không có đợt điều chỉnh thông thường nào diễn ra như thế. Và khi thị trường có phản ứng bất thường như thế, thì đó là một tín hiệu nguy hiểm loé lên mà có thể bạn không nhận ra.
Bạn phải kiên nhẫn ngồi theo dõi cổ phiếu trong suốt quá trình di chuyển của nó. Bạn phải có sự can đảm và nhạy bén, chú trọng đến những tín hiệu nguy hiểm và thoát ra ngoài.
Tôi không khẳng định những tín hiệu nguy hiểm luôn luôn cho chúng ta sự cảnh báo chính xác. Bởi vì như tôi nói ở phần trước, không có quy luật nào bắt cổ phiếu phải hoạt động theo đúng khuôn mẫu 100%. Nhưng nếu bạn quan tâm đến nó thì về lâu dài bạn sẽ đạt được lợi nhuận đáng kể.
Một bậc thầy đầu cơ đã từng nói với tôi rằng: “Nếu ta thấy có dấu hiệu nguy hiểm thì ta sẽ không cãi lại nó mà thoát ra ngoài thị trường. Vài ngày sau, nếu thấy mọi việc ổn thoả thì ta sẽ vào lại thị trường. Như thế ta sẽ không phải lo lắng nhiều và đảm bảo giữ đươc tiền của mình. Nó cũng giống như khi ta đang đi trên đường ray xe lửa và nhìn thấy một chiếc xe lửa tốc hành đang lao về phía mình với tốc độ 60 dặm/h. Thế thì ta sẽ không ngu ngốc đến nỗi không nhảy ra khỏi đường ray và để cho chiếc xe lửa chạy qua. Sau khi xe lửa chạy qua, ta luôn có cơ hội để quay trở lại đường ray nếu ta muốn”. Đó là kiến thức mua bán đầu cơ được mô tả một cách sinh động mà tôi luôn ghi nhớ.
Nhà đầu cơ khôn ngoan luôn chú ý đến các dấu hiệu nguy hiểm. Nhưng vấn đề của hầu hết các nhà đầu cơ là họ không đủ can đảm để đóng lệnh khi họ nên làm điều đó. Họ do dự và trong khi do dự, họ thấy thị trường đi theo hướng ngược lại mất mấy điểm. Lúc đó họ lại nghĩ rằng “đợi nó hồi giá thì mình sẽ thoát ra”. Nhưng khi cổ phiếu tăng giá trở lại thì họ quên mất điều mình định làm, bởi vì khi đó tình hình trông có vẻ tốt đẹp. Tuy nhiên, sự tăng giá đó chỉ là tạm thời và nó sớm vỗ cánh bay đi, còn thị trường lại bắt đầu đi xuống thật sự. Và họ vẫn bị kẹt vì đã do dự. Nếu họ có sử dụng các tín hiệu chỉ dẫn thì nên làm theo những gì mà nó chỉ ra, như thế không chỉ giúp họ giữ được tiền mà còn tránh được sự lo lắng.

Tôi xin nhắc lại lần nữa, tính cách của con người chính là kẻ thù lớn nhất của mỗi nhà đầu tư và đầu cơ. Tại sao cổ phiếu nên tăng sau khi nó bắt đầu rơi xuống từ đỉnh cao? Tất nhiên nó sẽ phục hồi lại ở một mức độ nào đó, nhưng tại sao bạn lại hy vọng nó sẽ tăng ngay lúc bạn muốn nó tăng chứ? Khả năng là không xảy ra, mà nếu có xảy ra thì các nhà đầu cơ có tâm lý do dự có lẽ sẽ không tận dụng được cơ hội đó.
Tôi đang cố làm rõ một điều rằng một số người muốn xem việc đầu cơ như là một sự nghề kinh doanh nghiêm túc. Và tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa là hãy vứt suy nghĩ đó ra khỏi đầu đi. Không ai thành công trong việc đầu cơ hàng ngày hay hàng tuần. Chỉ có thể là vài lần trong năm, có thể là 4-5 lần. Thời gian quá độ còn lại, bạn sẽ đứng yên chờ thị trường chuẩn bị hình thành xu hướng lớn tiếp theo. Nếu bạn chọn thời gian chính xác để vào thị trường thì lệnh đầu tiên của bạn sẽ cho lợi nhuận ngay khi đặt. Còn sau đó thì bạn phải theo dõi sự xuất hiện của các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm để thoát ra ngoài thị trường, chuyển lợi nhuận trên cổ phiếu của bạn thành tiền thật.
Hãy nhớ điều này: trong khi bạn không làm gì cả thì những những nhà đầu cơ ra vào thị trường hàng ngày, đang đặt nền tảng cho chuyến đầu cơ tiếp theo của bạn. Bạn sẽ hưởng lợi từ những sai lầm của họ.
Đầu cơ rất thú vị. Hầu hết những tay đầu cơ hộ của các văn phòng môi giới thường bàn với các bạn bè của họ về tình hình thị trường sau mỗi ngày làm việc. Họ quá mải mê với những biến động lên xuống nhỏ hẹp mà bỏ lỡ xu hướng lớn. Hầu như lúc nào cũng vậy, đa số đặt lệnh sai khi xu hướng lớn sắp diễn ra. Những nhà đầu cơ đang cố kiếm một chút lợi nhuận từ biến động nhỏ của thị trường mỗi ngày sẽ không bao giờ tận dụng được sự thay đổi quan trọng sắp tới của thị trường khi nó xảy ra.
Nhược điểm này có thể sửa chữa bằng cách thu thập sự thay đổi của giá cổ phiếu, nghiên cứu xem nó diễn ra như thế nào và cẩn thận nắm bắt yếu tố thời gian khi vào thị trường.

Cách đây nhiều năm, tôi có nghe nói về một nhà đầu cơ thành công xuất sắc. Ong ta sống ở vùng núi California và thường xuyên nhận những bảng liệt kê giá cổ phiếu của 3 ngày trước đó. Một năm, ông ta gọi điện cho nhà môi giới của mình ở San Francisco 2-3 lần và liệt kê các lệnh mua hoặc bán, tuỳ thuộc vào quan điểm về thị trường của ông ta.

Một người bạn của tôi làm việc ở văn phòng môi giới, bắt đầu tò mò và tìm hiểu. Cuối cùng thì anh ấy cũng được giới thiệu với ông ta và anh ấy hỏi người đàn ông sống ở vùng núi này làm thế nào ông ta có thể nắm bắt được hướng đi của thị trường chứng khoán khi sống ở một nơi xa xôi và tách biệt như thế.
Ong ta trả lời rằng: À, tôi đầu cơ chứng khoán, và tôi sẽ thất bại nếu tôi vướng vào cái đám lộn xộn và bị rối trí bởi những biến động nhỏ. Tôi muốn sống tách biệt ở một nơi mà tôi có thể suy nghĩ. Bạn thấy đấy, tôi đã thu thập các dữ liệu của thị trường và nó vẽ ra cho tôi một bức tranh rõ ràng về những gì thị trường đang diễn ra. Sự biến động thật sự không kết thúc ngay ngày nó bắt đầu. Cần có một khoảng thời gian để kết thúc một đợt biến động thật sự. Tôi lên núi sống và để cho những đợt biến động này đủ thời gian chúng cần. Nhưng khi tôi ghi giá mới vào trong bảng thu thập dữ liệu và nhận thấy rằng giá cổ phiếu không còn phù hợp với cách thức biến động vào thời gian trước đó. Ngay lập tức, tôi liên tưởng đến chuyện sắp xảy ra. Tôi đi xuống thị trấn và lao vào cuộc.
Chuyện đó đã xảy ra cách đây nhiều năm rồi. Người đàn ông sống ở vùng núi ấy kiếm được lợi nhuận từ thị trường cổ phiếu trong một thời gian dài. Chính ông ta đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết. Tôi thử gắn yếu tố thời gian vào tất cả các dữ liệu mà tôi thu thập được. Với sự kiên trì nỗ lực, tôi đã có thể gắn kết các dữ liệu với nhau và hết sức ngạc nhiên khi chúng giúp tôi tiên đoán được sự biến động sắp diễn ra.

Chương 3: Hãy theo đuổi nhóm cổ phiếu hàng đầu

Thị trường chứng khoán luôn có sức cám dỗ. Sau một thời gian thành công, nhà đầu cơ trở nên mạo hiểm và tham lam quá mức. Khi đó, bạn cần phải tỉnh táo và có ý thức rõ ràng để giữ lấy thành quả của mình. Không cần thiết đánh mất số tiền bạn kiếm được.

Chúng ta luôn biết rằng giá di chuyển lên và xuống. Luôn luôn như thế. Lý thuyết của tôi là đằng sau xu hướng lớn là một sức mạnh không cưỡng lại được. Đó là tất cả những gì chúng ta cần biết. Chẳng có gì quá kỳ lạ đằng sau tất cả những lý do khiến giá biến động. Sự liều lĩnh nguy hiểm là điều bất hạnh mà bạn cần tránh. Hãy nhận biết xu hướng và tận dụng nó bằng cách đầu cơ nương theo xu hướng. Đừng cãi lại nó và hơn thế nữa là đừng chống lại nó.

Hãy nhớ, thật quá nguy hiểm khi bạn phân tán tâm trí cho tất cả các mã cổ phiếu trên thị trường. Đừng quan tâm đến quá nhiều mã cổ phiếu cùng một lúc. Chúng ta dễ dàng theo dõi vài mã cổ phiếu hơn là nhiều mã cùng lúc. Tôi đã mất nhiều tiền cho sai lầm này.

Một sai lầm khác mà tôi đã mắc phải chính là tôi đã cho phép mình đặt toàn bộ thị trường vào trạng thái tăng giá hay giảm giá. Bởi vì một số cổ phiếu riêng biệt vẫn giữ con đường đi của nó ngoài xu hướng chung của thị trường. Nhóm khác cho thấy rằng chúng sắp kết thúc đà tăng hoặc giảm giá. Và nhóm có xu hướng rõ ràng. Tôi nên chờ đợi tín hiệu xu hướng trước khi tôi vào lệnh mới.
Nhưng thay vì làm thế, tôi lại háo hức hành động. Tất nhiên tôi bỏ tiền vào những cổ phiếu nhóm 1 và nhóm 2. Nhưng tôi cũng chia nhỏ vốn ra bằng cách bỏ vào nhóm cổ phiếu có xu hướng rõ ràng.
Nhớ lại thị trường bò tót vào cuối thế kỷ 20, tôi nhận thấy rõ ràng là đỉnh cao của cổ phiếu ngành khai thác đồng sắp kết thúc. Một thời gian ngắn sau đó, cổ phiếu ngành chế tạo xe máy lên đến cực điểm. Bởi vì tôi cho rằng thị trường bò tót của hai nhóm cổ phiếu đó đã đến ngưỡng giới hạn, nên tôi đã đưa ra kết luận sai rằng tôi có thể bán hết các cổ phiếu đó đi. Và tôi ghét khi phải nói rằng thật sự tôi đã mất rất nhiều tiền vì hành động theo tiền đề đó.

Trong khi tôi kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ cổ phiếu đồng và xe máy thì 6 tháng sau tôi mất còn nhiều hơn khi cố đoán đỉnh của nhóm cổ phiếu hàng thiết thực. Cuối cùng thì các cổ phiếu này và các nhóm khác cũng đạt đến cực đỉnh của nó. Lúc đó, Anaconda đang được bán thấp hơn 50 điểm so với đỉnh cao trước đó của nó và cổ phiếu xe máy cũng được bán ở tỷ lệ tương tự.
Điều mà tôi muốn nhấn mạnh với bạn là bạn thấy rõ xu hướng di chuyển của một nhóm cổ phiếu riêng biệt và hành động đúng, nhưng đừng áp dụng cách thức giống như thế đối với một nhóm cổ phiếu khác cho đến khi bạn nhận thấy rõ ràng rằng chúng cũng ở trong tình huống thích hợp. Hãy kiên nhẫn chờ đợi. Trước khi bạn nhận được tín hiệu cho thấy nhóm cổ phiếu thứ hai cũng ở trong điều kiện tương tự như tín hiệu bạn đã nhận ở nhóm thứ nhất thì đừng phân tán tâm trí và vốn liếng cho tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

Bạn chỉ nên nghiên cứu xu hướng của các cổ phiếu đáng chú ý. Nếu bạn không thể kiếm tiền từ các cổ phiếu hàng đầu thì bạn khó mà kiếm tiền từ tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

Các cổ phiếu hàng đầu của thị trường chứng khoán có thể bị rớt hạng và cổ phiếu mới sẽ thay thế vào vị trí của chúng. Thời gian trước, cổ phiếu đường sắt, cổ phiếu mía đường và thuốc lá đứng hàng đầu trong danh sách các cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Sau đó là cổ phiếu ngành sắt thép tiến lên hàng đầu. Cổ phiếu mía đường và thuốc lá bị đẩy xuống phía dưới. Tiếp theo là cổ phiếu ngành chế tạo xe máy được liệt vào hàng đầu. Ngày nay, chúng ta có bốn nhóm cổ phiếu chiếm vị thế nổi bật là sắt thép, xe máy, hàng không và thương mại. Chúng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Khi những cổ phiếu mới tiến lên vị trí dẫn đầu thị một số cổ phiếu hàng đầu trước đó bị rớt hạng. Thị trường chứng khoán luôn tồn tại những cuộc đổi ngôi như thế.
Thật không an toàn khi mua bán quá nhiều cổ phiếu trong cùng một lúc. Bạn sẽ bị rối tung đầu óc. Hãy thử phân tích và so sánh vài nhóm với nhau. Bạn sẽ thấy dễ dàng nắm bắt xu hướng thật sự của chúng hơn là ôm đồm toàn bộ các nhóm cổ phiếu trên thị trường. Nếu bạn phân tích chính xác tình hình của hai mã cổ phiếu trong bốn nhóm dẫn đầu thị trường thì bạn sẽ có điểm tựa cho việc mua bán đầu cơ của mình. Đó chính là câu chuyện “Hãy theo đuổi những cổ phiếu hàng đầu”. Hãy giữ đầu óc linh hoạt. Nhớ rằng những cổ phiếu hàng đầu hôm nay chưa hẳn là những cổ phiếu hàng đầu trong hai năm tới.
Hôm nay, tôi thu thập dữ liệu của bốn nhóm. Điều đó không có nghĩa là tôi mua bán hết tất cả các mã cổ phiếu trong bốn nhóm đó cùng lúc. Nhưng tôi có một sự liên tưởng trong đầu.

Khi tôi bắt đầu hứng thú với việc tìm hiểu xu hướng giá, tôi quyết định kiểm tra khả năng xác định xu hướng giá trong tương lai của tôi có chính xác hay không. Tôi ghi chép lại các lệnh mua bán vào quyển sổ tay luôn mang theo bên mình. Tôi không bao giờ quên lần mua bán thật đầu tiên của mình. Tôi mua cổ phiếu Chicago, Burlington và Quincy Railway và cổ phiếu của tôi đạt lợi nhuận $3.12. Từ sau lần đó, tôi trở thành một nhà đầu cơ.

Tôi không tin rằng một nhà đầu cơ theo kiểu cũ, người có thể mua bán với số lượng lớn có nhiều cơ hội để thành công. Khi tôi nói “một nhà đầu cơ theo kiểu cũ” là tôi đang nghĩ rằng ngày nay khi thị trường cổ phiếu lớn mạnh và thường biến đổi thì một số lượng mua bán 5000-10,000 cổ phiếu không gây ảnh hưởng to lớn đến giá cả.
Trước đây, khi thị trường hoạt động đúng hướng, họ có thể thu lợi an toàn theo thời gian. Khi quyết định sai thì họ có thể dễ dàng thoát khỏi thị trường với tổn thất không nghiêm trọng. Nhưng ngày nay, nếu họ không giữ được vị trí số một của mình thì họ sẽ phải chịu tổn thất nặng nề vì sự canh tranh khốc liệt của thị trường.
Trái lại, những nhà đầu cơ ngày nay theo quan điểm của tôi là những người có sự kiên nhẫn và biết chờ đợi thời cơ để hành động, sẽ có cơ hội tốt để kiếm được lợi nhuận khả quan. Bởi vì thị trường ngày nay không dễ chi phối và tạo ra các biến động giả tạo.
Trong điều kiện thị trường ngày nay, không nhà đầu cơ thông minh nào cho phép mình lợi dụng số lượng mua bán để chi phối thị trường theo kiểu cũ rích của mấy năm trước.
Họ sẽ tập trung nghiên cứu một nhóm cổ phiếu và những mã cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm đó. Họ sẽ học cách quan sát trước khi đặt lệnh. Thị trường trong kỷ nguyên mới mang đến công bằng và an toàn cho các nhà đầu cơ và đầu tư biết suy nghĩ, tìm tòi và có kiến thức.
THÁI HỒNG SƠN
#3 Đã gửi : 17/10/2012 lúc 10:42:14(UTC)


Cảm ơn: 38 lần
Được cảm ơn: 169 lần trong 67 bài viết
Chương 4: Hãy giữ tiền trong tay

Hãy nắm chặt tiền trong tay, đừng uỷ thác cho ai cả. Dù nó có là một triệu hay một ngàn đô la cũng vậy. Đó là tiền của bạn. Bạn phải cố giữ lấy nó.
Đầu cơ sai lầm là một trong những con đường tất yếu khiến bạn mất tiền. Tôi không tán thành hành động bình quân khoản thua lỗ. Hầu hết các nhà đầu cơ thường làm như thế. Giả sử họ mua 100 cổ phiếu ở mức giá 50, hai ba ngày sau cổ phiếu rớt còn 47. Họ sẽ mua thêm 100 cổ phiếu nữa để bình quân giá cho tổng số cổ phiếu đang nắm giữ thành mức giá giá 48,5. Chúng ta đã mua 100 cổ phiếu với giá 50, và nó đã mất đi 3usd/cổ phiếu. Thế thì tại sao chúng ta lại mua thêm 100 cổ phiếu nữa và lo lắng tăng lên gấp đôi khi giá cổ phiếu rớt xuống mức 44. Ở mức giá đó, chúng ta đã lỗ 600 usd cho 100 cổ phiếu đầu tiên và 300 usd cho 100 cổ phiếu thứ hai.
Nếu nhà đầu cơ không sáng suốt, chọn cách bình quân giá thì ông ta có thể sẽ mua thêm 200 cổ phiếu ở mức giá 44, 400 cổ phiếu ở giá 41, 800 cổ phiếu ở giá 38, 1600 cổ phiếu ở giá 35, 3200 cổ phiếu ở giá 32, 6400 cổ phiếu ở giá 29 và cứ thế. Bao nhiêu nhà đầu cơ có thể chịu đựng được áp lực đó? tuyệt đối không nên bình quân giá kiểu đó. Đương nhiên sự dịch chuyển giá như thế không xảy ra thường xuyên.
Tôi xin các bạn đừng thực hiện kiểu bình quân giá khi cổ phiếu đang trong xu hướng rớt giá. Khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống, bạn sẽ bị thanh lý tài khoản. Bạn đang đi ngược lại xu hướng thị trường, thế thì tại sao bạn lại đặt tiền của mình vào tình huống tồi tệ như thế, hãy để dành tiền cho một cơ hội tốt trong một ngày khác. Chẳng có gì hấp dẫn trong một vụ mua bán thua lỗ rõ ràng ngay trước mắt.
Một nhà kinh doanh thành công thích mở rộng đối tượng khách hàng chứ họ không thích bán toàn bộ sản phẩm cho một khách hàng. Bởi vì khi có nhiều khách hàng thì rủi ro sẽ được phân tán. Chính vì thế, một nhà đầu cơ chỉ mạo hiểm một phần nhỏ tài sản của mình cho một chuyến đầu cơ mạo hiểm. Tiền mặt đối với nhà đầu cơ cũng như hàng hoá trên kệ của nhà buôn.
Một sai lầm lớn nhất của hầu hết các nhà đầu cơ là muốn làm giàu nhanh chóng. Thay vì mục tiêu kiếm được 500% lợi nhuận trong hai hoặc ba năm, họ lại cố kiếm trong hai hoặc ba tháng. Có thể họ thành công trong hiện tại nhưng những nhà đầu tư táo bạo có giữ được số lợi nhuận đó không? Họ sẽ không làm được. Tại sao? Bởi vì đó là tiền kiếm được quá dễ dàng và nó cũng sẽ ra đi nhanh chóng. Khi kiếm được tiền dễ dàng như thế, nhà đầu cơ sẽ mất đi sự sáng suốt. Họ sẽ nghĩ rằng “mình có thể kiếm được 500% lợi nhuận trong hai tháng. Vậy hai tháng kế tiếp mình sẽ kiếm được cả gia tài”. Họ sẽ không bao giờ thấy hài lòng. Họ sẽ tiếp tục lao vào cuộc chơi cho đến lúc những biến cố đột ngột xảy đến. Tài khoản ký quỹ dần dần cạn đi, nhà môi giới bắt đầu nhắc nhở thì kẻ đầu cơ kiểu cờ bạc như thế vẫn nuôi một tia hy vọng bằng cách van nài nhà môi giới cho thêm một chút thời gian hoặc nếu anh ta chưa đến nỗi quá bất hạnh thì anh ta có thể bắt đầu lại với một số vốn khiêm tốn

Khi một nhà kinh doanh mở cửa hàng, anh ta sẽ không mong đợi kiếm được 25% lợi nhuận trong năm đầu tiên. Nhưng đối với nhà đầu cơ thì 25% không là gì cả. Họ mong đợi kiếm được 100% lợi nhuận. Nhưng điều đó là sai lầm. Họ quên rằng đầu cơ cũng là một nghề kinh doanh và phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của nghề

Có một điểm nhỏ này các bạn nên nhớ. Sau mỗi lệnh mua bán thành công, hãy rút ½ lợi nhuận ra và gởi nó vào két bảo hiểm trong ngân hàng. Tiền mà bạn kiếm được từ Wall Street chỉ thật sự là tiền của bạn khi bạn rút nó ra khỏi tài khoản của nhà môi giới sau lệnh mua bán thành công

Tôi còn nhớ 1 ngày ở Palm Beach. Tôi rời khỏi Newyork sau khi đặt một lệnh bán lớn. Một vài ngày sau khi tôi tới Palm Beach, thị trường cổ phiếu sụp đổ. Đó là cơ hội để tôi chuyển lợi nhuận trên giấy tờ thành tiền thật, và tôi đã làm điều đó.
Sau khi thị trường đóng cửa, tôi gởi một tin nhắn cho tổng đài, bảo văn phòng môi giới ở Newyork lập tức chuyển vào tài khoản ngân hàng của tôi một triệu đô la. Nhân viên tổng đài từ chối. Tôi hỏi tại sao? Anh ta trả lời rằng trong hai mươi năm làm việc, đây là lần đầu tiên anh ta nhận được đề nghị nhà môi giới chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng. Trong hàng ngàn tin nhắn chuyển đến mỗi ngày đều là nhà môi giới yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ. Anh ta chưa từng gặp trường hợp như tôi bao giờ, vì thế anh ta phải báo cáo với cấp trên.

Một nhà đầu cơ rút tiền khỏi tài khoản của nhà môi giới chỉ khi anh ta không tham gia thị trường hoặc khi tài khoản có số dư lớn. Thường thì họ sẽ không rút ra. Một là vì họ đang đi ngược hướng thị trường và phải đặt hết tiền của mình vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ. Hai là vì sau một lệnh mua bán thành công, họ lại nghĩ rằng lần sau mình sẽ mua bán gấp đôi.

Đối với tôi, sau một lệnh mua bán thành công, tôi có thói quen rút tiền mặt ra. Nó mang giá trị tâm lý. Tôi sẽ cảm thấy được rằng mình đã thật sự kiếm được tiền. Đếm tiền và cảm nhận nó hiện diện một cách rõ ràng

Tiền trong tài khoản ký quỹ của nhà môi giới hoặc trong tài khoản ngân hàng không giống như tiền mà bạn đang cầm trong tay. Bạn sẽ ý thức rằng mình thật sự sở hữu chúng. Vì thế, hãy rút tiền mặt ra trước khi bạn thực hiện cuộc mua bán tiếp theo.
Đầu cơ cũng là một nghề kinh doanh, vì thế bạn nên giám sát chặt chẽ. Đừng cho phép mình quá hưng phấn hoặc bị cám dỗ. Hãy nhớ rằng các nhà môi giới cũng đầu cơ. Họ kiếm được huê hồng từ các lệnh mua bán. Khách hàng mua bán càng nhiều thì họ càng kiếm đựơc nhiều tiền huê hồng. Vì thế họ luôn khuyến khích khách hàng đặt lệnh. Những nhà đầu cơ thường xem nhà môi giới như bạn của mình và tham gia giao dịch quá nhiều.

Nếu nhà đầu cơ đủ thông minh để biết rằng lúc nào nên giao dịch thường xuyên thì họ sẽ có hành động đúng đắn. Nhưng do thói quen nên nhiều nhà đầu cơ không đủ thông minh để dừng. Họ đánh mất sự cân bằng tâm lý cần thiết để thành công. Họ chưa hề nghĩ đến một ngày nào đó mình sẽ phạm sai lầm, nhưng khi ngày đó sẽ đến. Tiền sẽ vỗ cánh bay đi. Đừng bao giờ vào thị trường trừ phi bạn biết rằng mình có thể thắng.

Chương 5 Điểm xoay chiều

Tôi luôn kiên nhẫn ngồi chờ cho đến khi thị trường tiến đến điểm xoay trước khi tôi bắt đầu mua bán. Tôi luôn sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả.
Tại sao vậy?
Bởi vì tôi bước vào cuộc chơi tại thời điểm tâm lý, lúc bắt đầu của một xu hướng. Tôi không bao giờ mất thời gian cho những lý do tầm thường mà tôi hành động mau lẹ và bắt đầu cuộc hành trình của mình ngay khi tín hiệu chỉ dẫn bảo tôi làm thế. Tất cả những gì mà tôi cần làm sau đó là ngồi yên và nhìn thị trường đi theo con đường của nó. Chính thị trường sẽ cho tôi thời điểm thích hợp để chốt lời. Lúc nào tôi cũng có đủ can đảm và kiên nhẫn để chờ đợi tín hiệu. Kinh nghiệm của tôi là tôi không bao giờ kiếm được nhiều từ một xu hướng nếu tôi không vào lệnh gần điểm bắt đầu xu hướng đó. Bởi vì tôi đã bỏ lỡ một phần lợi nhuận rất cần thiết vì nó cho tôi sự can đảm và kiên nhẫn để đi theo hết xu hướng, vững vàng vượt qua các đợt điều chỉnh hoặc tăng giá nhỏ luôn xuất hiện trong tiến trình của một xu hướng.
Nếu bạn biết kiên nhẫn chờ đợi, thị trường sẽ cho bạn một điểm vào và một điểm ra. Thanh Rome không được xây xong trong 1 ngày. Không có 1 xu hướng thật sự nào kết thúc trong 1 ngày hoặc 1 tuần. Nó cần thời gian để đi hết tiến trình hợp lý của mình. Điều đáng chú ý là 48 giờ đầu tiên khi một xu hướng xuất hiện là thời gian quan trọng nhất để vào thị trường. Ví dụ: một cổ phiếu đang ở trong xu hướng xuống trong 1 khoảng thời gian và tiến đến điểm thấp ở mức 40. Trong vài ngày, nó tăng nhanh trở lại mức 45, rồi lại giảm trở lại và dao động ở mức thấp hơn vài điểm trong 1 tuần lễ. Sau đó, nó bắt đầu tăng nhanh đến mức 49,5. Thị trường trở nên ế ẩm và trì trệ trong vài ngày. Rồi sau đó, nó sôi động trở lại và rớt xuống 3-4 điểm. Rồi giá tiếp tục giảm cho đến gần điểm xoay chiều 40. Đó chính là lúc cần quan sát thị trường một cách cẩn thận. Bởi vì cổ phiếu sẽ sớm trở lại xu hướng xuống. Nó có thể được bán với giá thấp hơn 40 khoảng 3 điểm trở lên trước khi có một đợt tăng giá khác. Nếu nó không đâm thủng được mốc 40 thì nên quyết định mua ngay khi nó tăng được 3 điểm so với mức giá thấp trong đợt điều chỉnh đó. Nếu mức 40 bị chọc thủng nhưng giá không rớt hơn 3 điểm thì cũng nên mua vào ngay khi giá tăng trở lên mức 43.
Nếu 1 trong 2 trường hợp này xảy ra, bạn sẽ thấy rằng nó đánh dấu một xu hướng mới và nếu xu hướng được xác nhận rõ ràng thì nó sẽ tiếp tục tiến lên và đạt mức giá cao hơn đỉnh 49,5 từ 3 điểm trở lên. Tôi không dùng từ thị trường bò tót hay thị trường gấu ngủ để nói về một xu hướng của thị trường, bởi vì tôi nghĩ rằng rất nhiều người khi nghe đến từ thị trường bò tót hoặc thị trường gấu ngũ thì họ sẽ có cảm nghĩ rằng tiến trình đó sẽ diễn ra trong một thời gian rất dài.
Một xu hướng lớn sẽ không xuất hiện thường xuyên, chỉ một lần trong bốn hoặc năm năm. Nhưng trong khoảng thời gian đó, sẽ có nhiều xu hướng nhỏ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Tôi thường dùng từ “upward trend” và “downward trend” vì nó thể hiện đầy đủ những gì đang diễn ra trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, nếu bạn mua vì nghĩ rằng thị trường đang ở xu hướng lên, rồi vài tuần sau đó xu hướng lên chấm dứt và bạn thấy thị trường bước vào giai đoạn rớt giá. Bạn sẽ dễ chấp nhận sự thay đổi của xu hướng hơn là khi bạn có trong đầu quan điểm rằng thị trường đang trong giai đoạn bull hoặc bear. Phương pháp kết hợp giữa giá với yếu tố thời gian là kết quả của hơn ba mươi năm nghiên cứu. Nó chỉ cho tôi thấy xu hướng lớn sắp xảy ra trong tương lai. Sau lần đầu tiên thu thập dữ liệu giá, tôi thấy chúng chẳng mang lại nhiều lợi ích. Vài tuần sau đó, một ý nghĩ mới xuất hiện thúc đẩy tôi tiếp tục cố gắng. Nhưng chúng vẫn không cho tôi được thông tin đáng giá. Những câu hỏi mới xuất hiện và tôi lại tiến hành thu thập các dữ liệu giá. Sau khi thực hiện nhiều đợt thu thập dữ liệu, tôi bắt đầu có những ý tưởng mới và tôi dần dần hoàn thiện biểu mẫu thu thập giá. Nhưng khi tôi gắn yếu tố thời gian vào sự di chuyển giá thì các dữ liệu của tôi bắt đầu nói cho tôi xu hướng của thị trường. Bằng việc thu thập dữ liệu giá tôi sẽ tìm ra điểm xoay chiều. Theo kinh nghiệm của tôi, các điểm xoay chiều có số chẳn như 100, 200, 300 thường là mốc tâm lý, nếu vượt qua mốc tâm lý đó thì giá sẽ đi lên nhanh chóng. Nhưng nếu sau khi vượt điểm xoay chiều mà cổ phiếu không có biểu hiện tăng tốt thì đó là tín hiệu nguy hiểm cần phải chú ý. Trong chương cuối, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định các điểm xoay chiều kết hợp với phương pháp thị trường Livermore.

Chương 6 Sai lầm Triệu Đô

Đây là mục đích mà tôi muốn đề cập, trong những vấn đề kinh doanh nói chung. Sau này sẽ có cơ hội cụ thể, Tôi sẻ giải thích thêm về cách thức kết hợp thời gian và giá

Khi xem xét các nguyên tắc kinh doanh nói chung, nó nên được nhìn nhận rằng, quá nhiều Các lệnh mua hoặc bán vội vả, mua toàn bộ chỉ gần như ở một mức giá. Đó là sai lầm và nguy hiểm.

Giả sử rằng bạn muốn mua 500 cổ phần của một chứng khoán. Bắt đầu bằng cách mua 100 cổ phần. Sau đó, nếu nó tăng mua thêm 100 cổ phần khác, và như vậy trên. nếu giao dịch thành công Bạn đã mua phải ở một mức giá cao hơn so với những lần trước. với cùng một chiến thuật nên được áp dụng trong bán ngắn.Không bao giờ làm thêm, trừ khi nó được bán tại một thấp hơn, giá bán hơn trước.

Với cách luyện tập như vậy, bạn sẽ nhanh nắm được 1 cách đầu tư thông minh. Lý do cho cách này là nó sẻ cho bạn cái nhìn về lợi nhuận trong đầu tư. Vì thực tế chính bạn là người giảm thiểu rủi ro trong giao dịch của bạn.

Theo tôi lần giao dịch đầu tiên của Bạn sẽ tác động lên liên quan đến tình hình ở một cổ phiếu. Tiếp đó là quan trọng để xác định giá ở những gì bạn nên cho phép mình để biết nên gia nhập thêm hay rút lui ở các mức giá tiếp theo của thị trường.

Sự Học tập của bạn là đặt giá và ghi chép hồ sơ về thương vụ, nghiên cứu cẩn thận các đợt sóng của quá khứ vài tuần lễ. Khi bạn đã chọn chứng khoán đạt điểm bạn đã có quyết định trước đó nó phải đạt được nếu di chuyển, đó là thời gian để thực hiện của bạn cho một quyết định giao dịch đầu tiên.

Sau khi đã thực hiện cam kết rằng, quyết định định số tiền bạn sẵn sàng rủi ro của bạn nếu như bạn tính toán sai. sẻ cắt lổ tại mức giá nào. Hãy luôn chủ tâm và kiên định, chờ đợi thị trường đến điểm giá quan trọng mà bạn đã hoạch định, đừng mất kiên nhẫn chờ đợi, thời gian là rất cần thiết, thật sự rất cần kiên nhẫn.

Hãy để tôi cho bạn biết làm thế nào một lần tôi bị mất một triệu đô la lợi nhuận do không kiên nhẫn. Tôi hầu như còn chút buồn, bối rối khi tôi nói lại điều này. Nhiều năm trước, tôi đã trở nên rất thành công khi thị trường tăng điểm liên tục. Tôi nhận định rằng nghành Sợi đã được cho là có kỳ vọng tăng trưởng tốt. Nhưng như mọi việc thường xuyên xảy ra trên thị trường tự nó không bao giờ sẵn sàng để bắt đầu như bạn dự đoán.

Tôi đã không sớm đạt như tôi đã kết luận. Ban đầu của tôi mua vào 20.000 cổ phiếu. cổ phiếu này tăng 15 giá. sau khi 100 cổ phiếu cuối cùng của tôi đã được mua, thị trường xuất hiện tính hiệu khựng lại trong hai mươi bốn giờ ngay mức giá mà ở đó nó đã được bán khi tôi bắt đầu mua. giá gần như đứng im một số ngày.

Cuối cùng, tôi tự chủ phải bán, cho rằng đó là tính hiệu nguy hiểm bán ra số cổ phiếu, hụt mất khoảng $ 30000 đô, vì sau đó giá lại tăng lên cao khi bao gồm các qủy và hội đồng loạt mua vào. 100 cố phiếu mới mua của tôi gần như được bán giá thấp nhất. Một vài ngày sau trên thị trường như chống lại tôi tiếp tục tăng trần. không thể bỏ nó khỏi tâm trí của mình, và nó cũng không để Tôi có thể sửa đổi cái sai lầm ban đầu của tôi tin tưởng rằng nó đã được cho là một trong những cổ phiếu kỳ vọng lớn. Vì vậy, tôi mua lại của tôi 20.000 cổ phiếu. Và câu chuyện lại lập lại một lần nữa. Nó lại giảm.

Cứ lặp đi lặp lại trên thị trường từ nhận định ban đầu là cổ phiếu kỳ vọng Tôi mua và bán nhưng không có lời, KhiTôi bán của tôi, thì các nhà đầu tư khác cho rằng giá thấp và mua lại và ngược lại. hoạt động lặp đi lặp lại trong năm lần sáu tuần, Lợi nhận gần mất đi $ 25.000 để$ 30.000. Tôi không còn tin vào bản thân mình.

Vì vậy Tôi không muốn bị cám dỗ về nghành Sợi nữa khi nhìn nhìn vào thị trường dù bất kỳ chi tiết nào. Nó đã có cái nhìn quá buồn, một tâm trạng không rõ ràng buộc tôi phải xem xét lại cách nghĩ của mình từ ban đầu. Có phải nghành vãi là cổ phiếu kỳ vọng không ?

Và những gì đã xảy ra? Hai ngày sau khi tôi không còn một cổ phiếu nào và xoá bỏ sự quan tâm nghành Sợi, trên thị trường bắt đầu lên, và nó không bao giờ ngừng lại cho đến khi nó đã tăng 500 giá. Và đó là mức tăng lên đáng kể nhất, nhưng nó cũn đã có một phản ứng chựng lại sau khi tăng lên 40. Có như vậy, tôi đã mất một trong những số tiền lời hấp dẫn nhất trong đầu tư vì không kiên nhẫn chờ đợi.

Chương 7: Kiếm lời 3 triệu đô

Ở chương trước tôi đã kể cho bạn nghe tôi bị mất 1 triệu đô như thế nào bởi sự không kiên nhẫn của mình. Còn bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe tôi đã thi gan cùng với thời gian như thế nào và trái ngọt tôi thu hoạch được là gì.

Hè năm 1924, khi giá lúa mì đã đạt điểm Pivotal – điểm mua vào (tôi tự đặt cho thuật ngữ này) tôi bắt đầu mua vào với lệnh đầu tiên là mua 5 triệu giạ lúa mì (đơn vị đo lường) tương đương 50,000 cổ phiếu. Vào thời điểm ấy, thị trường lúa mình rất lớn nên với một lệnh như vậy cũng không làm ảnh hưởng đến giá của thị trường. Ngay sau khi tôi mua, thị trường lúa mì giao dịch rất ảm đạm, nhưng giá thị trường cũng không giảm đến dưới mức mua vào của tôi. Sau đó vài ngày, nó tăng lên vài cent rồi lại trở lại ảm đảm, rồi lại tăng chút ít. Khi giá chạm đến mức mua vào tiếp theo, tôi lại đặt mua tiếp 5 triệu triệu giạ lúa mì với mức giá trung bình cao hơn mức giá trước là 1 ½ cent. Rõ ràng thị trường đang khẳng định xu thế tăng. Vì sao? Bởi vì để mua được lô 50,000 cổ phiếu thứ hai, tôi phải trả nhiều hơn lô 50,000 cổ phiếu đầu tiên. Ngày hôm sau, giá lúa mì tăng tiếp 3 cent, mọi thứ diễn ra dường như đúng với những phân tích của tôi, giá đang tăng lên theo đúng một sóng tăng. Tôi tính toán rằng giá sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Tôi đã kiếm lời 25 cent/ giạ và tôi quyết định bán ra thu lời. Sau đó giá lúa mì tăng tiếp 20 cent chỉ trong vòng vài ngày. Ngay khi đó tôi nhận ra tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Tại sao tôi lại sợ mất đi thứ mà tôi chưa từng có để đến nỗi phải nhanh chóng hiện thực hóa lợi nhuận khi mà tôi có thể kiên nhẫn hơn và dũng cảm chơi đến cùng.
Vì vậy tôi quyết định vào lại thị trường, và mua lại với giá trung bình cao hơn 25 cent so với giá tôi đã bán. Lúc đầu tôi chỉ dự định mua vào với một nửa sồ tiền so với lô đầu tiên, nhưng rồi tôi quyết định dốc toàn bộ vào mua và chỉ bán khi giá lúa mì có dấu hiệu đi xuống.

Ngày 28/01/1925, giá lúa mì đang ở mức cao 2.05$/bushel. Ngày 11/2 nó giảm xuống 1.77$. Cùng thời điểm này, ngoài lúa mì thì còn có Lúa mạch đen cũng là một hàng có tính đầu cơ cao. Tuy nhiên thanh khoản của Lúa mạch rất ít, nên chỉ cần một lệnh mua nhỏ cũng có thể làm giá cổ phiếu lúa mạch đen tăng lên đáng kể. Và khi giá lúa mạch đen tăng lên thì tiếp theo giá lúa mình cũng tăng. Và ngược lại, khi giá lúa mình giảm thì giá lúa mạch đen cũng giảm tương tự. Nhưng sau đó, khi giá lúa mì tăng lên trở lại gần như mức giá cũ thì giá cổ phiếu lúa mạch đen lại không có sức tăng trở lại nữa.

Quan sát và phân tích kỹ lưỡng, tôi nhận ra rằng nhà đầu tư không còn quan tâm đến cổ phiếu lúa mạch đen nữa, mà chỉ quan tâm đến cổ phiếu lúa mì. Và tôi quyết định áp dụng ngay những nhận định của mình để kiểm chứng. Đầu tiên, tôi bán khống 200,000 giạ lúa mạch đen ở mức giá 1.69$, giá giảm đi 3 cent và rồi tăng lên 1.68$. Lực mua không nhiều, thế là tôi bán khống tiếp 200,000 giạ nữa, giá giảm thêm 3 cent và chỉ lên lại được 1 cent. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, phán đoán của tôi đã đúng trong trường hợp lúa mạch đen. Thế là tôi bán tiếp 200,000 giạ nữa. Giá lúa mạch giảm mạnh và chính thức đi vào sóng giảm. Tiếp theo, tôi đặt 1 lệnh bán khống 5 triệu giạ lúa mì tại mức giá 2.01$, và ngày hôm đó, giá đóng cửa của lúa mì là 1.97$, còn giá lúa mạch đen là 1.65$. Tôi cảm thấy rất tự tin và chắc chắn vào quyết định của mình. Vài ngày sau, tôi mua cover lại số lúa mạch đen đã bán khống và kiếm lời 250,000 đô la.
Đồng thời, tôi cũng tiếp tục bán khống cổ phiếu lúa mì tổng cộng là 15 triệu giạ. Đến ngày 16/3, giá lúa mì xuống chỉ còn 1.61$. Ngày hôm sau, trước khi thị trường mở cửa, tôi đã đặt 1 lệnh mua cover giá 1.61$ - thấp hơn giá đóng cửa tối hôm trước 3 cent. Đây là một sai lầm đi ngược lại với những kinh nghiệm của tôi từ trước đến giờ. Giá mở cửa sau đó cũng dao động quanh mức 1. 54 $ và 1.61$ và tôi đã mua cover lại đủ 15 triệu bushel. Tuy nhiên tôi đã mất đi khoản chênh lệch 350,000$ chỉ vì một phút bồng bột ban đầu khi đặt mua 1.61$ thay vì chỉ phải mua với mức 1.54$. Cuối cùng, phi vụ này cũng đã mang lại cho tôi 3 triệu đô la tiền lời.

Chương 8: chìa khóa thành công của Livermore

Tôi đã tham gia đầu cơ rất nhiều năm trên thị trường chứng khoán trước khi nhận ra rằng chẳng có gì mới xảy ra cả, những chuyển động của giá cả đơn giản chỉ là sự lạp lại, dù có rất nhiều các loại chứng khoán đa dạng nhưng những mẫu hình cơ bản thì lại giống nhau.
Như tôi đã nói, việc ghi chép lại những số liệu sẽ giúp ta nhận ra xu hướng giá. Rồi tới bắt đầu cố gắng để tìm ra điểm bắt đầu từ những dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai. Đó quả là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Bây giờ tôi có thể nhìn lại những nỗ lực ban đầu đó và hiểu tại sao chúng lại không thật sự hiệu quả, tôi đã cố gắng để đưa ra những quy tắc để ra vào thị trường, cố gắng tất cả những sóng nhỏ. Đây chính là một sai lầm mà tôi đã kịp thời nhận ra. Tôi tiếp tục ghi chép các số liệu và sự kiên nhẫn của tôi đã giúp tôi tìm ra chìa khóa. Rằng nếu tôi chỉ nhìn vào những con số thì chắc chắn tôi sẽ chẳng thu được gì, nhưng ngược lại, bằng con mắt và đầu óc của mình, tôi sẽ nhìn thấy những mẫu biến động giá, và chính là những mẫu này sẽ nói cho tôi biết tương lai giá sẽ biến động như thế nào. Vì vậy, tôi quyết định bỏ qua những biến động lên xuống nhỏ, và chỉ nhìn vào xu hướng. Và rõ ràng, thị trường có những xu hướng rất rõ ràng mặc dù nó có không ít những biến động nhỏ và chính những biến động nhỏ ấy làm chúng ta nhầm lẫn. Và tiếp tục, tôi sẽ tìm ra nguyên nhân của việc bắt đầu một cơn sóng tăng hoặc giảm. Tôi phải kiểm tra lại khoảng cách của những biến động giá đó. Đầu tiên tôi xác định một điểm giá, chưa đủ, tôi tìm điểm thứ 2, và tiếp tục cho đến khi tôi tìm thấy điểm mà điểm đó giúp tôi khẳng định đó chính là một xu hướng tăng/giảm.
đơn giản là thế này, tôi vẽ ra trên 1 trang giấy – mà tôi gọi là Bản đồ dự đoán xu hướng. Mỗi cổ phiếu tôi dùng 1 trang gồm 6 cột với tiêu đề theo thứ tự :
điểm tăng thứ cấp
điểm tăng tự nhiên
xu thế tăng
xu thế giảm
điểm giảm tự nhiên
điểm giảm thứ cấp
khi giá thuộc ở xu thế tăng cột 3, tôi ghi mực đen. Ở cột 4 – 5 tôi ghi mực đỏ.
Bằng việc ghi lại giá cả theo cả 2 xu hướng tăng và giảm, tôi đã thật sự nắm bắt được xu hướng của giá. Việc dùng phân biệt 2 màu đỏ và đen đã giúp tôi thấy được chính xác đường xu hướng giá.
Tôi thấy việc đánh giá một cổ phiếu đơn lẻ sẽ không thể phản ánh xu thế của nhóm cổ phiếu thuộc ngành. Vì vậy bằng cách kết hợp giá cả và sự vận động của 2 loại cổ phiếu , tôi tìm ra cho mình Điểm mấu chốt – Key Price. Đôi khi, sự thay đổi, biến động một cổ phiếu cũng đủ lớn để giúp tôi xác định xu hướng, nhưng nếu chỉ dựa vào 1 cổ phiếu thì rất rủi ro và dẫn đến sai lầm, 2 cổ phiếu sẽ tạo tín hiệu chắc chắn hơn.
Bạn cần phải rèn tính kỷ luật khi tuân theo những con số đó. Dừng chờ đợi ai giải thích hoặc khẳng định thêm chắc chắn, như vậy cơ hội sẽ qua ngay. Tôi có một kinh nghiệm thế này : khi chiến tranh tại châu Âu xảy ra, hàng loạt cổ phiếu trên toàn thị trường CK giảm mạnh. Sau đó các cổ phiếu của 4 nhóm ngành quan trọng bắt đầu phục hồi, ngoại trừ cổ phiếu ngành Thép. Chắc hăn phải có một lý do gì chính đáng để giải thích cho việc này. Tại thời điểm đó, tôi lại không biết điều đấy, tôi cứ nghĩ rằng chắc không ai có thể giải thích được điều này. Tuy vậy, bất cứ ai nếu tại thời điểm đó nếu có ghi chép lại giá cả sẽ nhận ra cổ phiếu ngành thép cuối cùng cũng chấm dứt xu thế giảm. Thế nhưng, phải đến 4 tháng sau, mọi người mới biết được lý do giảm của cổ phiếu ngành thép. Đó là chính phủ Anh đã bán ra 100,000 cổ phiếu ngành thép nước Mỹ. Còn Canada cũng bán ra 20,000 cổ phiếu. rõ ràng nếu bạn chờ cho đến khi bạn biết được lý do vì sao cổ phiếu ngành thép giảm thì lúc này cố phiếu ngành thép đã tăng trở lại, và bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Và chính vì vậy điều duy nhất nhà đầu cơ cần phải làm là hành động theo đúng những gì thị trường đang hành động. Và mục tiêu của chúng ta là nắm bắt được đúng xu hướng của những con sóng lớn, ra vào đúng xu hướng mới là điều quan trọng.

Giải thích thuật ngữ
1. Giá trong xu hướng tăng được ghi bằng mực đen
2. giá trong xu hướng giảm ghi bằng mực đỏ
3. giá ở 4 cột còn lại ghi bằng bút chì
4. vẽ một đường màu đỏ
1 người cảm ơn THÁI HỒNG SƠN cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.