Thông báo

Icon
Error

3 Trang123>
Gửi chủ đề Trả lời
Góc người nổi tiếng về đầu tư, đầu cơ.
PHẠM NGỌC TÚ
#1 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:14:36(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
James Simons đầu cơ thành công nhờ toán học

Từ một nhà toán học nổi tiếng, James Simons chuyển sang ngành tài chính và thu được thành công ngoài mong đợi. Hãng đầu tư của ông cũng có phần khác người, khi tuyển toàn nhà khoa học vào làm việc.

James Simons - nhà toán học nổi tiếng thành nhà đầu cơ trứ danh

Trong năm 2008, khi thị trường tài chính thế giới lâm vào khủng hoảng và phần lớn quỹ đầu tư lớn thua lỗ, hãng đầu tư Renaissance Technologies của ông vẫn thu về 2,5 tỷ USD lợi nhuận. Trước đó, năm 2007 là 2,8 tỷ USD. Với tổng tài sản cá nhân hiện tại vào khoảng 5,5 tỷ USD, vị tỷ phú này được tạp chí Forbes xếp hạng giàu thứ 55 tại Mỹ. Năm 2006, ông được tạp chí Time bình chọn là tỷ phú thông thái nhất thế giới.

Năm 1982, Simons thành lập Renaissance Technologies, một hãng đầu tư tư nhân tại New York và quản lý nguồn vốn khổng lồ vào thời điểm đó, trên 20 tỷ USD. Ngày nay, ở độ tuổi 71, ông vẫn là CEO của hãng, và đây vẫn là quỹ đầu tư đa quốc gia thành công bậc nhất trên thế giới.

Trong gần 30 mươi năm điều hành quỹ đầu tư, Simons sử dụng các thuật toán để phân tích các thị trường giao dịch, trong đó nhiều phần được làm tự động. Renaissance của ông chuyên sử dụng các mô hình toán học để dự báo giá cổ phiếu trên các thị trường khắp thế giới.
Hãng quản lý quỹ này cũng có bộ máy nhân sự khác biệt so với tất cả quỹ đầu cơ khác trên thế giới, bởi nó bao gồm tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là toán học.

Simons đề ra tiêu chí để tuyển dụng là những người có năng lực đã được thừa nhận về nghiên cứu khoa học, để thực hiện các mô hình toán học về những thị trường mà quỹ đầu tư. Rất nhiều nhân sự của hãng này bước thẳng từ phòng nghiên cứu của các hãng công nghệ như IBM hay Bell sang quỹ, mà chưa hề có kinh nghiệm về thị trường tài chính. Và kết quả, như đã được thực tế chứng minh, và như chính ông chủ quỹ Simons nhận xét, là hơn cả mong đợi.

Sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, Simons khởi nghiệp bằng con đường học thuật khi theo đuổi Toán học ở bậc đại học và nhận bằng Tiến sĩ cũng với ngành Toán. Ông có nhiều năm giảng dạy tại Đại học Massachusetts và Harvard, làm nghiên cứu cho Bộ quốc phòng trước khi chuyển sang đầu tư tài chính.

Ông cũng từng giành giải Oswald Veblen của Hiệp hội toán học Mỹ. Nhưng chỉ 2 năm sau, vào năm 1978, ông rời bỏ con đường học thuật và bắt đầu công việc đầu tư, với nhiều ứng dụng từ chính những nghiên cứu toán học trước đây của mình.

"Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến một nhà toán học nổi tiếng lại chuyển hướng và đạt được những thành tựu lớn như vậy trong ngành tài chính" - giáo sư Edward Witten tại Viện nghiên cứu nâng cao Princeton, một cộng sự trong khoa học của Simons nhận xét.
1 người cảm ơn PHẠM NGỌC TÚ cho bài viết.
PHẠM NGỌC TÚ
#2 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:16:24(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Stanley Ho - Nhà đầu cơ hiếm hoi có cả Phúc - Lộc - Thọ

Trong giới đầu cơ sòng bạc, không ai là không biết đến Stanley Ho. Ông được mệnh danh là nhà đầu cơ thành công nhất! Thành công, bởi trong thế giới đầu cơ nghiệt ngã, dường như chỉ có mỗi Stanley Ho là người được cả phúc, lộc, thọ mà thôi!

Stanley Ho là người hội đủ ba diện mà ít nhà đầu cơ nào có được: nhà đầu cơ gây dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhà đầu cơ coi đầu cơ là con đường duy nhất để thực hiện khát vọng đổi đời, và là nhà đầu cơ nhằm vào chính tâm lý ham lời muốn lợi của chính giới đầu cơ để đầu cơ.

Nếu như vô tình bạn nghe ai đó nhắc đến biệt danh "Ông vua sòng bạc" hay "Ông vua trên giường", thì đó cũng chính là Stanley Ho! Bởi ông ta giàu có bởi sòng bạc, và lại có nhiều vợ và rất đông con!
Được nhiều người kính nể không có nghĩa là không bị người ta ganh tị! Và Ho cũng không ngoại lệ! Ở tuổi 88, ông sở hữu khối tài sản ước tính trị giá 7 tỷ USD, được coi là một trong những doanh nhân thành đạt nhất châu Á, là ông chủ của sân bay và hãng hàng không, hải cảng và hãng vận tải biển, nhà máy điện và sân golf... Tất cả đều do đầu cơ mà có!

Đầu cơ để đổi đời

Ho là một người xuất thân từ nhung lụa. Bi kịch gia đình khiến ông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng làm giàu. Stanley Ho vừa kiếm tiền nuôi mẹ lại vừa phải đi học và biết rằng chỉ có học thật giỏi thì mới có thể giành được học bổng của chính quyền thực dân Anh ở Hồng Kông hay thực dân Bồ Đào Nha ở Macao. Chính quyết tâm sắt đá, bền bỉ, ý chí và lao động không mệt mỏi đã giúp Stanley Ho đặt được nền móng cần thiết đầu tiên cho sự nghiệp đầu cơ sau này.
Ông quyết định đầu cơ để đổi đời! Thứ nhất là đầu cơ vào hôn nhân. Cô gái được Stanley Ho để ý đến là Clementia, con gái của một trong những luật sư nổi tiếng nhất Hong Kong. Lấy được người vợ mang lại sự may mắn, quả thực đó là quyết định đầu cơ có ý nghĩa trong cuộc đời Ho! Và Stanley Ho là người mê tín cho nên rất tin lời một thầy bói rằng, Clementia là cội nguồn của mọi may mắn và thành đạt sau này của Ho. Vì thế cả sau này khi đã rất giàu có và quyền thế ở Hồng Kông và Macao, Ho chưa khi nào có ý định bỏ vợ mà chỉ... lấy thêm 3 vợ nữa. Trên danh nghĩa chính thức, Stanley có 4 vợ và 17 con. Trong thực tế thì đó là con số ít nhất.
Thứ hai là đầu cơ vào ngành xây dựng. Chiến lược đầu cơ của Stanley Ho là mua lại những công ty xây dựng có thể mua được và mua cổ phần ở những công ty xây dựng không thể thâu tóm nổi. Ho không theo đuổi mục tiêu điều hành công ty mà chỉ làm chủ sở hữu công ty, hướng tới mục tiêu giành vị thế độc quyền về xây dựng ở cả hai khu thuộc địa. Ho có được những triệu USD đầu tiên nhờ hoạt động đầu cơ kiểu này.

Nhưng để có được chục triệu, trăm triệu và tỷ USD đầu tiên thì Ho phải đầu cơ vào sòng bạc. Và đó là diện đầu cơ thứ ba của Ho! Thêm nữa, Ho nhận ra rằng chỉ có tham vọng làm giàu nhanh của con người là vô hạn và chỉ có khả năng quyến rũ của sòng bạc là vô hạn. Làm chủ sòng bạc nhưng không chơi bạc, đầu cơ vào sòng bạc chứ không đầu cơ bằng chơi bạc, hay nói cách khác, đầu cơ vào tâm lý ham mê cờ bạc của con người mới là quyết định đầu cơ giúp Stanley Ho nổi tiếng.

Do vậy, Ho và cộng sự đã không từ bỏ thủ đoạn và thủ thuật nào để thao túng và độc quyền thế giới sòng bạc ở đây, và Ho rất biết phải cư xử như thế nào với chính quyền đã đưa lại cho Ho đặc quyền đặc lợi đó. Ho liên tục đầu cơ vào sòng bạc, mặc dù thiên hạ tẩu tán tài sản. Việc Macao trở về với Trung Quốc đã mở đường cho lượng người đến Macao chơi bạc còn nhiều hơn cả trước. Nhờ đó, Ho đã nắm độc quyền trên 30 năm thế giới sòng bạc ở Macao và Hồng Kông và trở thành tỷ phủ với địa vị xã hội và thậm chí cả phần nào quyền lực chính trị ở khu vực này.
PHẠM NGỌC TÚ
#3 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:17:40(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Nhà đầu cơ Michael Milken lập nên không ít kỷ lục mà cả mấy thập kỷ sau chưa hề bị phá vỡ, làm rạng danh và rồi ô danh thế giới đầu cơ.

Trong thế giới đầu cơ, cái tên Michael Milken gắn với việc dùng hoạt động đầu cơ để thực hiện một sứ mệnh chính trị tự gán ghép cho mình. Nhà đầu cơ này được coi là một biểu tượng của tham vọng và ảo tưởng không giới hạn trong kinh doanh. Với phát kiến của mình, con người này đã làm khuynh đảo thị trường suốt thời gian dài, được tán dương như một thiên tài nhưng đồng thời cũng bị miệt thị là một kẻ cắp.


Michael Milken được coi là một biểu tượng của tham vọng và ảo tưởng không giới hạn trong kinh doanh
Bước ngoặt tạo nên “dân chủ hóa tư bản”

Nói đến Michael Milken không thể không nghĩ đến và đề cập đến những khái niệm như junk bond (trái phiếu rác), thâu tóm công ty bằng tiền của kẻ khác và sử dụng thông tin nội bộ trong kinh doanh chứng khoán, nhưng đồng thời cũng liên hệ ngay đến một trong những vụ bê bối nhất ở Phố Wall. Nghệ thuật thứ Bảy đã đưa câu chuyện đời thật của Michael Milken vào màn bạc và minh tinh Hollywood Michael Douglas nhờ nhập vai chính mà nhận được giải Oscar và Quả cầu vàng.

Michael Milken sinh ra trong gia đình không phải diện trâm anh thế phiệt, nhưng cũng gia giáo và khá giả. Chàng thanh niên này có lẽ cũng sẽ như đa số những chàng thanh niên da trắng khác ở Mỹ nếu như không có sự việc xảy ra ngày 11/8/1965 ở Los Angeles. Đó là ngày người da đen ở khu Watts trong thành phố này nổi loạn chống áp bức và phân biệt chủng tộc. Cuộc đụng độ với người da trắng và cảnh sát đã khiến 34 người thiệt mạng. Michael mò đến tận nơi để tìm hiểu xem tại sao những người công nhân da đen lại đập phá và hủy hoại chính nhà máy, công xưởng đã đem lại cho họ công ăn việc làm. Câu trả lời mà Michael nhận được là: xí nghiệp thuộc về người da trắng và người da đen không bao giờ có cơ hội tự lập nghiệp vì chẳng ai cho người da đen vay tiền cả. Về sau Michael thổ lộ: “Sự việc này là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời tôi”. Cũng đúng thôi, vì từ sự nhận thức đó mà Michael giác ngộ ra sứ mệnh của riêng mình - cung cấp tín dụng. Michael gọi đó là “dân chủ hóa tư bản”. 20 năm sau, Michael là người cho vay tín dụng nhiều nhất nước Mỹ.

Sau những gì mắt thấy tai nghe ở Los Angeles, Michael bỏ học toán chuyển sang học kinh tế ở Trường Đại học Tổng hợp Berkeley để thực hiện dự định của mình. Nhưng phải đến khi chuyển sang học ở Trường Đại học Tổng hợp Wharton ở Philadelphia thì Michael mới tìm ra hướng đi rõ ràng. Tại đây, Michael tình cờ có được một công trình nghiên cứu của một nhà kinh tế không nổi danh cho lắm là Braddock Hickman. Kết luận quan trọng nhất của Hickman mà Milken học được từ đó là: những trái phiếu bị đánh giá thấp đem lại lợi tức cao hơn những trái phiếu được đánh giá cao và mức độ rủi ro không trả được nợ ở các công ty bị xếp hạng tín nhiệm thấp không hẳn mà thậm chí còn thấp hơn nhiều so với đánh giá của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Milken đến với thế giới đầu cơ cũng với nhận thức đó: nếu đầu cơ vào những loại trái phiếu ấy thì sẽ có lãi hơn nhiều so với đầu cơ vào các loại trái phiếu được đánh giá cao.

Nổi tiếng và tai tiếng

Milken đầu quân cho công ty Drexel Burnham với quyết tâm thực hiện sứ mệnh tự nhận về mình bằng cách đầu cơ vào những loại trái phiếu nói trên - giới tài chính gọi đó là junk bond, một loại trái phiếu có độ rủi ro thanh toán cao. Vì rủi ro thanh toán cao và độ tin cậy thấp nên loại trái phiếu này có rất nhiều, nhưng người mua lại ít, kể cả các nhà đầu cơ cũng rất ngần ngại. Milken cho rằng đó không chỉ là khe hở trên thị trường, mà còn là cơ hội, phát hiện cho chính mình. Nếu tạo nên được một thị trường riêng cho loại trái phiếu này thì khả năng kinh doanh thật vô tận, không cần đến tiền tươi và tiền thật, mà có thể sử dụng tiền ảo và nhờ đó thành lập cả những công ty mà chẳng cần đến một chút vốn thật nào cả. Đầu cơ bằng tiền của mình đã giỏi, bằng tiền của kẻ khác còn giỏi hơn, nhưng theo Milken thì không cần tiền mà vẫn đầu cơ được thì mới là giỏi nhất. Junk bond là tiền mà cũng chẳng phải là tiền đối với Milken, nhưng là vũ khí để Milken thực hiện sứ mệnh “dân chủ hóa tư bản”.

Đầu cơ thành công bằng tiền của mình đã giỏi, bằng tiền của kẻ khác còn giỏi hơn, nhưng không cần tiền mà vẫn đầu cơ được thì là giỏi nhất

Để tạo dựng thị trường riêng cho junk bond, Milken phải giải quyết 2 khó khăn lớn. Khó khăn thứ nhất là tiền. Phải vận động và thuyết phục được những người có tiền và muốn đầu tư vào junk bond. Có gây dựng được thị trường junk bond thì về sau Milken mới có thể tự tạo ra junk bond. Cho nên Milken đi khắp nước Mỹ thuyết trình và thuyết phục để vận động và cổ súy cho junk bond. Khó khăn thứ hai là hạ thấp uy tín của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Một khi làm lay chuyển được sự tin cậy và tín nhiệm của công chúng vào chính những công ty xếp hạng tín nhiệm này thì sẽ reo rắc được nghi ngờ về đánh giá, xếp hạng các loại junk bond của họ. Có như vậy thì việc mua bán junk bond sẽ dễ dàng và phổ biến hơn. Lập luận sắc bén nhất của Milken là các công ty xếp hạng tín nhiệm dựa vào kết quả kinh doanh trong quá khứ để đánh giá doanh nghiệp, như vậy có nghĩa là nhìn về phía sau chứ không phải nhìn về phía trước. Thiếu gì doanh nghiệp hiện khó khăn nhưng rồi nay mai sẽ thuận lợi, hiện còn chưa đâu vào đâu nhưng tiền đồ lại rất tươi sáng. Vấn đề chính là phải cung cấp vốn cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn. Junk bond sẽ làm được việc ấy.
Milken được thế giới đầu cơ coi là thiên tài vì khả năng thuyết phục ấy. Trong thời gian không dài, Milken gây dựng nên được cả một đế chế junk bond trị giá 200 tỷ USD. Một phần ba tổng số giao dịch về junk bond trên toàn thị trường nằm trong tay Milken. Bước tiếp theo trong chiến lược đầu cơ của Milken là dùng junk bond để thâu tóm công ty. Cách làm thật ra cũng rất đơn giản: để thâu tóm một công ty nào đấy Milken tập hợp một vài công ty rồi thành lập ra một công ty mới mà không cần vốn. Công ty mới này phát hành trái phiếu junk bond. Milken bán số junk bond này đi lấy tiền để thâu tóm công ty kia. Nếu việc thâu tóm thành công thì giá trị của công ty kia trang trải cho giá trị của junk bond. Nếu việc thâu tóm thất bại, công ty nói trên tuyên bố phá sản và những chi phí hành chính cho vụ phá sản cũng đâu có nhiều. Thập niên 80 được coi là thời hoàng kim của junk bond và thâu tóm công ty nhờ junk bond, hay còn được gọi là dùng tiền người ngoài để thâu tóm công ty. Milken đạt đến đỉnh cao của vinh quang khi thấy sứ mệnh tự nhận đã được thực hiện, danh nổi như cồn ở Wall Street và trong thế giới đầu cơ.

Nhưng rồi cuộc chơi của Milken cũng đến hồi kết. Đầu thập kỷ 90, junk bond bắt đầu mất thiêng và Milken dính líu vào vụ bê bối sử dụng thông tin nội bộ. Không phải ai khác ngoài Ivan Boesky, người xưa từng cộng tác và giờ tố giác Milken. Năm 1990, Milken bị tuyên án 10 năm tù và nộp 1 tỷ USD tiền phạt, cấm vĩnh viễn tham gia kinh doanh chứng khoán. Năm 1993, Milken được ra tù, bị ung thư và từ đó chuyên tâm vào cuộc chiến chống căn bệnh nan y này. Người hùng một thời của thế giới đầu cơ đã rửa tay gác kiếm mà vẫn bị người đời gọi là kẻ ăn cắp tiền của người khác.
PHẠM NGỌC TÚ
#4 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:19:01(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Thợ săn và sát thủ

Nhà đầu cơ trứ danh Carl Icahn luôn kiên định chiến lược đầu cơ riêng, không vì thất bại mà nản, không bởi thành công mà thêm tham. Ông được giới đầu cơ bái phục, nhưng là nỗi kinh hoàng đối với giới kinh doanh.

Carl Icahn là hiện thân cho tính không khoan nhượng đến tàn bạo trong cạnh tranh, cho sự tôn thờ và sùng bái việc kiếm tiền bằng mọi giá. Không phải bách chiến bách thắng, nhưng những trận thắng của người này đều oanh liệt.

Đường ta ta cứ đi

Với tổng tài sản riêng gần 9 tỷ USD theo dự tính của tạp chí Forbes, Icahn được coi là một trong những nhà đầu cơ thành đạt nhất thế giới. Nhưng cho dù năm nay đã 74 tuổi, nhà đầu cơ này vẫn chưa thôi ham muốn gây sóng gió trên thị trường chứng khoán. Khi âm thầm, lúc công khai, Icahn vẫn theo đuổi những phi vụ đầu cơ lớn. Và điều đặc biệt là suốt bao nhiêu năm trời ấy, phương cách đầu cơ của Icahn không hề thay đổi, chiến lược đầu cơ gần như vẫn nguyên vẹn như được sử dụng lần đầu tiên, triết lý kiếm tiền vẫn không hề khác trước. “Tôi kiếm tiền và việc đó chẳng có gì sai cả. Kiếm tiền làm cho tôi thích thú nhất” – câu nói này được coi là câu cửa miệng của Carl Icahn. Nó phản ánh đam mê đặc biệt này của Icahn. Kiếm tiền do sở thích chứ không phải để thể hiện vì Icahn vốn không thích ồn ào và ăn to nói lớn trước công chúng, không tìm kiếm sự để ý xăm soi của dư luận và tự đánh bóng mạ kền danh tiếng cho mình. “Ta đi đường ta, ai nói gì cũng mặc” được cư dân của thế giới đầu cơ suy tôn thành “Phong cách Icahn”.

Con đường đó và phong cách ấy đã được Carl Icahn lựa chọn từ khi bước vào thế giới đầu cơ chứng khoán năm 1961. Carl Icahn sinh năm 1936 ở New York, lúc đầu theo học ngành y, nhưng rồi bỏ dở để chuyển sang học triết học. Năm 1961 Icahn làm việc ở Phố Wall, không chức không quyền và với mức lương bèo bọt. Năm 1968 Icahn thành lập công ty riêng lấy tên là Icahn & Co, chuyên kinh doanh chứng khoán, nhưng thực chất là đầu cơ vào những loại chứng khoán và giao dịch kỳ hạn đầy rủi ro. Bẩy năm làm công ăn lương đủ để Icahn nhận thức được rằng không tự lập thì không thể giàu có nhanh chóng, không dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm thì lại càng không thể giàu có nhanh chóng hơn. Thật ra thì nhận thức đó của Icahn đâu có gì mới lạ. Cái đặc biệt ở nhà đầu cơ này chỉ là đầu cơ như thế nào thôi.

“Kiếm tiền làm cho tôi thích thú nhất”
là câu cửa miệng của Carl Icahn
Cả nền tảng tri thức để Icahn đầu cơ cũng không phải là sản phẩm do Icahn phát minh ra. Đầu tư giá trị vốn là một trong những bí kíp đầu cơ khá thịnh hành và đã được không ít nhà đầu cơ vận dụng thành công như Benjamin Graham hay Warren Buffet. Carl Icahn cũng nhằm vào những công ty mà giá trị của nó không được thị trường đánh giá chuẩn xác, giá trị thực của chúng bị đánh giá thấp hơn nhiều so với trị giá cổ phiếu của chúng, lĩnh vực hoạt động của những công ty này hiện chưa hợp thời, nhưng lại rất có triển vọng trong tương lai. Đó chính là những con mồi mà Icahn săn lùng. Cái giỏi của nhà đầu cơ là nhận dạng được chúng trong muôn vàn công ty và tập đoàn trôi nổi trên thị trường, là nhận biết lĩnh vực kinh doanh nào sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Icahn trở thành thợ săn thú trong rừng, nhưng không phải thấy gì săn nấy mà chỉ chuyên nhằm vào những con thú đang trong tình trạng sức khỏe nhất định. Thưở ban đầu cách đi săn này đã giúp Icahn tuy không săn được nhiều nhưng luôn săn được thú.
Trong quá trình săn lùng những công ty như vậy Icahn đặc biệt quan tâm đến cung cách quản lý và điều hành của doanh nghiệp đó. Icahn cho rằng, điểm yếu nhất của các doanh nghiệp trong tầm ngắm ấy chưa hẳn là việc thị giá cổ phiếu bị đánh thấp trên thị trường mà chính ở phương diện quản lý và điều hành. Nếu thay đổi nhân sự và cung cách quản lý, điều hành thì cũng có thể chi phối được xu hướng diễn biến của giá cổ phiếu trên thị trường. Điều này có nghĩa là, muốn đầu cơ vào xu hướng nào thì phải tìm ra cách thức thích hợp để làm thay đổi chính doanh nghiệp đó sao cho giá cổ phiếu biến động theo xu hướng đó. Carl Icahn gọi đó là “đầu cơ kép”.

Sát thủ máu lạnh

Cách thức đầu cơ của Icahn trên thực tế rất đơn giản và không hề bị thay đổi: Đầu tiên là xác định ra con mồi. Tiếp theo là tìm cách mua được cổ phần của con mồi đó nhiều nhất có thể nhưng cũng chỉ cần từ 10 - 15% bởi nhiều hơn sẽ dễ bị để ý đến và phải bỏ ra nhiều tiền hơn. Sau đó là gây áp lực với ban lãnh đạo công ty để buộc họ phải từ chức hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh, hay ít nhất thì cũng phải chia cổ tức nhiều hơn. Mọi sự thay đổi trong công ty, từ nhân sự đến chiến lược, từ tuyên bố phá sản đến hợp nhất với công ty khác, từ bán đi bớt một phần đến bán đi tất cả, từ tăng cổ tức đến tái đầu tư…. đều tác động tới giá cổ phiếu của công ty trên thị trường và đó là cơ hội để Icahn đầu cơ và trong mọi trường hợp Icahn đều có lợi. Cuộc tấn công của Icahn vào hãng hàng không TWA và tập đoàn Motorola (của Mỹ) là hai ví dụ điển hình nhất khiến thế giới đầu cơ ngưỡng mộ nhất cũng như giới doanh nhân phải kinh hoàng nhất.

Bất chấp thủ đoạn và không bao giờ để tình cảm lấn át lý trí luôn là những nguyên tắc bất di bất dịch trong hoạt động đầu cơ của Icahn. Đập bỏ công ty này hay sa thải tất cả nhân công trong công ty, bất kể phía sau đó là bề dày của thương hiệu nổi tiếng hay số phận của hàng chục ngàn con người, đều không làm Icahn bận tâm. Đối với Icahn, để kiếm được tiền thì trả giá nào cũng đáng và để có được “sự thích thú nhất” thì chẳng nên bận tâm gì đến số phận của kẻ khác. Cũng chính vì thế, một khi Icahn để mắt đến công ty nào thì công ty ấy không thể tránh khỏi bị tổn hại.

Danh sách những tập đoàn bị Icahn biến thành con mồi không hề ngắn và đều danh giá trên thương trường: RJR Nabisco, TWA, Texaco, Philips Petroleum, Western Union, Revlon, Imclone, Yahoo, Motorola, Microsoft, BEA Systems, Amylin Pharmaceuticals, Enzon, Time Warner… Jerry Young, người sáng lập ra tập đoàn Yahoo đã bị Icahn đánh bật ra khỏi vị trí CEO ở Yahoo. Ed Zander, CEO của Motorola, vốn đã giúp hãng này thành đạt đến như vậy mà cũng bị Icahn tấn công và buộc phải ra đi.

Ban đầu chỉ nhằm vào những công ty mà giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá trị thực sự của nó, sau đó, Icahn đã chuyển hướng sang những tập đoàn lớn với thương hiệu lừng danh, khai thác triệt để những yếu kém trong quản lý và điều hành của chúng để đầu cơ và thậm chí làm cho chúng bị công chúng nhìn nhận là yếu kém trong quản lý và điều hành. Những điều đó đều tạo nên cơ hội đầu cơ. Mức độ quyết liệt ấy chỉ thấy có ở Icahn. Thực ra Icahn không phải là nhà đầu cơ đầu tiên và duy nhất chọn mục tiêu trong những ngành công nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh của tương lai như công nghệ sinh học. Nhưng trong khi thế giới đầu cơ vinh danh Icahn là nhà đầu cơ trứ danh, thì thế giới bên ngoài lại gọi ông là thợ săn và sát thủ. Icahn không biểu lộ phản ứng gì và người ngoài cho rằng sự im lặng ấy hàm chứa sự thích thú cũng như mãn nguyện của Icahn.
PHẠM NGỌC TÚ
#5 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:21:00(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Benjamin Graham - "Sư tổ" về phân tích chứng khoán

Benjamin Graham đã xóa nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ, biến cuộc chơi với tiền bạc trở thành môn khoa học và sáng lập ra trường phái đầu cơ riêng.


Trong thế giới đầu cơ có không ít nhà đầu cơ còn trở thành tác gia. Những tác phẩm của họ không chỉ đơn thuần là hồi ký về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ của họ, mà bao hàm cả triết lý và suy ngẫm riêng rút ra từ trải nghiệm thực tế. Nhưng chỉ có nhà đầu cơ Benjamin Graham được hậu thế bái làm thầy và tác phẩm của ông được coi là sách giáo khoa và cẩm nang đầu cơ.

Học từ thất bại

Từ hơn nửa thế kỷ nay, mỗi khi thế giới đầu cơ hay giới tài chính nhắc đến cái tên Benjamin Graham thì câu chuyện lập tức được chuyển hướng về phân tích chứng khoán, đến đầu tư vào giá trị và nhà đầu tư thông minh. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để có thể thấy hậu thế đánh giá như thế nào về Bejamin Graham. Sự nghiệp đầu cơ của Graham không dài lâu, nhưng những học trò của ông lại làm đình nổi đám trong thế giới đầu cơ và khiến cho những kẻ ngoại đạo phải nhìn nhận thế giới đầu cơ bằng con mắt nể phục và ngưỡng mộ chứ không dám khinh bạc và coi thường. Graham được coi là “sư tổ” của nghiệp vụ phân tích chứng khoán, phát triển chuyện tưởng rất đơn giản và kém hữu ích này thành môn khoa học thực thụ mà cho tới nay đã trở nên không thể thiếu được trên thị trường chứng khoán và tài chính. Từ phân tích chứng khoán, Graham đã tìm ra cách tiếp cận hoàn toàn mới cho hoạt động đầu tư tài chính, nhất là trong những trường hợp và hoàn cảnh mà đầu tư thì có thể thua và đầu cơ thì lại chắc thắng, đó là giá trị thật của doanh nghiệp và cổ phiếu bị che phủ bởi biến động thường nhật trên thị trường, bởi sự thiếu hiểu biết tường tận của nhà đầu tư và đầu cơ cũng như bởi tâm lý không ổn định của nhà đầu tư và đầu cơ ở thời điểm cần quyết định. Có thể thấy ẩn hiện ở đằng sau cách tiếp cận của Graham về đầu tư cũng như đầu cơ là nỗi lo về rủi ro. Graham muốn đảm bảo làm gì cũng phải chắc thắng, hoặc ít nhất thì cũng giảm rủi ro tới mức tối đa ngay từ đầu. Cái mà Graham muốn đạt được là chiến lược đầu cơ trên cơ sở rất an toàn, thắng đậm được nhiều không quan trọng và quyết định bằng không bị trắng tay.

Nỗi lo của Graham có cơ sở thực tế. Đó là hai lần Graham tận mắt chứng kiến bị lụn bại về tài chính. Benjamin Graham sinh ngày 9/5/1894 ở London và mất ngày 21/9/1976, là người Do Thái, họ thật là Grossbaum. Năm Benjamin Graham mới 1 tuổi, bố mẹ đưa cả gia đình sang New York (Mỹ). Thời thế chiến thế giới thứ nhất, bố mẹ Benjamin quyết định đổi tên họ thành Graham vì cái tên Grossbaum nghe giống tên Đức và những cái tên Đức không được hoan nghênh ở nước Mỹ. Sau khi người cha qua đời, mẹ của Benjamin bị mất gần như tất cả tài sản trong các phi vụ đầu cơ và vay tiền để mua cổ phiếu như rất nhiều người Mỹ ở thời kỳ đó. Gia cảnh của nhà Graham khi đó vì thế mà rất túng quẫn. Tuy vậy, Benjamin Graham vẫn học rất giỏi và năm 20 tuổi đã tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Columbia, tuy chỉ là á khoa chứ chưa được thủ khoa. Benjamin Graham được đề nghị ở lại giảng dạy trong trường nhưng đã từ chối và bước vào thị trường chứng khoán Phố Wall để tự lập nghiệp.

Benjamin Graham thành lập Graham Newman Partnership, một dạng Quỹ đầu tư nhỏ rất phổ biến sau này. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã làm ông gần như phá sản. Hai lần thất bại, cho dù không phải do chính mình gây ra, đã hằn in dấu vết trong toàn bộ tư duy và chi phối hành động của Benjamin Graham từ đó về sau. Từ cuối 1928, đầu 1929, đồng thời kinh doanh với công ty Graham Newman Partnership, Benjamin Graham dạy học ở trường Đại học Tổng hợp Columbia. Nhờ thế mà Benjamin Graham đã đào tạo nên rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng sau này, trong đó xuất sắc nhất là Warren Buffet.

Học thuyết và trường phái đầu cơ riêng

Hai tác phẩm để đời của Benjamin Graham là “Securities Analysis” (Phân tích chứng khoán) xuất bản năm 1934 và “The Interligent Investor” (Nhà đầu tư thông minh) xuất bản năm 1946. Tác phẩm đầu tiên là sản phẩm chung của Graham với một một trò của mình tên là David Dodd. Nếu như Warren Buffet sau này trở thành học trò vận dụng thành công nhất và sáng tạo nhất học thuyết đầu cơ đầu cơ của Graham trên thực tế thì David Dodd là học trò xuất sắc nhất của Graham trên lĩnh vực lý thuyết. Trong hai tác phẩm ấy, Graham không chỉ mổ xẻ thị trường chứng khoán và tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán, mà còn phác hoạ ra chiến lược đầu cơ chung phù hợp với từng thời kỳ biến động của tỷ giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Chúng trở thành kinh điển và cẩm nang đối với tất cả cư dân của thế giới đầu cơ. Sức sống và tính thời sự của chúng thể hiện ở chỗ, nếu hậu thế làm theo những gì đã được trình bày và khái quát, đúc kết và khuyến nghị ở trong đó thì nhà đầu tư và đầu cơ chỉ có thể thắng chứ không thua. Vấn đề chỉ là ở chỗ những kẻ thực hành có thật sự tin như vậy hay không.

Ngày nay, khi đề cập đến sự nghiệp đầu cơ của Graham, thế giới đầu cơ thường chỉ nhắc đến một phi vụ đầu cơ nổi tiếng của Graham năm 1948. Khi đó, trên cơ sở những phân tích và dự báo về thị trường chứng khoán theo mô thức riêng dồn tích từ bao năm trước đấy, Graham quyết định đầu tư 25% vốn của mình vào công ty bảo hiểm GEICO. Sau 8 năm, Graham đạt được tỷ lệ lợi nhuận là 1.635%. Năm 1956, Graham bán những cổ phẩn của mình ở GEICO, nhưng không phải vì lo ngại thua lỗ mà vì quyết định không kinh doanh gì nữa, không đầu tư và cũng chẳng đầu cơ nữa mà chỉ tập trung vào giảng dạy, tìm kiếm truyền nhân cho học thuyết, trường phái và triết lý đầu cơ của mình.

Cốt lõi của việc phân tích chứng khoán và chiến lược đầu tư vào giá trị (Value Investing) mà Graham khởi xướng đơn thuần xuất phát từ nhận thức cho rằng thị trường hoạt động không phải luôn hoàn hảo, tỷ giá không phải khi nào và trong trường hợp nào cũng thể hiện đúng và trung thực thực trạng của doanh nghiệp hay cổ phiếu. Hay nói cách khác, giữa tỷ giá và giá trị thật sự, còn gọi là giá trị bên trong, của doanh nghiệp và cổ phiếu, luôn có khoảng cách. Nếu tìm ra được sự khác biệt đó và một khi thấy tỷ giá thấp hơn giá trị bên trong - thường chỉ có thể định tính, chứ không thể định lượng được ấy - thì nhà đầu tư hay nhà đầu cơ phải hành động, phải mua vào và chờ đến khi tỷ giá tăng lên cao hơn giá trị bên trong của doanh nghiệp hay cổ phiếu vì sớm hay muộn điều đó cũng sẽ xảy ra. Graham xoá nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ cũng chính ở đó vì bản chất của hành động là đầu tư, nhưng cách tư suy và tính toán lại phải là đầu cơ. Theo Graham, trên thị trường tài chính thì sẽ không đảm bảo hoàn toàn thành công nếu chỉ đầu tư thuần tuý và phải nhờ may rủi rất nhiều nếu như chỉ tập trung vào đầu cơ. Triết lý của Graham có thể gói gọn trong một câu duy nhất là “Đầu tư để đầu cơ”.

Phân tán rủi ro và kiên nhẫn là hai nhân tố không thể thiếu trong học thuyết đầu cơ của Graham. Không được bỏ hết vốn liếng vào một loại cổ phiếu duy nhất và không được mua hết một loại cổ phiếu. Kiên nhẫn theo cách hiểu của Graham là hàng năm trời chứ không phải ngày hay tháng. “Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn. Nhà đầu cơ thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn hơn”, câu nói này của Graham được coi như lời răn đối với cư dân của thế giới đầu cơ. Thật ra, Graham được thế giới đầu cơ suy tôn là nhà đầu cơ trứ danh không phải vì hoạt động đầu cơ của mình, mà vì đã trở thành người thầy của rất nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác.
PHẠM NGỌC TÚ
#6 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:22:16(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Jerome Kerviel- Nhà đầu cơ quái kiệt

Trong số những quái kiệt mà thế giới đầu cơ đã sản sinh ra có một nhà đầu cơ coi hoạt động đầu cơ như một sứ mệnh của cuộc đời, nhưng rồi thân bại danh liệt chỉ vì một sai lầm.


Jerome Kerviel là một trong những quái kiệt được sinh ra trong giới đầu cơ
Mãi cho tới khi bị tai tiếng, cả trong lẫn ngoài thế giới đầu cơ gần như chẳng ai biết đến Jerome Kerviel. Anh ta chỉ trở thành tâm điểm của sự chú ý khi bị bắt giữ và khi ngân hàng Societe Generale của Pháp công bố mức độ thiệt hại do Kerviel gây ra đối với Ngân hàng (được thành lập từ năm 1864) này lên tới 4,9 tỷ euro. Khi đó, thiên hạ mới ngã ngửa ra là Jerome Kerviel – JK, như anh ta vẫn được đồng nghiệp gọi – không chỉ là một người kinh doanh chứng khoán độc lập mà đã trở thành một nhà đầu cơ thực thụ theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. JK đã sử dụng 50 tỷ euro của ngân hàng này vào cuộc đỏ đen đặc thù cho thế giới đầu cơ, trong khi lẽ ra chỉ được phép sử dụng tối đa 50 triệu euro. JK đã xô đẩy một trong những ngân hàng cổ xưa nhất và danh tiếng nhất của nước Pháp đến bên bờ vực phá sản. Cho tới thời điểm ấy, JK trở thành nhà đầu cơ nổi tiếng nhất trong số những nhà đầu cơ... thất bại mà lịch sử thế giới đầu cơ biết đến.

Jerome Kerviel sinh ngày 11/1/1977 trong một gia đình bình thường ở nước Pháp. Người mẹ là chủ một cửa hiệu làm tóc ở Pont l’Abbe (miền tây nước Pháp). Người cha dạy nghề trong một xưởng dạy nghề cho tới khi qua đời sớm vào năm 2006. Thị trường chứng khoán mở ra với Jerome Kerviel lần đầu tiên khi chàng trai này học ở trường phổ thông. Năm 1994, có ba công ty ở vùng quê Kerviel ủng hộ sáng kiến của cô giáo chủ nhiệm lớp của JK số tiền là 3.000 Franc Pháp để thành lập “Câu lạc bộ các nhà đầu tư là học sinh”. Với ước mơ được tung hoành, bỡn cợt với tiền bạc và chứng khoán, chứng tỏ khả năng làm cho đồng tiền sinh sôi nảy nở chỉ bằng sự lựa chọn giữa bán hay mua, Kerviel đã cùng một số bạn học khác đầu cơ chứng khoán và chỉ thắng chứ không thua, cho dù theo kiểu “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”.

Có lẽ thành công đầu đời đó thôi thúc JK xâm nhập và khám phá thị trường chứng khoán. Chỉ có điều gia cảnh không cho phép một chàng trai “nhà quê” như JK được theo học ở những trường đại học sáng giá nhất nước Pháp. JK đành phải theo học ở Nantes và Lyon. Đương nhiên, anh ta không học gì khác ngoài những gì liên quan đến kinh doanh chứng khoán.

Không vốn trong tay, chưa đủ kinh nghiệm thực tiễn và không có ô dù trên thương trường, JK đã lựa chọn con đường đi qua các ngân hàng. Tháng 8/2000, JK xin làm việc cho Ngân hàng Societe Generale, trước tiên trong bộ phận kiểm soát kinh doanh chứng khoán của ngân hàng và leo dần từng nấc thang quản lý cho tới đầu năm 2005 thì trở thành người kinh doanh chứng khoán độc lập. Ở cương vị này, JK có quyền quyết định kinh doanh với mức vốn tối đa là 50 triệu euro, nhưng ở mức độ vốn cao hơn thì phải xin phép cấp trên. Điều đó vốn chẳng lạ lẫm gì đối với JK vì trước đó anh ta đã từng làm việc ở bộ phận kiểm soát kinh doanh chứng khoán của ngân hàng.

Sai một lần thôi, đi toi sự nghiệp

Sự cộng hưởng giữa đam mê cá nhân và sự lỏng lẻo trong quản lý của Societe Generale đã khiến một anh chàng “nhà quê” lưu danh thiên cổ

Cho tới cuối năm 2007, hoạt động đầu cơ của JK đã đem lại cho Ngân hàng Societe Generale khoảng 1,5 tỷ euro, trong khi mức lương mà ngân hàng này trả cho JK chỉ tăng được gấp đôi từ 48.000 euro một năm lên khoảng 100.000 euro và một lần được thưởng 50.000 euro. JK không làm giàu cho chính mình bằng những hoạt động đầu cơ trong thời gian ấy. Đó là điều mà về sau các nhà điều tra đều phải công nhận và đồng thời cũng làm cho số phận của nhà đầu cơ này nhuốm màu sắc bi kịch.
Bí quyết đầu cơ thành công của JK rất đơn giản, chỉ là đầu cơ vào sự xuống giá của chứng khoán. May mắn xem ra đóng vai trò không nhỏ trong thành công của Kerviel vì trong cả hai lần Kerviel đầu cơ thắng lớn đều có yếu tố ngoại cảnh. Lần đầu là mùa hè năm 2005. Kerviel đầu cơ vào chiều hướng xuống giá của cổ phiếu của tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn nhất nước Đức Allianz. Tháng 7 năm đó xảy ra những vụ đánh bom vào tàu điện ngầm ở London (Anh) khiến giá cổ phiếu trượt dốc. Kerviel ăn bẫm.

5 tỷ euro là số tiền mà Jerome Kerviel đã làm “bốc hơi” từ Ngân hàng Societe Generale (Pháp)

Vụ thứ hai vào tháng 3/2007. Kerviel đầu cơ vào sự mất giá của chỉ số chứng khoán Dax của Đức và tung ra tới 30 tỷ euro. Để tránh bị phát hiện đã sử dụng tiền vượt quá ngưỡng 50 triệu euro cho phép, Kerviel xây dựng hẳn một hệ thống ký và thanh lý hợp đồng mua bán chứng khoán giống như một mê cung đối với bộ phận kiểm tra, thậm chí làm giả cả giấy tờ và mạo danh khách hàng. Từ cuối tháng 7/2007, thị trường chứng khoán trên thế giới bắt đầu bị lôi cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản ở Mỹ. Kerviel lại thắng đậm. Nếu thật sự đoán biết được chuyện ấy thì Kerviel xứng đáng được coi là một nhà đầu cơ thiên tài. Nếu chỉ là chuyện tình cờ thì Kerviel thật sự đã gặp may, rất may. Tính đến 31/12/2007, hoạt động đầu cơ của Kerviel đã đưa lại cho Societe Generale gần 1,5 tỷ euro. Kerviel đòi được thưởng 600.000 euro, ngân hàng này hứa đáp ứng một nửa yêu cầu đó.
Nhưng rút cuộc Kerviel không nhìn thấy số tiền thưởng ấy vì một quyết định sai lầm tai hại. Không biết vì sao, không ai lý giải nổi và về sau Kerviel cũng không nói gì về việc tại sao anh ta quyết định thay đổi chiến lược đầu cơ, chuyển từ nhằm vào sự mất giá sang khả năng tăng giá của cổ phiếu và chỉ số chứng khoán, bắt đầu từ tháng 1/2008. Và thế là Kerviel lâm vào tình thế một con bạc càng chơi càng thua, càng thua càng khát nước muốn gỡ gạc và... càng phải chơi tiếp, thậm chí chơi lớn hơn. Khi bị phát hiện ra thì cũng là lúc Kerviel đã sử dụng tới 50 tỷ euro của ngân hàng. Ngân hàng đã tiến hành ngay các biện pháp chấm dứt mọi hoạt động đầu cơ của Kerviel để cứu vãn tình thế, nhưng cũng vẫn bị mất gần 5 tỷ euro. Kerviel phải ngồi tù 2 tháng, rồi được thả và hiện đang chờ ngày ra hầu tòa.

Dù muốn hay không, Kerviel đã trở thành nổi danh trong thế giới đầu cơ. Sự cộng hưởng giữa đam mê cá nhân và sự lỏng lẻo trong quản lý của Societe Generale đã khiến một anh chàng “nhà quê” lưu danh thiên cổ.
PHẠM NGỌC TÚ
#7 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:23:19(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Nhà đầu cơ và cuộc chiến giữa Volkswagen và Porsche

Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ làm công ăn lương cho chủ, rất thành đạt và có quyền uy nhưng lại chỉ như một cái bóng, làm nên chuyện kinh thiên động địa mà lại không thích ồn ào. Phương cách đầu cơ của nhà đầu cơ này bí hiểm ngay cả khi ông giải nghệ rồi. Nhà đầu cơ trứ danh này là Holger Haerter.

Holger Haerter đã leo lên tới cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách tài chính cho tập đoàn Porsche
Trong lĩnh vực xe ôtô thể thao, nghĩa là xe đua chuyên dụng hay với dáng vẻ rất thể thao, thì Porsche là thương hiệu nổi tiếng nhất và sáng giá nhất thế giới. Nhưng ở nước Đức, nói đến hãng Porsche thì lại không thể không đề cập đến hãng chế tạo ôtô Volkswagen, viết tắt là VW, cũng của Đức (Volkswagen trong tiếng Đức có nghĩa là “xe của dân”, hàm ý xe sản xuất cho số đông). Liên hệ chằng chịt về nhân sự lãnh đạo ở hai hãng xe này khiến cho mối quan hệ giữa Porsche và VW rất đặc biệt, phụ thuộc lẫn nhau mà cạnh tranh lẫn nhau, phải nuôi lẫn nhau mà luôn muốn thâu tóm nhau. Sự nghiệp đầu cơ của Haerter chỉ liên quan đến hai tập đoàn chế tạo ôtô này.

Đầu cơ để tránh rủi ro

Lý lịch của Holger Haerter rất đơn giản. Haerter là người Đức, sinh năm 1956, sau khi tốt nghiệp đại học đã đi làm cho một số công ty trước khi bắt đầu làm việc cho Tập đoàn Porsche năm 1996 và tại đây, ông đã leo lên tới cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách tài chính cho Tập đoàn. Đầu cơ không phải là đam mê của Haerter. Con người này làm cái gì cũng chắc chắn và chắc thắng, cái gì cũng theo nguyên tắc và có bài bản cụ thể, có chiến lược khả thi và định hướng rõ ràng. Đầu cơ chỉ là phương cách được Haerter sử dụng để kiếm tiền và nâng cao vị thế cho tập đoàn. Đáng kể nhất trong sự nghiệp đầu cơ của Haerter là hai chiến dịch. Chiến dịch đầu tiên là đầu cơ vào bảo hiểm tỷ giá hối đoái để tránh thiệt hại mà sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng DM có thể xảy ra cho tập đoàn. Chiến dịch thứ hai là bày binh bố trận và tấn công để giành quyền kiểm soát hãng VW.

Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất của Porsche. Xe ôtô của Porsche thường rất đắt, thậm chí đắt đến nỗi chỉ một bộ phận rất nhỏ người Đức mới có thể mua được. Bởi lẽ đó, Porsche phụ thuộc rất đáng kể vào thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Nhưng ở Bắc Mỹ, thập kỷ 90 là thời kỳ đồng USD yếu, không ổn định. Không ít hãng chế tạo ôtô ở châu Âu sống dở chết dở vì sự biến động tỷ giá hối đoái của đồng USD. Vậy mà Porsche không những không bị thiệt hại mà thậm chí còn thu về lợi nhuận rất cao nhờ Haerter đã chủ động bảo hiểm tỷ giá hối đoái. Thực chất biện pháp này là một kiểu đầu cơ tiền tệ có hệ thống, theo một chiến lược che chắn rủi ro. Thế giới đầu cơ không được biết cụ thể Haerter đã đầu cơ tiền tệ như thế nào mà chỉ biết rằng Porsche không những không hề hấn gì bởi sóng gió trên thị trường tiền tệ và tài chính. Có người lý giải thành công của Haerter ở thời kỳ này là đã nhận ra từ rất sớm rằng tỷ giá hối đoái của đồng USD vừa có thể trở thành một rủi ro cho kinh doanh, nhưng cũng lại vừa có thể đưa đến cơ hội kiếm bộn tiền. Hoạt động đầu cơ của Haerter trước hết nhằm tiêu thụ sản phẩm của hãng Porsche trên những thị trường sử dụng đồng USD, nhưng cũng đồng thời nhằm kiếm tiền từ sự biến động của tỷ giá hối đoái. Thật là nhất cử lưỡng tiện, bắn một mũi tên trúng đồng thời cả hai đích.

Đầu cơ để nâng vị thế

Xét về phương diện hiệu quả sử dụng vốn thì Porsche là hãng chế tạo ôtô có hệ số lợi nhuận cao nhất thế giới. Nó lại thuộc sở hữu của một dòng họ nên việc kiểm soát và quy trình ra quyết định rất rõ ràng, ngắn gọn. Có lẽ chính nhờ những ưu điểm đó mà hãng này “dám” âm mưu thâu tóm quyền kiểm soát Tập đoàn VW vốn lớn hơn nó rất nhiều, hơn thế nữa lại có một chủ sở hữu đặc biệt: chính quyền bang Lower Sazony (Đức). Cuộc tấn công vào hãng VW lại một lần nữa chứng tỏ tài năng đầu cơ xuất chúng của Haerter.

Cuối năm 2005, giá trị cổ phiếu của VW là 35 Euro/1 cổ phiếu. Khi đó, Porsche mua về và sở hữu được khoảng 20% cổ phiếu của VW. Chiến lược đầu cơ lần này của Haerter nhằm 2 mục tiêu: chiếm đa số áp đảo cổ phiếu của VW và đẩy tỷ giá cổ phiếu của VW lên cao để kiếm lời. Để tăng tỷ giá cổ phiếu của VW, Haerter chủ trương vừa bỏ tiền mặt ra mua về cổ phiếu và vừa tạo sự khan hiếm giả. Đối tượng mà Haerter nhằm vào là chính những nhà đầu cơ chuyên sử dụng phương cách “vay chứng khoán” để bán ra với giá hiện tại và đầu cơ vào xu thế tỷ giá chứng khoán giảm, khi đó mua về chứng khoán với giá thấp để trả lại. Một khi thấy tỷ giá cổ phiếu của VW tăng, họ sẽ hốt hoảng bỏ tiền ra mua về và như vậy góp phần đẩy tỷ giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Ở mức độ giá cổ phiếu cao, Haerter chỉ cần bán ra một phần cổ phiếu đã mua về là đã thu được lợi nhuận lớn.

Không trở thành tỷ phú nhờ đầu cơ, nhưng chiến lược và bài bản đầu cơ của Holger Haerter đáng được đưa vào sách giáo khoa về kinh tế

Ngày 15/11/2006, Porsche tuyên bố đã sở hữu gần 30% cổ phiếu của VW và ngay sau đó bỏ ra 1 tỷ Euro để nâng tỷ lệ này lên 31%. Với tỷ lệ này, Porsche được quyền đưa ra cho các cổ đông của VW một lời chào mua lại cổ phần của họ. Tuy nhiên, Haerter chủ ý đưa ra đề nghị mà các cổ đông của VW không thể chấp nhận được. Trong trường hợp ấy, pháp luật Đức và EU cho phép Porsche tiếp tục tăng cổ phần của Porsche ở VW. Tòa án châu Âu cũng đã không cho phép chính phủ Đức bảo vệ VW trước các cuộc tấn công thâu tóm của đối thủ. Ngày 16/9/2008, với 35,14% số cổ phiếu của VW, Porsche đã giành được quyền quản lý VW trên thực tế. Ngày 26/10/2008, Porsche tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ cổ phần ở VW lên tới 74%. Giá cổ phiếu của VW cứ thế mà leo thang vùn vụt. Ngày 28/10/2008, giá này vượt quá mốc 1.000 Euro/1 cổ phiếu. Ngày 29/10/2008, Porsche tuyên bố bán ra cổ phiếu của VW khiến giá cổ phiếu này bắt đầu giảm, nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức giá mà Porsche đã trả để mua cổ phiếu của VW. Chiến lược đầu cơ này của Haerter đã giúp Porsche thâu tóm được hãng VW lớn gấp 15 lần chính Porsche.
Có lẽ mọi việc sẽ diễn ra theo kịch bản của Haerter nếu như không có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng trầm trọng trong ngành chế tạo ôtô kể từ cuối năm 2008. Đầu năm 2009, Porsche nợ khoảng 16,1 tỷ Euro và không có sự lựa chọn nào khác, đành phải bán mình cho chính hãng VW và nhà nước Qatar. Những thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị, trong đó có Haerter, bị buộc phải rời khỏi Hãng. Haerter được đền bù khoảng 12 triệu Euro. So với đóng góp của Haerter cho hãng thì khoản tiền đó không đáng bao nhiêu. Nó cũng không tương xứng với những tuyệt chiêu đầu cơ mà Haerter để lại cho hậu thế. Đến lúc này, cư dân của thế giới đầu cơ mới ngộ ra rằng, nước lặng có thể sâu đến như thế nào.
PHẠM NGỌC TÚ
#8 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:24:21(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Christopher Hohn với chiến lược đầu cơ "sốc" và "sợ"

Trong thế giới đầu cơ hiếm thấy có ai mang thể diện đa dạng như Christopher Hohn. Nhà đầu cơ này nổi tiếng tàn bạo và không khoan nhượng trong việc săn lùng công ty trên thị trường chứng khoán, nhưng đồng thời cũng lại được biết đến qua những khoản tiền ủng hộ nhân đạo khổng lồ.

Chiến lược đầu cơ “sốc và sợ” của Christopher Hohn độc nhất vô nhị cho tới nay không chỉ bởi bản chất nội dung, mà còn bởi thực tế ngoài nhà đầu cơ này ra chưa thấy ai thực hiện thành công được cả
Rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng và hầu như chẳng khi nào trả lời phỏng vấn, Christopher Hohn hành tung như thể tàng hình, vậy mà vẫn khiến giới chủ doanh nghiệp phải khiếp hãi. Chiến lược đầu cơ “sốc và sợ” của Christopher Hohn độc nhất vô nhị cho tới nay không chỉ bởi bản chất nội dung, mà còn bởi thực tế ngoài nhà đầu cơ này ra chưa thấy ai thực hiện thành công được cả. Nhà đầu cơ trứ danh này còn được gắn cho biệt danh “Ảo thuật gia” trên thị trường chứng tài chính.

Hai phi vụ đình đám

Christopher Hohn năm nay 40 tuổi và theo đánh giá của tạp chí Forbes có 120 triệu USD trong tài khoản riêng, nhưng lại quản lý một quỹ đầu tư có trị giá lên tới 10 tỷ USD. Những con số và ước liệu đó đủ để Hohn được liệt vào diện “tuổi trẻ tài cao” trong thế giới đầu cơ. Trong thế giới ấy, đương nhiên ai kiếm được nhiều tiền đều được coi là trứ danh bởi phải giỏi giang như thế nào thì mới kiếm được nhiều tiền đến như vậy bằng đầu cơ. Nhưng nhà đầu cơ trứ danh không nhất thiết phải kiếm được nhiều tiền, mà có thể thành danh bằng những chiến lược và thủ thuật đầu cơ, bằng bản lĩnh và tính cách, bằng những bài học thành công và thất bại, bằng những phi vụ đầu cơ thắng đậm và thua nhiều để đời. Christopher Hohn được vinh danh trong thế giới đầu cơ nhờ hai phi vụ đầu cơ nhằm vào ngân hàng ABM Amro của Hà Lan và vào Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. của Đức. Những mục tiêu tấn công này của Hohn đâu có phải thuộc loại tầm thường. Ngân hàng ABN Amro có từ 185 năm nay, còn Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. cũng có tuổi đời lên tới 167 năm. Cả hai đều có vị thế chính trị và ảnh hưởng kinh tế hàng đầu tại nước mình, đều được coi là những pháo đài bất khả xâm phạm và những chiến hạm không thể bị đánh chìm.

Chiến lược đầu cơ của Hohn nhằm vào hai tượng đài nói trên được sao chép về ý tưởng và tác động tâm lý từ chiến lược “Gây sốc và làm cho sợ hãi” của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq hồi đầu thập kỷ này. Bản chất của nó rất đơn giản: Tạo hiệu ứng gây sốc khiến dư luận nghi ngờ đối với ban lãnh đạo tập đoàn và từ đó làm cho ban lãnh đạo tập đoàn phải lo sợ mà hành động theo hướng của nhà đầu cơ. Hohn là nhà đầu cơ đầu tiên không đầu cơ vào tình huống, kể cả tình huống có sẵn cũng như dự báo sẽ xảy ra trong tương lai, mà tạo tình huống để đầu cơ, đầu cơ vào hệ quả của việc bắt đối tác hành động theo ý mình.

Cách làm của Hohn cũng rất đơn giản. Bước đầu tiên là tìm cách mua về một vài phần trăm cổ phần của ABM Amro và Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. sao cho không ai để ý. Bước thứ hai là tìm cách quy tập được xung quanh mình một số cổ đông khác của những “nạn nhân” này. Bước thứ ba là nhiễu thông tin và kích động cổ đông nổi loạn, thường thông qua những kiến nghị tập thể hoặc yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu tập hợp lực lượng đủ mức, đưa ra những đề nghị như thay đổi nhân sự ban lãnh đạo, chia tách tập đoàn hoặc ít nhất của đòi chia cổ tức nhiều hơn. Những bước đi đó đều đánh vào uy danh của tập đoàn, khiến tập đoàn phải bận rộn với chính mình và tạo cảm nhận bị rủi ro trong con mắt của cổ đông và nhà đầu tư. Vì thế, giá cổ phiếu của tập đoàn sẽ giảm mạnh. Khi đó, nhà đầu cơ sẽ mua vào. Cho dù về sau cuộc nổi loạn của cổ đông do Hohn xúi giục có thành công hay thất bại thì rồi tập đoàn cũng trở lại thời yên bình, giá cổ phiếu lại tăng hoặc cổ tức được chia cũng cao hơn. Nhà đầu cơ khi đó chỉ việc bán cổ phiếu đã mua đi và kiếm lời, tận hưởng thành công và tìm kiếm con mồi tiếp theo.

Trong trường hợp ngân hàng ABM Amro, Hohn phát hiện ra những yếu kém trong quản lý và điều hành, sai lầm trong quyết định chiến lược kinh doanh và bế tắc về giải pháp. Vì thế, chỉ với 3% cổ phiếu của ngân hàng này mà Hohn đã thành công với yêu cầu đòi sa thải Giám đốc ABM Amro Rijkman Groenink. Ngân hàng này không đến nỗi bị xé lẻ, nhưng rồi vẫn phải nhờ cậy vào cái ô của cả một tổ hợp ngân hàng ở Scottland để thoát nạn. Khi giá cổ phiếu của ABM Amro tăng từ 25 Euro lên 37,81 Euro thì cũng là lúc Hohn thắng đậm. Đó là năm 2006.

Trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. lại hơi khác. Hohn cũng chỉ sở hữu có vài phần trăm cổ phần của Sở này. Năm 2005, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. Werner Seifert có ý định thôn tính Sở giao dịch chứng khoán London. Hohn nhìn nhận ở đó có cơ hội lớn để đầu cơ. Nếu nổi loạn thành công thì ban đầu cổ phiếu của Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. sẽ giảm và của London sẽ tăng vì chưa ai dám chắc kết cục sẽ như thế nào. Nhưng nếu thành công trong việc làm phá sản kế hoạch của ông Seifert thì giá cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. sẽ lại tăng và của London sẽ giảm. Để đảm bảo cho việc giá giảm rồi chắc chắn sẽ tăng thì phải tìm cách làm cho ông Seifert bị mất chức và tăng tỷ lệ chia cổ tức. Hohn tập hợp được đủ cổ đông của Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt/M. đến mức có thể yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường. Hohn thuyết phục những cổ đông này tin vào chiến lược đầu cơ của mình, quả quyết giá cổ phiếu sẽ tăng hơn gấp đôi. Kết cục cuối cùng đúng như tính toán của Hohn. Ông Seifert buộc phải khăn gói ra đi với lời buộc tội đã có những quyết định chiến lược sai lầm, Frankfurt/M. không thâu tóm được London và cổ tức được chia ra tăng thêm. Giá cổ phiếu tăng không đến mức gấp đôi như Hohn hứa hẹn, nhưng cũng gần như thế. Cư dân của thế giới đầu cơ ngỡ ngàng khi có thêm những bài học mới trong sách giáo khoa đầu cơ.

Tình ngay lý gian

Hohn là nhà đầu cơ đầu tiên không đầu cơ vào tình huống, kể cả có sẵn, mà tạo tạo tình huống để đầu cơ

Hohn khiến giới chủ tập đoàn sợ hãi vì thế. Họ sống trong cảm giác luôn bị phục kích, lúc nào cũng có thể bị tấn công. Cách đầu cơ của Hohn rất hiệu quả, không cần nhiều vốn mà lời lãi lại cao. Hohn bị coi là lá mặt lá trái vì khét tiếng như vậy trong cuộc săn lùng tập đoàn, nhưng lại luôn muốn tỏ ra là nhà từ thiện vĩ đại. Hohn sinh ra ở Jamaica, cha là thợ cơ khí ôtô. Gia đình Hohn di cư sang Anh. Sau thi theo học ở Trường Đại học Southhampton, Hohn kiếm được học bổng để theo học tại trường kinh doanh Havard nổi tiếng của Mỹ. Giữa thập kỷ 90 Hohn trở về nước Anh và làm cho Quỹ đầu tư Perry Capital. Năm 2003 Hohn thành lập quỹ đầu tư riêng với tên gọi The Children’s Investment Fund (TCI) (Tạm dịch: Quỹ đầu tư cho trẻ em). Thật khôi hài khi Hohn núp dưới danh nghĩa này để đầu cơ. Về sau, dư luận cũng viện dẫn việc đó để chứng minh Hohn bất chấp thủ đoạn trong đầu cơ. Người vợ của Hohn quản lý một tổ chức cứu trợ nhân đạo tên là The Children’s Investment Fund Foundation. Một phần ba thu nhập của Hohn từ công ty quản lý quỹ đầu tư được chuyển cho tổ chức này để giúp trẻ em bị mắc AIDS trên thế giới. Hohn vì thế còn bị phê trách là sử dụng vốn của người ngoài để đánh bóng cho tên tuổi của chính mình và vợ mình.
Thế giới đầu cơ khâm phục và nể trọng Hohn, nhưng trong con mắt của thế giới kinh doanh bên ngoài thì Hohn bị coi là đạo đức giả, vì sợ và lo, vì ganh ghét và tị hiềm. Cũng phải thôi, những kẻ đạo đức giả đâu có được yêu quý và ngưỡng mộ bao giờ.
PHẠM NGỌC TÚ
#9 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:25:23(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Alberto Vilar - Lụn bại vì niềm đam mê âm nhạc

Tuy không đam mê đầu cơ, nhưng Alberto Vilar lại có đam mê sử dụng tiền đầu cơ để thỏa ước riêng. Giành được thành công nhờ chiến lược đầu cơ hết sức táo bạo để rồi lại thất bại vì ngủ quên trong hào quang. Cuộc đời ông, tai tiếng lấn át nổi tiếng.


Alberto Vilar thấm thía hơn ai hết cái tình của người đời
Trong thế giới đầu cơ, các nhà đầu cơ trứ danh thường lắm đam mê nhiều tham vọng, lắm tài nhiều thủ đoạn, lắm tiền nhiều tật, lắm vinh quang và cũng nhiều bi kịch. Nhưng Alberto Vilar thấm thía hơn ai hết cái câu “Khi vui thì xúm tay vào. Đến khi thất thế thì nào thấy ai”.
Thành nhờ đó, bại vì thế

Thật ra, đối với thế giới bên ngoài, Vilar nổi danh vì chuyện khác chứ không phải vì hoạt động đầu cơ. Nhưng trong thế giới đầu cơ, Vilar trở thành hiện tượng khi chỉ tập trung đầu cơ vào một trong những trào lưu đã từng được coi là xu thế của thời đại. Khi thiên hạ còn băn khoăn và ngỡ ngàng, thiếu hiểu biết và chưa thật tin, còn chần chừ và do dự thì Vilar đã quyết định và hành động. Khi thế giới đầu cơ vẫn còn chờ cây đơm hoa kết trái thì Vilar đã đầu cơ từ lúc cây đang sinh trưởng. Cho nên, đến khi mọi chuyện hai năm rõ mười thì Vilar đã trở thành tỷ phú. Tạp chí Forbes xếp Vilar đứng thứ 254 trong tổng số 500 người giàu nhất thế giới. Tài sản riêng của Vilar chỉ có hơn 1 tỷ USD, nhưng tổng số vốn mà công ty của Vilar quản lý và kinh doanh đã lên tới gần 100 tỷ USD. Vilar không nổi tiếng trong thế giới đầu cơ nhờ những con số tuyệt đối ấy, mà nhờ phát hiện ra một lãnh địa đầu cơ mới trong khi cư dân của thế giới đầu cơ vẫn đều như thể “gà què ăn quẩn cối xay”.

Xem lý lịch tự thuật của Vilar, người ta được biết Vilar là người Cuba, cùng cả gia đình tỵ nạn chính trị sang Mỹ. Cái lý lịch ấy được tán tụng ở nước Mỹ bởi phác họa hình ảnh một người nước ngoài đến Mỹ lánh nạn mà đã trở thành tỷ phú. Trên thực tế lại không hẳn như vậy. Bố của Alberto Vilar là đại địa chủ ở Cuba và Alberto sinh ra ở Mỹ chứ không phải ở Cuba. Chỉ có điều khi Vilar còn lắm tiền nhiều của thì chẳng có ai ở Mỹ quan tâm hay bới móc những chuyện ấy. Mãi tới lúc Vilar thất thế, bị bắt và đưa ra xét xử trước tòa án thì dường như những chi tiết ấy lại đột nhiên có sức nặng gấp bội. Phần lý lịch tự thuật mà ai ai cũng công nhận là: Vilar học toán và lý ở trường đại học, sau khi tốt nghiệp làm nhiều việc khác nhau ở Sở giao dịch chứng khoán New York. Năm 39 tuổi (1979), Vilar lập công ty quản lý tài sản Amerindo Investment Advisors Inc. cùng với Gary Tanaka, một nhà đầu cơ Mỹ gốc Nhật. Thật ra ở thời điểm này, Vilar đã học được không ít kinh nghiệm về quản lý tài chính, đã nhận thức được rằng đầu cơ là cách làm giàu nhanh nhất, nhưng đầu cơ không phải dễ. Bởi thế, Vilar và Tanaka lúc đầu chỉ tập trung vào quản lý tài sản của kẻ khác theo kiểu ăn chắc mặc bền và năng nhặt chặt bị. Những doanh nghiệp như công ty của họ nhan nhản trên thị trường tài chính và loại doanh nhân như họ nhung nhúc như khán giả trên sân vận động xem một trận bóng đá hấp dẫn. Vì thế mà hầu như dư luận và công chúng chẳng hề biết gì về họ và công ty của họ trong nhiều năm liền.

Chính trong những năm tháng im hơi lặng tiếng cần mẫn như những chú kiến chấp nhận tha lâu với hy vọng để đầy tổ ấy, Vilar phát hiện ra được cơ hội đầu cơ mà đồng nghiệp không nhìn thấy được. Cũng dễ hiểu thôi vì Vilar không nhằm vào công ty nào hay bất động sản nào để đầu cơ, cũng chẳng đầu cơ vào chứng khoán hay nguyên vật liệu, mà lại nhằm vào một xu thế phát triển của khoa học và công nghệ mà về sau được coi như một xu thế diễn biến của cả thời đại, đó là công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số và kinh doanh trên thế giới ảo. Đối tượng đầu cơ của Vilar là những tập đoàn hay công ty liên quan đến máy tính điện tử và internet mà cổ phiếu hay chứng khoán của họ được gọi chung dưới cái tên “cổ phiếu công nghệ” hay “chứng khoán công nghệ”. Vilar là một trong những người đầu tiên tiên đoán sẽ có hẳn một “nền kinh tế điện tử” mà sau này lịch sử kinh tế gọi là “Kinh tế mới”. Đó là Microsoft và Cisco, Yahoo và AOL, eBay hay Amazon. Chiến lược đầu cơ của Vilar khiến ngay đến cả những nhà đầu cơ trứ danh khác và những nhà đầu tư chuyên nghiệp vào Thung lũng Silicon cũng phải ngỡ ngàng và bối rối, khó hiểu và nghi ngờ vì ở thời kỳ ấy rủi ro, thất bại rất lớn.

Diễn biến ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã chứng minh dự báo của Vilar rất chính xác và chỉ trong vòng 10 năm, Vilar đã trở thành tỷ phú ở nước Mỹ, tỷ suất lợi nhuận của số tài sản mà Vilar quản lý - và sử dụng để đầu cơ - luôn cao nhất trên thị trường tài chính. Vilar được xếp vào danh sách những kỳ nhân đáng nể nhất trong thế giới đầu cơ.

Chủ quan và phung phí

Vilar sáng suốt và nhìn xa trông rộng ở đầu thập kỷ 90 bao nhiêu thì lại chủ quan và tự thỏa mãn bấy nhiêu từ thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ. Sự tăng trưởng đầy ấn tượng của các loại công ty “Dotcom” của “nền kinh tế mới” suy giảm nhanh chóng mà Vilar hoàn toàn không có sự đề phòng. Nhà đầu cơ này không ngờ rằng bất cứ cái gì cứ “quá” thì đều ẩn chứa nguy cơ đưa đến chuyện gì đấy chẳng hay ho chút nào. Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới là thời kỳ thê thảm đối với Vilar. Mãi tới gần đây, công chuyện kinh doanh của công ty của Vilar mới phần nào được phục hồi chậm chạp.

Vilar đầu cơ vào xu thế phát triển của khoa học, công nghệ mà về sau được coi như xu thế của thời đại

Cái nghiệt ngã của số phận đối với Vilar còn đến từ một phương diện khác nữa và đó là kết quả của việc Vilar cam kết vô tội vạ chi tiền cho thế giới opera để thỏa mãn những đam mê rất lạ lùng. Vilar hâm mộ đến cuồng tín opera và cam kết ủng hộ các nhà hát opera nổi tiếng nhất trên thế giới số tiền tổng cộng lên tới gần 250 triệu USD. Người ta đã so sánh tình yêu opera của Vilar với tình yêu của Vua Bavaria (nước Đức ngày nay) Ludwig II dành cho âm nhạc của Richard Wagner cách đây gần 130 năm. Nhà vua không chỉ bỏ bê triều chính vì âm nhạc và làm cho ngân khố triều đình trống rỗng vì chi phí cho âm nhạc thì Vilar cũng trễ nải công chuyện đầu cơ, cam kết chi tiền vô độ cho các nhà hát opera, dùng tiền của thân chủ và vay nợ đầm đìa để chi cho các nhà hát ấy. Vì Vilar đặt điều kiện là phải quảng bá rầm rộ tên tuổi của mình thì mới chi tiền nên có người cho rằng nhân tố quyết định không phải là đam mê opera của Vilar, mà là nhu cầu tự khẳng định mình, che lấp cảm giác thiếu tự tin, tìm kiếm sự công nhận trên lĩnh vực âm nhạc.
Khi thấy Vilar không có khả năng thực hiện các cam kết chi tiền, tất cả đều quay lưng lại với Vilar. Vilar cay đắng nhận ra rằng trong thế gian này, nhân tình có thể bạc bẽo đến mức độ nào. Bạn bè rời xa. Những người ủng hộ và tung hô biến mất. Thân chủ khởi kiện và tháng 11/2008, Vilar bị bắt và đưa ra tòa xét xử vì tội lừa đảo, làm giả mạo giấy tờ và rửa tiền. Tháng 3 vừa qua, Vilar bị kết án 9 năm tù. Điều an ủi duy nhất đối với Vilar có lẽ là thực tế Vilar không phải nhà đầu cơ trứ danh đầu tiên và cũng chẳng phải cuối cùng phải có lần suy ngẫm về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ trong nhà tù.
PHẠM NGỌC TÚ
#10 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:27:10(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Mohnish Pabrai: "Kỳ nhân" trên mảnh đất đầu cơ

Thuộc diện sinh sau đẻ muộn như Mohnish Pabrai lại rất thành công với bí quyết rất đơn giản là: đi theo lối mòn của những minh tinh trên bầu trời của thế giới đầu cơ.

Trong thế giới đầu cơ, nhiều vùng đã được khai phá nhưng cũng vẫn còn không ít nơi hoang vu và kỳ bí. Cư dân của thế giới đầu cơ tung hoành trên những vùng đã được khai phá và mò mẫm chinh phục nơi chưa ai từng xâm nhập đến để biến nó thành vùng đất hứa mới. Không phải ai cũng thành công và cũng chẳng phải ai cũng đều thất bại. Nhưng một khi đề cập đến chuyện “thâm canh” trên lãnh địa đã từng được cày xới rất nhiều, đã sản sinh ra những kỳ nhân và cũng đã làm không ít kẻ khuynh gia bại sản thì không thể không đề cập tới Mohnish Pabrai.

Cái chớp mắt tình cờ của số phận

Pabrai là người Ấn Độ, sinh ra, lớn lên và theo học ở Ấn Độ, rồi sang Mỹ học công nghệ thông tin ở Trường đại học Tổng hợp Clemson ở South Carolina. Sau khi trở thành kỹ sư tin học, Pabrai làm việc 2 năm cho công ty viễn thông Tellabs. Năm 1990, với 30.000 USD của mình và 70.000 USD đi vay, Pabrai mở công ty dịch vụ tin học Transtech. Mười năm sau, Pabrai bán công ty này và trở thành người giàu có. Pabrai thành lập một công ty khác với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp non trẻ kinh doanh trên mạng Internet, nhưng chỉ một năm sau đã bị phá sản. Đối với Pabrai, sự phá sản của công ty này chỉ là chuyện nhỏ, vì khi đó Pabrai đã rất giàu có và điều quan trọng nhất là trước đó 6 năm, Pabrai đã có tiếp cận đầu tiên tới thế giới đầu cơ.

Đó là năm 1994 khi Pabrai lần đầu tiên biết đến cái tên Warren Buffett trong quyển sách “Đi trước thị trường chứng khoán một bước” của Peter Lynch, một nhà tư vấn đầu tư chứng khoán. Khi đó, Pabrai đã có được kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh tài chính, nhưng lại chưa tìm ra được định hướng kinh doanh. Quyển sách này không chỉ đem lại cho Pabrai một người thầy là Warren Buffett mà còn đưa Pabrai đến với thế giới đầu cơ, trở thành công dân của thế giới đầu cơ và rồi nổi danh trong thế giới đầu cơ.

Pabrai như thể được giải thoát khi phát hiện ra rằng thế giới đầu cơ là nơi từ nay mình có thể tung hoành, đầu cơ là cách có thể giúp đồng tiền hiện có sinh sôi nảy nở và hoạt động đầu cơ là cách có thể giúp thể hiện tài năng và lưu danh hậu thế. Nghề tin học đã giúp Pabrai trở nên giàu có, nhưng đầu cơ mới có thể giúp Pabrai nổi tiếng. Đầu cơ vừa thách thức lại vừa quyến rũ đối với Pabrai.

Pabrai khâm phục Warren Buffett và tôn thờ nhà đầu cơ trứ danh này làm thầy mặc dù chưa một lần diện kiến và Buffett chẳng hề biết Pabrai là ai. Pabrai cho rằng một khi Buffett đã thành công vang dội đến như vậy thì mình cũng có thể làm được. Chính Buffett cũng làm theo chứ có sáng tạo gì đâu. Buffett thành công với chiến lược đầu cơ “Value Investing” (Đầu tư vào giá trị) mà Value Investing do Benjamin Graham chứ đâu có phải do Buffett phát minh ra. Cái thời khắc mà Pabrai biết đến cái tên Buffett có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đầu cơ của Pabrai chính vì thế. Nó làm thay đổi cả cuộc đời Pabrai. Giới viết sử về thế giới đầu cơ tán rằng, chính nhờ cái chớp mắt ngẫu nhiên của số phận ấy mà Pabrai rẽ đi theo một hướng khác.

Bắt chước – Dễ mà khó

Bản chất của Value Investing là tìm ra được giữa cái hỗn loạn và biến động trên thị trường chứng khoán những công ty có cổ phiếu bị định giá quá thấp. Thật ra, cái mà các nhà đầu tư nhằm vào là giá trị bên trong của công ty mà thường bị thị trường đánh giá không chuẩn xác - bởi thiếu thông tin cần thiết chẳng hạn, hay bởi tâm lý của các đối tác tham gia vào thị trường. Nhà đầu cơ chấp nhận trả giá để mua lại là trả giá cho cái giá trị bên trong này, bởi nó chính là cái quyết định để rồi đây giá trị chung của công ty lại tăng lên. Một khi tìm được những công ty như vậy thì rủi ro bị thua lỗ rất nhỏ. Chỉ có điều là phải chấp nhận đầu tư dài hạn, trường vốn và không được ăn xổi ở thì, không được bóc ngắn cắn dài. Lý thuyết thì đơn giản như vậy, nhưng không phải nhà đầu cơ nào bắt chước cũng đều thành công. Vấn đề quyết định là cách làm.

Bí quyết thành công của Pabrai trong hoạt động đầu cơ có thể gói gọn trong một câu: Không cần sáng tạo, chỉ cần bắt chước. Không cần khai phá đường đi mới mà chỉ cần lần theo lối cũ. Chỉ cần làm theo Graham và Buffett. Trong những quyển sách viết về đầu cơ mà Pabrai để lại cho hậu thế, nhà đầu cơ này không tổng kết bài học thành công của mình, mà chỉ thường luận đàm về triết lý đầu cơ. Nhưng có thể tóm lược lại thành 3 bài học kinh nghiệm thành công của Pabrai.

Bài học thứ nhất là phải tự tìm hiểu và phân tích thông tin, không được dựa vào bất cứ nguồn thông tin không được kiểm chứng và phân tích, dự báo của kẻ khác. Cho nên phần lớn thời gian làm việc được Pabrai sử dụng để đọc tài liệu và phân tích thông tin, nếu như có thể được thì tránh mọi cuộc trao đổi với giới quản lý các quỹ đầu cơ và các nhà phân tích chứng khoán. Pabrai cho rằng, bằng cách ấy sẽ luôn giữ được cho mình cái nhìn khách quan và tỉnh táo, không bị chi phối bởi cảm tính hay áp lực hoặc cả sự thuyết phục từ bên ngoài.

Phải tự tìm hiểu và phân tích thông tin, không được dựa vào bất cứ nguồn thông tin không được kiểm chứng và phân tích, dự báo của kẻ khác.

Bài học thứ hai là “ăn chắc mặc bền”. Phương châm hành động tối thượng của Pabrai là chắc thắng. Cho nên Pabrai thực thi chiến lược “10 bay 10” hoặc “15 by 15”, có nghĩa là đầu cơ cùng một lúc vào 10 đến 15 công ty và ở mỗi công ty chỉ chiếm tối đa 10 đến 15% cổ phần của công ty. Pabrai ưu tiên hàng đầu cho hạn chế rủi ro bằng cách ấy.
Bài học thứ ba của Pabrai thực ra cũng lại là một sự sao chép, đó là triết lý kinh doanh của bộ tộc người Patel ở Ấn Độ. Bộ tộc này sống ở tỉnh Gujarat (Tây Bắc Ấn Độ). Trong thập kỷ 70, rất nhiều người Patel di cư sang Mỹ và rất thành đạt trong kinh doanh ở Mỹ. Pabrai viết về họ trong quyển sách “Nhà đầu cơ Dhandho”. Dhandho là triết lý kinh doanh nói trên của người Patel, có nghĩa là: đầu tư vào những giá trị với lợi tức cao mà rủi ro thấp nhất. Triết lý này trái ngược với triết lý đầu tư và đầu cơ thông thường. Cái tài ba của nhà đầu tư và đầu cơ là ở chỗ lọc ra được từ thị trường chứng khoán những công ty đồng thời đáp ứng được hai tiêu chí ấy. Không ít người cho rằng, vì Pabrai là người Ấn Độ nên mới thực hiện Dhandho thành công đến như vậy. Nói như thế không phải vô lý, nhưng cũng không phải hoàn toàn đúng. Warren Buffett có phải người Ấn Độ đâu, lại càng không phải người Patel.

Năm 1999, Pabrai viết thư xin làm không công cho Buffett nhưng không được chấp nhận. Bây giờ, Pabrai tuy không nhiều tiền bằng Buffett nhưng cũng thành danh trong thế giới đầu cơ. Pabrai bắt chước Buffett thì đến nay cũng có không ít nhà đầu cơ khác sao chép phương thức đầu cơ của Pabrai. Năm 2007, Pabrai bỏ ra 650.100 USD để thắng thầu giấy mời dự bữa ăn trưa cùng với Buffett, chắc chắn không phải để học thầy mà để tạ ơn thầy.
PHẠM NGỌC TÚ
#11 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:28:11(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Sam Zell - Vũ công bên mồ kẻ khác

Không hề dấu diếm bí quyết đầu cơ, thậm chí lại còn muốn làm cho mọi người hiểu được chuyện đó một cách dễ dàng, vậy mà cho tới nay trong thế giới đầu cơ chỉ có mỗi mình con người này thành công với bí quyết đầu cơ đó. Người đó chính là Sam Zell.

Sam Zell chỉ chuyên về đầu cơ bất động sản
Mỗi nhà đầu cơ có cách thức đầu cơ khác nhau và thế giới đầu cơ gần như không có ranh giới. Bí quyết đầu cơ của không ít nhà đầu cơ trứ danh theo thời gian rồi cũng dần không còn là chuyện lạ lẫm gì nữa đối với công chúng, lại càng không phải vậy đối với cư dân của thế giới đầu cơ. Nhưng nắm được bí quyết là một chuyện, vận dụng nó thành công như chính tác giả của bí quyết thì lại là chuyện khác. Sam Zell được coi là một nhà đầu cơ trứ danh vì chưa ai làm được như ông, theo cách của ông.
Năng khiếu bẩm sinh, khát vọng đeo đẳng suốt đời

Với tài sản riêng khoảng 6 tỷ USD, Sam Zell được tạp chí Forbes của Mỹ xếp đứng hạng thứ 52 trong danh sách những người giàu nhất ở nước Mỹ. Số tài sản ấy đủ để làm cho Sam trở thành người nổi tiếng, nhưng để trở thành nhà đầu cơ trứ danh thì bên cạnh việc kiếm được nhiều tiền bằng đầu cơ còn phải có dấu ấn riêng trong thế giới đầu cơ. Và Sam Zell nổi danh trong thế gới đầu cơ bằng cách trở thành “Vũ công bên mồ kẻ khác”. Chính Sam Zell cũng tự nhận mình là như thế. Nhà đầu cơ nào muốn thành công cũng đều phải nhờ cậy vào tri thức và vốn, có phần nhờ may mắn và hậu thuẫn từ thời thế. Nhưng chẳng có nhà đầu cơ nào thành công mà không có đam mê kiếm tiền, đam mê đến mức kiếm tiền trở thành khát vọng cuộc đời và lẽ sống. Ở Sam Zell lại còn có năng khiếu gần như bẩm sinh.

Sam Zell sinh năm 1941 ở Mỹ. Thật ra, ông không phải là người Mỹ thực thụ. Năm 1939, bố mẹ Sam từ Ba Lan di cư sang Mỹ vì họ là người Do Thái và bị chính quyền Đức quốc xã truy sát. Cái tên họ Zell được gia đình này đổi từ Zielonka sang sau khi đến Mỹ. Cuộc di cư này đã đưa Sam đến nhận thức đau đớn: “Đã là người Do Thái thì cả đời luôn dễ bị tổn thương”. Và lối thoát mà Sam đã sớm nhận ra là phải trở nên thật giàu có. Có tiền sẽ có sự bảo vệ chắc chắn nhất, hiệu quả nhất và lâu bền nhất trước mọi mối nguy hiểm gây tổn thương đó. Năm 12 tuổi Sam đã tự lên tàu đi rất xa để mua tạp chí Playboy với giá có 50 cents về chỗ mình ở bán lại với giá 3 USD - cao gấp 6 lần. Năm 1963, Sam Zell tốt nghiệp Trường Đại học Michigan, năm 1966 đạt được học vị Tiến sỹ về luật ở đó. Thời gian sống và học tập ở Mỹ cho tới khi đó đủ để ông đi tới nhận thức rằng, muốn làm giàu nhanh chóng thì phải mạo hiểm và cách làm giàu nhanh nhất nhưng đồng thời cũng nhiều rủi ro nhất là đầu cơ. Thế giới đầu cơ là nơi Sam Zell vừa muốn đến lại vừa phải đến. Năm 28 tuổi, Sam cùng với Robert Lurie thành lập công ty Equity Group Investment. 39 năm sau, Sam bán công ty này cho tập đoàn đầu tư Blackstone với giá 23 tỷ USD.

Có rất nhiều tiền và đã nổi danh, nhưng sự nghiệp kiếm tiền của Sam Zell không dừng lại sau những phi vụ đầu cơ thành công. Thuở ban đầu có thể động lực chỉ là kiếm tiền để trở nên giàu có và được trọng vọng trong xã hội, có được sự bảo vệ trước mọi mối nguy hiểm. Về sau động lực đó có thể là ham muốn chinh phục những đỉnh cao mới bằng những gì đã đạt được, là đi hết mọi con đường có thể đi được trong thế giới đầu cơ. Không ai biết được chính xác vì Sam Zell không hề một lần thổ lộ. Tất cả đều chỉ biết rằng, Sam Zell vẫn kiếm tiền không biết mệt mỏi cả khi sắp sửa bước vào tuổi 70.

Họa người phúc ta

Sam Zell chỉ đầu cơ vào những bất động sản đã từng đắt giá mà sụt giá thê thảm, nhờ đó làm giàu bằng những gì tưởng chắng còn chút giá trị nào

Khác với đa số các nhà đầu cơ trong thế giới đầu cơ vốn hoặc chuyên về đầu cơ trên thị trường chứng khoán hoặc đầu cơ tất cả những gì có thể đầu cơ được, Sam Zell chỉ chuyên về đầu cơ bất động sản. Và cũng khác với đa số các nhà đầu cơ bất động sản, Sam chỉ đầu cơ vào những bất động sản đã từng rất đắt giá mà hiện đang bị sụt giá thê thảm. Sam làm giàu bằng những gì mà tưởng chẳng còn chút giá trị nào đối với kẻ khác. Triết lý đầu cơ của Sam có thể gói gọn trong một câu là mua rẻ về bất động sản và chờ cho tới khi nó tăng giá. Nhà đầu cơ bất động sản nào chẳng tư duy và hành động như vậy. Nhưng Sam chỉ tập trung vào những bất động sản đã từng rất đắt giá. Con tính của Sam là bất động sản càng đắt giá bao nhiêu thì càng khó bán bấy nhiêu và càng có ít nhà đầu cơ sẵn sàng mua bấy nhiêu, những bất động sản ấy bị mất giá thường lại do sai lầm của chủ sở hữu hoặc sự thay đổi thời thế. Nếu là sai lầm của chủ sở hữu thì lại càng dễ mua - vì họ thường đứng trước nguy cơ phá sản - và chỉ cần khắc phục sai lầm ấy thì bất động sản lại có giá. Nếu nguyên nhân là sự thay đổi thời thế thì chắc chắn sẽ lại đến lúc thời thế thay đổi khiến bất động sản được giá. Cho nên khi người khác sắp “xuống mồ” thì Sam ra tay, khi kẻ khác mắc sai lầm thì Sam hành động. Cái biệt danh “Vũ công bên mồ kẻ khác” xem ra đâu cũng đến nỗi quá đáng. Cả trong chiến lược đầu cơ này cũng thấy Sam rất thận trọng chứ không mạo hiểm, hành động chắc ăn chứ không vội vã, suy tính kỹ càng nhưng không phải thiếu quyết đoán.
Cũng có người cho rằng Sam làm như vậy là đầu cơ trục lợi vào cái họa của kẻ khác. Miệng lưỡi thế gian thật vô cùng vì Sam đâu có gây ra cái họa đó cho kẻ khác mà chỉ nhìn nhận ở cái họa ấy có cơ hội để kinh doanh. Hơn nữa, Sam không phải là con người để cho tình cảm lấn át lý trí. Thế giới đầu cơ là thế giới đầy nghiệt ngã và ganh đua khốc liệt mà theo Sam thì chỉ có những người mạnh mẽ về tính cách mới có thể trụ lại và thành công được. Thế giới đầu cơ đã biến cậu bé bán tạp chí Playboy năm nào thành người giống như cao bồi thực thụ ở miền tây hoang dại của nước Mỹ trong những thế kỷ trước. Sam không dấu diếm điều đó khi nói thẳng: “Trong cách thức tôi kiếm tiền và đánh giá rủi ro không có chỗ cho tình cảm”. Điều đó lý giải tại sao trong suốt thời gian rất dài ông luôn thành công trong cung cách đầu cơ rất đặc biệt của mình.

Sam Zell trở thành nhà đầu cơ bất động sản thuộc diện thành công nhất ở nước Mỹ. Nhưng cả thành tựu đầu cơ đó cũng không đảm bảo cho Sam đầu cơ vào đâu cũng đều thắng ở đó. Gần như tất cả những hoạt động đầu tư và đầu cơ sau này của Sam trên lĩnh vực báo chí, truyền hình và thể thao đều không thành công. Cư dân của thế giới đầu cơ học được từ Sam Zell cả bài học thành công lẫn thất bại. Họ biết rằng những bài học kinh nghiệp của nhà đầu cơ trứ danh này có thể không giúp họ đầu cơ thành công như Sam, nhưng chắc chắn sẽ không thất bại như Sam.
PHẠM NGỌC TÚ
#12 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:29:16(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Ivar Kreuger - Số phận bi hùng của một nhà đầu cơ

Đã có nhà đầu cơ nào sử dụng cả nhà nước, mà lại không chỉ ở một quốc gia, để đầu cơ? Đã có nhà đầu cơ nào được người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo dùng làm ví dụ để răn dạy con chiên của Chúa? Có đấy, nhưng đó chỉ có thể là Ivar Kreuger.

Trong thế giới đầu cơ có không ít tráng ca và cũng đầy bi kịch. Số phận của nhà đầu cơ người Thụy Điển Ivar Kreuger hội tụ đủ cả hai phần ấy. Trong nhân gian, con người tự tìm đến cái chết bởi nhiều động cơ khác nhau. Trong trường hợp Ivar Kreuger thì nguyên cớ xô đẩy đến cái chết liên quan mật thiết đến đầu cơ tới mức có thể coi đó là chuyện sinh nghề, tử nghiệp.

Que diêm làm nên sự nghiệp

Ivar Kreuger sinh ngày 2.3.1880 ở Kalmar (Thụy Điển). Thật ra thì dòng họ Kreuger từ Mecklenburg (nước Đức ngày nay) di cư sang Thụy Điển từ thế kỷ 17. Cha của Ivar là chủ một hãng sản xuất diêm. Ivar Kreuger học rất giỏi và trở thành kỹ sư xây dựng năm mới có 20 tuổi. Chàng thanh niên này bôn ba gần như khắp thế giới để chứng tỏ tài năng với việc xây dựng nhiều công trình khách sạn, nhà ở và công xưởng ở Mỹ, Nam Phi, Anh, Ấn Độ và Mexico.

Khoảng cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước, Kreuger trở về Thụy Điển và cùng với người bạn là Paul Toll thành lập công ty xây dựng Kreuger & Toll. Năm 1913, Kreuger tiếp quản công ty của người cha. Sản xuất diêm khi ấy là một ngành rất phát triển. Cho tới thời điểm ấy, đầu cơ là khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với anh chàng kỹ sư xây dựng này. Ivar Kreuger tiếp tục phát triển và bành trướng công ty sản xuất diêm của người cha. Nhưng nếu như chỉ có như vậy thôi thì Ivar Kreuger đâu có đến nỗi phải sinh nghề tử nghiệp.

Điều giúp Ivar Kreuger trở nên nổi tiếng thế giới và về sau cũng khiến con người này thân bại danh liệt là việc dấn thân vào thế giới tài chính. Không biết có phải vì tò mò hay bởi muốn thể hiện, không rõ có phải vì cầu danh hay cầu lợi mà Kreuger đã biến cuộc chơi trong thế giới tài chính thành cuộc chơi của cuộc đời mình. Mục tiêu của Kreuger rất rõ ràng: dùng tiền để mua về độc quyền sản xuất và tiêu thụ diêm ở các nước khác. Độc quyền đó sẽ đem lại cho Kreuger lợi nhuận khổng lồ, những mối quan hệ cần thiết phải có trong giới chính trị và kinh tế ở các nước khác để rồi tiền và quan hệ sẽ lại giúp củng cố độc quyền đã có. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng thực chất thì việc đó chẳng khác gì đầu cơ vào nhà nước, thao túng quyền lực của nhà nước. Bản chất toàn bộ hoạt động đầu cơ trong sự nghiệp của Ivar Kreuger là một cuộc chơi bạc với nhà nước. Xưa nay, chơi với nhà nước như vậy chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua. Không phải Kreuger không ý thức được điều đó, nhưng nhà đầu cơ này tin vào bản lĩnh của mình và dựa vào đánh giá của mình là nhà nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào kế hoạch tài chính của Kreuger.

Không phải anh ta hoàn toàn không có lý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia ở Châu Âu rất thiếu tiền trong khi ở bên kia Đại Tây Dương lại dư giả rất nhiều tiền. Nhưng cung và cầu không gặp được nhau vì khoảng cách địa lý, thiếu thông tin và thiếu trung gian môi giới đáng tin cậy. Kreuger phát hiện ra điều đó và hình thành một chiến lược kinh doanh rất đơn giản: Kreuger đứng ra vay tiền ở Mỹ dưới dạng tiền hoặc trái phiếu - vì là một doanh nhân thành đạt nên các ngân hàng ở Mỹ rất tin tưởng – rồi sau đó cho chính phủ ở nhiều quốc gia Châu Âu vay. Đổi lại, các chính phủ này dành cho Kreuger độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm. Cứ như vậy, Kreuger vay được rất nhiều tiền và giành được độc quyền về diêm ở nhiều quốc gia Châu Âu, chiếm lĩnh ba phần tư thị trường diêm thế giới. Tổng số tiền Kreuger cho chính phủ các nước vay lên tới 387 triệu USD ngày ấy, tương đương với 30 tỷ euro ngày nay - bằng số tiền mà cả EU đang huy động để cứu trợ Hy Lạp, trong đó có nước Đức với 125 triệu USD, Pháp 75 triệu USD, Hungari với 36 triệu USD và Ba Lan với 32,4 triệu USD. Ở thời đỉnh điểm, tập đoàn của Kreuger có tới 400 công ty con, không chỉ trong ngành sản xuất diêm, mà còn cả trong xây dựng, sản xuất giấy, luyện kim. Kreuger có rất nhiều bất động sản và thậm chí còn sở hữu cả ngân hàng.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

Nhưng đúng ở đời này, người tính không bằng trời tính. Kreuger nắm bắt được nhu cầu cho vay tiền của các ngân hàng ở Mỹ và đầu cơ vào nhu cầu cần tiền của các chính phủ ở Châu Âu. Chiến lược của Kreuger tưởng rất hoàn hảo mà lại đầy rủi ro. Điều mà nhà đầu cơ này không tính được hết và không lường được trước là nhà nước rất muốn vay và có thể vay tiền bằng mọi giá nhưng nếu nhà nước không muốn trả lại hoặc không có khả năng trả lại thì Kreuger chẳng thể làm gì nhà nước được.
Cụ thể, các chính phủ muốn vay tiền, nhưng lại không muốn mua số trái phiếu mà Kreuger phát hành cho các ngân hàng ở Mỹ. Rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng bất ngờ và rất tai hại. Trong bối cảnh ấy và dưới tác động của cuộc khủng hoảng ấy, độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm mà Kreuger có được chẳng giúp Kreuger kiếm được nhiều lời lãi đến mức có thể trả được những khoản nợ mà lẽ ra các chính phủ phải trả.

Tình thế của Kreuger ngày càng thêm khó khăn. Kreuger buộc phải sử dụng phương cách cổ điển mà rất đắc dụng từ trước tới tận ngày nay để che giấu thua lỗ là gian lận sổ sách. Trong suốt thời gian khá dài, Kreuger đã lừa dối các chủ nợ của mình bằng cách ấy. Họ có chút nghi ngờ, nhưng chưa hẳn đã mất hết lòng tin vì dù sao ngành sản xuất diêm vẫn đang sinh lãi. Kreuger là khách hàng lớn của họ. Và Kreuger lại rất kín đáo và tế nhị, rất khôn khéo và biết cách thuyết phục. Một trong những triết lý kinh doanh của Kreuger mà ông ta biến thành câu cửa miệng là: “Im lặng, im lặng nhiều hơn, im lặng nhiều hơn nữa”. Nhưng nước dù có nhỏ từng giọt xuống thì rồi cũng sẽ đến lúc có giọt làm tràn cốc. Đầu tháng 3.1932, các chủ nợ của Kreuger tụ tập ở Paris và triệu Kreuger từ Mỹ sang Paris để làm rõ đen trắng mọi chuyện. Sáng ngày 12.3.1932, trong khi họ ngồi chờ Kreuger trong một khách sạn ở Paris thì người cộng sự thận cận nhất của Kreuger phát hiện ra Ivar Kreuger đã chết bởi một phát súng lục bắn từ dưới cằm lên. Khẩu súng còn ở ngay cạnh đó.

Kreuger tự tử hay bị sát hại - câu hỏi đó vẫn chưa ai trả lời nổi cả sau gần 80 năm. Nhiều giải thiết đã được đặt ra. Thị trường chứng khoán bị chấn động và dư luận đồn thổi đủ mọi chuyện khác nhau. Chỉ biết rằng khoản tiền mà Kreuger phải trả cho các chủ nợ ở thời điểm đó vào khoảng 1 tỷ USD. Những chính phủ nợ tiền của Kreuger đều im hơi lặng tiếng như thể chẳng dính líu gì. Tin tức về cái chết của Kreuger được bưng bít trong thời gian nửa ngày - đủ để đa số những cổ phiếu của tập đoàn này được bán đi trước khi chúng bị sụt giá thê thảm. Cái chết của Kreuger đồng nghĩa với sự sụp đổ của toàn bộ tập đoàn này. Con người được mệnh danh là “Vua diêm” hay “Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước” này không có gia đình riêng, mất hết cả những gì người cha gây dựng nên được, lại còn bị tạp chí Time Magazine coi là “kẻ dối trá lớn nhất thế giới”. Trong một Enzyklika - tuyên cáo quan điểm và chính sách - , Giáo hoàng ngày ấy là Pius XI đã đề cập đến Ivar Kreuger với câu: “Tình yêu đồng tiền là gốc rễ của mọi cái xấu xa”. Không biết ở thế giới bên kia, nhà đầu cơ nổi tiếng và tai tiếng này ngẫm nghĩ như thế nào về câu đó.
PHẠM NGỌC TÚ
#13 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:30:30(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Florian Homm - Biệt tích bí ẩn sau khi nổi loạn

Đang ở đỉnh cao vinh quang, nhà đầu tư lừng danh Florian Homm bỗng rửa tay gác kiếm và biệt tích, để lại bao ngỡ ngàng cho những kẻ khác.

Sự biệt tích kỳ bí

Florian Homm được coi là đứa trẻ nổi loạn
Ngày 17/9/2007, thế giới đầu cơ bị bất ngờ đến ngỡ ngàng và tất cả những ai liên quan đi từ sốc đến hoảng loạn khi được tin Florian Homm biệt tích. Nhà đầu cơ này để lại bức thư lý giải nguyên nhân cho sự biệt tích của mình và lời cám ơn các cộng sự. Từ đó đến nay, không ai biết Homm đang ở đâu, còn sống hay chết. Và sự biệt tích đầy kỳ bí này càng làm cho ông thêm nổi tiếng. Florian Homm là nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng nhất của nước Đức và được coi là “đứa trẻ nổi loạn” trong thế giới đầu tư. Nổi tiếng vì Homm là một trong số rất ít nhà đầu tư người Đức chinh phục được thế giới đầu tư. Bị coi là kẻ nổi loạn vì cả cách đầu cơ, triết lý đầu cơ lẫn mọi phát biểu của Homm đều khiến kẻ khác bực bội nhiều hơn khâm phục, ganh ghét nhiều hơn tán đồng. Thế giới đầu cơ không thể không công nhận Homm là nhà đầu cơ trứ danh, nhưng lại coi Homm là trường hợp cá biệt.

Florian Homm sinh năm 1960, có họ hàng với dòng tộc Neckermann - một dòng họ doanh nhân rất thành đạt, có ảnh hưởng chính trị lớn và có vai vế cao trong xã hội Đức. Tuy nhiên, phải công bằng mà nói rằng, Homm không nhờ cậy được gì ở cả tài sản lẫn danh tiếng của dòng họ này. Florian Homm bắt đầu nổi danh ở Đức khi tham gia đội tuyển bóng rổ quốc gia của Đức. Năm 18 tuổi, Homm thành lập công ty đầu tư riêng đầu tiên của mình và năm 23 tuổi đã trở thành triệu phú. Ngay khi đang còn theo học ở Trường Đại học tổng hợp Harvard, Homm đã làm việc cho các công ty có tên tuổi ở Mỹ như Merrill Lynch hay Fidelity, cho Julius Baer và Tweedy Browne. Trong 15 năm đầu tiên, có thể nói Homm kinh doanh với công ty đầu tư của mình theo kiểu “chân chỉ hạt bột”, rất chắc chắn chứ không mạo hiểm, làm thật, ăn thật chứ không có động cơ đầu cơ. Homm chính thức bước vào thế giới đầu cơ năm 1993 khi cùng với Kevin Devine (người Mỹ) thành lập quỹ đầu tư VMR. Rõ ràng, đối với Homm kiếm được nhiều tiền hơn chỉ là chuyện phụ. Chỉ với công ty cũ thôi thì Homm cũng đã không thiếu tiền rồi. Điều đưa Homm xâm nhập vào thế giới đầu cơ là chinh phục thử thách, chứng tỏ khả năng và thể hiện bản lĩnh. Năm 2004, Homm cùng với Sean Ewing (người Ireland) thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư Absolute Capital Management Holding (ACMH) rồi sáp nhập VMR vào ACMH. Khi Homm đưa ACMH ra niêm yết trên thị trường chứng khoán, ACMH có giá trị hơn 3 tỷ Euro.

Về phương diện quản lý quỹ đầu tư thì Homm rất thành đạt và nổi tiếng. Mức độ và tốc độ gia tăng giá trị của cả VMR lẫn ACMH đều là những bằng chứng sinh động và thuyết phục về khả năng đó. Nhưng hoạt động đầu cơ của Homm còn làm Homm nổi tiếng hơn. Homm sử dụng tiền của quỹ để đầu cơ và cũng làm cho tài sản của quỹ sinh sôi rất nhanh.

Đầu cơ trong mọi tình huống

Triết lý đầu cơ của Homm có thể gói gọn trong một câu là, đầu cơ trong mọi tình huống. “Nhiệm vụ của tôi là kiếm tiền khi thị trường suy sụp cũng như lúc thị trường tăng trưởng. Tôi không quan tâm tới những lời chê trách”- Homm đã từng lạnh lùng nói thẳng ra như vậy. Một trong những câu cửa miệng của Homm là: “Tôi không muốn có lý, tôi chỉ muốn kiếm tiền”. Homm biết rằng trong thế giới đầu cơ, thước đo để phân định đẳng cấp và sắp xếp thứ bậc là khả năng kiếm tiền. Homm kiếm tiền không phải vì thiếu tiền, vì cần tiền hay thèm khát tiền, mà Homm cần sự công nhận, coi thành công trong kiếm tiền là tiền đề cần thiết để được công nhận. Thế đấy, cái vòng luẩn quẩn của con người muôn đời nay vẫn vậy, đó là khi có nhiều tiền đến mức không cần tiền nữa thì nhu cầu có danh lại càng lớn và cấp thiết.

Tôi không muốn có lý, tôi chỉ muốn kiếm tiền

Đầu cơ trong mọi tình huống và đã đầu cơ là phải thắng - đó là điều mà Homm luôn tâm niệm và thực hiện trong 15 năm lưu lạc trong thế giới đầu cơ trước khi mai danh ẩn tích. Homm không đầu tư vào cổ phiếu mà chuyên vào việc mua đi bán lại công ty. Và bí quyết đầu cơ thành công của Homm là tìm được ra đúng loại công ty dễ mua về và dễ bán đi nhất.
Homm để ý và nhận ra rằng, những tập đoàn siêu và xuyên quốc gia thường nuốt chửng kẻ khác chứ rất ít khi bị nuốt chửng, những tập đoàn tầm cỡ khu vực thường bị các tập đoàn đa quốc gia lớn kia thâu tóm nên các quỹ đầu tư hầu như không bao giờ có cơ hội để mua. Nhưng ở khoảng giữa hai đẳng cấp đó có rất nhiều công ty thuộc diện ốm yếu, tài chính không vững vàng và lành mạnh, thị trường tiêu thụ bị đối thủ cạnh tranh thu hẹp, nội bộ không ổn định cho nên ít khả năng có thể trụ vững được trên thị trường. Homm lục kiếm các công ty kiểu ấy thông qua báo cáo tài chính, diễn biến trên thị trường và mạng lưới thông tin riêng. Homm bỏ tiền ra mua lại chúng, đương nhiên khi ấy với giá thấp, tổ chức lại công ty cả về nhân sự lẫn tổ chức và chờ khi giá của nó tăng lên lại bán đi. Cho nên các công ty sau khi qua tay Homm thường không còn như trước nữa. Homm được lợi nhưng người lao động trong công ty phải trả giá đắt. Họ gọi Homm là “kẻ phá hủy” hay “bạo chúa” chính vì thế. Homm tìm cách tham gia vào những công ty còn chập chững nhưng theo đánh giá của Homm sẽ tăng giá trong tương lai trên thị trường chứng khoán. Và Homm chờ đợi cho tới khi giá của công ty đó tăng mạnh để bán đi và thu lợi về. Không ai lý giải được hiện tượng Homm thắng nhiều hơn thua và khi còn có Homm ở đó thì không sao, nhưng sau khi Homm rời bỏ nơi đó thì giá cổ phiếu của công ty lại tụt thảm hại. Ví dụ điển hình là chuyện Homm tham gia vào công ty cho thuê ô tô Sixt & Co và đội bóng đá hạng nhất của Đức Borussia Dortmund. Việc Homm chiếm giữ hơn 11% cổ phần của đội bóng đá này, trở thành cổ đông lớn nhất ở đó, được coi là một bằng chứng về sở thích nổi loạn của Homm.

Ăn to nói lớn, luôn muốn dạy bảo kẻ khác, quyết định thường rất bất ngờ, rẻ rúng số phận kẻ khác đã làm Homm khác biệt với những thần dân khác trong thế giới đầu cơ. Cái biệt danh “đứa trẻ nổi loạn” được gắn cho Homm vì thế. Sự biệt tích bất ngờ của Homm được kẻ ngoài cuộc lý giải bằng sự thất vọng của Homm về việc triết lý và phương cách đầu cơ của Homm không được thế giới đầu cơ công nhận đúng mức, bằng sự chán ngán của kẻ lừng danh khi thấy không còn đỉnh cao nào nữa để chinh phục. Cũng có người viện dẫn Homm mai danh ẩn tích và rửa tay gác kiếm vì ám ảnh bởi vụ bị cướp ở Caracas (Venezuela) hồi tháng 11/2006 và chuyện Homm bị vợ bỏ. Nhưng ai cũng tin rằng, nếu như có hoạt động đầu cơ trong thế giới biệt tích kia, thì chắc chắn ở đó hiện tại có Florian Homm đang đầu cơ và nổi loạn.
PHẠM NGỌC TÚ
#14 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:31:34(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Wolfgang Foettl: Nổi tiếng nhờ... đầu cơ thất bại

Trong thế giới đầu tư tài chính có không ít nhà đầu tư ghi danh sử sách nhờ những thương vụ đầu tư xuất chúng. Thế nhưng, cũng có những kẻ lưu manh muôn thuở bởi những vụ bê bối làm rung chuyển kinh tế thế giới.



Wolfgang Floettl nổi danh nhờ cha cấp tiền, che đậy cho tình trạng làm ăn lãi giả, lỗ thật sau khi thành lập quỹ đầu tư Ross Capital Markets

Trong thế giới đầu cơ thịnh trị một nguyên tắc bất thành văn: kẻ thắng được tất và người thua mất hết. Kẻ thắng không chỉ được lợi và danh, được quyền giáo huấn đối thủ và đối tác, được tôn thờ và ngưỡng mộ, mà gần như câu nói nào cũng được coi như chân lý. Người thua không chỉ khuynh gia bại sản và tai tiếng, phải cắn răng ngậm miệng chấp nhận sự nhạo báng, chê bôi của mọi người. Trong thế giới ấy, ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh, giữa nổi tiếng và tai tiếng cũng vậy, giữa tột đỉnh vinh quang và vòng lao lý cũng thế, giữa được coi là thiên tài và bị nhìn nhận là ngu dốt cũng chẳng khác. Wolfgang Floettl là một ví dụ điển hình. Nhà đầu cơ người Áo này thuộc diện trứ danh trong thế giới đầu cơ không phải nhờ thành công mà là thất bại.
Cha nào con nấy

Cái tên Wolfgang Floettl gắn liền với vụ bê bối tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Áo, đồng thời cũng là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay ở nước này. Nó đi vào lịch sử nước Áo như một vết nhơ mà chắc chắn phải mất khá nhiều thời gian nữa mới có thể xóa nhòa được. Vụ bê bối này đặt người Áo trước những câu hỏi về luân lý, đạo đức và luật pháp mà không thể dễ dàng có được câu trả lời thỏa đáng.

Vụ việc xảy ra với Ngân hàng Lao động và Kinh tế Áo (Bawag). Cái tên này có từ năm 1963. Từ khi được thành lập vào năm 1922 đến khi đổi tên thành Bawag, nó mang tên gọi “Ngân hàng Công nhân”, chủ sở hữu là Liên hiệp công đoàn Áo, với tiêu chí hoạt động là “hậu thuẫn cuộc đấu tranh giải phóng của giới thợ”. Vậy mà rồi nó biến dạng thành nơi cung cấp tiền cho các hoạt động đầu cơ. Quá trình ấy và kết cục bi thảm của nó là sản phẩm của hai cha con Walter Floettl và Wolfgang Floettl.

Các công đoàn viên Áo góp tiền lập nên ngân hàng này và họ đặt ra ba nhiệm vụ cho ngân hàng: cấp tín dụng với lãi suất thấp cho công nhân; trả lãi cao cho tiền gửi của họ; và kinh doanh có lãi cao. Những nhiệm vụ ấy rất nặng nề và thậm chí bất khả thi đối với đại đa số ngân hàng trên thế giới vì cái này triệt tiêu cái khác. Vậy mà Walter Floettl (người cha) trong suốt bao năm đứng mũi chịu sào ở Bawag lại sử dụng chính ngân hàng này làm tiền đề cho cuộc sống vương giả của mình. Ông ta hiểu rằng, muốn duy trì được địa vị lãnh đạo ở ngân hàng để tiếp tục biến ngân hàng này thành con bò sữa thì chỉ có thể đầu cơ chứ chẳng có chiến lược kinh doanh nào khác giúp Bawag đạt được đồng thời cả ba mục tiêu nói trên. Muốn đầu cơ thì phải có người thân tín ở đúng thủ đô của thế giới đầu cơ đương thời là Phố Wall. Wolfgang Floettl được cử sang Mỹ du học chính là vì thế.

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Wolfgang Floettl tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Howard và làm thuê cho ngân hàng đầu tư Kidder, Peabody & Co. Rồi anh này cưới được cô cháu gái của cựu tổng thống Mỹ D. Eisenhower. Năm 1987, Wolfgang Floettl thành lập quỹ đầu tư Ross Capital Markets và nhanh chóng nổi danh là doanh nhân trẻ thành đạt và nhà quản lý quỹ có năng khiếu kinh doanh bẩm sinh.

Mãi về sau, các nhà điều tra mới tìm ra bí quyết nổi danh của anh chàng này: người cha đã bí mật chuyển cho người con hơn 2 tỷ Euro (giá trị quy đổi vào thời điểm tiến hành điều tra vụ bê bối năm 2008). Điều đó có nghĩa là Wolfgang kinh doanh bằng tiền của Bawag và được người cha che đậy cho hết tình trạng lãi giả, lỗ thật. Những mối quan hệ chính trị, tài chính và kinh tế mà nhà vợ đưa lại đã chứng tỏ là vô cùng quý giá đối với nhà đầu cơ đầy tham vọng và liều lĩnh này.

1,5 tỷ Euro là số tiền “bốc hơi” sau 3 thương vụ đầu tư bất thành của Wolfgang Foett

Các công cụ phái sinh mà Wolfgang thường dùng là quyền chọn (option) và hoán đổi (swap). Phương cách mà Wolfgang hay dùng là các thiên đường thuế và những công ty ma đăng ký ở vùng Ca-ri-bê. Triết lý kinh doanh mà Wolfgang thực thi là lấy đầu cơ nuôi đầu cơ. Số tiền lớn kể trên thật ra đã bị mất toi từ lâu, nhưng chúng vẫn tồn tại trên sổ sách của những công ty ma và từ đó hiện diện trong bảng cân đối tài sản của Bawag.
May hơn khôn

Tham lam và liều lĩnh đến như vậy mà điều kỳ lạ là gia đình Floettl vẫn gặp may. Người cha hạ cánh an toàn cho dù thất bại trong việc đưa người con thành người kế vị trong Bawag. Người kế nhiệm Walter Floettl là Helmut Elsner, không hiểu vì lý do hay động cơ gì, vẫn tiếp tục sử dụng Wolfgang Floettl và chiến lược kinh doanh của người tiền nhiệm. Ông ta vẫn tiếp tục cung cấp tiền cho Wolfgang Floettl đầu cơ. Sau này, Elsner đã phải cay đắng thú nhận rằng: “Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời tôi là đã tin tưởng cha con Floettl”. Khi đó thì mọi chuyện đều đã quá muộn và ông này đã phải trả giá đắt với bản án tù 9 năm rưỡi.

Những năm tháng Helmut Elsner quản lý Bawag cũng là thời kỳ đưa Wolfgang Floettl đi vào lịch sử thế giới đầu cơ với phi vụ đầu cơ thất bại nổi tiếng nhất. Từ năm 1995 đến năm 2000, Wolfgang Floettl tiến hành ba phi vụ đầu cơ thì cả ba lần đều thất bại và biến 1,5 tỷ Euro (quy đổi giá trị năm 2008) thành mây khói. Trong đó đáng kể nhất là phi vụ đầu cơ vào đồng yên Nhật. Trong 2 năm 1997 và 1998, Wolfgang Floettl đầu cơ tất cả tiền bạc có được vào khả năng đồng yên mất giá. Thực tế cho thấy không phải đồng yên mà là đồng đô la Mỹ mới bị mất giá và Wolfgang Floettl bị lỗ 638 triệu USD. Wolfgang Floettl phải bán gần hết tài sản của mình để bù lỗ một phần cho ngân hàng.

Ngay từ năm 2000, Bawag trên thực tế đã không còn khả năng thanh toán. Nhưng thực trạng đó được che đậy bằng mọi thủ thuật cho tới mãi năm 2005. Vụ bê bối được đưa ra ánh sáng bởi một mắt xích trong hệ thống che đậy của Bawag mà Wolfgang Floettl và Helmut Elsner dựng lên và hoạt động suốt bao năm bị đứt. Đó là công ty môi giới chứng khoán Refco ở Phố Wall. Tháng 10/2005, Refco tuyên bố phá sản. Mấy ngày trước đó, Bawag còn cho công ty này vay 350 triệu USD. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản Refco người ta phát hiện ra việc công ty này làm giả sổ sách để phục vụ cho mục tiêu che đậy thua lỗ của Wolfgang Floettl. Cổ đông Refco khởi kiện Bawag. Ngày 5/6/2006, Bawag thỏa thuận trả cho các cổ đông của Refco gần 1 tỷ Euro để tránh bị đưa ra tòa. Đến lúc đó, chính phủ, dư luận và bộ máy tư pháp ở Áo không thể đứng ngoài cuộc được nữa. Số phận của Wolfgang Floettl và của cả Bawag đã được định đoạt. Sau 354 ngày xét xử, tòa án tuyên phạt bỏ tù Wolfgang Floettl 2 năm rưỡi.

Kể từ đó Wolfgang Floettl không còn cơ hội để trở lại thế giới đầu cơ nữa, nhưng dấu ấn và tiếng xấu vẫn còn được lưu lại trong lịch sử đầu cơ.
PHẠM NGỌC TÚ
#15 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:32:49(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Bill Gross – Tay không bắt giặc

Thế giới đầu cơ vốn khắc nghiệt và không khoan dung nhưng cũng ẩn chứa không ít cơ hội cho ai đó đổi đời và thậm chí đi vào lịch sử. Bill Gross là một trong số ít nhà đầu cơ nổi tiếng nhờ biết luồn lách trong thế giới đầu cơ và biết tận dụng cơ hội, dù chỉ có một lần, nhưng một lần ấy thôi cũng đủ để ông được ghi vào lịch sử thế giới đầu cơ.




Sau nay, khi đã có trong tay số tài sản riêng được tạp chí Forbes (Mỹ) ước tính khoảng 1,3 tỷ USD, Bill Gross cho rằng, bản thân ông là một bằng chứng điển hình của cái gọi là “Cách sống Mỹ”, theo cách hiểu một người bình thường cũng có thể trở nên giàu có.
Dùng tiền kẻ khác

Không có tài sản gì đáng kể mang theo vào đời ngoài tri thức học được tại trường Đại học tổng hợp Los Angeles, Bill Gross làm việc trước tiên cho công ty bảo hiểm Pacific Mutual Life với mức lương không đầy 1.000 USD/tháng. Lương không cao, nhưng cái mà Gross thu lượm được về cho mình trong thời kỳ làm công này có ý nghĩa quyết định đối với thành công sau này. Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính, suy cho cùng cũng là một kiểu kinh doanh tài chính, một dạng đầu cơ. Nó đưa lại cho Gross những hiểu biết đầu tiên về thế giới đầu cơ. Nó thức tỉnh trong Gross những ham muốn trước đây không hề có về khám phá và chinh phục thế giới đầy bí ẩn và thách thức nhưng lại hết sức quyến rũ này. Nó thôi thúc Gross quyết tâm làm giàu bằng đầu cơ và gây dựng nên triết lý đầu cơ riêng là “đầu cơ bằng tiền kẻ khác”.

Năm 1994, Bill Gross thành lập công ty Pimco - một dạng quỹ bảo lãnh đầu tư. Gross huy động vốn của người khác, bản thân đóng vai trò người quản lý quỹ, được người góp vốn ủy thác kinh doanh; trả lời cho họ theo tỷ lệ nhất định đã được thỏa thuận trước hoặc tùy theo mức độ sinh lời trong kinh doanh. Để hạn chế rủi ro đến mức tối đa, Bill Gross không kinh doanh cổ phiếu và không mua đi bán lại công ty, mà tập trung gần như hoàn toàn vào trái phiếu với lãi suất cố định. Kinh doanh trên thị trường đặc thù này không có tỷ lệ lợi nhuận cao, nhưng bù lại, gần như không bao giờ thất bại. Cứ năng nhặt chặt bị như vậy mà chỉ sau có 5 năm, Pimco đã gây dựng được danh tiếng của một quỹ bảo lãnh đầu tư làm ăn phát đạt, tài chính lành mạnh, chiến lược kinh doanh rõ ràng và đầy triển vọng. Cần nhớ lại rằng thập kỷ 90 của thế kỷ trước cũng là thập kỷ ra đời và phát triển mạnh mẽ của các loại quỹ bảo lãnh đầu tư. Việc kinh doanh - cả đầu tư lẫn đầu cơ - trái phiếu tăng trưởng mạnh mẽ chẳng kém gì kinh doanh cổ phiếu.

1,7 tỷ USD là số tiền mà Pimco thu được chỉ trong một ngày “đỉnh cao”

Quyết định chiến lược thứ hai của Bill Gross là cho niêm yết công ty của mình trên Sở giao dịch chứng khoán. Bước đi này giúp Gross tiếp tục phô trương thanh thế, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng tiền kẻ khác. Suy tính của Gross là chắc chắn sẽ có những con cá sộp mua về cổ phần của Pimco, thậm chí mua đứt cả Pimco. Điều kiện của Gross chỉ là có thể chuyển đổi chủ sở hữu, nhưng không thay đổi người quản lý. Làm như vậy, Gross vừa có tiền, vừa giữ được chỗ làm việc lại vừa tránh được mọi rủi ro. Đúng như trù tính của Gross, tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn nhất nước Đức Allianz năm 1999 đã mua lại Pimco với giá 3,3 tỷ USD. Bill Gross được trả 243 triệu USD, giữ nguyên chức vụ với mức lương 40 triệu USD/năm. Cho tới nay, Bill Gross vẫn đảm nhận trọng trách như trước trong Pimco cho Allianz và hiện tại số vốn mà Pimco quản lý lên tới 132 tỷ USD, giúp Pimco trở thành quỹ bảo lãnh đầu tư lớn nhất thế giới.
Một ngày làm nên lịch sử

Những kết quả đầu cơ nói trên giúp cho Gross trở nên giàu có, nhưng không quá nổi tiếng đến mức “trứ danh”. Điều khiến ông ta được coi như một thần tượng trong thế giới đầu cơ là phi vụ hồi tháng 9 năm ngoái. Khi đó là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản ở nước Mỹ. Hai ngân hàng tài trợ cho xây dựng nhà ở là Fannie Mae và Freddie Mac trở thành cơn ác mộng đối với chính phủ, giới tài chính ngân hàng và người dân Mỹ, đương nhiên cả với cư dân của thế giới đầu cơ. Vì nhiều lý do khác nhau dồn tụ suốt cả thời gian dài, hai ngân hàng này đứng bên bờ vực bị phá sản. Nếu chúng bị phá sản thì sẽ có nguy cơ hệ thống ngân hàng và tài chính ở Mỹ bị đổ sụp. Bill Gross cho rằng chính phủ Mỹ - vì lý do lịch sử và cả tác động dây chuyền hiện tại - không thể không bỏ tiền ra cứu vãn hai ngân hàng này. Ông đã bỏ tiền mua tối đa những chứng thực thế chấp bằng đất đai của Fannie Mae và Freddie Mac.

Mọi chuyện xảy ra đúng như suy đoán của Gross. Những chứng thực của hai ngân hàng này lại nhanh chóng có giá. Pimco được lời rất lớn. Có ngày, Pimco thu về được 1,7 tỷ USD. Bill Gross nhờ phi vụ này mà được thế giới đầu cơ suy tôn thành người hùng với sự thán phục không giấu diếm: “Một ngày làm nên lịch sử”.

Không ồn ào và phô trương, ăn chắc mặc bền chứ không ăn xổi ở thì, biết dừng đúng chỗ và biết liều đúng dịp, đầu cơ mà như thể không phải đầu cơ – xem ra đó là những nguyên nhân thành công của Bill Gross. Nhà đầu cơ trứ danh này tôn thờ những phương châm hoặc cũng có thể coi là nguyên tắc kinh doanh ấy có lẽ bởi chưa khi nào quên cái thời “tay không bắt giặc” và những bài học kinh nghiệm trong chuyện sử dụng tiền của kẻ khác. Muốn xài được tiền của kẻ khác thì trước hết phải chinh phục được lòng tin của họ mà muốn gây dựng được lòng tin ấy thì phải thực hiện đúng những gì đã cam kết. Có như vậy thì Gross mới có thể có được đủ vốn liếng để thực thi những phi vụ đầu cơ để đời.

Lý giải về thành công của bản thân mình, Bill Gross cho rằng, trong mỗi nhà đầu cơ đều có một chiếc đồng hồ báo thức với chức năng “đánh thức” nhà đầu cơ về thời cơ và thời điểm, về cơ may và rủi ro, nhắc nhở nhà đầu cơ về ranh giới giữa cái được phép và không được phép, cái có thể và không thể, cái liều lĩnh và có tính toán. Nhưng mỗi chiếc đồng hồ báo thức có thể phát ra tín hiệu báo thức vào thời khắc khác nhau, có thể khi thì quá sớm, lúc lại có thể quá muộn. Với trường hợp của ông, chiếc đồng hồ báo thức đó thường chạy rất chính xác.

Bill Gross năm nay 65 tuổi. Pimco vẫn là một trong những cỗ máy in tiền cho tập đoàn Allianz. Đó cũng chính là lý do khiến Bill Gross có được không ít đặc quyền đặc lợi ở tập đoàn này. Ở cái thời người đã khôn hơn nhiều và của đã khó hơn trước nhiều thì cơ hội lặp lại lịch sử chắc rất mong manh. Nhưng chỉ một lần làm nên lịch sử cũng đã đủ để Gross chinh phục được đỉnh cao của vinh quang trong thế giới đầu cơ.
PHẠM NGỌC TÚ
#16 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:33:59(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
John Law: Cứu nhân hay tội đồ?

Nếu như vào năm 1997, George Soros được cho là gắn liền với sự điêu đứng của nhiều nền kinh tế châu Á, thì cách đó gần 300 năm, nước Pháp đã phải điêu đứng vì một tội đồ tài năng.

John Law với thân thế khá đặc biệt đã làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của nước Pháp trong thế kỷ 18
Trong thế kỷ 18, ở nước Pháp xảy ra chuyện có một không hai trong lịch sử: một người nước ngoài, mà lại là một tội phạm của nước Anh người Scotland, được tin dùng và có quyền thế tới mức làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước. Đó là John Law, một lý thuyết gia về tài chính tiền tệ, một trong những tác giả đầu tiên của đồng tiền giấy, một nhà phát minh ra nhiều sản phẩm tài chính và đồng thời là một nhà đầu cơ quy mô và liều lĩnh hiếm thấy so với không chỉ đương thời mà cả với hiện tại.

John Law sinh năm 1671, là con thứ năm trong một gia đình làm nghề kim hoàn và kinh doanh cho vay tiền ở Edingburgh. Năm 17 tuổi ông đã đến học ở London và ngay từ thời đó đã là một tay cờ bạc có tiếng. Nhờ khả năng tính toán và suy xét rất nhanh, quyết đoán, chịu khó nghiên cứu và quan sát tỷ mỷ, John Law tích lũy được từ rất sớm những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các phi vụ đầu cơ sau này.

Đẹp trai, to cao (cao 1,80 m), khỏe mạnh, ăn vận sang trọng, cử chỉ và thái độ lịch thiệp, lại chơi bạc rất tài, John Law không chỉ giỏi chinh phục phụ nữ mà còn được phụ nữ rất ngưỡng mộ, nhiều mệnh phụ phu nhân theo đuổi, nhưng các đức ông chồng lại thù ghét và cánh đàn ông thì ganh tỵ. Một trong số những ông chồng bị cắm sừng là Beau Wilson đã thách thức John Law đấu kiếm và đã bị tử nạn. John Law bị buộc tội giết người và kết tội bị treo cổ. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm trên cơ sở kháng án, John Law vượt ngục chạy sang châu Âu lục địa, bôn ba và học ở nhiều nước Châu Âu, sau đó trở về Scotland - lúc đó còn độc lập, và lại chạy sang châu Âu lục địa trước khi Scotland bị sáp nhập vào Anh để tránh bị trị tội.

Ngay từ năm 1705, Law đã công bố tác phẩm duy nhất và đồng thời cũng mang lại danh tiếng cho ông: “Quan sát tiền tệ và thương mại cùng với một khuyến nghị kiếm tiền cho quốc gia”. Law có nhiều quan điểm táo bạo và thức thời, nhưng đều không được các chính phủ sử dụng. Law là kẻ thù không đợi trời chung của đồng tiền kim loại quý được lưu hành (bằng bạc hoặc vàng) và là tín đồ của tiền giấy.

Law cho rằng, để phát triển kinh tế, quốc gia nào cũng cần tiền. Nhưng vì vàng và bạc đều thuộc loại hiếm, không thể là vô tận nên cần sử dụng loại tiền giấy. Law đề xướng một mô hình hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trên cơ sở đồng tiền giấy được đảm bảo bằng đất đai. Ngay từ thời đó, Law đã nhận ra được tầm quan trọng mang tính quyết định của hệ thống ngân hàng và tín dụng đối với sự phát triển kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, phải mãi 200 năm sau mới có người tiếp tục phát triển ý tưởng đó của ông.

Paris là nơi phát tích của John Law. Nhờ tài đánh bạc, Law trở nên rất giàu, thậm chí còn được cho rằng là người giàu nhất thế giới. Nhưng đánh bạc chỉ là năng khiếu và công việc thường nhật, không phải tham vọng cuộc đời của Law. Ông muốn thực hiện những tư tưởng của mình và để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có quyền lực, hoặc thân quen với thế lực có quyền lực. Nước Pháp thời ấy là nơi thích hợp hơn cả.

Vua Pháp Ludwig XVI (1638-1715) nổi tiếng về ăn chơi xa xỉ, sau khi qua đời để lại khoản nợ 2,8 tỷ Livres. Bá tước Orleans, người chấp chính thay cho vua mới, tìm cách giải quyết khoản nợ này không thành công. Đó chính là thời điểm Law được giới thiệu tiếp kiến bá tước Orleans. Có thể bá tước Orleans tin tưởng Law, cũng có thể ông ta không còn sự lựa chọn nào khác khi chấp nhận khuyến nghị của Law: “Tôi có một kế hoạch sẽ khiến cả Châu Âu phải ngạc nhiên. Nó sẽ làm thay đổi nước Pháp. Sự thay đổi này còn sâu sắc hơn cả việc phát hiện ra Châu Mỹ hay đưa vào sử dụng công cụ tài chính tín dụng”.

Đề nghị đầu tiên của Law là được thành lập một ngân hàng tư nhân nhưng có quyền phát hành tiền giấy, đó là ngân hàng Banque Generale, ngân hàng đầu tiên ở Pháp, sau này đổi tên thành Banque Royal sau khi được nhà nước mua lại. Tiền giấy do ngân hàng Banque Generale phát hành được đảm bảo bằng cam kết của nhà nước và được người Pháp tin dùng. Để hỗ trợ cho việc chấp nhận và sử dụng tiền giấy, Law thuyết phục được bá tước Oreans áp dụng biện pháp hành chính: không sử dụng tiền kim loại nữa mà thay thế bằng tiền giấy. 250 năm sau, chính phủ Mỹ cũng áp dụng đúng mô hình này khi quyết định hủy bỏ chế độ bản vị vàng của đồng đô-la Mỹ (năm 1973).

Đề nghị thứ hai của Law và cũng là thành phần thứ hai trong hệ thống tài chính của Law là thành lập Công ty Occident, một công ty thương mại có quyền quản lý và khai thác tài nguyên của vùng hạ lưu sông Mississipi (bang Louisiana ngày nay của Mỹ). Law cho rằng, ở đó có rất nhiều vàng cho dù không có trong tay bằng chứng xác thực và Law phát minh ra cái gọi là “cổ phiếu nhân dân”. Bất kể người dân Pháp nào cũng đều có thể mua cổ phiếu của Occident. Công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho việc khai thác vàng ở Louisiana, như vậy triển vọng cổ tức rất sáng sủa. Mệnh giá cổ phiếu là 500 Livres.

Dân Pháp, từ người có học đến vô học, từ quý tộc đến gia nhân, từ chính trị gia đến nông dân, đổ xô đi mua cổ phiếu. Họ chẳng hề quan tâm đến một thực tế là, ở Louisiana khi đó chỉ có khoảng 500 người Pháp và 500 người da đỏ. Cổ phiếu này được ưa chuộng tới mức giá của nó có lúc lên tới 12.000 Livres/cổ phiếu. Law không chỉ lạm dụng lòng tin của triều đình mà còn khai thác triệt để tính hám lợi của con người. Law rất thành công trong việc khắc đậm vào đầu óc các nhà đầu tư rằng, có thể làm giàu không chỉ bằng lao động chăm chỉ mà còn cả bằng đầu cơ. Làn sóng đầu cơ này đã phá tan những xiềng xích xã hội ở Pháp và khơi dậy ước vọng kiếm được tiền, trở nên giàu có một cách nhanh chóng.

Khi biết ở Louisiana không có vàng, Law tìm cách trấn an cổ đông để kéo dài thời gian, trong đó có cách tập hợp người ăn mày, cho vác cuốc xẻng đi từ trung tâm Paris ra cảng La Roche - bến cảng đi sang Mỹ - để tạo ấn tượng công ty đang làm ăn phát đạt. Thế nhưng, cổ đông không thể chờ mãi. Họ thất vọng và giận dữ, tranh nhau bán tống bán tháo cổ phiếu. Tháng 2 năm 1720, hệ thống tài chính của Law bị sụp đổ, làn sóng đầu cơ cổ phiếu ở Pháp lắng xuống. Tháng 11 năm ấy, đồng tiền giấy và cả ngân hàng đều bị xóa sổ, nước Pháp đưa vào sử dụng lại đồng tiền kim loại. Cho tới cuối đời, Law vẫn tin vào học thuyết và hành động của mình, cho rằng mình là nạn nhân của các âm mưu lật đổ, chống đối của những kẻ ghen ăn tức ở. Law chạy trốn sang Venice (Italia), lại kiếm tiền bằng trò cờ bạc và chết tại đây vào tháng 2 - 1729 vì viêm phổi.

Law là bằng chứng đầu tiên về việc: người ta có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cũng có thể bị mất hết vì đầu cơ. Ông đã làm thay đổi xã hội Pháp đến mức thi hào Voltaire trong “Tùy bút về thương mại và xa xỉ” đã coi Law là “số phận của nước Pháp”. Cũng có không ít ý tưởng của Law mà mãi nhiều thế kỷ sau hậu bối mới thấy hết giá trị. Vì thế, cuộc tranh luận Law là cứu nhân hay lừa đảo ở nước Pháp thời ấy vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
PHẠM NGỌC TÚ
#17 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:35:11(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Munehisa Homma - Ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang

Chỉ với 3 ngày mua vào và 1 ngày bán ra, ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang không chỉ trở thành người giáu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo nơi này.


Homma thể hiện trí tuệ và khả năng kinh doanh đặc biệt của mình trong lĩnh vực đầu cơ gạo


Thời kỳ hoà bình lâu dài nhất ở Nhật Bản được gọi là “Thời kỳ Edo” kéo dài từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Đó là thời kỳ không còn nội chiến, đất nước thống nhất và do dòng họ lãnh chúa Damyos cai trị đến tận năm 1867. Đó cũng là thời kỳ sản sinh ra người đã sáng lập phương thức làm giàu bằng đầu cơ để rồi nhảy từ thương trường vào chính trường, có tiền và quyền lực, có danh ở nước Nhật và có cả di sản mà các hậu bối trên khắp thế giới đến nay vẫn còn nhờ cậy. Đó là ông Munehisa Homma, hay còn được gọi là ông tổ đầu cơ ở xứ Phù Tang, có biệt danh là “Chúa tể thị trường”.

Tên tuổi của Munehisa Homma đươc lưu danh với thời gian còn nhờ một phát minh vô cùng độc đáo và sáng tạo được sử dụng làm cơ sở cho mọi quyết định đầu cơ mà phải 200 năm sau các nhà đầu cơ ở Châu Âu mới biết đến để vận dụng, đó là “Đồ thị cây nến”. Ngày nay, hậu thế vẽ đồ thị trên giấy hoặc trên máy vi tính, còn ở vào thế kỷ 18, Homma phát minh và vẽ đồ thị hình nến trên giấy làm bằng bột gạo - như bánh đa nem bây giờ. Điều cốt lõi trong triết lý và chiến lược đầu cơ của Homma là, nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như tổ chức hệ thống thông tin để có thể đi trước đối thủ cạnh tranh.
Munesiha Homma sinh năm 1724 ở Sakata, một địa danh nằm ở phía tây bắc hòn đảo Honshu của Nhật Bản, trong một gia đình giàu có, sở hữu nhiều đồn điền trồng lúa rộng lớn. Năm 1750, Homma quản lý toàn bộ “doanh nghiệp gia đình” mặc dù không phải là con cả. Nhưng mối quan tâm chính của Homma không phải là truyền thống trồng lúa của gia đình, mà là đầu cơ lúa gạo. Ngày đó, thành phố cảng Sakata đã là một thị trường giao dịch gạo, nhưng trung tâm buôn bán gạo chính của Nhật Bản từ thế kỷ 17 lại là Osaka. Vì thế Homma chuyển về Osaka.

Thời ấy, nông nghiệp và nội thương Nhật bản phát triển rất mạnh và Osaka trở thành thị trường lớn nhất nước, còn được gọi là “Nhà bếp của Nhật Bản”. Nông dân và địa chủ trồng lúa, đem lúa gạo đến Osaka bán cho người trả giá cao nhất. Ở đó có tới 1.300 thương gia buôn bán lúa gạo. Gạo không chỉ là lương thực mà còn là phương tiện thanh toán, chẳng hạn như dùng để đóng thuế, đổi lấy các vận dụng hàng ngày khác như xà phòng, chè. Để tăng cường giao dịch và đáp ứng nhu cầu về tiền cũng như hàng hoá, các nhà buôn chấp nhận cả “văn tự bán gạo”, có nghĩa là giấy bán lúa non, bán trước và khi thu hoạch mới giao lúa. Trên sàn giao dịch, cả những giấy chứng nhận có hàng trong kho cũng được mua bán và cả hai loại văn tự này đều trở thành một kiểu đồng tiền thay thế trong khi đồng tiền thống nhất chung của đất nước chưa được chấp nhận rộng rãi. Người ta cho rằng Nhật Bản là xứ sở của thể thức giao dịch kỳ hạn mà hiện nay đã trở nên rất thịnh hành tại các sàn giao dịch chứng khoán trên khắp thế giới.

Đó chính là bối cảnh mà Homma thể hiện trí tuệ và khả năng kinh doanh đặc biệt của mình, nhưng hơn hết là năng khiếu về đầu cơ. Ông ý thức được rằng giao dịch kỳ hạn như vậy thì nhân tố quyết định là thông tin, ai có được thông tin trước thì sẽ thắng. Thông tin về mùa màng, nơi nào khan hiếm hay dư thừa, giá tăng hay giảm sẽ giúp nhà đầu cơ có được quyết định thích hợp vào thời điểm thích hợp.

Để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh khác, Homma phát minh ra cái gọi là “Đồ thị cây nến”, trên thực tế là dùng hình tượng giống như cây nến để biểu thị diễn biến giá cả trên thị trường trong thời gian nhiều năm liền. Ông vẽ chúng trên những tấm giấy gạo, nghiên cứu và so sánh trong tác động của những nhân tố khác nữa như biến động của thời tiết, tình hình chính trị xã hội, chính sách của giới cầm quyền, giá phiên giao dịch đầu và cuối… để tìm ra quy luật diễn biến của giá cả trên thị trường. Tất cả những đồ thị, quan sát và nhận xét đều được ông ghi chép lại tỷ mỷ, và vì thế ngày nay người ta cho rằng ông là tác giả của hai cuốn sách “Sakata Senho” và “Soba Sani Ni Den” bàn về những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán. Cũng không ít người viện dẫn hai cuốn sách này để bác bỏ quan điểm cho rằng kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán là sản phẩn của chủ nghĩa tư bản.

Đồng thời, Homma xây dựng mạng lưới thông tin riêng để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh. Vì gia đình Homma có truyền thống trồng lúa nên Homma có đầy đủ các thông tin chuyên môn cần thiết, nhưng do Sakata cách Osaka tới 600 km nên ông sử dụng 150 người làm thành đường dây chuyển tải thông tin. Ông mã hoá tín hiệu bằng các màu cờ khác nhau treo trên các mái nhà và tháp vào thời điểm nhất định trong ngày để chuyển thông tin đến Osaka.

Do nghiên cứu thị trường và có được thông tin nhanh chóng nên Homma trở thành nhà đầu cơ thành đạt nhất, gần như bách chiến bách thắng. Trận đầu cơ quyết định đầu tiên đi vào lịch sử đầu cơ xứ Phù Tang của ông có tên gọi “Ba ngày mua, một ngày bán”. Sách kể lại rằng, khi thấy Homma chỉ mua vào chứ không bán ra suốt 3 ngày liền, những người khác không những không ngạc nhiên mà nhạo báng. Nhưng trong 3 ngày đó chỉ có toàn thông tin tốt lành về mùa màng. Homma chờ đợi thông tin về mất mùa từ các khu vực khác, và khi tin đó đến trong ngày thứ tư thì giá tăng vọt mà không có gạo hay văn tự để mua, tất cả đều phải mua của Homma. Chỉ trong vòng 4 ngày, Homma không chỉ trở thành người giàu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản.

Về sau, Homma đến Tokyo, trở thành cố vấn tài chính cho Nhà Vua. Người ta kể rằng, ở Tokyo Homma đã thắng 100 phi vụ đầu cơ liên tục. Khi mất vào năm 1803, Homma không chỉ giàu mà còn có địa vị xã hội. Biệt danh “Chúa tể thị trường” được dành cho ông từ đó.

200 năm sau, di sản tinh thần của Homma mới được truyền bá ở Châu Âu. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, một thương gia trẻ người Mỹ tên là Steve Nison tình cờ biết đến cách thức minh hoạ đơn giản và rõ ràng bằng đồ thị của Homma nên đã nghiên cứu và viết một cuốn sách về “Đồ thị cây nến” giới thiệu cho công chúng. Trong vòng một thập kỷ, loại đồ thị này đã chinh phục được tất cả các sàn giao dịch chứng khoán phương Tây. Hiện tại nó là công cụ gần như không thể thiếu để minh hoạ diễn biến giá cả của chứng khoán trên thị trường.

Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Homma qua đời, cho dù xứ Phù Tang giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới thì hậu thế của ông cũng vẫn chưa có được nhà đầu cơ nào sánh được với ông.

PHẠM NGỌC TÚ
#18 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:36:18(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Người bị căm ghét nhất nước Mỹ

Trong thế giới đầu cơ có một người thực sự đi lên từ hai bàn tay trắng, đến với thế giới đầu cơ rất muộn mà vẫn rất thành đạt, được lắm nhưng cũng mất nhiều, càng về già thì đam mê đầu cơ lại càng mạnh mẽ. Ông gây thù chuốc oán nhiều và hầu như không có bạn, quyết đoán và tự tin đến mức đã từng dự định ra ứng cử Tổng Thống Mỹ. Nhà đầu cơ trứ danh này là T.Boone Pickens.

Điện gió có thể là phi vụ đầu cơ cuối cùng của Thomas Boone Pickens
Tay không dựng cơ đồ

Mặc dù có tên đầy đủ là Thomas Boone Pickens, nhưng hầu như không khi nào ông xưng danh như vậy mà chỉ sử dụng mỗi chữ cái T. Ông là con một, sinh năm 1928 ở Oklahoma. Người cha làm việc trong lĩnh vực dầu khí nhưng chẳng giàu có gì. Thomas Boone Pickens đã kiếm việc làm thêm từ năm 11 tuổi và ước vọng thành đạt bằng môn bóng rổ, nhưng rồi không thành, về sau theo học đại học môn địa chất tại Oklahoma. Không được thừa kế tài sản gì, không được ai tặng cho nguồn tài chính nào và không có ai đỡ đầu, Pickens làm việc trước tiên cho một nhà máy lọc dầu, rồi làm kỹ sư địa chất cho tập đoàn Phillips Petroleum. Năm 1954, Pickens rời tập đoàn này và hành nghề tư vấn tự do. Năm 1956, Pickens thành lập công ty riêng với 2.500 USD. Ba mươi năm sau, công ty này của Pickens trở thành tập đoàn dầu lửa lớn nhất nước Mỹ. Năm 2008, tạp chí Forbes xếp Pickens đứng thứ 131 trong danh sách những người Mỹ giàu nhất với 3,1 tỷ USD. Điều không chỉ được Pickens luôn nhất mạnh mà ngay đến cả tạp chí Forbes cũng phải đính kèm với bảng xếp hạng này là lời chú giải “từ tay trắng mà thành đạt như vậy”.

“Những gì tôi có được hiện tại đều do chính tôi làm ra”, Pickens gần như không mệt mỏi nhắc đi nhắc lại câu đó để phân biệt mình với những người giàu có và thành đạt khác ở Mỹ và trên thế giới, ngầm ám chỉ là điều đó còn quan trọng hơn, đáng kể và đáng nói hơn là đứng vị trí cao hay thấp trong bảng xếp hạng. Cũng chính vì thế mà một trong những phương châm sống và kinh doanh, đương nhiên là đặc biệt trong hoạt động đầu cơ của Pickens, là không thể có chuyện không làm được cái này hay cái khác.

Pickens tính rằng, nước Mỹ sớm hay muộn rồi cũng sẽ phải coi trọng hơn năng lượng tái tạo, đồng thời nguồn nước ngọt rồi cũng sẽ dần cạn kiệt

Lúc đầu, công ty của Pickens tập trung vào bán thông tin về những mỏ dầu có tiềm năng khai thác và kinh doanh lớn. Năm 1959, Pickens lập công ty chuyên về thăm dò dầu khí ở Canada. Từ năm 1960, Pickens chuyên săn lùng mua lại công ty khai khoáng và dầu khí ở Mỹ. Cứ như vậy, cuối cùng thì Pickens lập nên tập đoàn Mesa Petroleum và dẫn dắt tập đoàn này trở thành một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Mỹ. Tiền của và kinh nghiệm kinh doanh với tập đoàn này là tiền đề cần thiết để Pickens bước vào thế giới đầu cơ.
Được nhiều mất cũng lắm

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, cậu bé đưa báo thuê hàng ngày thuở nào đã trở thành nhà triệu phú ở nước Mỹ, đã trở nên giàu sang và thành danh ở nước Mỹ. Đó cũng chính là thời điểm anh ta nhận ra rằng, không có cách nào kiếm được tiền nhanh hơn và nhiều hơn là đầu cơ và đã quyết định chuyển trọng tâm từ sản xuất và dịch vụ sang đầu cơ. Thời kỳ đầu sau khi quyết định khám phá và chinh phục thế giới đầu cơ, Pickens chuyên về chuyện mua đi, bán lại công ty. Kiểu đầu cơ như vậy không phải là phát kiến của Pickens, nhưng không phải ai cũng thành công như Pickens. Vấn đề quyết định là phải biết mua lại công ty hay tập đoàn nào ở thời điểm nào, làm gì với chúng sau khi mua, và bán đi vào thời điểm nào. Các nhà đầu cơ thường giải quyết những vấn đề ấy thành công hơn nhiều so với các nhà quản lý. Do xác định ngay từ đầu là mua lại công ty để rồi sẽ bán nó đi nên Pickens không bao giờ quan tâm đến những tác động hay hệ lụy về phương diện xã hội và con người mà thuần túy chỉ có lợi nhuận. Muốn mua rẻ và bán đắt thì các nhà đầu cơ thường mua về các công ty gặp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, nhưng lại phải hoạt động trên những lĩnh vực không bị động chạm bởi các cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế vốn diễn ra thường xuyên và liên tục. Sau đó là chuyện tổ chức lại tập đoàn, chấn chỉnh sản xuất, thay đổi chế độ lương và sa thải nhân công, thậm chí thay đổi cả bộ máy quản lý để tạo hình ảnh về một tập đoàn hoàn toàn mới, mới về tổ chức bộ máy và nhân sự, mới về chiến lược kinh doanh và tiềm lực nhân lực. Có như vậy thì tập đoàn ấy mới được coi là sáng giá trên thị trường, hay nói chính xác hơn, có như vậy mới “lừa” được các nhà đầu tư. Pickens đầu cơ theo kiểu ấy và kiếm được bạc tỷ đầu tiên cũng nhờ kiểu ấy. Cũng chính vì thế mà Pickens bị coi là “kẻ cướp” ở nước Mỹ và năm 2008, tạp chí Fortune bầu Pickens là “người đàn ông bị căm ghét nhất ở nước Mỹ”.

Mãi đến năm 1997, khi sắp bước vào tuổi 70, Pickens mới sử dụng hình thức quỹ đầu tư để đầu cơ, sử dụng tiền của kẻ khác để đầu cơ và mở rộng phạm vi đầu cơ. Khi đó, Pickens không còn cần đầu cơ để kiếm tiền nữa, nhưng hoặc là đam mê đầu cơ hoặc muốn lưu danh muôn thuở mà quy mô đầu cơ của Pickens càng ngày càng lớn, mức độ đầu cơ càng ngày càng rủi ro hơn và vì thế mà Pickens cũng là một trong những nhà đầu cơ bị thua thiệt nhiều nhất một khi phi vụ đầu cơ không thành. Đó chính là trong dịp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới rồi.

Đó là thất bại có lẽ cay đắng nhất trong cuộc đời kinh doanh và đầu cơ thành đạt của Pickens. Giá trị tài sản của quỹ đầu tư của Pickens trên lĩnh vực năng lượng giảm chỉ còn 30%, trong lĩnh vực nguyên vật liệu thậm chí chỉ còn hơn 15%. Phố Wall tính rằng, chỉ riêng trong dịp đó, Pickens đã bị thua thiệt 1 tỷ USD. Nhưng thua keo này, Pickens bày keo khác. Năm 2008, Pickens đã bắt tay vào thực hiện phi vụ đầu cơ được coi là lớn nhất trong cuộc đời và cũng là phi vụ đầu cơ đặc biệt chưa từng thấy trong lịch sử thế giới đầu cơ: đầu cơ vào... gió và nước. Pickens tính rằng, nước Mỹ sớm hay muộn rồi cũng sẽ phải coi trọng hơn năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió và thủy điện, đồng thời nguồn nước ngọt rồi cũng sẽ dần cạn kiệt. Vì thế, Pickens huy động vốn và bỏ tiền riêng ra được gần 2 tỷ USD để xây dựng khu điện phong lớn nhất thế giới ở Texas và mua hồ dự trữ nước ngọt khổng lồ dưới lòng đất. Năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng Pickens vẫn luôn tin rằng, sẽ có ngày được chứng kiến cảnh các công ty năng lượng ở Mỹ xếp hàng xin được mua điện của mình và nước ngọt mà ông đã dự trữ trở thành hàng xa xỉ, khan hiếm ở nước Mỹ.

Cả trong phi vụ đầu cơ này, điều quan trọng đối với Pickens không phải là lợi nhuận mà là bằng chứng về tầm nhìn của nhà đầu cơ. Cái hay, cái thú vị và hấp dẫn trong cuộc chơi đầu cơ của ông giờ không còn là phần thắng cuối cùng, mà là chơi theo kiểu gì, đầu cơ bằng cách nào. “Tôi đã kiếm đủ tiền”, Pickens nhiều lần tuyên bố như vậy và thực sự cũng đúng là như vậy. Quyển sách tự sự của ông bán rất chạy mang tiêu đề “Khó nhất là kiếm được tỷ bạc đầu tiên” cũng hàm ý ấy. Xem ra, nhà đầu cơ trứ danh này còn lưu danh hậu thế bằng cả ý đồ bỡn cợt với thế giới đầu cơ.
PHẠM NGỌC TÚ
#19 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:37:28(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Alwaleed Bin Talal - Hoàng tử yêu tiền

Là một người thuộc diện “danh gia vọng tộc”, sống trong nhung lụa và quyền quý, nhưng Alwaleed Bin Talal – một trong số hơn 5.000 hoàng tử ở đất nước Ả Rập Xê Út – vì tình yêu lạ đối với đồng tiền nên đã trở thành một nhà đầu cơ, không những thế lại còn là một nhà đầu tư trứ danh.

Hoàng tử Alwaleed Bin Talal có một tình yêu lạ đối với đồng tiền
Nam 2008, tạp chí Forbes của Mỹ xếp Alwaleed Bin Talal đứng thứ 13 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng tài sản trị giá 20,3 tỷ USD. Bản danh sách đó chỉ xếp hạng vậy thôi chứ không lý giải được vì sao vị hoàng tử này trong thời gian gần 30 năm có được số tài sản khổng lồ ấy, không soi rọi được những bí mật được con người này dấu kín về thời gian 10 năm đầu tiên hoạt động trong thế giới đầu cơ để có được tỷ USD đầu tiên.

Mượn bột để gột thành hồ

Nếu như không ít nhà đầu cơ trứ danh khác để lại cho hậu thế những tác phẩm và phát biểu góp phần đánh bóng mạ kền cho chính thanh danh của mình, những tự bạch và triết lý về thân thế và sự nghiệp đầu cơ thì Alwaleed Bin Talal lại chủ ý giữ kín như bưng. Thế giới bên ngoài hầu như không biết gì về Talal ngoài một bức chân dung do một phóng viên của hãng truyền hình CNN dựng nên và được chính Talal kiểm duyệt.

Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hợp nào cũng có tính toán

Người ta chỉ biết rằng, năm 1980 thì Talal 25 tuổi. Vị hoàng tử này không có nhu cầu kiếm tiền để sống nhưng lại muốn kiếm được rất nhiều tiền. Anh được người cha cấp cho 30.000 USD và một căn nhà nhỏ. Khác với những thành viên còn lại của dòng tộc cầm quyền này ở Ả rập Xê út, Talal yêu tiền từ thủa bé, yêu tiền hơn tất cả những đồ vật khác, yêu tiền cho dù không thiếu tiền để tiêu. Tình yêu đồng tiền này giống như một định mệnh đối với cậu bé Alwaleed.
Ngày nay, mỗi khi cần chứng minh cho tình yêu lạ lùng này của con trai mình, mẹ của Alwaleed là công chúa Mona thường kể rằng từ khi chưa hề biết tiêu tiền đến mãi sau này, mỗi lần được cho tiền, Alwaleed đều thể hiện cảm xúc vui mừng không tả xiết, hôn hít đồng tiền và tung tăng nhảy múa. Tình yêu đó là động lực quan trọng và quyết định nhất thôi thúc Talal kiếm tiền. Talal đến với đầu cơ vì cho rằng chỉ có đầu cơ mới giúp Talal nhanh chóng nhân gấp bội lần số tiền và giá trị căn nhà mà người cha đã cho.

Những phi vụ đầu cơ bất động sản ở Ả rập Xê út và chứng khoán ở Phố Wall đều thất bại khiến cho số tiền 30.000 USD ban đầu kia tan thành mây khói. Talal không dám xin thêm hay vay mượn tiền cha vì xấu hổ. Anh tới ngân hàng Saudi American Bank, thời đó một phần thuộc sở hữu của ngân hàng Citibank - một trong những ngân hàng quyền thế nhất thế giới. Ngân hàng này cho Talal vay 300.000 USD trên cơ sở thế chấp ngôi nhà, nhưng chủ yếu bởi Talal là một hoàng tử. Saudi American Bank đổi số tiền này lấy mối thâm tình với hoàng gia, chứ thật ra không tin rằng Talal trả lại được tiền vay.

Đầu cơ bất động sản và chứng khoán là con đường mòn đối với tất cả những ai muốn khởi nghiệp đầu cơ. Talal không làm khác. Nhưng xem ra những thất bại ban đầu đã dạy cho Talal nên người. Chỉ trong vòng có 10 năm sau khi vay được khoản tiền đó, Talal có được tỷ USD đầu tiên. Những người viết sử đầu cơ sau này gọi đó là thời kỳ Talal “mượn bột của người khác để gột nên hồ cho chính mình”.

Vào thời điểm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khoản tiền 1 tỷ USD, kinh nghiệm 10 năm trên chiến trường đầu cơ và tình yêu đồng tiền nồng cháy là những tiền đề không thể thiếu và rất thuận lợi để Talal có thể thành công hơn nữa trong hoạt động đầu cơ và tự gây dựng vị thế bất tử trong thế giới đầu cơ. Từ đó có thể làm những phi vụ lớn và những phi vụ lớn như vậy thì không thể dấu được dư luận.

Phi vụ lớn đầu tiên của Talal là việc bỏ ra một nửa tài sản để cứu chính ngân hàng đã cho mình vay tiền là Citibank. Năm 1990, kinh tế Mỹ suy thoái. Citibank đứng bên bờ vực phá sản. Không có đối tác nào muốn mua lại hay bỏ tiền ra cứu thương hiệu lừng danh này. Các cố vấn của Talal cũng khuyên Talal đứng ngoài cuộc. Nhưng có thể bởi nghĩ đến ân tình xưa chưa có dịp trả và có thể Talal muốn thử nghiệm điều mà Talal sau này cho là bí quyết đầu cơ của chính mình mà ông đã quyết định bỏ ra 590 triệu USD - một nửa tài sản của mình khi đó - để cứu Citibank.

Phi vụ lớn thứ hai là vào dịp xảy ra cuộc chiến tranh giữa Iraq và Kuwait hồi đầu thập kỷ 90. Ngày 2/8/1990, quân đội Iraq tiến vào Kuwait. Người dân ở Ả rập Xê út lo sợ cuộc chiến sẽ lây lan sang đất nước mình vì Ả rập Xê út và Iraq vốn không thân thiện gì với nhau. Giá bất động sản ở thủ đô Riad giảm xuống chỉ còn bằng một phần ba so với trước. Talal cho rằng sẽ không có chuyện xảy ra chiến tranh giữa Iraq và Ả rập Xê út vì Ả rập Xê út là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực và Mỹ sẽ không để Iraq gây chiến với Ả rập Xê út. Talal nhìn nhận trong tâm lý hoảng sợ của người dân và tình trạng an ninh hỗn độn đó cơ hội đầu cơ bất động sản. Thực tế về sau cho thấy Talal không chỉ mẫn cảm trong đầu cơ mà còn phân tích và dự báo tình hình rất chuẩn xác. Kết quả là trong phi vụ đầu cơ này Talal lãi 400%.

Bí quyết đầu cơ

Bí quyết đầu cơ của Talal không phải cái gì khác ngoài tình yêu đồng tiền. Triết lý đầu cơ của Talal là vì yêu tiền nên không được phung phí và liều lĩnh trong tiêu tiền. Cũng chính vì thế mà Talal không bao giờ coi mình là nhà đầu cơ. Để kiếm ra tiền mà không bị mất tiền thì phải suy tính kín kẽ. Đầu cơ luôn đi cùng với rủi ro nên phải trù tính và kiểm soát được rủi ro. “Nếu đầu tư hay kinh doanh với quá nhiều rủi ro thì sẽ thành đầu cơ. Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hơp nào cũng có tính toán”, đó là một trong số rất ít bộc bạch được coi là bí quyết đầu cơ của Talal. Thận trọng và có nguyên tắc, tính toán và không liều lĩnh, chắc ăn chứ không tham lam - đó cũng là những biểu hiện của tình yêu đồng tiền đặc biệt của Talal: Làm sao chỉ có được thêm tiền chứ không để bị mất bớt tiền đã có.

Bí quyết đầu cơ thành công nữa của Talal là đầu cơ vào chính những thương hiệu đã thành danh. Vụ đầu tư để cứu Citibank đã giúp Talal nổi danh trên thế giới. “Tôi thường mua lại những thương hiệu đang bên bờ vực phá sản”, Talal tuyên bố như vậy. Đằng sau đó là ý đồ kinh doanh. Những thương hiệu như vậy thường được giao bán với giá thấp, nhưng một khi đã được vực lại thì gần như không mất thời gian để xây dựng thương hiệu nữa, có khác gì mua rẻ bán đắt đâu.

Ngày nay, Talal có cổ phần lớn ở rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Apple hay eBay, chuỗi nhà hàng Planet Hollywood hay hãng Motorola, chuỗi khách sạn Moevenpick hay Four Seasons. Nhiều tiền vậy nhưng Talal rất tiết kiệm. Trên thế gian này, có người tiết kiệm vì lo xa, còn Alwaleed Bin Talal tiết kiệm vì tình yêu dành cho đồng tiền, cả sống lẫn đầu cơ cũng dưới sự chi phối của tình yêu lạ lùng đó.
PHẠM NGỌC TÚ
#20 Đã gửi : 19/10/2013 lúc 01:38:33(UTC)

Cảm ơn: 13 lần
Được cảm ơn: 45 lần trong 37 bài viết
Ivan Boesky: "Bạo chúa" của giới đầu cơ

Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ trứ danh bị rất nhiều người thù ghét và ganh tỵ nhưng số người ngưỡng mộ và bắt chước ông còn đông hơn. Con người này nổi tiếng không chỉ bởi thành công đến mức được coi như một thần tượng mà còn bởi tính tàn bạo trong đầu cơ đến mức bị gắn cho biệt danh là “Bạo chúa”. Nhà đầu cơ trứ danh này là Ivan Boesky.

Ivan Boesky từ nhà đầu cơ trứ danh trong giây phút đã trở thành kẻ tội đồ
Ivan Boesky lừng danh đến mức Hollywood phải tìm đến để tái hiện và khai thác cho nghệ thuật thứ Bảy. Ông giàu sang nhờ đầu cơ nhưng rồi lâm vào vòng lao lý cũng bởi đầu cơ. Ivan Boesky tận hưởng và phô trương hết mức có thể được thành quả đầu cơ của mình, và cũng không ngần ngại suy tôn tính tham lam của con người thành động lực đầu cơ và lý tưởng sống cho chính mình.

Tham là tốt và lành mạnh

“Ivan Bạo chúa” vốn là biệt danh dành cho vị Nga hoàng đăng quang đầu tiên của nước Nga (1530 - 1584). Ivan Boesky được gắn cho biệt danh ấy bởi tính tàn bạo, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích bằng mọi giá trong hoạt động đầu cơ. Những tính cách ấy của Boesky có gốc rễ ở quan niệm rất khác thường của ông về tính tham lam của con người. Boesky cho rằng tham lam hoàn toàn không phải là xấu, tham lam chi phối hành động của con người, vì thế điều quan trọng nhất là kết quả cuối cùng chứ không phải đạt kết quả ấy bằng cách nào.

Chuyện còn kể lại rằng - và được tái hiện trung thực trong bộ phim “Wall Street” rất ăn khách của Hollywood: năm 1985, Boesky được mời đến dự và phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Bài phát biểu của ông được các nhà quản trị kinh doanh tương lai hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt câu nói đã trở nên bất hủ trong thế giới đầu cơ của Boesky: “Tham lam là tốt. Thậm chí tôi còn cho rằng tham lam là lành mạnh. Các bạn có thể thèm khát có tiền mà không sợ bị cắn rứt lương tâm”. Cũng chính vì thế mà mọi suy tính và hành động của Boesky chỉ luôn xoay quanh chuyện mua và bán: có thể mua được cái gì và bán được cái gì để có lợi. Chính Boesky thường kể lại câu chuyện về một lần cả hai vợ chồng ông đi dạo chơi đêm trăng trên đại lộ Champs Elysees giữa thủ đô Paris của nước Pháp. Trong khi người vợ trầm trồ về vẻ đẹp của mặt trăng thì Boesky phán tỉnh khô: “Có mặt trăng để làm gì nếu không thể mua hoặc bán được nó”.

Mỗi khi kể về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ của mình, Boesky thường đặc biệt nhấn mạnh điểm xuất phát ban đầu là số không, từ gia cảnh nghèo nàn của một gia đình di cư từ Nga sang Mỹ mà chỉ trong vòng có 10 năm đã trở thành một huyền thoại sống ở Phố Wall. Đúng là Boesky có năng khiếu và đam mê đầu cơ bẩm sinh. Đúng là Boesky có đủ tố chất của một nhà đầu cơ chuyên nghiệp là mạo hiểm đến liều lĩnh và mẫn cảm với biến động của thị trường đến mức có thể đoán biết được thị trường ngày mai sẽ biến động thế nào. Nhưng Boesky đâu phải diện nhà đầu cơ “không bột mà gột nên hồ”. Boesky luôn giấu diếm thời kỳ “tay không bắt giặc” trong tiểu sử hay tự sự của mình. Trước khi xâm nhập vào thị trường chứng khoán, Boesky đã cưới ái nữ của một trùm xây dựng ở Mỹ mặc dù ông bố vợ không chấp nhận cuộc hôn nhân của con gái vì cho rằng nhà trai không môn đăng hậu đối. Boesky không chỉ cưới được vợ mà còn được vay 700.000 USD của bà mẹ vợ để đầu cơ. Thử hỏi trong số cư dân của thế giới đầu cơ đã có mấy người tự dưng có được số vốn liếng ban đầu như vậy.

Thời kỳ đầu, Boesky chỉ làm ăn cò con, cụ thể là đầu cơ vào chênh lệch giá cổ phiếu giữa các thị trường chứng khoán khác nhau trên thế giới. Công việc ấy giúp Boesky không thiếu tiền tiêu, nhưng chưa trở thành giàu và lại càng chưa được nổi tiếng. Cứ như vậy cho tới cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó trong giới kinh doanh bùng lên làn sóng các tập đoàn và công ty lớn nhỏ thâu tóm lẫn nhau. Trong bối cảnh cá lớn săn lùng và tìm cách nuốt chửng cá bé, bè đảng liên kết để triệt hạ đối thủ giành địa vị thống trị trên thị trường, Boesky nhận ra cơ hội đầu cơ có một không hai. Khi một hãng đứng bên bờ phá sản phải tìm cách bán thân cho hãng khác để tránh bị xóa sổ hoặc khi một hãng trở thành mục tiêu tấn công của các hãng khác thì giá cổ phiếu của nó giảm mạnh, nhưng sẽ lại tăng lên rất nhanh khi được cứu thoát hoặc khi những phương án thâu tóm được tiết lộ. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó là cơ hội cho các nhà đầu cơ và sự chênh lệch giá cổ phiếu đó là cơ hội kiếm tiền của các nhà đầu cơ. Chỉ 10 năm trong khoảng thời gian ấy đủ để Boesky đi vào lịch sử thế giới đầu cơ với số tiền kiếm về được là hơn 200 triệu USD.

Bí quyết đầu cơ của Boesky rất khác so với nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác. Boesky không hành động theo bất cứ phân tích hay tính toán khoa học nào, cũng chẳng theo số liệu thống kê hay bắt chước ai đó khác. Boesky hành động hoàn toàn theo bản năng và cảm tính, theo kinh nghiệm và bị thôi thúc bởi tính tham lam mà Boesky đã “văn hóa” nó thành triết lý cuộc đời. Không biết có phải nhờ thế hay chỉ bởi may mà Boesky đầu cơ lần nào cũng thắng, trù tính chuyện gì cũng thành công. Trong những tháng năm ấy, Boesky được coi như sát thủ của các hãng yếu thế. Boesky thâu tóm công ty rồi lại bán chúng đi, bất kể việc đó ảnh hưởng xấu như thế nào tới đời sống của người lao động. Số phận của những con người liên quan không có ý nghĩa gì đối với các quyết định của Boesky. Và biệt danh “Ivan Bạo chúa” có nguồn gốc từ đó.

Tham thì thâm

Nếu tham lam giúp cho Boesky giàu có thì trên thế gian này lại còn có câu “tham thì thâm”. Cũng chính động lực đó đã đưa Boesky đến với Dennis Levine, một cư dân của thế giới đầu cơ mà có thể coi như là tri kỷ của Boesky với cùng chí hướng và nhân sinh quan, với cùng tham vọng và quyết tâm thực hiện tham vọng. Sự tương đồng đó đã dẫn dắt hai con người này đến với một kiểu liên minh ma quỷ, lúc đầu đem lại tiền của cho họ và cuối cùng đẩy họ vào nhà giam. Trong khi Boesky dựa vào khả năng dự báo của chính mình thì Levine dựa vào thông tin nội gián - vốn bị coi là bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Levine xây dựng cả một mạng lưới nguồn tin đủ để ông ta có thể đi trước đối thủ cạnh tranh một bước. Sự thành đạt của Levine bị đồng nghiệp bắt chước và bị chính quyền theo dõi. Hợp tác với Boesky, Levine có được vỏ bọc hợp pháp và an toàn vì đầu cơ chứng khoán là chuyên môn của Boesky. Đồng thời, những thông tin nội gián lại giúp Boesky có được những phi vụ đầu cơ béo bẫm. Trong vòng có 14 tháng, Levine kiếm về được 12 triệu USD, còn Boesky được tận 50 triệu USD. Chính quyền theo dõi, nghi ngờ nhưng không có được bằng chứng gì bất lợi đối với cả hai người.

Vụ việc đổ bể khi có thư nặc danh từ thủ đô Caracas của Venezuela - nơi Levine có tài khoản bí mật - gửi cho hãng Merrill Lynch tố cáo ông này. Công ty này cho điều tra và phát hiện ra tài khoản bí mật của Levine, rồi chuyển thông tin tới Cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC). Thế rồi chuyện lần ra mê cung của Levine và mối liên hệ làm ăn giữa Levine với Boesky trên cơ sở thông tin nội gián đã bị phát giác. Đó là vào giữa năm 1985.

Thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào vụ bê bối lớn nhất từ trước tới đó. Levine và Boesky bị bắt. Cả hai chấp nhận khai báo để đổi lại hình phạt nhẹ. Levine bị kết án 2 năm tù và bị phạt 362.000 USD, Boesky phải bóc lịch 3 năm trong nhà giam và bị phạt 100 triệu USD. Trước đó, SEC đã để cho Boesky bán đi tất cả số cổ phiếu của mình trị giá tới 400 triệu USD, trước khi vụ việc được công khai - đủ để Boesky thắng lớn trong phi vụ đầu cơ lớn cuối cùng. Có người nói đi đêm lắm ắt phải có ngày gặp ma, có người mỉa mai rằng đã tham thì sẽ thâm. Nhưng dù nói thế nào thì vụ bê bối càng làm Boesky thêm nổi tiếng. Mà cái “tiếng” này vẫn khẳng định Boesky chiếm giữ địa vị chỉ rất ít kẻ khác bì kịp trong thế giới đầu cơ.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (8)
3 Trang123>
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.